Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

DÒNG SÔNG KỶ NIỆM

 

NGUYỄN THỊ NGỌC LIÊN

 

 

 

Quê ngoại tôi ở Hội An. Từ Đà Nẵng muốn vào Hội An phải đón xe đò đi thêm 30 cây số nữa. Má tôi từ ngày lấy chồng, theo chồng bỏ tỉnh nhỏ lại sau lưng, ít khi bà trở lại Hội An, nếu có chẳng khi nào bà ở lâu quá hai ngày. Có lẽ vì bà con thân thích còn ở lại trong ấy chỉ là vài người em chú bác họ.

Ngày còn nhỏ bắt chước Má, chúng tôi gọi Hội An là Faifo hoặc Phố. Những ngày xưa ấy, ngây ngô, chưa biết đọc biết viết, tôi không chắc mình ngày ấy đã biết đánh vần hai chữ Faifo.

Lâu rồi cái tên Phố nhạt nhòa trong ký ức. Phố Hội An cũng chỉ là một thành phố mù mờ cũ xưa buồn bã. Những căn nhà xây thế kỷ 16, sâu, dài, và tối, không gợi lại trong kỷ niệm nhiều nhớ thương bằng những hàng phượng vĩ, những gốc sân vườn nhiều bóng mát của tuổi thơ ở Đà Nẵng.

Bức thư của Nguyện gởi cho tôi đến từ Hội An. Tỉnh nhỏ còn sót lại một tí âm vang trong kỷ niệm những ngày ấu thơ. Tên của đứa em họ trên một góc bìa bức thư nhắc nhở thảng thốt rằng đâu đây, người thân duy nhất của quê ngoại vẫn còn sống, nó vẫn còn hiện diện trên cõi đời. Nó vẫn còn sống

trong thành phố u buồn bị bỏ quên từ cả trong kỷ niệm.

Kỷ niệm về Nguyện tôi rất mù mờ. Cậu Năm, cha Nguyện, là người em trai độc nhất của Má tôi. Cậu Năm, đứa con trai duy nhất còn sống sót cho tới ngày trưởng thành của ông Ngoại tôi, cũng mất không lâu ngày Nguyện ra đời. Mẹ Nguyện ở với gia đình nhà chồng được ba năm thì bà xin phép tái giá. Ông Ngoại tôi năm ấy còn sống, không cho mẹ Nguyện bắt đi đứa cháu nội duy nhất. Mẹ Nguyện khóc quỳ tạ lỗi cùng cha chồng rồi dứt áo ra đi. Ông Ngoại tôi nuôi Nguyện cho đến năm nó sáu tuổi thì ông mất, mẹ Nguyện xin phép gia đình bên chồng cho bà đón nó về nuôi. Nhưng nó cũng chẳng ở lâu được với mẹ nó. Vài năm sau khi Nguyện theo mẹ, Má tôi, lúc ấy theo chồng làm việc ngoài Hà Nội, được tin người em dâu của mình đã chết vì bệnh thương hàn.

Như thế đời Nguyện bắt đầu bằng những chương buồn. Mẹ mất đi, Nguyện trở thành đứa trẻ mồ côi thực thụ. Không thể để cháu dòng họ Phan lạc loài ở lại với người dưng, mấy người cậu họ bên ngoại tôi phải mang Nguyện về nuôi. Ngày Ba Má tôi mang gia đình dọn trở lại Đà Nẵng, Nguyện đã mười một, mười hai, lâu lâu có ngày nghỉ lễ, Má tôi nhờ người mang Nguyện ra Đà Nẵng ở chơi với gia đình tôi. Hình ảnh mỗi lần Nguyện lên xe đò trở lại Hội An, Má tôi thường dúi vào tay nó vài chục bạc làm quà, có lẽ là những hình ảnh tôi còn ghi nhận trong trí nhớ về Nguyện thời ấu thơ. Những ngày thơ dại, tôi không tài nào hiểu được tại sao Má tôi lại thương Nguyện, và binh vực nó nhiều hơn những đứa trẻ khác. Đối với tôi, Nguyện cũng chỉ là những đứa trẻ con nhà nghèo hay ra chơi nhà chúng tôi. Tôi nghĩ đến nó dừng dưng, không thân thiết. Trong khi ấy, có lẽ kiếp mồ côi đã ghi khắc nơi Nguyện những âu lo cho tương lai, khao khát một tình thương phụ-mẫu-tử nên những hình ảnh về Nguyện tôi chẳng nhớ được một kỷ niệm nào mà nó có được những nụ cười tưng bừng.

