Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

ĐỨC AN, QUÊ TÔI

 

VI HOÀNG

                                                                                    

Những chuyến về thăm quê luôn luôn mang lại cho tôi nhiều cảm xúc, làm cho tôi nhớ lại những ngày sống bình yên trên mãnh đất hiền hoà của quê nội.

Đức An, quê tôi là một làng nhỏ sát chân núi.  Trên con đường Quốc lộ 1 từ Quảng Nam vào gần đến Quảng Tín, ở Quận Thăng Bình, khoảng gần rừng Tứ Chánh có một con đường đất rẻ vào chợ Hà Lam. Bây giờ thì xe hơi đã vào được đến tận quê tôi, nhưng cách đây khoảng 10 năm, đi xe gắn máy cũng  rất là cực khổ mà tôi thì không thể nào nhớ nổi khi tôi còn nhỏ, mỗi lần về quê đi bằng cách nào!!!. Từ chợ Hà Lam phải đi qua các làng nhỏ như Phước Can, Hà Châu, An Lý  tới Phước Hà rồi mới tới Đức An. Có một dòng suối nhỏ ngăn cách giữa Phước Hà và Đức An, lúc nhỏ chúng tôi thường xuống tắm trong những bửa trưa trời nóng nực, dòng suối nầy bắt đầu từ trên núi xuống tới đâu thì chúng tôi cũng chưa khám phá ra, vì hồi đó chỉ biết chơi chứ  không có cái tò mò tìm hiểu. Con suối nầy cũng là cái ranh giới mà chúng tôi thường chia phe để đánh giặc: phe Phước Hà và phe Đức An.

Thời thơ ấu của tôi là những chuổi ngày rong chơi bên những cánh đồng lúa xanh ngát, những luống khoai chạy thẳng tắp, những mẫu đất trồng đậu phụng xanh tươi và những cánh rừng thưa, với thật nhiều bóng mát của những cây cổ thụ lớn để chúng tôi có thể ngã lưng trong lúc mệt mõi sau những trò chơi không bao giờ biết chán.

Gia đình chúng tôi khá giả, cho nên cũng  có những lúc chúng tôi không được hoà nhập với đám trẻ khác để chơi chung.  Có những việc các đứa trẻ khác làm,  có lúc chúng tôi chỉ biết đưa mắt nhìn theo một cách thèm thuồng. Lúc còn nhỏ, tôi rất cứng đầu,  cái gì không làm được hoặc không được phép làm là  tôi cũng ráng làm cho được.

Theo Ba tôi nói rằng làng tôi giàu hơn các làng kế bên vì ai cũng là địa chủ. Lúc đó, ai mà có nhà ngói đều là địa chủ mà trong làng nhà nào cũng là nhà ngói!  Tôi  còn nhớ những ngày tôi còn nhỏ xíu, không nhớ là bao nhiêu tuổi, nhưng hình như lúc đó gia đình tôi gồm có ba má tôi, chị Mai và em Sa cùng sống trong 1 căn nhà ngói khang trang, trong nhà còn có hai vợ chồng người quản gia tên Mau thật thà chất phác. Tôi nhớ như in cái dáng đi khòm khòm của ông.  Lúc đó ông chỉ khoảng chừng hơn 40 nhưng sao tôi thấy ông già lắm, cái lưng của ông bị gù nên dáng đi của ông lúc nào cũng cúi xuống, lưng gập lại thành một góc vuông. Không khi nào thấy ông mang dép vì hai ngón chân cái của ông lúc nào cũng chỉa ra ngòai, chụm vào nhau mà ba tôi thường nói rằng ông mới chính gốc là người Giao chỉ. Ông thật là hiền từ, lúc nào cũng chìu chuộng chúng tôi và rất mực trung thành với ba tôi. Còn Bà Ba vợ của ông thì trẻ hơn, có vẻ lanh lợi và không được thành thật như ông (tôi nghe kể lại, hình như ba tôi thấy ông đã lớn tuổi, lại xấu xí, không có ai chịu làm vợ ông nên ba tôi bỏ tiền ra mua 1 cô gái con nhà nghèo cũng đã quá thì về bầu bạn với ông). Tôi còn thấy được bà ăn hiếp ông chồng hiền lành, và những lúc như vậy tôi thường xúi ông đánh cho bà 1 trận, nhưng ông chỉ cười hề hề rồi thôi, như không có chuyện gì. Ông thì lo việc vườn tược cho ba tôi, còn bà thì lo cơm nước, giặt giủ. Mùa hè thì ông bà bận rộn hơn vì có chúng tôi về, còn những lúc khác thì họ không khác gì 2 vợ chồng son sống trong 1 căn nhà ngói khang trang và họ có toàn quyền lo mọi việc trong nhà cũng như ruộng đất của Ba tôi. Hai ông bà không có con cái gì.

