Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

HAI CẶP DÊ TRÊN

NÚI TAM CÓC - NINH BÌNH

 

LƯƠNG TRÍ

 

Chiếc thuyền nan rời bến đò Đinh Các - Ninh Bình đi Tam Cốc, vợ chồng anh lái đò trạc tuổi hai mươi lăm, không vẻ nhà quê chút nào, họ vừa bơi thuyền vừa vui vẻ trò chuyện với khách. Tôi hỏi chuyện làm quen, "Hai cháu bơi thuyền đón khách trên sông Ngô Đồng

mỗi ngày được mấy chuyến và mỗi chuyến kiếm được bao nhiêu tiền?". Anh chồng chậm rãi trả lời: "Thưa bác mỗi ngày chỉ được một chuyến thôi, và sau mỗi chuyến là vợ chồng cháu về làng chờ đợi đến phiên mình rồi trở ra bến Đinh Các ngồi chờ gọi tên để lấy khách. Về mùa hè chờ vài tuần lễ và về mùa đông phải chờ hơn một tháng mới được một chuyến và mỗi chuyến được lãnh 10 ngàn dvn" (65 cents US). Tôi hỏi tiếp: "Khi về làng thì hai cháu làm sao biết được lúc nào sẽ đến phiên mình để đến bến đò Đinh Các ngồi đợi khách?" Anh chồng nói tiếp: "Cứ cuối mỗi ngày chúng cháu phải tìm dò tin tức về con số của chủ hãng phát ra cuối cùng của ngày hôm đó, và khi gần con số ghe của chúng cháu thì cháu đưa thuyền ra bến đò ngồi chờ, có khi phải chờ một vài ngày mới đến phiên mình! mỗi chiếc thuyền nan trên sông này đã được công ty du lịch tỉnh Ninh Bình cấp cho một con số và có tất cả trên 500 chiếc thuyền nan".

Thuyền bắt đầu đi qua động số một dưới chân núi, đây là một trong ba động, chiều dài của mỗi động trung bình là 60 thước và chiều ngang là 20 thước. Thuyền ra khỏi động, tôi có cảm tưởng như chiếc thuyền nan đang đi vào nơi tiên cảnh! Con sông Ngô Đồng đang uốn tranh qua những đồng lúa vàng chạy dọc theo hai bên bờ sông. Những dãy núi đá vôi đầy cây lá xanh rì, đứng hùng vĩ sau những đồng lúa vàng, với hàng trăm hình thù khác nhau. Trước thuyền chúng tôi hiện ra những dãy núi cao giong như hai bức tường kiên cố nhô ra và thu hẹp hai bên lòng sông như cửa vào thành nội ở Huế. Xa xa dưới chân núi là những làng mạc ẩn hiện trong màu xám của sườn núi và màu xanh thẫm của cây lá. Đường vào làng là con lạch nhỏ chạy thẳng xuyên qua đồng lúa vàng, thật là thơ mộng! Tôi say sưa thưởng thức cảnh đẹp của thiên nhiên và anh bạn ngồi bên đưa máy hình liên tiếp chụp cảnh để kỷ niệm.

Hai bên bờ sông những bay dê đang nhảy nhót trên sườn núi, tôi vội hỏi: “Dê của ai nuôi trên núi thế?” Cô lái đò nãy giờ im lặng bỗng cất giọng: “Dê của những gia đình ở dưới núi, họ nuôi dê để bán lấy tiền cho con cái họ lên tỉnh ăn học”. Câu trả lời “họ nuôi dê để lấy tiền cho con họ lên tỉnh học tập” khiến tôi nghĩ ngay đến sự trợ giúp cặp vợ chồng trẻ này để "cho con họ được lên tỉnh học tập". Tôi hỏi tiếp: “Làm sao tôi có thể mua một cặp dê trong buổi sáng hôm nay để tặng cho vợ chồng hai cháu?" Câu hỏi bất ngờ của tôi đã tạo cho cặp vợ chồng trẻ lúng túng và không biết trả lời, rồi họ đưa mắt mơ màng nhìn lên sườn núi nơi những con dê đang đứng cheo leo. Sau những phút yên lặng, anh lái đò chậm rãi: “Cháu không biết nơi nào để mua dê! Nếu chúng cháu được có một cặp dê thì cháu trai 7 tuổi và cháu gái 5 tuổi sẽ được học tập đến nơi đến chốn". Tôi hỏi tiếp: “Nãy giờ tôi quên hỏi tên của hai cháu?”, “Tên cháu là Văn Đạo và vợ cháu là Thị Hằng".

