Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

ĐẤT QUẢNG QUÊ TÔI

 

NGUYỄN VĂN XUÂN

 

Quảng Nam có văn học, văn chương từ bao giờ?

Câu hỏi đó rất khó trả lời.Vì người Quảng Nam thật sự xuất hiện được biết tới là vào những thời Trần, Hồ, Lê, Mạc, trong hai vùng Điện Bàn và Thăng Hoa. Tên Quảng Nam xuất hiện để chỉ một xứ: xứ Quảng Nam bao gồm từ Thăng Hoa đến vùng nay là Bình Định, còn Điện Bàn thuộc về xứ Thuận Hóa bên kia Hải Vân.

Cho đến thời Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm ở đây mới rút Điện Bàn ra khỏi Thuận Hóa để thành Thăng Điện. Sau 1802, khi lập tỉnh mới gồm hai phủ ấy lại thành tỉnh Quảng Nam.

Khi còn là Thăng Điện, ở đây sự học chưa thật mở mang và những chức vụ lớn đều ở trong tay người Đàng Ngoài, cụ thể người Thanh Hóa, nhất là huyện Tống Sơn, các chúa chuyên về khai thác đất đai và chiến tranh nên việc học giới hạn trong mức độ nhất định, phục vụ cho công tác hành chính. “Trọng võ khinh văn”, nên chưa có nhà văn học nào quan trọng.

Tuy vậy, theo các sách do người Pháp viết để lại, bấy giờ đã có diễn tuồng. Mà muốn diễn phải có tuồng bản. Sự thật văn tuồng có thể được xem là văn học cổ nhất, nhưng không thấy lưu lại bản nào. Còn văn học dân gian thì chắc đã có từ lâu nào hò, nào vè, hò khoan, hát đố, ca dao, tục ngữ. Ví dụ những câu sau đây cho biết tình trạng Hội An khi còn nghèo:

 

Hội An bán gánh, bán lều

Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành

 

Kim Bồng là vùng cách Hội An một con sông, vùng ấy về sau chuyên về xây dựng và nghề mộc khá tinh xảo. Còn Trà Nhiêu là một đầm rộng lớn để tàu thuyền ngoại quốc vào đậu. Cửa Đà Nẵng chỉ dành cho các tàu thuyền lớn có tính cách tiền cảng. Vào thời xa xưa, chưa có tàu thuyền lớn thì chắc chắn Hội An giữ vai trò chuyên biệt, thương mãi của Quảng Nam.

Sự lớn mạnh của thương mãi và xuất nhập của tỉnh Quảng Nam (chứ không còn là xứ Quảng Nam), bắt đầu từ triều Nguyễn (thay cho chúa Nguyễn).

 

Biết bao giờ trả cho hết nợ Cao Hoàng

Đào sông Câu Nhí, đắp đàng Bông Miêu

 

Câu ca dao nói lên thực tế xa xưa đó. Dưới thời Minh Mạng, đào sông Vĩnh Điện, sông này mở khẩu từ làng Câu Nhí nên cũng mang tên ấy và rất thuận lợi tiếp nối với sông Hàn, biến nơi này thành nơi tụ hội một hải đội chuyên xuất khẩu. Với sông Vĩnh Điện, hàng hóa từ các khu vực giàu có hai bên sông Thu Bồn, nhất là đường, quế Quảng Nam, Quảng Ngãi dễ tập trung vào những kho chứa lớn ở Đà Nẵng. Đây là cuộc tranh thương lớn nhất của Việt Nam với các chủ tàu, thương gia ngoại quốc sang Đông Nam Á. Công cuộc kéo dài từ Minh Mạng sang Thiệu Trị (1847). Đắp đàng Bông Miêu là chuẩn bị cho việc khai thác vàng ở vùng này vì những mỏ vàng khác trên các núi non đã bị tiên triều (chúa Nguyễn) lấy sạch. Lúc Pháp sang lại có câu ca dao mới:

 

Bên ni Hàn ngó qua bên kia Hà Thanh

Nước xanh như tàu lá,

Bên kia Hà Thanh ngó về bên ni

Hàn phố xá nghênh ngang.