Nhà Ba tôi là 1 khu đất rộng, căn nhà ngói được cất trên cao, bước ra một mãnh vườn rộng, phía dưới còn có một khu đất thấp, thấp hơn nhà chúng tôi khoảng mười nấc thang mà theo tôi nhớ thì lúc đó ông bà ngoại tôi tản cư, đến ở nhờ nhà người con rể giàu có, Ba tôi đễ cho ông bà ngoại cất 1 căn nhà ở dưới mãnh đất thấp đó mà tụi tôi thường gọi là "vườn dưới". Nhà ông bà ngọai tôi đông người lắm, (ông Ngoại tôi lúc đó làm Đốc học nên mọi người đều gọi là ông Đốc) gồm có mấy người dì, mấy ông cậu và thêm mấy ông cậu họ mà ông Ngọai tôi nhận nuôi dùm mấy người em của ông, và thêm người em Út của ông Ngọai tôi là Bà Hoa chỉ lớn hơn chúng tôi khoảng mưi tuổi. Tôi thích xuống "vườn dưới" chơi vì dưới đó có rất nhiều cây ăn trái và ngay cả những trái dại ăn rất là ngon, Mấy cậu thường hái những dái mít nho nhỏ cho tôi chấm muối, hay bẻ mía xướt cho tôi gặm, thường ăn mía như vậy cho nên 4 cái răng cửa của tôi lúc đó không còn cái nào cả. (tôi vẫn còn gi tấm hình nhe răng cười mà hàm răng trước không có).Tôi thường hay chui vào những bụi cây hái những trái dủ dẻ màu vàng thơm phức, hay những trái màu đen đen của cây hoa ngũ sắc...và còn nhiều thứ để chơi lắm. Ví dụ như hái lá dủ dẻ, nhai chung với lá ốc, nhổ ra màu đỏ giống như ăn trầu mà khi chơi trò làm đám cưới chúng tôi giả làm suôi gia ngồi ăn trầu, uống trà (thực là tức cười, trẻ ranh chưa sạch mũi đã muốn làm suôi rồi).

Trở lại cái "vườn dưới" thật là hấp dẩn của ông bà Ngọai tôi! Tôi  vào nhà ông bà Ngọai lục lọi đủ chổ, thấy cái gì quen quen là chụp lấy, la lên :" cái nầy của má con" rồi chạy như bay về nhà. Cho nên lúc đó ở vườn dưới mỗi lần thấy bóng dáng tôi là kêu "con mọi gi của xuống đó" rồi mọi người cười ầm lên. Tôi cũng biết mắc cở nhưng tánh nào tật nấy cũng không bỏ được.

Có một giai thọai mà lúc ông Ngoại tôi còn sống, ba tôi thường hay kể lại cho cả đại gia đình nghe, để chọc ông Ngọai tôi. Đó là khi Ba má tôi còn là người dưng khác họ, chưa quen biết nhau, gia đình ông Ngoai đi tản cư, đi ngang nhà Ba tôi lúc đó còn là một cậu ấm độc thân vui tánh hay giễu cợt. Ông Ngoại túng tiền đem áo veston ra hỏi ba tôi có mua thì bán lại, ba tôi lại lôi ra cả 1 lô áo vest khác, hỏi ông có mua không? làm cho Ông Ngọai tôi quê quá. Không biết khi Ba tôi tới xin cưới má tôi, có bị ông Ngoại làm khó dể lại hay không, cái nầy tôi không nghe kể và lúc đó tôi chưa sanh ra nên không biết.

