Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

HAI LÀNG

PHÚ AN VÀ CHÚ TƯỢNG

 

ĐOÀN TUẬN

 

Mỗi độ xuân về là Tết đến.  Phong tục làng tôi vẫn giữ mãi cho đến ngày hôm nay dù rằng qua các thời đại không bao giờ làm xóa mờ được.Vào ngày Mồng Một Tết là ngày của đầu tháng và cũng tháng dầu năm, những gia đình trong làng nhà nào cũng mở cửa để đón Thần Tài và sự bình an phước hạnh vào nhà. Con cháu tụ họp quây quần ngồi nghe các cụ kể chuyện cổ tích - hoặc địa danh trong làng.Đó cũng với mục đích cầm chân lũ con cháu không nên chạy rong ngoài đường sáng sớm ngày Mồng Một Tết, vì kiêng cữ, hơn nữa con cháu phải ở trong nhà lo thắp nhang cúng kiếng ông bà và ăn uống thật no, qua giờ Ngo mới được ra ngoài đường đi chơi.Địa thế hai làng Phú An và làng Chú Tượng của xã Đức Thọ như thế này: Làng Phú An và làng Chú Tượng có dải đất cát ven sông Vệ nối liền nhau hợp khúc rẽ của Sông Vệ và Sông Thoa. Làng Phú An có bãi cát rộng cứ vào mùa nước lũ của mỗi năm bồi đắp do Sông Vệ đưa đến gọi là Phù Sa, đất cát có nhiều mầu mỡ, phì nhiêu. Dân trong làng trồng cây Dâu là chính và xen kẽ khoảng đất trống của luống dâu là trồng tỉa khoai, ngô, đậu. Ngành dâu tằm ở làng này rất thịnh hành, rất thích nghi và cả thổ nhưỡng, đạt kết quả sản phẩm và có chất lượng tốt.  Tơ tằm là loại quý hiếm đắt giá để xuất khẩu. Do vậy, dân trong làng có cuộc sáng sung túc và thoải mái về kinh tế cao. Phía tây bắc có con sông Vệ chạy quanh bao vòng. Phía Bắc có núi Võng chắn ngang cho nên về mùa Đông không ảnh hưởng gió Bắc và giá rét. Phía Nam và Tây Nam có khúc rẽ của Sông Vệ chia nhánh ra, đó là Sông Thoa và cũng là ranh giới địa phận của quận Nghĩa Hành và quận Mộ Đức. Sông Thoa lại bao trùm cả hướng Tây và Nam của làng Chú Tượng và Phú An cho nên về mùa hè gió thổi mát mẻ làm cho con người khỏe mạnh vui hẳn lên, bởi thế các cô gái của hai làng này có nước da trắng mịn, làn tóc mượt mà với vóc dáng dịu dàng dễ thương. Năm Tuất xa xưa ấy có trận bão dữ dội làm cho cây cối, nhà cửa ngã nằm la liệt, người thì chết đếm không xuể các làng lân cận, mà chỉ riêng làng Chú Tượng và Phú An được yên lành.Do được bình an năm ấy, các vị bô lão trong làng đổi lại là tên làng Phú An, thật trước kia tên địa danh là làng Phù An.

