Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

ĐẤT NHA TRANG

 

 

 

Khánh Hòa, Nha Trang là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, có quần đảo Trường Sa nằm ở điểm cực Đông Việt Nam, nơi nhận được ánh sáng ban mai sớm nhất nước, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận.

- Diện tích: 5.257 km2.

- Dân số (2004): 1.061.262 người.

- Tỉnh lỵ: thành phố Nha Trang.

- Các huyện: Thị xã Cam Ranh, Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa.

- Dân tộc: Việt (Kinh), Ragiai, Êđê, Giẻ Triêng, Chăm...

Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, có quần đảo Trường Sa nằm ở điểm cực Đông Việt Nam, nơi nhận được ánh sáng ban mai sớm nhất nước, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận. Địa hình Khánh Hòa thấp dần từ Tây sang Đông với những dang núi, đồi, đồng bằng, ven biển và hải đảo. Hai sông lớn nhất chảy qua tỉnh là sông Cái (đổ ra tại biển Nha Trang) và sông Dinh.

Bờ biển Khánh Hòa dài 200 km (125 miles), với trên 200 đảo lớn nhỏ. Trong đó huyện đảo Trường Sa quy tụ trên 100 đảo. Tỉnh có nhiều hải sản quý, đặc biệt là yến sào, sản lượng hàng năm trên 2,5 tấn. Khánh Hòa có 5 suối nước nóng với trữ lượng hàng triệu mét khối, có tác dụng chữa bệnh và khai thác nước uống.

Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm 26,5o C. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.200 mm (47 in).

Khánh Hòa có nhiều cảng biển, trong đó có cảng Cam Ranh thuộc vào loại cảng biển tốt nhất thếgiới, có sân bay Nha Trang, sân bay Cam Ranh tiện lợi cho du khách đến Khánh Hòa. Nằm trên trục giao thông quan trọng quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt nối Khánh Hòa với các tỉnh miền Nam và miền Bắc quốc lộ 26 nối Khánh Hòa với Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên. Là tỉnh có cơ sở hạ tầng khá hơn nhiều địa phương trong vùng Nam Trung bộ, trong những năm 90, kinh tế Khánh Hòa có tốc độ phát triển nhanh so với nhiều tỉnh trong cả nước. Sản xuất nông - công nghiệp phát triển tương đối toàn diện, phong trào nuôi tôm phát triển mạnh cùng với đánh bắt cá ngoài khơi. Khánh Hòa có nhiều tài nguyên, trong đó chủ yếu là lâm sản (gỗ, kỳ nam, trầm hương), hải sản (cá, tôm...) và đặc biệt là yến sào.

Thành phố biển Nha Trang, một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với bãi tắm dài 7 km (4 miles), cùng hàng chục di tích, chùa chiền và nhiều phong cảnh đẹp. Vịnh Văn Phong, một di tích biển lý tưởng trong tương lai, hiện đang được nghiên cứu và quy hoạch. Ngoài ra hàng chục bãi tắm đẹp như Đại Lãnh, Dốc Lết,... cũng là tiềm năng du lịch to lớn của Khánh Hòa.

 

Thắng Cảnh

 

Hòn Chồng: Ở ngay thành phố, lại có thể vừa leo núi, vừa ngắm cảnh biển và nghỉ ngơi, Hòn Chồng có thể thỏa mãn yêu cầu này của bạn. Đó là hai khóm đá lớn: một nằm trên bờ, một dưới biển, nếu gọi tách là Hòn Chồng và Hòn Vợ.

                                   

Khu vực Hòn Chồng là một quần thể những khối đá lớn, nhỏ nhiều tầng, nhiều lớp với những hình thù kỳ dị xếp chồng lên nhau chạy từ bờ cao xuống biển như có một bàn tay khổng lồ nào sắp đặt, tạo dựng trong một trò chơi xếp hình tinh nghịch. Có những khối đá rất lớn trên những khối đá nhỏ hơn, trông rất chênh vênh, hờ hững. Lạ nhất là trên một khối đá lớn như một ngôi nhà tầng nằm trên mỏm cao nhất, mặt tương đối bằng phẳng hướng ra biển có in dấu một bàn tay khổng lồ hằn sâu trong đá, như thuở mới tạo sơn, đã có một bàn tay khổng lồ nào bấu vịn vào để lại dấu vết đến ngày nay. Một trong những truyền thuyết dân gian kể lại rằng: xưa có một người khổng lồ đến xứ này ngoạn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm, ông dừng lại say sưa ngắm, vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi mạnh đến nỗi cả sườn núi sụp đổ, đá văn xuống hằn vết tay ông rành rành ra đó. Dấu chân trượt ngã cũng với đủ năm ngón lún vào đá thì còn để lại dấu tích ở Suối Tiên.