Từ ngày Tây lại cửa Hàn

Đào sông Cầu Nhí, bòn vàng Bông Miêu

Dặn lòng ai đó đừng xiêu

Ở nuôi phụ mẫu sớm chiều có nhau

 

Từ Hội An ra cửa Hàn, sao bạn lại không lên đường đi chơi đèo Hải Vân và Hải Vân Quan. Tôi thấy mấy ông nhà văn, nhà thơ, ngày trước như Nguyễn Tuân, Đoàn Phú Tứ, Lưu Trọng Lư... thỉnh thoảng vào Quảng Nam, lại rủ nhau lên đỉnh đèo uống rượu trước trời cao, biển rộng và mây trắng bay sau các lùm cây. Các du khách còn được xem lại cửa ải xưa, nơi được lập ra ngăn chặn quân địch đổ bộ vào Đà Nẵng để kéo quân ra Huế đánh kinh đô.

Tôi mời bạn đến Ngũ Hành Sơn. Thời xa xưa, trước Minh Mạng, có tên cúng cơm Non Nước trải qua nhiều thế kỷ. Cuối thế kỷ XVII, chúa Hiển Tông Nguyễn Phước Chu (1691-1725) có mời một đại sư Trung Quốc sang xứ Đàng Trong. Nhà sư đến Non Nước chơi và khi trở về có viết tập Hải Ngoại Ký Sự - Viện đại học Huế ấn hành bản dịch 1963. Ông khen cảnh đẹp, cảm hứng làm nhiều bài thơ ca tụng Tam Thai (tức Non Nước). Ông cũng trách thi nhân ta đã không biết thưởng thức cảnh đẹp, không dùng đề tài ấy để ngâm vịnh.

Khi tôi lớn lên không cần ông động viên (vì sách của ông chưa ai biết) thấy các sườn núi đã đầy ngập những thơ Hán, Nôm, dở hay, làng nhàng cũng đều có. Thường dân, danh sĩ cũng có. Những người Quảng Nam thường thích đọc hai bài (không rõ có đục vào sườn núi không) của bà Bang Nhãn và ông Thái Duy Thanh.

Bài của bà Bang Nhãn có khẩu khí chân tình:

 

Núi chen sắc đá màu phơi gấm

Chùa nực hơi hương khói lộn mây

 

Bài của Thái Duy Thanh độc đáo:

 

...Ngó lại, ngó qua năm đống đá

Tu lên, tu xuống mấy ông thầy

Lên đài Vọng Hải trông xa tít

Vào động Huyền Không ngó trống quầy

Lếu láo ngâm đưa đôi chén rượu,

Cõi trần khi cũng có tiên đây.

 

Ngũ Hành Sơn là cái tên mới đặt thời vua Minh Mạng. Đó là nơi vua Minh Mạng, Thành Thái đến xây dựng hoặc vãn cảnh. Lại có một bà công chúa đến tu. Đây là nơi người Quảng Nam rất tôn trọng, xem như “Địa linh nhân kiệt”, nơi tạo ra những nhân tài xuất chúng. Học trò thời trước thường đến vãn cảnh và trước khi ra Huế thi Hương, thi Hội vẫn có mặt ở đây để xin được phù trì. Những cảnh đẹp nào Huyền Không Động, động Chiêm Thành, nào Vọng Hải Đài, Vọng Giang Đài, nào các chùa danh tiếng, nào những bậc cấp khéo xây, huyền thoại ly kỳ về con rắn biển đã tạo nên cửa Đà Nẵng, sông Hàn rồi đẻ trứng tại đây hóa thành núi... Một thi nhân cũ tặng cho Ngũ Hành Sơn một câu thơ đầy ý nghĩa “Núi thấp hơn hết mà danh cao hơn hết” (dịch). Một số bài Đường thi chữ Hán rất hay nay vẫn lưu truyền mà theo tác giả Chương Dân thi thoại (Phan Khôi), tuyệt xướng là Thượng Thơ (Bộ Trưởng) Bùi Ân Niên.

Cũng cần nhắc để người xứ Quảng nhớ: thành phố Đà Nẵng cổ là do Minh Mạng lập ra. Ông gần như đốc công hoặc kiểm tra viên, tự tay đo sông, tự tay vẽ kiểu trên núi Ngũ Hành Sơn, dựng pháo đài; lập công cuộc xuất khẩu trước nhất với qui mô lớn bao gồm một hải đội để đấu tranh với thương gia Hoa và ngoại quốc chở hàng sang các nước Đông Nam Á và thành công. Cuộc buôn bao gồm đường cát và quế kéo dài tới cuối đời Thiệu Trị (1847) nổi lên như nét son trong lịch sử xuất khẩu Việt Nam. Đà Nẵng vào thời chúa Nguyễn rồi triều Nguyễn (thế kỷ XVII-XVIII-giữa XIX) vẫn lập cơ sở ngoại giao của triều đình giao thiệp với ngoại quốc, để người ngoại quốc khỏi dòm ngó kinh đô.

