Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

GỐC TÍCH NGƯỜI

MINH HƯƠNG Ở HỘI AN

 

PHƯƠNG-DUY

 

Chùa Phúc Kiến - Hội An

Nguyên rất vui khi nhận được thư hồi đáp  khá nhanh  của Thanh, một người em họ đang định cư tại Đài-Loan.

“Kính Anh Hai,

Em đã  nhận được  thư của anh, đúng như anh nhận xét; sau khi Trung-Hoa quốc gia của Tưởng Thống-Chế chạy ra hải đảo Đài-Loan năm 1949, dòng họ “xa xưa” của chúng ta bên lục địa cũng có nhiều gia đình chạy sang đấy. Em đã dò hỏi và đã tìm ra “nguồn gốc”, còn muốn trở về nguồn hay không là do anh quyết định! Vậy nhận được thư này, xin anh cho em biết gấp ý định của anh.

Nhờ Anh chuyển lời em kính thăm Chị và chúc “nhà văn” sáng tác mạnh hơn nữa. Gia đình chúng em ở bên này hàng tuần đều đặn lên “net” đọc bài của chị Hai đấy!

Thân mến.”

Chỉ có vài dòng chữ hồi đáp của người em họ đang giảng dạy ngôn ngữ tại đại học nơi hải đảo xa xôi đó đã làm Nguyên  phấn khởi, vì ý nguyện từ lâu của chàng sắp thành tựu.

Trước 1975, Nguyên đã tốt  nghiệp đại học vàlà giáo sư dạy văn chương và sử địa. Cũng có thể vì méo mó nghề nghiệp hay vì tính tò mò, nên chàng thích đọc  các cuốn gia phả của dòng họ chàng,  bên nội cũng như bên ngoại. Cuốn gia phả để ở nhà thờ tộc - mà còn gọi là Tự đường - đã lâu năm mà con cháu chẳng ai buồn cầm một lần  đọc qua cho biết nguồn gốc dòng họ... tổ tiên phát xuất từ đâu, khi nào? Trái lại, Nguyên  lúc nào rảnh là vào tự đường đọc đi đọc lại các cuốn gia phả một cách say mê như đọc  truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim-Dung. Nhờ các cuốn gia phả bám đầy bụi thời gian này mà tập luận văn tốt nghiệp  đại học của Nguyên đã  được hội đồng giám khảo chấm điểm cao.

Nguyên mở  tập  Gia phả và đọc lại. Đây chỉ là các bản “photocopy” trước khi gia đình Nguyên được phép định cư tại Hoa-Kỳ. Bản chính dĩ nhiên đời đời nằm ở Tự đường bên cạnh các bài vị của các vị tổ tiên đã khuất của chàng.

“Năm 1644, sau khi thôn tính nhà Tây Minh, Mãn Thanh đặt ách thống trị khắc nghiệt lên  dân   tộc Trung-Hoa. Tìm mọi cách xóa bỏ cơ chế Minh Triều, nhất là nỗ lực đồng hóa đời sống văn hóa cùng mọi sinh hoạt khác theo Mãn Thanh.  Triều đại mới không dùng quan tướng của Minh Triều mà còn chế tài họ,  hoặc trục xuất những kẻ có ảnh hưởng với nhân  dân ra khỏi nước.  Riêng tầng  lớp giàu có, các thương nhân, đại địa chủ thì bị sách nhiễu  khó bề sống nổi. Hai thành phần này cùng một số sĩ phu yêu nước đành phải rời quê  hương đi tìm đường tỵ nạn hoặc tìm nơi ẩn mình chờ cơ hội phục quốc...

Đó là nguyên nhân chính đã thúc đẩy, đưa số người Trung-Hoa lưu lạc khắp nơi trên thế giới trong các thế kỷ trước. Bấy giờ tại một tỉnh trù phú tại Trung Phần Việt-Nam: Quảng-Nam là nơi có nhiều người ngoại quốc đến mua bán và truyền đạo Thiên Chúa. Ba họ Tẩy, Ngô và Trương (tục gọi là TAM GIA) đưa gia đình đến ty nạn tại nơi này vì họa Mãn Thanh. Đây là ba  gia đình đầu tiên từ đầu thế kỷ 17 đã lập nên “cộng đồng  người Minh-Hương” sau này  tại Việt-Nam.

Nguồn gốc ba họ này thuộc huyện Chiếu-An, tỉnh Phúc-Kiến, Trung-Quốc.