Rồi Má tôi theo chồng vào Nam, chẳng bao giờ bà có dịp trở lại Phố Hội An. Ba tôi, vì nghề nghiệp, phải chuyển đi hoài hoài. Cả cuộc đời, Ba Má tôi chẳng ở một nơi nào nhất định. Anh em chúng tôi, mỗi đứa sinh ở mỗi thành phố khác nhau khắp cả Bắc Nam Trung, kỷ niệm tuổi ấu thơ mỗi người mỗi khác nhau, và mỗi người mang một niềm hãnh diện riêng về nơi mình sinh trưởng và bạn bè mình cùng lớn. Và Nguyện, đứa em họ côi cút, lạc loài, bị quên mau trong thế giới nhiều đổi thay của chúng tôi.

Khi chúng tôi gặp lại Nguyện, nó đã thôi là thằng bé Má tôi thương nhớ mỗi lần về Phố thăm. Nguyện năm đó đã mười chín tuổi. Đậu tú tài trễ một năm, nó phải vào lính. Nguyện ghé Phú Nhuận

thăm Má tôi khi nó còn ở trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.

Dầu Nguyện đã lớn hơn ngày còn bé, gương mặt nó vẫn còn những nét quen thuộc chúng tôi nhận ra ngay. Nguyện giống cậu Năm như khuôn đúc. Má tôi thương Nguyện như thương người em trai yểu mệnh. Bà cầm chặt tay Nguyện mà khóc khi nó bước vào nhà, gỡ chiếc mũ kết, mái tóc hớt cao để lộ khoảng da cổ cháy đen vì nắng quân trường. Nguyện ít cười, gương mặt nó khắc khổ, làm nó có vẻ già hơn cái tuổi mười chín của nó. Tôi thua Nguyện gần mười tuổi, nhưng Nguyện vẫn lễ phép gọi tất cả chúng tôi bằng anh chị và xưng tên.

Nguyện nhắc lại một vài kỷ niệm những ngày gia đình chúng tôi còn ở Đà Nẵng, hồi nó còn chín mười tuổi. Tôi không nhớ gì nhiều. Ngày tôi còn nhỏ, Ba Má tôi làm việc ở Đà Nẵng gần năm năm. Đà Nẵng cũng là quê nội, nên họ hàng chú bác chúng tôi thật nhiều, và bọn anh em họ bên nội cũng thật đông. Đông quá không nhớ hết từng gương mặt mỗi đứa. Và Nguyện cũng chỉ là một trong những đứa em họ tôi không nhớ hết. Nhưng với Nguyện, khi nhắc lại những lần ra Đà Nẵng thăm chúng tôi, nó kể lại như đó là những kỷ niệm đẹp đẽ và tưng bừng nhất trong đời!

Sau ngày ra trường Thủ Đức, Nguyện được đổi về Quân Khu I. Nó chọn vào Binh Chủng Dù. Nó đến chào Ba Má tôi trước khi rời Sài Gòn. Má tôi than trách sao nó mặt mũi hiền lành sao lại chọn vào binh chủng gì mà dữ dằn. Tôi còn nhớ Nguyện, ngồi nơi ghế xa lông của phòng khách nhà tôi, cúi đầu nhìn mũi giày, tay xoay xoay chiếc nón kết, chẳng biết phải trả lời Má tôi vì sao nó chọn làm sĩ quan Dù.

Má tôi vốn nói nhiều. Bà hay dài dòng những ý tưởng không quan trọng, và tôi còn nhớ, Nguyện ngồi

gần hai tiếng đồng hồ nghe Má tôi giảng luân lý, kể chuyện đời. Má tôi nhắc nhở Nguyện ráng sống

một cuộc đời đạo đức, đừng bê tha rượu chè, đừng cờ bạc.. Má tôi nhắc lại từng người thân thích, nghe bà nói như nghe một người đọc gia phả nhà họ Phan. Bà nhắc nhở Nguyện rằng nó là đứa cháu nối dõi tông đường của ông Ngoại nên nó phải ráng sống một cuộc đời xứng đáng, ráng mau lấy vợ, sinh con trai...

Nguyện ngồi kiên nhẫn nghe Má tôi khuyên dạy. Tôi không chắc những lời thành khẩn của Má tôi lúc ấy có nghĩa gì với một thanh niên 19 tuổi còn nặng nợ sông hồ.