Bạn đã biết các khu vực nổi tiếng qua ca dao. Nhưng thiếu sót biết bao nếu không ngược dòng Thu Bồn, viếng xem những cảnh trí khác cũng rất nổi tiếng thời xưa - chúng ta có thể từ Hội An ngược lên. Bạn sẽ thấy, trước hết vùng nước bao la đổ về biển. Ấy là vùng Trà Nhiêu được nhắc tới trên kia. Cũng tại cái đầm vĩ đại mà chắc chắn thời Chiêm Thành lập kinh đô tại đây, nó cũng đóng vai trò Chiêm Cảng. Ngược sông Thu Bồn đến cầu Câu Lâu, nhìn qua hướng bên phải là một dải đất rộng, nơi có những làng Phú Chiêm, Thanh Chiêm vốn rút từ Chiêm của Chiêm động ra. Thanh Chiêm đã từng đóng vai trò thứ hai của xứ Đàng Trong. Nghĩa là sau Thuận Hóa, nơi của vua chúa ngự trị thì việc mở Quảng Nam (Quảng là rộng, Nam là phương Nam) trước thường được giao cho các thế tử, con của chúa quản trị. Thành phố Sài Gòn cũng phát xuất từ đây khi trấn thủ Nguyễn Phước Nguyên (chúa Sãi) gả một công nữ cho vua Miên để gây tình thông gia, sau đó lấy xứ Prei Nokor (Sài Gòn) làm sở thu thuế, rồi đến cháu nội - ông Nguyễn Phước Tần - cũng là trấn thủ Quảng Nam, đưa đạo quân đông đảo người Minh tị nạn (sau khi Mãn Thanh chiếm Trung Quốc) vào Nam cùng trong thế kỷ XVII.

Lại ngược sông nữa, bạn sẽ gặp một vùng gọi là Gò Nổi. Đây là vùng trù phú nổi tiếng về ngành dệt các mặt hàng vải, tơ lụa. Cũng vì có tơ lụa nên có những ruộng dâu xanh ngát. Các cô con gái làm nghề tầm tang quen ở trong bóng mát nên có tiếng xinh đẹp nhất (nhưng cũng có thuyết cho là mặt rỗ chằng chịt?) Phải chăng là một cô gái hái dâu sau là Đoàn Quí Phi rồi đến triều Nguyễn (sau 1802) truy tặng Hiếu Chiêu Hoàng Hậu?

Thời mới lập cơ đồ, chúa Nguyễn còn yếu thế, phải dựa vào một thổ hào giàu có, thế lực để nương tựa. Đoàn Công Nhạn, cha của nàng là vị thổ hào ấy và vì thế, cô hái dâu đã một bước thành quý phi khi chúa thay cha nối chức lãnh đạo tối cao. Phước Tần bậc anh hùng hào kiệt, khi còn trấn thủ Quảng Nam đã đánh tan hạm đội Hòa Lan trên bể Đông, đã đặt nền móng cho việc khai thác Nam Bộ và khi giữ địa vị nguyên thủ Đàng Trong đã có công giao kết với chúa Trịnh chấm dứt chiến tranh Nam Bắc. Chưa có vị chúa nào sáng giá hơn, sau Nguyễn Hoàng.

Cũng vì có dâu xanh lúa tốt, nên Gò Nổi sản xuất biết bao danh nhân lừng lẫy trong học vấn, trong chính trị, cách mạng - Từ Hoàng Diệu đến Phạm Phú Thứ, từ Trần Cao Vân đến Phan Thành Tài. Riêng một họ Phan, về lớp sau cũng sản sinh những Phan Khôi, Phan Thanh... thú vị hơn nữa là những cô gái Bảo An xinh đẹp một thời.