Đến đầu thế kỷ 18 (1700 - 1730) một đợt người Hoa gồm 10 gia đình (gọi là THẬP LÃO) đến định cư tại tỉnh Quảng-Nam, mang sáu họ và một hòa thượng có pháp danh HUỆ HƯỜNG. Đó là các họ Chu, Huỳnh, Khâm, Thuấn, Thái và Trương. Họ Trương THẬP LÃO  này  khác với họ Trương  TAM GIA đến từ thế kỷ trước. Họ phân biệt bằng hai nhà thờ tộc khác nhau: Trương Đôn Mục và Trương Đôn Hậu. Tông tộc của hai họ này ở cùng sinh  quán, cùng hoàn cảnh, cùng chí hướng, nhưng không cùng huyết thống.” (tài liệu trên  được khắc trên văn bia taị chùa Phúc Kiến, phố cổ Hội-An) “Lúc đầu, Thập Lão đến Quảng-Nam  bằng đường biển , vào CỬA ĐẠI, rồi ngược sông  Thu Bồn, tạm cư làng Trà-Kiệu,  thuộc huyện Duy-Xuyên; lấy nghề buôn bán làm sinh kế  như những đồng hương đến trước thuộc nhóm Tam Gia. Sau một thời gian, Thập Lão nhận   thấy nơi đây có nhiều trở ngại cho việc buôn bán  vì quá xa biển,  nên dời xuống Trà- Nhiêu, Chợ Bà là những làng nằm hai bên con sông Trường Giang gần biển Cửa-Đại cuối huyện Duy-Xuyên để tiện việc kinh doanh.

Tại đây Thập Lão xây một ngôi cổ tự thờ Quan Văn Trường. Di tích Quan-Thánh miếu hiện nay vẫn còn. Do vị trí địa dư giữa Chợ Bà và Thanh-Hà và do sự liên hệ giữa những người trong Tam Gia với Thập Lão,  có chung hoàn cảnh, có chung nghề nghiệp, nên Thập Lão quyết định  dời về Thanh-Hà nơi  Tam-Gia đã định cư trước. Cộng đồng “người Minh-Hương” (người Minh lưu vong) mở những lớp dạy văn hóa, phong tục Trung-Hoa cho con cháu và những  dâu, rể của cộng đồng này. Ước nguyện to lớn là cộng đồng người Minh lưu vong không  quên nguồn gốc. Tại Cẩm-Hà, các vị tiền bối  qua trước xây một ngôi chùa lớn mang tên  “Cẩm Hà Cung”. Chùa được tạo  dựng vào năm Bính Dần (1626), (đời ”Hy-Tông Hiếu -Văn  Hoàng-Đế”) Chúa  Nguyễn Phúc-Nguyên. Tại đây khi đã ổn định sinh hoạt, Thập  Lão đã trùng tu ngôi chùa cũ, tân trang,  nới rộng ra làm nơi kinh doanh chính với khách  hàng các nước: Nhật-bản, Trung-Hoa, Y-Pha-Nho, Bồ-Đào-Nha... đặt danh xưng “Cẩm - Hải Nhị Cung”.

Nhờ vào chính sách  khôn ngoan, mềm dẻo và sáng suốt  của các Chúa Nguyễn, nền kinh  tế miền Trung lúc ấy phát triển rất mạnh, khiến cho việc kinh doanh của Thập Lão càng  ngày càng phát đạt. Mặt khác cũng do Thập Lão nằm trong thành phần có học thức, giàu  có, có tài sản mang theo khi di tản  và nhất là họ thấm nhuần đạo lý nho gia , nên cung  cách giao tế của những người trong nhóm Thập Lão được cư dân địa phương kính trọng,   khiến tình cảm của cư dân địa phương đối với Thập Lão ngày càng mặn nồng, mật thiết.  Cụ thể là Thập Lão được sự giúp đỡ nhiệt tình  của các phú hộ, cũng như của chính quyền Hội-An sau này.

Cuối cùng Thập Lão quyết định di chuyển  xuống định cư tại Hội-An.