Chiếc thuyền nan bắt đầu ra khỏi động thứ ba của cuối cuộc hành trình. Cứ mỗi lần thuyền ra khỏi mỗi hang động là trước mắt tôi hiện ra những cảnh vật khác nhau, lúc thì hùng vĩ, với những núi đá vôi chạy sát vào ven sông, cao ngất đứng nhìn xuống dòng sông như đe dọa những chiếc thuyền nan bé nhỏ, khi thì lùi xa thăm thẳm sau những đồng lúa vàng, rồi ẩn hiện trong sương mù của buổi sáng đã tạo một cảnh thơ mộng và êm đẹp. Thuyền đi dọc theo bờ sông hình móng ngựa để quay về hướng cũ. Một cái quán nhỏ xuất hiện trên bờ sông, tôi bảo anh lái đò Văn Đạo: "Cháu đậu thuyền đây để tôi lên bờ đi bộ và chụp hình". Thuyền cập bến và chúng tôi lên bờ đi ngắm cảnh. Một cặp vợ chồng trẻ cùng tuổi với vợ chồng Văn Đạo đang ngồi bán hàng cho du khách và cất tiếng mời tôi dừng bước mua hàng. Tôi cúi nhìn các món hàng mà chả mua được một vật gì? Tôi thương hại và hỏi: "Mỗi ngày hai cháu bán được bao nhiêu tiền?" Cô bán hàng duyên dáng lễ phép trả lời: "Thưa bác trung bình mỗi ngày chúng cháu kiếm được 10 ngàn đồng và bữa nào đông khách thì được trên 10 ngàn, nhưng chiều nay ế và vắng khách chúng cháu vẫn ngồi trông hàng suốt ngày!” Tôi thương hại và tặng cặp vợ chồng trẻ một số tiền rồi tiếp tục đi ngắm cảnh. Bỗng một cụ già trong quán ăn nhỏ gần bên bước ra mời khách: "Mời các bác vào quán chúng tôi ăn thịt dê thui". Tôi ngạc nhiên hỏi: "Bà bán thịt dê?", "Vâng!". Tôi mừng quá và hỏi tiếp: "Như thế là bà có nhiều dê đang đứng cheo leo trên sườn núi rồi bà nói tiếp: "Chúng tôi nuôi vài chục cặp dê trên núi và hàng tuần ông xã nhà tôi lên núi lùa dê về vài con để làm thịt bán cho dân làng và du khách. Tôi nói tiếp: "Tôi muốn mua vài cặp dê sống bà có bán không?" Bà cụ mừng quá vội trả lời: "Mời ông vào quán ngồi để tôi gọi nhà tôi" rồi bà cất tiếng: "Ông Liêm đâu nhà có khách!” Tôi vào quán ngồi trên chiếc ghế gỗ dài cạnh chiếc bàn dùng làm bàn ăn cho khách hàng. Một ông già tráng kiện đầu đội nón kaki cáp, vẻ mặt trí thức bước vào chào tôi rồi bắt tay. Không mất thời giờ tôi vào đề ngay: "Tôi muốn mua hai cặp dê; hai con cái và hai con đực, để tặng hai cặp vợ chồng trẻ đây mỗi gia đình một cặp", vừa nói tôi đưa tay mời hai cặp vợ chồng trẻ ngồi vào bàn. Ông chủ tiệm im lặng suy nghĩ một lúc chậm rãi đáp: "Chúng tôi xưa nay bán thịt dê thui và chưa bao giờ bán dê sống, nay ông muốn mua dê sống thì chúng tôi sẽ bán với cùng giá dê thui mà chúng tôi đã bán cho khách hàng đây". Tôi gật đầu: "vậy thưa hai bác cho biết mỗi con dê trung bình nặng bao nhiêu ki lô, và mỗi ki lô bác tính giá là bao nhiêu?" Bà cụ thường can và bán thịt dê thui hằng ngày nên giá cả sành hơn người chồng và bà đáp: "Mỗi con dê trung bình nặng từ 35 đến 40 kilô, và chúng tôi bán mỗi kilô dê thui là 22 ngàn, và bán nguyên con là 20 ngàn đồng mỗi kilô". Tôi rút cái máy tín hiệu “hp” ra và đặt trên bàn. Mọi người yên lặng và hướng về tôi, như chờ một con số khổng lồ mà tôi sắp đọc lên. Tôi vừa bấm máy tính và nói lớn để mọi người ngồi quanh bàn cùng nghe: "Mua bốn con dê, nhân cho 40 ki lô mỗi con là 160 ki lô, rồi nhân cho 20 ngàn đồng giá tiền thịt mỗi ki lô, vậy số thành là 3 triệu 2 trăm ngàn đồng". Hai cặp vợ chồng trẻ vẻ mặt lo âu và im lặng nhìn tôi! Tôi nhìn về hướng ông bà chủ tiệm rồi hỏi tiếp: "Tôi quên hỏi hai bác về tiền công chuyên chở dê đến tận nhà các cháu đây là bao nhiêu để tôi cộng thêm vào?” Ông chủ tiệm khoác tay từ chối: "Thôi, thôi, thôi, đừng tính tiền chuyên chở, tôi sẽ chở dê đến tận nhà các cháu, ông không cần phải trả thêm đồng nào cả”. Tôi cám ơn rồi mở quyển nhật ký mà tôi đang mang theo và bắt đầu viết tờ giao kèo.