Lại ngược dòng nữa, trải qua những di tích cũ - mới đây có lễ hội hằng năm ở miếu thờ bà Thu Bồn - và các địa danh nổi tiếng còn lưu lại trong thơ văn Tú Quì, một thi sĩ được Quảng Nam yêu thích.

 

Ôi thôi thôi!

Cuộc Giáng (giáng) hòa, hòa lại là bao

Miền Trung Phước, phước sau lại thế?

Cụm Cà Tang còn đó sao chàng vẫn non nguyền

Sông Thu Thủy (Thu Bồn) còn đây

Lòng thiếp nỡ quên lời biến thệ?

 

Mười địa danh nào Gành Ngô, Thác Cá, Hòn Ngang, Thác Ông, Bãi Bà... nối tiếp nhau.

Đây là một đoạn trích trong văn tế Bá Bảy (Bạn có thể xem thêm Tú Quì của Thy Hảo nxb Đà Nẵng 1993).

Cảnh đẹp Quảng Nam mà quên “Hòn Kẽm Đá Dừng” cũng như quên “Mỹ Sơn Thánh Địa” của Chiêm Thành thì phải nói là chưa đủ đấy!

Nhất là quần Tháp và các di vật lưu lại ở vùng thung lũng dưới sự chứng kiến đời đời của ngọn núi Quắp độc đáo mang tính thiêng liêng khó hiểu. Có đến Mỹ Sơn bạn mới có sự thông cảm sâu sắc hơn với cổ viện, không đồ sộ nhưng danh tiếng lớn. Một thi sĩ xưa vịnh câu này và Huỳnh Thúc Kháng coi là tuyệt hay “Núi thấp nhất nhưng danh vọng cao nhất” như đã nói, ta cũng có thể gán câu đó cho cổ viện Chàm nhưng phải đặt vị trí trong Đông Nam Á chứ không phải riêng Việt Nam.

Nói tới Quảng Nam, người ta hay nhắc chuyện học. Người Quảng Nam cũng tự tin, tự hào về mặt này, nhất là đối với xứ Đàng Trong (bên này sông Gianh).

Họ lại cũng hay nhắc về “ngũ phụng tề phi”. Tôi nhớ trước kia, các sinh viên Quảng Nam có đề nghị tôi phát biểu về sự kiện này. Tôi cũng cho điều đó là điều đáng quan tâm qua những kỳ thi Hội, thi Đình ở một vài tỉnh. Ba tiến sĩ, hai phó bảng cùng đỗ một khoa thi thì cũng đúng là “'năm con phượng cùng bay”. Nhưng trong việc học, bằng cấp cao đến đâu cũng chỉ đánh dấu sự khởi đầu... Điều quan trọng nhất của việc học hành, chính là đậu để làm gì? Để lập nghiệp. Năm nhà đại khoa đó có sự nghiệp chính trị, văn hóa, học thuật nào? Tôi không thấy. Vậy ta nên coi đó là giai thoại giúp cho các bạn trẻ phấn chấn hơn trong việc học hành. Học giỏi, đậu cao, phụng sự đất nước, có sự nghiệp xứng đáng, lưu danh là điều đáng quý, đáng trân trọng, noi gương. Song đã có “Lục phụng bất tề phi”. Phạm Phú Thứ (tiến sĩ), Phan Châu Trinh, Nguyễn Duy Hiệu (phó bảng), Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng (tiến sĩ), Phạm Như Xương (Hoàng Giáp). “Lục phụng bất tề phi” mới thực sự nêu gương cho người Quảng Nam và Việt Nam để tuổi trẻ biết thế nào là học và hành, bây giờ và cả trường kỳ lịch sử. Ví dụ như Phạm Phú Thứ, đỗ song nguyên (cử nhân, tiến sĩ đầu) khi sang Pháp chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đã chuyên tâm viết bộ Du Ký lừng lẫy (Tây hành nhật ký) đến nay còn giá trị đối với lịch sử trong nước và thế giới. Vậy mà lúc về, không quên mang theo về cái xe đạp nước kéo bằng trâu theo kiểu mẫu Ai Cập, gọi là xe trâu. Phan Châu Trinh khi ở Côn Đảo là tay câu cá giỏi, sang Pháp là “xếp” một loại câu lạc bộ câu cá và kiếm sống bằng nghề thợ ảnh đồng thời là tác giả bao nhiêu bộ sách chính trị vang động giới chính trị Paris (Việt và Pháp). Trần Quý Cáp chuyên nghề bút canh (Cày ruộng bằng bút) là thầy đồ tiếng tăm, cả các tỉnh Nam ra học và nhờ đó ông mới hướng đạo được cuộc Nam du của ba chí sĩ (Phan, Huỳnh và Trần) đã là bậc giáo thọ tử vì đạo. Ông là nhà hùng văn và hùng biện. Huỳnh Thúc Kháng (cũng song nguyên) là người học trò nức tiếng thuở trẻ. Khi đi tù Côn Đảo, ông học làm đồi mồi và quản lý sở buôn. Ông trở về đất liền trên tay có bộ từ điển Pháp Việt mà người ta bảo ông học thuộc lòng từ đầu chí cuối. Với nghề đồi mồi, ông đã thực hành và đưa các mặt hàng mỹ nghệ nữ trang đi chào để xuất khẩu sang Pháp và sau này, ông tự đứng làm quản lý cho công ty Huỳnh Thúc Kháng (nhà in) và báo Tiếng Dân - một nhà nho đặc, tự học tiếng Pháp đủ dùng, tự đứng lập công ty cổ phần tiếng tăm! Cũng cần nhắc thêm 1905, ba nhà đại khoa này đã giúp Phan Thiết lập công ty nước mắm Liên Thành đầu tiên. Học như thế mới gọi là học, và nêu cái gương học vấn cho dân, cho nước, cho duy tân (đổi mới) cho tương lai. Lục phụng này mới thật là phụng hoàng không thẹn cùng nhật nguyệt.