Chẳng bao lâu sau đó, cộng đồng Tam Gia, Thập Lão  xem Hội-An như quê hương chính của họ. Đến thế hệ thứ hai, một gia đình họ Trương được nhập Việt tịch và ngài Trương Thừa Kim của nhóm Thập Lão  (nhánh họ Trương Đôn Hậu) là người Việt gốc Hoa đầu tiên được cử làm trưởng làng MINH-HƯƠNG, một làng tân lập. Nhờ Hội-An gần Cửa Đại rất thuận lợi cho việc giao thương với các tàu buôn nước ngoài  Tại đây, các loại ghe bầu có thể qua Cửa Đại  để đưa hàng đến tận Hội-An một cách dễ dàng nhanh chóng. Hội-An còn là nơi tiếp nhận các mặt hàng từ Tiên-Sa, Đà-Nẵng (lúc đó thành phố và hải cảng Đà-Nẵng chưa phát triển) do người Bồ Đào Nha và Y-Pha-Nho chuyển vào bằng lừa. Ngay khi đặt chân đến cư trú tại Hội-An, tổ tiên Minh-Hương được sự giúp đỡ tích cực của Hòa Thượng Huệ Hường (Ngài họ Lương) và  Ni Cô Diệu Thành (tức Bà Ngô Thị Lành)  Nguyên bà Lành là người Việt-Nam  lấy chồng người gốc Hoa mang họ Trịnh. Chồng bà giàu có vào bậc nhất ở Hội-An thời bấy giờ. Sau khi chồng chết, bà phát nguyện đi tu. Chính bà đã hiến tặng Thập Lão toàn bộ đất đai rộng lớn do gia đình chồng bà sở hữu bằng nửa diện tích của cả  địa điểm Hội-An, để lập nên làng Minh-Hương, tái tạo Cẩm Hải Nhị Cung  (tức Chùa Bà Mu), dựng nhà Tiền Hiền, xây Chùa Ông ( Trừng Hán Cung), chùa Phật (phía sau chùa Ông), chùa Văn Chỉ....” Gia phả ghi cả cuốn dày, Nguyên đọc  đến đoạn này rồi xếp sách lại, suy nghĩ..

 

**

Thanh ra đón Nguyên tại phi cảng. Lâu lắm hai anh em mới có dịp gặp nhau. Sau năm 1975, hai anh em mỗi người ở mỗi nơi, thỉnh thoảng gọi điện thoại thăm nhau hoặc gửi thư từ nếu có việc quan trọng  cần thông báo. Thanh vừa lái xe , vừa  vào ngay câu chuyện hai anh em đang  quan tâm. “Anh Hai, ngày mai chúng ta mời người “bà con” mà em đã nói với anh đi ăn nhà hàng. Chúng ta sẽ bàn nhau ngày đi về Chiếu-An. Người bà con này sẽ hướng dẫn chúng ta đến “tự đường tộc”, cũng như thông báo việc chúng ta về thăm lại quê hương ...”

“ Được, anh đồng ý sự sắp xếp chuyến đi và nghe theo ý kiến của chú...”

“Em sẽ xin nghỉ hai tuần lễ làm người thông dịch sang tiếng Hoa  kiêm chức phó nhòm cho anh, anh hai chịu chứ?”

Khi hai anh em  được “người bà con” đưa về  đến Chiếu-An, từ xa đã nhìn thấy Vị trưởng tộc cùng hai mươi người ra đón tận đầu làng. Nguyên và Thanh  rất cảm động,  bước xuống xe chào hỏi mọi người. Sau đó cùng đi bách bộ về đến Tự-Đường.

Tự đường nằm trên một khoảnh đất rộng nơi  một ngọn đồi thấp, chung quanh có tường cao bao bọc.

Nguyên nhìn cảnh vật, cây cối trước mắt, nghĩ đến cảnh trong một phim Hongkong mà chàng đã xem hơn là nghĩ đến sự liên hệ của một người con cháu từ nơi xa xôi về  lại cố hương thân thương.

Nguyên định quay sang Thanh để hỏi Thanh đang nghĩ gì, nhưng chàng im lặng khi thấy Thanh đang trầm tư.

Người trưởng tộc, sau khi tự giới thiệu mình, ông quay sang giới thiệu hai anh em Nguyên.

Nguyên và Thanh bày lễ vật dâng lên bàn thờ Tổ Tiên, rồi lễ bái. Thanh thông dịch những câu chào mừng và đối thoại giữa vị trưởng tộc, bà con và hai anh em. Kế đó, vị trưởng tộc trịnh trọng cầm lấy cuốn Gia Phả đưa Thanh, nhờ đọc to cho mọi người cùng nghe, rồi dịch lại tiếng Việt cho Nguyên hiểu.

Theo gia phả ghi năm  1700  có vài gia đình trong tộc cùng với  một số gia đình cùng huyện đã dùng thuyền đi về biển phía nam, nhưng không biết sống chết thế nào hoặc định cư nơi đâu vì không liên lạc được, nên gia phả nhánh này chỉ ghi như vậy thôi. Không ngờ mấy trăm năm sau, lại có dịp bà con trùng phùng. Vị trưởng tộc rất vui mừng tin vui hy hữu này.