Từ cổng vào tới nhà có hàng chè tàu phía trên đầy những dây tơ hồng đ màu thật là đẹp mắt, những bụi chè tàu rậm rạp được ông mau cắt tỉa bằng phẳng, chúng tôi mỗi đứa ngồi gọn trong một  bụi, trông giống như đang ngồi trong những chiếc ghế bành vng chắc tuy đôi lúc bị những cành nhọn đâm thật là đau. Buổi sáng, lẻn ra ngòai chạy đến những cánh đồng cạnh bờ suối, đón mấy đứa chăn bò cho Ba tôi, đưa bánh kẹo cho tụi nó ăn để tụi nó đưa bò cho cởi.  Nhìn anh chàng mục đồng ngất ngưỡng trên lưng con trâu,  có lúc ngồi một bên, ống sáo trúc trên môi, để cho con trâu chậm chậm rảo bước trên đồng cỏ, tôi thấy oai chi lạ.  Tôi cứ theo năn nỉ, đến nỗi đôi lúc cho cả những đồ vật trong nhà mà nó thích, chỉ để được…….chăn bò!  Nó bằng lòng cho tôi mượn con bò để cởi một lúc,  thấy nó nhẹ nhàng ci lên mình trâu, tôi cũng bắt chước, nhưng không quen nên cứ trèo lên trụt xuống, nhiều lúc té bầm cả mình mẩy mà vẫn không thể bỏ qua.  Cuối cùng tôi cũng đạt được ý nguyện của tôi.  Từ đó, chiều chiều, tôi cũng ngất ngưỡng trên lưng con bò, cũng cầm nhánh cây nhỏ quơ quẩy, xua đàn bò gặm cỏ trên đồng cỏ, cứ tưng tưng ra mình là một vị nữ chúa rừng xanh, trong khi người chăn bò đang làm cậu chủ, ngồi dưới gốc cây thưởng thức những món ăn ngon lành tôi đánh đổi cho nó.

Lúc đó tôi tuy là gái, nhưng chơi cũng ngang hàng với mấy đứa con trai, không muốn phân biệt nam nữ mà còn giận dỗi mỗi khi có tên con trai nào lên tiếng: “mầy là con gái, không cho mầy chơi!”  Vậy là tôi khóc lóc dỗi hờn (mà quên rằng đó là cái tật  cố hữu của con gái, mà tuị con trai lấy đó để chế diễu) cho đến khi phải làm cho được mới thôi!

Tôi cũng ngồi trên lưng trâu, chia phe đánh trận, cũng kiểu như Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa, có khi chơi trò đám cưới và nhiều trò chơi ngây ngô khác mà chúng tôi mãi chơi cho đến khi mệt mõi, nhào xuống suối tắm cả đám với nhau, vui đùa dưới nước mà quên luôn bụng đói. Sẳn có mấy luống đậu phộng gần đó, thế là len lén nhổ lên mấy bụi, quậy rửa sơ dưới nước suối rồi ăn sống ngon lành. Đôi khi biết khoai lang đã lớn củ, lại 1 phen đi đào trộm, cả bọn nhúm lửa, lùi ngay tại chổ, vừa thổi vừa ăn. 

Lúc ở trong quê, tụi tôi chỉ biết vui chơi, hết ngày nầy qua ngày khác cho đến lúc phải đi học thì gia đình chúng tôi dọn ra Đà Nng, rồi  mỗi dịp hè Ba tôi đều đưa cả gia đình về quê để chúng tôi có dịp trở lại với cuộc sống bình an nơi thôn dã.

Trong làng Đức An phần đông là họ Trương, đều là bà con dòng họ bên nội của tôi mà ba tôi có thể nói là người duy nhất học cao nên rất được mọi người kính nể. Bên kia suối là Phước Hà cũng có mấy ông Bác họ, ai ai cũng cưng chìu mấy chị em tôi hết mực, nhất là mấy người anh chị họ, họ lớn hơn nên tôi muốn cái gì họ cũng chìu theo.

Và cứ thế, tuổi thơ của tôi trải qua êm đềm trong những tình thương mến của cả 2 bên nội ngọai trong cùng 1 làng xóm hiền hòa mà tôi không bao giờ quên được.

i năm trưc, khi ba tôi còn khoẻ, còn đi lại đưc; chúng tôi làm mt chuyến v thăm quê đ tìm lại m của nhng ngưi thân bị tht lạc trong chiến tranh.  Khi đi ngang qua con sui ngăn gia hai làng Phưc Hà và Đc An, chúng tôi phải xung xe đ dt qua,  vì con cu đưc làm bằng my cây tre và g ln ln, g gh và quá hẹp, không thể chạy xe qua được.  Tại con suối, chúng tôi còn thấy có hai vợ chồng đang cùng nhau “đãi vàng”.  Đây là một con đường làm ăn mới của dân làng bên con suối, nghe đâu cũng kiếm được ít tiền.  Chúng tôi đến xem, và được họ đưa cho xem mt ít vàng vụn, thấy cũng óng ánh dưới ánh mặt trời;  không biết bán được bao nhiêu nhưng cái công mà họ bỏ ra, thấy thật là nhiều quá! 