Nguyện không lập gia đình, và chắc cũng chẳng bao giờ. Khoảng đầu năm 75, Má tôi được tin nó bị trúng thương. Viên đạn bắn vào gần sóng lưng, vết thương làm nó liệt nửa người, và nó bị cháy nám từ mặt xuống ngực. Nguyện may mắn không chết, không đui, nhưng cuộc đời nó đã thành cuộc đời của hàng ngàn người lính ngụy tàn phế. Thư Nguyện buồn u uất như cuộc đời nó. Nó viết, “Em muốn đi cũng chẳng đi được. Em bây giờ sống bám vào gia đình dì Diệu, bữa đói, bữa no. Nhà dì cũng chật vật lắm, em còn được ăn nhờ cũng đã là may..” Rồi nó khoe, nó đã biết đan rổ, mỗi ngày ra chợ giúp dì Diệu trông sạp hàng.

Nhắc về căn nhà hương hỏa của ông Ngoại tôi, Nguyện viết, “Nhà ông nội bán cũng chẳng ai mua, mối ăn mấy cây cột gỗ gần rã. Người ta bảo nhà nầy xui, sát con trai, sát dâu. Ai đâu muốn gánh vác thêm vào của nợ què quặt như em”.

Nguyện chẳng hỏi xin chúng tôi một thứ gì. Ngày Má tôi còn sống, vài ba tháng, bà dành dụm một hai trăm đồng gởi về cho Nguyện, cho dì Diệu. Bà khóc nỗi lần nhận được thư Nguyện. Bà than hoài, ông Ngoại bạc phước, đến đời Nguyện là tuyệt tự. Từ ngày bỏ quê hương, Má tôi nói nhiều hơn xưa. Bà sống trong kỷ niệm nhiều hơn trong đời thật. Bà nhắc nhở ngày cậu Năm còn sống, ngày nhà ông Ngoại còn là một gia đình có tiếng ở Hội An, và bà trách cứ chúng tôi không hết lòng mang đứa em con cậu sang đoàn tụ bên đất Mỹ. Từ ngày Má mất, chúng tôi cũng xao lãng lần và quên biệt những người họ hàng bên ngoại. Thư Nguyện làm chúng tôi chợt bâng khuâng và ân hận không biết Nguyện làm gì để sống được những ngày qua.

Chúng tôi gói một gói quà cho Nguyện nhờ người ra Trung mang về giùm cho nó. Chẳng biết gởi gì cho đáng gói quà nhỏ, người quen không thể mang nhiều. Nguyện cần gì ở tuổi nó? Tội nghiệp Nguyện. Vài chiếc sơ mi? Một chiếc quần tây? Vài lọ thuốc bổ, và ít trăm đồng để nó có tiền tặng những người bà con đã tử tế chăm lo cho nó? Chúng tôi có thể gởi Nguyện tất cả những món quà ấy một cách dễ dàng. Nhưng nỗi cô đơn của đời Nguyện. Những giấc mơ mà ngày thơ dại nó đã có, chắc cũng giống những giấc mơ chúng tôi có thời thơ ấu, làm sao chúng tôi gởi về được cho Nguyện? Những bất hạnh của đời Nguyện, nào do nó tự chọn, chúng tôi làm gì để thay đổi được cho Nguyện?

Nắng chiều đã xuống dần ngoài nghĩa trang nơi Má tôi nằm. Bức thư của đứa cháu ruột duy nhất của Má nằm chơ vơ trên bia mộ. Tôi nhớ lại dáng Nguyện ngồi nơi ghế xa lông, mắt nhìn xuống những viên gạch hoa, tay xoay xoay chiếc mũ nhà binh, lẳng lặng nghe Má tôi kể chuyện đời. Và Má tôi. Niềm lo âu, và tình thương đứa cháu bạc phước vẫn theo đuổi bà tới ngày bà qua đời. Tôi lại nghĩ đến Nguyện, bây giờ đã hơn năm mươi tuổi, ốm yếu, tật nguyền ngồi nơi bộ phản của căn nhà tối im ỉm của ông cố họ Phan ở Hội An. Có một nỗi buồn man mác tự dưng tràn ngập lòng. Lòng bỗng dưng thấy muộn phiền bởi nỗi bất công của cuộc đời. Chúng tôi và những dự tính tương lai nào cho cuộc đời nó chăng. Tôi nghĩ tôi sẽ biên cho Nguyện một bức thư dài. Món quà nào tôi gởi cho Nguyện bằng sự nhắc nhở rằng chúng tôi vẫn nghĩ đến Nguyện. Rằng Nguyện vẫn là một người ruột thịt thân thiết của chúng tôi nơi quê nhà.

 

NGUYỄN THỊ NGỌC LIÊN