Nguyên đứng dậy lễ phép thưa:

“Thưa Tộc trưởng và bà con trong tộc. Chúng tôi có mang theo đây bản sao Gia Phả tộc ta  bên Việt-Nam do tổ tiên chúng tôi ghi chép bằng Hán-tự và truyền lại cho chúng tôi, tính đến nay trải qua mười đời. Chúng tôi kính tặng Tộc-trưởng để lưu lại... tự-đường.”

Tộc trưởng ngạc nhiên và vui mừng  đón nhận  món quà tinh thần quý giá đó, vì không ngờ con cháu lưu lạc phương xa  vẫn viết gia phả.

Tộc trưởng  lại nhờ  Thanh  đọc to cuốn “tiểu gia-phả” này để tộc nhân cùng nghe.

 

***

Tục lệ địa phương từ bao đời nay, dân Phúc-Kiến  ngày  ngày ăn cháo hai bữa, chỉ có một bữa cơm chính.

Đặc biệt lần này, có con cháu từ “ ngoại-quốc” về thăm, nên tộc trưởng cho phép  tạm đổi lại một cháo, hai cơm!.

Những ngày ở Chiếu-An, hai anh em đi viếng mộ tổ tiên,  đi xem danh lam, thắng cảnh và quan sát lối sống và phong tục điạ-phương. Tuy cùng một huyết thống nhưng Nguyên vẫn thấy có chút gì cách biệt:”họ là người Hoa, còn mình là người Việt!”. Nguyên định quay  sang hỏi cảm tưởng của Thanh. “Nhưng thôi!”, Nguyên thở dài... khi nhìn hoàng hôn chậm chậm bao phủ nền trời cố hương xa vời!.

***

Chí hướng và mộng ước của người Minh Hương khi mới đặt chân lên mảnh đất Việt Nam  là PHẢN THANH, PHỤC MINH. Lâu dần đồng hóa thành người Việt, con cháu không nói được tiếng Trung Hoa quên mất cội nguồn! Sau năm 1975, những người Minh Hương này lại một lần di tản nữa với nguyện ước DIỆT CỘNG, PHỤC QUỐC. Đợt di tản lần này qua hàng trăm quốc gia trên thế giới . Họ phải học, nói  nhiều ngôn ngữ , sống  theo nếp sống khác nhau liệu vài thế hệ nữa con cháu họ có còn nói tiếng cha ông và còn biết nguồn cội không?

 Đó là ”truyện- người- Việt- gốc- Hoa- cũ”,  còn gọi là người MINH-HƯƠNG.

 Còn chúng ta là những người VIỆT-NAM chính gốc nay được gọi “người Mỹ gốc Việt, người  Pháp gốc Việt, người Anh gốc Việt, người Úc gốc Việt, người...( nhiều nước lắm!) gốc  Việt” nghĩ sao?

Có một lần tôi được ngồi nghe ba bà bạn  nói chuyện với nhau. Tôi nghĩ rằng

các bà tuy dùng tiếng mẹ đẻ, nhưng chẳng ai hiểu hết câu nói của các bà trọn vẹn.

Bà định cư tại Đức, cứ nói vài từ tiếng Việt lai chen vào vài từ tiếng Nhật-Nhĩ-Man.

Bà ở Pháp, có lẽ tưởng mình là dân Parisienne “Đầm” chính cống, nên trong câu nói dùng  tiếng Phá-Lang-Sa nhiều hơn tiếng Mít.. Còn bà” chủ nhà” thì luôn miệng “surprise”, “on sale”, “wonderful”, “day-off”, .. Khổ thay, bà định cư tại Đức, bà ở Pháp  không sành t iếng  Anh, bà ở Mỹ không biết tiếng Đức, tiếng Pháp.

Vì thế,  dù cố gắng lắm, ba bà chỉ “đoán” các bà kia nói gì! May mà các ngôn ngữ trên cũng thông dụng và tôi có học qua, nên tôi cũng hiểu được. Chứ gặp các bà xổ tiếng  Congo, Bắc Âu, tiếng Mỹ-La Tinh hoặc một thổ ngữ nào trên thế giới này, thì  loại tiếng Việt giả cầy đó sẽ làm “dien cai dau”,  dù mấy ông có  hành nghề “godautre” cũng chào thua!

Cầu xin Quốc Tổ HÙNG-VƯƠNG gia hộ cho con cháu chúng ta không bao giờ quên TIẾNG NÓI VIỆT-NAM  và nói đúng tiếng Việt , không xen vào  ngoại ngữ  nào, để luôn  luôn nhớ mãi cội nguồn dân tộc.

 

PHƯƠNG-DUY

( 2006)