Qua khỏi con suối, đứng kế bên cái giếng mà mấy chục năm trước, cả làng đều nhờ nó để làm đủ chuyện như tắm giặt, gánh nước về nhà để nấu ăn v…v… Cảnh củ cũng không có nhiều thay đổi, đứng tại đây nhìn xuống, có thể nhìn thấy cả một khung cảnh bao la màu xanh ngát của ruộng lúa. Dân làng và những em bé thấy người lạ vào làng, kéo lại trầm trồ cho đến khi có người nhận ra ba má tôi, tay bắt mặt mừng. Tất cả cùng đi về căn nhà được cất trên mãnh đất ngày xưa của ba tôi (cái nhà gỗ xưa của ba tôi lúc trước đã bán cho một người ưa chuộng nhà củ, họ đã dỡ nguyên căn nhà đi chỗ khác), ngày nay gia đình một người anh họ đang sinh sống tại đây.  Ở một góc vườn là một cái chuồng bò có mấy con bò vừa lớn vừa nhỏ đang nhai lại mớ cỏ đã để dành lúc sáng ngoài đồng; ngoài sân mấy nia khoai lang chà đang dn khô trông thật hấp dẫn.  Lại thêm mấy nia khoai măng để ghế thêm vào nấu chung với gạo.  Đối với dân ở quê, không đủ gạo họ mới phải ghế khoai, còn chúng tôi rất là thèm những món ngon vật lạ nầy. Có một bầy heo con màu trắng chạy nhởn nhơ trong sân và mấy con gà mái dẫn bầy con sục sạo tìm thức ăn.  Hàng chè tàu mt bên con đưng nhỏ vào nhà vn còn đó, nhưng ít đuợc ct vén nên không còn đẹp như xưa. 

Lúc ghé ch, má tôi có mua mt ít đ ăn, chúng tôi xúm xít lại nu ba ăn trưa.  Anh Hoà chủ nhà, xung vưn dưi đào lên mt ít khoai , sn,  khoai t đem lên.  Thế là chúng tôi nhào lại, làm cho sạch và bt lên bếp.  Đến ba trưa, my món đng quê lại đưc chúng tôi chiếu c nhiu hơn, còn nhng món má tôi đem vào nu, dân làng xúm lại xơi hết!

Trong khi ch đi ăn trưa, my cha con tôi và mt s các vị lão thành trong làng cùng nhau đi sâu vào trong xóm.  Đến mt bãi đt trng, có ch cỏ cao lên đến đu, có ch đt thủng xung thành mt cái h nhỏ.  Bác Hip chỉ cho chúng tôi xem:

-M bà lúc xưa nm tại đây; bây gi bị bôm tan tành hết ri!

Tôi hỏi ba tôi:

-Vy làm sao xây lại m cho bà c hả Ba?

-Thì chỉ làm tương trưng.  Ht mt nm đt bên ni, đưa qua nơi gn mã ông c đ hai ông bà nm chung.

Chúng tôi lại đi qua bên m ông C tôi!  Mt ngôi m bng đt thit to, nm trong một khu đt chung quanh trồng sắn.  Tôi thp mt bó nhang ln chia cho mọi ngưi.  Ba tôi khn vái, k chuyn xưa mt lát ri chúng tôi quay qua mt con đưng xuyên qua rung, vào nhà.  Trên đưng đi, ghé vào thăm mt vài gia đình bà con trong họ, đâu đâu cũng đưc tiếp đón vi đy tình cảm thân thiết.

Sau ba ăn trưa, Ba má tôi bàn bạc cùng các chú bác trong họ v chuyn xây dựng lại m mã cho ông bà c tôi.  Mọi s xong xuôi, chúng tôi ra v sau khi đã đ lại mt s tin cho bác tôi lo vic xây ct.

Bây gi, cảnh cũ đã thay đi nhiu.  Con đưng vào quê đã đưc tráng nha cho xe hơi qua đưc thong thả.  Lại cũng thêm đưc nhiu ngôi nhà ngói khang trang thay cho nhng căn đã bị tàn phá bi chiến tranh.  Tôi v quê, cái cảm giác bây gi không còn đưc ấm cùng như xưa na.  Nhng cây ct đin cao ngt, giây chng chịt trên li vào làng.  Trong nhà, đèn bóng đưc thay thế cho đèn du hay đèn măng sông.  Trên mái nhà, nhng trụ an-ten TV cũng mọc lên như nm.  Như thế cũng thy là dân làng tôi cũng đã khá giả hơn trưc, nhưng nhng bà con xưa tôi chỉ còn gp lại có my ngưi.  Cảnh vt thay đi, ngưi cũng thay đi.  Thp thoáng, tôi cũng thy my cô gái bn đm, đi chân đt qua lại, my anh trai làng cỡi xe máy vụt qua.

Thay đi bao nhiêu, đây vn là Đc An, quê tôi!

 

Vi_Hoàng

Viết xong ngày 28.12/2005