(Ngày 13 tháng 04 năm 2001, người mua dê: Lương Trí với địa chỉ, người bán dê: Thanh Liêm và vợ Thị Hoa với địa chỉ, số dê mua là 2 con dê cái và 2 con dê đực với giá 3 triệu 2 trăm ngàn đồng. Ông bà Thanh Liêm sẽ trao dê đến tận nhà vợ chồng Văn Đạo và Thị Hằng ở địa chỉ... và vợ chồng Văn Thủy và Thị Thúy ở địa chỉ... mỗi gia đình một con dê đực và một con dê cái, trong vòng một tuần lễ sau ngày ký tên. Ký tên người mua và người bán dê”. Tước khi trao tiền cho vợ chồng bác Thanh Liêm, tôi quay nhìn hai cặp vợ chồng trẻ và hỏi: "Cac cháu có tín nhiệm bác Tanh Lêm sẽ trao dê đến tận nhà các cháu không?" Moi người đồng trả lời: "Tưa vâng, bác Thanh Liêm là người trưởng lão trong làng và mọi người trong làng tín nhiệm hai bác từ xưa đến nay". Tôi móc tiền trong túi tượng và trao cho vợ chồng bác Thanh Liêm, trong khi người bạn chụp hình để kỷ niệm.

Tôi đến bên hai cặp vợ chồng trẻ và đặt tay lên vai họ và khuyên bảo: "Tôi chúc các cháu một tương lai đầy hạnh phúc, nên tạo dê sinh sản để thu lợi tức và dành dụm cho con cái ăn học thành tài. 50 con dê đầu tiên không nên làm thịt chúng và nên nuôi để chúng sinh sản. Những năm sau này khi các cháu gặp những gia đình nghèo khó như hoàn cảnh gia đình các cháu hiện tại thì nhớ tặng họ một cặp dê để con cái họ có đủ phương tiện tiếp tục ăn học thành tài nhé". Hai cặp vợ chồng trẻ nhìn tôi chấp tay cám ơn và hứa sẽ theo lời khuyên bảo của tôi. Tôi bắt tay từng người rồi mọi người đưa tiễn tôi ra tận bến đò. Trên đường đi, bác Thanh Liêm có cho tôi thêm bài học về dê: "Dê sinh sản rất nhanh, cứ 6 tháng thì dê cái sẽ sanh được 2 con dê con, và dê con rất chóng lớn chỉ dưới một năm là chúng bắt đầu sinh sản. Mỗi khi dê bị sẩy chân rơi xuống núi bị thương hay bị chết thì bay dê bạn la khóc suốt tuần, chủ nhân nghe tiếng dê khóc là đến chân núi tìm dê mang về!”

Thuyền rời bến, vợ chồng bác Thanh Liêm cùng Văn Thủy và Thị thúy đứng vẫy tay cho đến khi thuyền chúng tôi khuất sau núi đồi Tam Cốc.

 

(Trích tại báo Tin Thư Xuân Nhâm Ngọ 2002 của Hội Ai Hữu Học Sinh Trung Học Hội

An 1949 - 1952)