Về di tích đập Bến Thóc còn đó: nguyên thời kỳ Nguyễn Ánh đánh với Nhà Tây Sơn, bị thiếu lương thực, Nguyễn Ánh đốc dân trong làng đắp đập để di chuyển lúa gạo tận quận Ba Tơ; Minh Long và Nghĩa Hành (Đập Bến Thóc nối liền quận Nghĩa Hành và Mộ Đức) qua khúc rẽ con sông Vệ. GIỜ đây ta cũng phải nhắc đến những du khách tham quan làng Phú An: Những vị du khách nào đã đến một lần vẫn mến yêu và luyến tiếc chẳng muốn rời gót, vì làng Phú An hầu hết 85% dân trồng dâu nuôi tằm, nghề bánh tráng gạo chỉ 5% mà thôi. Ngành trồng dâu nuôi tằm càng ngày càng thịnh hành và phát triển mạnh, bởi nuôi tằm thành cái kén thì kẻo ra tơ, tơ nõn gọi theo kiệt bán để xuất khẩu còn thao càn tức tơ bọc ngoài tơ kiệt. Thao càn dệt ra vải để bán cho dân trong làng may quần áo.  Đặc điểm vải thao xé không rách. Người mặc quần áo vải thao đến khi mòn mới phế bỏ, đặc tính vải thao may quần áo mặc vào người về mùa Đông lại ấm, ngược lại về mùa hạ lại mát. Khi keo tơ ra rồi thì còn có con nhộng tằm, ôi nó ngon tuyệt. Lấy nhộng tằm trộn vào măng tre; rau dấp cá; rau răm hoặc nhộng. Trộn vào trái thơm (dứa) xắt nhỏ và xào với đầu đậu phộng thì ăn vào hợp khẩu, mát miệng và ngon vô cùng. Năm, ba người ngồi lại chung bàn có món nhộng kể trên và thêm đôi bánh tráng gạo nướng thật dòn, bẻ bánh tráng xúc nhộng lẻo vào mồm. Nhộng có vị ngọt, vừa béo mà lại bổ, nếu có vài chung rượu nhâm nhi thì tăng thêm giá trị bữa ăn thịnh soạn, vương giả. Do thế, du khách đến làng Phú An phải nài mua cho được nhộng tằm và vải thao đặng đem về biếu tặng người thân thương của họ để ngàn đời nhớ mãi đặc sản làm ra của xứ phù sa Phú An này. Người dân trong làng rất hiếu khách, một khi có khách lạ đến nhà họ bảo vợ con họ đi chợ mua con cá Diết và ra bãi dâu hái đọt đem về nấu nồi canh đãi khách. Đặc tính cá Diệt và đọt dâu ăn vào nếu người bị áp huyết cao hoặc hỏa thạnh của các cụ cao niên thì thấy công hiệu ngay. Lúc khách ra về chủ nhà còn biếu một gói để chữa trị cho phái nữ là mỗi khi sinh đẻ mà không có sữa cho con bú, thuốc này gọi ký sinh tang tức chùm gởi sống trên cây dâu, đem sắc nước cho uống cách năm giờ sau thấy kết quả ngay. Còn con tằm đến tuổi năm mà chết ngả sang màu trắng, khô cứng cũng chữa được bịnh tê thấp bại xụi (do bào chế của thầy thuốc, tằm này gọi "bạch cương tầm là con tằm vôi). Đã nói đến con tằm phải nói thêm công dụng của nó nữa, là khi con người bị cọp vấu rách da, xẻ thịt phải cần ăn con tằm thật nhiều để tránh u nần trên thân thể.