Chuyện học của Quảng Nam dài dài. Chúng ta còn trở lại.

Còn không học, đúng ra không có bằng cấp, không thèm bằng cấp thì cũng có nhiều tay cự phách: Tiểu La, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phan Thành Tài, Phan Khôi...

Nhưng thực sự không học văn, chỉ học nghề để rồi thành danh nhân thì phải nhắc tới nhiều nhân vật mà đứng đầu là Võ Diễn, chuyên ngành dệt, người Duy Xuyên. Từ 1940-1945, chưa bao giờ vùng quê Quảng Nam (Điện Bàn, Duy Xuyên) ồn ào náo nhiệt và thịnh vượng bằng thời này. Nhân chiến tranh, việc mậu dịch với nước ngoài bị đình đốn. Võ Diễn đã chế ra cái khung dệt kiểu mới, mặt hàng rộng đến 9 tấc, chạy bằng máy đạp, rất thuận lợi cho sản xuất. Hàng tơ lụa hàng ngày đổ vào Sài Gòn - Nam Vang không ngớt. Đời sống nhà buôn, thợ thuyền, nhà sản xuất lên cao kéo theo khá nhiều ngành nghề khác làm rung động cả Hội An, Đà Nẵng.

Sau 1954, ông vào Nam, mở ra khu Bảy Hiền hiện nay như cánh tay vươn dài của công nghệ Quảng Nam. Máy cải tiến nhiều, mặt hàng rộng trên 2 mét và dệt đủ kiểu mẫu mới đáp ứng với yêu cầu thị trường.

Vinh dự trên mọi vinh dự mà Quảng Nam đạt tới một cách kỳ diệu là sự hy sinh cho đất nước. Chỉ riêng từ 1882 đến 1926, gần như khắp miền trên lãnh thổ Việt Nam, nơi nào cũng thấy có những người con đất Quảng hy sinh vì độc lập của Tổ Quốc, tự do cho nhân dân:

1882: Hoàng Diệu tử tiết ở Hà Nội

1887: Nguyễn Duy Hiệu bị chém ở Huế

1908: Trần Quý Cáp bị chém ở Nha Trang

1916: Trần Cao Vân, Thái Phiên bị chém ở Huế

Tại Quảng Nam - Đà Nẵng là Phan Thanh Tài và các đồng chí.

1926: Phan Châu Trinh từ Pháp về đã mở lại phong trào Duy Tân, kiệt lực, chết tại Sài Gòn. Cái chết của ông là Quốc Tang, đặc biệt do nhân dân, tái diễn trang sử mới cho tư trào Dân Quyền và Duy Tân.

“Đất Quảng quê tôi” còn nhiều điều để nói, với tính đặc thù của nó, hầu góp phần vào kho tàng văn hóa nước nhà.