Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

ĐIỆU HÁT

HÒ KHOAN XỨ QUẢNG

 

TRUNG NHÂN

 

Huế có điệu hò mái đẩy não nùng. Bình Định có nói vè buồn thê thảm, Quảng Nam có điệu hát hò khoan dí dỏm, dễ thương.

Hò mái đẩy, hay nói vè, thường thường đã có câu hát sản, người hát chỉ cần giọng tốt thuộc bài bản là có thể hát hò được. Trái lại, điệu hát hò khoan Quảng Nam, là lối hát "kiến tại", câu hát xướng hay đối, phải do mình đặt ra và hát lên ngay tại hiện trường, do đó người hát phải sáng dạ, thông minh, thuộc nhiều điển tích, một đêm hát hò khoan như một thi đàn xướng họa của lớp bình dân. Cũng bởi khó khăn này, cho nên điệu hát hò khoan thất truyền, kể từ khi xứ Quảng theo vận nước lâm vào cảnh chiến tranh, những câu hát nhân nghĩa bình thường ít ai ghi nhớ, chỉ còn những câu hát dí dỏm, hoặc châm chọc độc đáo được lưu truyền trong dân gian, để hát trong cái buổi gặt lúa, giã gạo, giã vôi làm nhà v.v...

Tôi gọi là hát Hò khoan, vì sau mỗi câu hát thính giả đồng thanh hò phụ "Hố khoan, hố khoan hơi là Hò khoan", cái buổi hát có một bên nam và một bên nữ. Có khi hát nhân nghĩa, trai gái kết bạn trăm năm, diễn biến đến hồi cần ông mai hoặc bà mối, thì trong đám người nghe, có lẽ ra tay giúp đỡ đôi trai gái, hát làm mai. Cái buổi hát hò khoan sôi động không bao giờ giống nhau. Có khi hai bên trai gái hát đố, hát xạo, và cũng có lúc hát tuồng tích. Nói chung tùy theo ngẫu hứng của buổi hội ngộ. Tham dự một buổi hát hò khoan mới thấy được tài thông minh độc đáo và dễ thương của giới bình dân xứ Quảng, bởi hát hò khoan, câu hát được nghĩ ra trong một thời gian rất ngắn, người không có tài ứng biến không hát được, đối phương dứt câu hát, thính giả hò phụ "Hố khoan hơi là hò khoan", chậm lắm là một hai phút, phải hát trả lời nếu bí thì đành bỏ cuộc ra về, không thể nào để khoảng thời gian trống lặng, cái khó của điệu hát Hò khoan là vậy.

Câu hát hò khoan được truyền khẩu trong nhân gian nhưng hình như không có ai ghi chép như ca-dao tục ngữ, năm Ất Hợi sắp đến, trong mười hai con giáp năm Hợi cầm tinh con heo, bị mang tiếng xấu là dâm dật, chả thế sao có ẩn ngữ "lợn lòng". Nên ta chép lại mấy câu hát "Xạo" của điệu hát hò khoan xứ Quảng, để góp vui mùa xuân con lợn.

Thuở xưa dân chúng còn tiêu tiền kẽm, chưa có giấy bạc, đồng tiền hình tròn là vuông. Một cô gái kiêu sa cho mình như đồng tiền quý giá, hát rằng:

 

Thân em thái thể đồng tiền

Lớn thời đã sáu nhỏ nguyền đã ba

Chủ đề thông bưu quốc gia

Dân yêu quan chuộng nghĩ đà sướng chưa ?

 

Không may cho cô ta, gặp phải chàng trai ngổ ngáo ứng khẩu đáp ngay:

 

Thân anh thái thể chuổi trôn

Ăn sáu anh cũng xỏ, đã ba không từ

Đi ra mua bán đời chừ

Đồng sứt đồng mẽ anh không từ đồng mô

Nói ra thì sợ mất lòng cô

Chứ đường ngay tôi xỏ thẳng

Lẽ mô cô giận hờn

 

Đến nông nổi này thì cô gái đành ngoe nguẩy bỏ đi, không quên liếc xéo chàng trai ứng đối hợp cảnh hợp tình. Lại một cô gái không dám ví mình như đồng tiền, gặp nhau cô nàng mời ăn uống đàng hoàng, nhưng có giòng máu Hồ Xuân Hương nên cô ta hỏi rằng:

 

Chàng tới thiếp, thiếp dọn một bát mì tàu

Hai bên thịt mở trắng phau phau

Ở giữa có con tôm sú nhuộm màu ngân ta

Chàng đã rồi, chàng chẳng muốn ra

Chàng kêu bầy trẻ, pha nước trà bưng lên

 

Một chàng trai ứng khẩu hát đối:

 

Thiếp tới chàng chàng dọn một dĩa rau

Hai bên hai củ hành tàu

Ở giữa có cơn cá tràu nằm ngang

Ăn vô cho thấu bụng nàng

Thực bất tri kỹ vi mới biết biết của chàng là ngon.

 

Cái hay của câu hát đối là chữ "thấu', và câu kết đã ăn không rõ mùi vị ra sao, mà biết ngon. Một cô gái kênh kiệu hát câu hát sau đây, mà hình như từ xưa không tìm ra được câu hát đáp lể.

 

Đất em ở dựa bờ rừng

Tây qua đạt sứ lại có chừng không sai

Đất của em, một đám ngăn hai

Giữa mươn nước chảy hai bên thành bờ

Nửa đám em để một tờ đoạn ngôn

Phận chàng là cháu đích tôn

Sao không tiến tới của hồi môn em chờ?