Nhắc đến làng Chú Tượng thuở trước dân trong làng đúc đồ bằng đồng và trồng cây chăm. Thời Pháp thuộc thiết lập đường sắt và lập từng ga khi đến làng Chú Tượng lập ga Lam Điền (ga ở đất trồng chăm). Sau này nói trại tên là ga Lâm Điền, xuất xứ địa danh ấy là vậy; Loại cây chăm đâm nhỏ và ngâm nước và lấy nhuộm vải, quần áo thành màu đen. Đặc tính của nó khi nhuộm chăm thì không bao giờ ngã sang màu nào khác và nó còn làm sợi vải se lại, quần áo mặc bền, chắc. Làng Chú Tượng là làng Thợ Đúc, chuyện đúc nồi bằng đồng, khuôn rập ngói với các loại trang trí bàn thờ như ngũ sự; tam sự và chuông. Sư pha chế có kỹ thuật cao, điêu luyện tinh xảo, nên rất đẹp, bền. Nó lôi cuốn khách hàng các xứ đến mua tấp nập bởi thế cuộc sống của họ rất thoải mái, thong thả. Làng Chú Tượng có đúc Đại Hồng Chung dâng lên vua Minh Mệnh vào năm 1827, nhưng nghiệt ngã thay khi Đại Hồng Chung đến vua lại đánh không phát ra tiếng kêu, cho nên nhà vua không phiền quở trách một lời mà hoàn lại cho dân làng. Nhân chuyến đi về làng ngang qua chùa Thiên Ấn, dân trong đoàn phát tâm ý nguyện đem cúng Đại Hồng Chung vào chùa. Lúc bấy giờ Hòa Thượng Trụ Trì là ngài Bảo ấn vẫn biết vậy và cũng nhận và đem chuông đặt trước Điện Phật làm lễ khấn vái Phật Tổ và treo vào gác chuông. Ngài Bảo Ấn Hòa Thượng đích thân cầm dùi bái và đánh chuông, lạ lùng thay bỗng nhiên Đại Hồng Chung cất tiếng ngân lanh lảnh tỏa khắp các miền xa hàng vài chục dặm. Chùa Thiên Ân được trùng tu do Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Quảng Ngãi đã tổ chức lễ khánh thành vào năm 1959, được sự chứng minh của Pháp Chủ toàn quốc là Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết ngài đã khen ngợi Đại Hồng Chung này là vật hiếm báu của cửa Phật.Tóm lại dân trong hai làng cả hàng thế kỷ có cuộc sống sung mãn, vui thỏa, con cháu của họ đều được đi học, không phân biệt một ai và lời nói của họ thoải mái không ngại ngùng. Việc tổ chức lễ bái hay tiệc tùng cũng tự do, thật linh đình, dấn việc đi đứng từ vùng này đến vùng khác cũng thỏa thích không bị giới hạn hoặc giao tiếp với bất cứ ai cũng chẳng bị theo dõi. Kinh tế hai làng này rất cao và thịnh vượng, vì nghề nuôi tằm và nghề đúc đồ bằng đồng là tuyệt nghệ, không xứ nào so sánh được. Cổ nhân có câu: "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Năm 1975, có số người từ miệt ngoài vào và trên núi xuống tấp nập về cư trú ở hai làng này. Người họ choán choắt, gầy đét, nước da bánh mật, tóc hoe, chân mang vớ và dép râu, lối đi của họ hấp tấp, chẳng khác vừa đi vừa nhẩy, bộ ngồi của họ bất kể trên giương, phản, hoặc ghế, họ cũng ngồi chồm hổm hai tay duỗi thắng về phía trước đặt trên đầu gối. Đặc biệt họ nói nhiều, giọng nói của họ lờ lợ không giống thổ âm ở vùng này như: Nao động tốt cho con cháu mai sau hưởng Dân Năm Chủ Nhà Nước Quản Lý; Hợp tác xã là nhà; ăn theo tiêu chuẩn, ăn phải độn thật nhiều màu'. Sự thật màu là toàn khoai ngô mà cơm gạo thì ít và động viên dân phải tận dùng phân cầu tiêu để tăng năng xuất, đó là tiên tiến và văn minh của họ đấy. Cuộc sống của người dân ở làng này bị đảo lộn cũng do lớp người mới này. Trên 23 năm rồi người dân hai làng này sống quằn quại, thoi thóp, có xác mà không hồn, từ đi đứng, ăn uống cũng được chính quyền ngày càng quan tâm đến họ, như ăn uống phải thực hiện đúng tiêu chuẩn tiệc tùng hạn chế, văn nghệ vui chơi có nhà nước lo và lao động tốt để có của cải vật chất đặng đóng góp vào xây dựng nhà nước v.v...Hiện tại dân trong hai làng có luồng gió mát từ trời Tây thổi về, họ hít và thở có phần nhẹ nhõm và thoáng mát một tí, khỏi ngột ngạt như trước nữa. Số người miệt ngoài vào và trên núi xuống họ thường lẩn tránh dân trong làng và họ làm việc rất miễn cưỡng, e dè và không dám làm liều lĩnh hoặc phát ngôn bừa bãi như những năm về trước. Sự thật là sự thật, họ không thể nào che dấu bản chất dốt nát mà còn nói láo khoét của họ được. Ho cũng tự nhìn lại và chấp nhận việc làm càn giở của họ ở quá khứ. Với hiện tại nó khác xa. Do vậy, họ nhợt nhạt với bài thơ của dân châm biếm loại người này; không rõ bài thơ con trâu do truyền khẩu hoặc ai sao chép cho dân mà mỗi người dân đều thuộc làu bài thơ của HỌC LẠC.

 

MÀI sừng chi lắm cũng là trâu

NGOẢNH lại mà coi thật lớn đầu

TRONG bụng lam nham ba lá sách

NGOÀI cơm lóm đóm một chòm râu

MẮC mưa đốt đít tơi bời chạy

LÀM lễ bôi chuông nhớn nhác sầu

NGHÉ ngọ già đời quen nghé ngọ

NĂM   dây đờn gảy biết nghe đâu

 

Dân làng Phú An và Chú Tượng có sự quan hệ mật thiết vì sông liền sông, có bãi cát kéo dài trải rộng, có lũy tre xanh bao bọc, có sân đá bóng, có ga và chợ Vòm. Tư cổ đến bây giờ hai dân làng thường kết nghĩa xuôi gia, giao tiếp đậm đà và thân thương, bởi dân họ rất hiền hòa, trung hậu và bặt thiệp, cho nên con của họ sinh ra đều trai thanh, gái lịch. Dân làng ở vùng lân cận thấy thế cũng thèm thuồng và ước ao một cuộc sống thanh nhã và sung túc như vậy.