 

Chữ chàng đứng giữa thiếp thì hai bên. Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương, ra về đối "Da trắng vổ bì bạch" không mấy ai đối cho chỉnh được so với một câu hát hò khoan sau đây, của một cô gái Quảng Nam đóng vai gái Huế, không rõ giận người tình thế nào, mà hát một câu độc đáo để, không ai đối được Kể cả chàng trai cùng các người tài cao học rộng, câu hát như sau:

 

Đất Quảng Nam rộng đà ra sức rộng

Đường ra kinh xa đã quá xa.

Anh ra làm chi mỗi tháng mỗi ra ?

Anh ra một bữa cực ta ba, bốn ngày

 

Tiếng Việt giàu ẩn ngữ và súc tích, nếu cô gái nói ra Huế thì câu hát chẳng có gì là độc, hơn nữa cô ta trách chàng ra làm cho mỗi tháng! thì điêu ngoa vô cùng

Tương truyền ở quận Đại Lộc có anh Trần Hàn xấu trai, mặt thì rổ lại thêm chột hết một mắt, nhưng anh ta hát hay nổi tiếng ở Quảng Nam, cao nhơn tắc hửu cao nhơn trị, anh xuống làng La Qua quận Điện Bàn, gặp một cô gái hát chỉ hai câu, anh không tài nào đối được, đành bỏ nghề hát tuyệt tích giang hồ, câu hát rằng:

 

Trần ai gặp lúc cơ hàn

Rổ đan mặc mốt xuống ngàn đổi khoai

 

cái chữ khó của câu hát là bốn chữ Rổ đan mặc mốt, nghĩa trắng là nghèo quá phải đan rổ tre long mốt để khoai, nghĩa đen là mặt rổ hoa mè lại đuôi một mắt (mặc mốt nói lái là một mắt)

Hát hò khoan là lối hát kiến tại, những buổi hội ngộ để hát, hai bên trai gái tự đặt câu hát, không bao giờ lặp lại câu hát cũ đã có kẻ hát rồi, những câu hát "xạo" nói trên cũng do kẻ hát người đối trong một thời điểm nào đó, nhưng tâm lý quần chúng ưa thích, những câu hát châm chọc nên truyền miệng lưu lại mai sau, còn những câu hát gái trai thì ít được lưu truyền, thông thường kẻ thấp cổ bé miệng, ưa trêu ghẹo bề trên, như hai câu hát của thân phận người đi ở mướn sau đây:

 

(Câu một)

Hồi nhỏ tôi ở với cậu với mợ

Mợ cho ăn cơm nguội

Uống nước lạnh, ngũ nhà ngoài

Đêm khuya đau bụng tôi lần tôi vô

Mợ nghe sục sạt, mợ hỏi đứa mô

Thưa rằng, đau bụng con vô kiếm gừng

Tay giang mợ rút mối giây lưng

Độc thì con giải độc, chớ kiếm gừng làm chi ?

 

(Câu hai)

Hồi nhỏ tôi ở với cậu với mợ

Cậu đã rồi cậu bỏ cậu đi

Mợ ở nhà lại ngũ như Địch Nghi

Quần áo tuộc hết giống chi cũng không còn

Thầy tớ lâu ngày thác thể bà con

Chết thì con chịu chết

Thấy đồ ngon con không từ

 

Không phải hầu hết câu hát hò khoan, là hát xạo, mà còn nhiều câu hát về tuồng cổ, về bổn phận làm trai với quốc gia, làm em với cha mẹ, như một câu hát sau đây của chàng trai từ giã người yêu tòng quân dẹp loạn:

 

Từ đất thấy, cha mẹ còn thấy

Giang sơn còn sự nghiệp vẫn còn

Nay anh cái phận làm cơn

Tình nhà nợ nước, thế không tròn em ơi

Anh nghe em than thở mấy lời

Thù nhà đây anh nguyện đội trời không chung

Kể từ ngày gây việc đao cung

Phải tuông giọt máu chảy vùng thành sông

Tu mi là phận đàn ông

Nước nhà ngộ biến ngồi trông sao đành

Chi cho bằng phụ nghĩa xả sanh

Lấy câu cốt huyết đắp thành Việt Nam

Anh lo cho em quốc sự nan kham

Thần hôn cha mẹ, lo làm nuôi con

Anh lo cho em đặng chữ vuông tròn

Cửa nhà em nương đở nước non anh phò trì

Nhân sanh tự cổ Thùy vô trỉ

Chí sỉ yến vi thế sự kỳ

Khuyên em ở lại anh đi

Miễn trả xong nợ nước sá chi mất còn

Nầy cha, nầy mẹ, nầy con

Làm thinh lổi đạo, nước còn chiến chinh

Vơi vơi bóng nguyệt trường đình

Quan hà ngàn dặm dứt tình sự ở, đi

Quyết dẹp yên một cỏi biên thùy

Tình nhà nợ nước có khi nên toàn.

 

Một câu hát, trích trong tuồng Ngủ Hổ Bình Tây, lớp Địch Thanh tạ từ Trại Ba công chúa về nước chiêu binh mãi mã trừ giặc loạn và diệt lũ gian.

 

Gió cố quốc đưa sau cho mổ

Trăng hướng lầu dục thảm lòng ta

Đã đành hai chữ quốc gia

Đạo thiếp cũng nhớ, nghĩa nhà cũng thương

Hai vai gánh nặng can thường

Tôi trung há dễ lánh đường thảo ngay

Đơn bang thiệp ở lại rày

Chàng hồi Tống quốc định ngày cử binh

May nhờ trời đất giúp linh

Trước trả thù Bàng thị, sau tỏ tình mẹ con

Còn trời còn nước còn non

Còn ta với bậu hỏi còn lại qua

Dùng dằng phép nước tình nhà

Tin thơ qua đó không lẽ mô mà làm lơ

Gắng công rày đợi, mai chờ

Trăng thanh lầu nguyệt, thấy ngọn cờ nguyên nhung