Viện Hải Dương Học: Được thành lập năm 1923, là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu biển nhiệt đới ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Viện nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi kề ngay cảng Cầu Đá, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6 km về hướng Đông Nam. Đến thăm Viện, du khách sẽ được tận mắt xem Bảo tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong các bể kính. Nơi đây có cả bộ xương cá voi khổng lồ dài tới gần 26 m, cao 3 m với 48 đốt sống được phục chế đầy đủ phục vụ nghiên cứu khoa học, khách tham quan.

Hồ Cá Trí Nguyên: Nằm trên đảo Bồng Nguyên, còn gọi là Hòn Miễu, cách cảng Cầu Đá chưa đầy nửa giờ thuyền máy. Hồ cá Trí Nguyên được xây dựng từ năm 1971 do sáng kiến độc đáo của người dân vùng biển yêu thiên nhiên. Hồ cá là một vùng hồ trên biển được ngăn lại bằng hệ thống kè đá. Với hàng trăm loại sinh vật biển quí hiếm và đẹp mắt được nuôi thả ở đây, hồ cá như một bảo tàng sống về biển.

Giữa hồ có nhà thủy tạ xinh xắn, thoáng mát làm nơi nghỉ ngơi, giải trí, phục vụ ăn uống cho khách đến tham quan. Du khách dạo quanh hồ có thể ngắm từng đàn cá và các loại sinh vật biển với đủ màu sắc rực rỡ bơi lội dưới làn nước trong xanh. Trên đảo Hòn Miễu còn có khu thủy cung Trí Nguyên được xây dựng theo mô hình một con tàu hóa thạch dài 60 m, cao 30 m là một nơi giới thiệu thế giới thủy cung. Ngoài ra trên đảo còn có Bãi Sạn là một bãi tắm được nhiều người ưa thích.

Bãi Trũ: Nằm trên đảo Hòn Tre, ngay trước mặt thành phố Nha Trang. Từ trong đất liền nhìn ra núi Hòn Tre (nay còn gọi là Đàm Mông, Hòn Lớn), đứng sừng sững như hình con cá sấu khổng lồ đang bò xuống biển, ít ai có thể hình dung nơi đây lại có một bãi tắm thiên nhiên đẹp, tinh khiết và nên thơ như thế. Từ cảng Cầu Đá đi thuyền máy ra Bãi Trũ mất khoảng 15 phút. Đó là những bãi tắm lý tưởng, có thể làm hài lòng những người khó tính nhất và khiến cả những người từng hiểu biết nhiều về biển và bờ biển phải ngạc nhiên vì vẻ đẹp thuần phác quyến rũ, phóng khoáng và êm đềm, đặc biệt là độ tinh khiết của nước biển, bờ cát và cả môi trường xung quanh.

Cát ở đây trắng và mịn lạ lùng, dưới làn nước trong xanh có thể nhìn thấu đến tận đáy, bờ cát thoai thoải dần khi ra xa. Bãi tắm trên đảo, ít khi có sóng lớn vì hướng về phía đất liền. Phía sau là núi Hòn Tre như bức tường thành sừng sững ngăn sóng gió đại dương. Phía trong bãi tắm là sườn núi rợp bóng cây, khách có thể vừa tắm vừa đi dạo trên bờ cát, lượm vỏ ốc, vỏ sò, đi câu hay lặn hụp săn tôm, mực hoặc nghỉ ngơi dưới những bóng cây xanh mát rượi ven núi và có cảm giác như vừa gần kề với đại dương, lại như đang đứng trước một cửa rừng.

 

Kinh Tế

 

Dân cư Khánh Hòa tập trung ở các miền đồng bằng, dọc theo bờ biển, làm nghề nông và nghề đánh cá. Ngoài ra còn có đồng bào Thượng thuộc các sắc tộc Rhadé, Roglai, Tring (nhôm Ko Ho), M'dur sinh sống ở các quận và vùng cao nguyên. Dân chúng theo đạo Phật, Thiên Chúa và thờ phụng Tổ Tiên.

Nông sản chính là lúa (lúa gòn trắng, ba thóc...) và một số hoa màu phụ. Ngoài ra, dân ta còn trồng các cây kỹ nghệ như dừa, mía, thuốc lá và cao su là những nguồn lợi đáng kể của tỉnh. Các loại cây ăn trái như xoài, chuối, mãêng cầu, cam, thanh long, vú sữa, dứa... được trồng khắp nơi trong tỉnh. Quận Ninh Hòa làm nem nổi tiếng.

Nghề đánh cá và nuôi cá rất phát đạt trước năm 1975. Bờ biển Khánh Hòa có nhiều đầm, vũng, lại không có đá ngầm, nên rất thuận lợi cho nghề đánh cá. Biển có nhiều loại cá ngon như cá thu, cá chim, cá hồng, cá ngừ, và nhiều hải sản đặc biệt khác là tôm hùm, tôm he, hài sám, mực, sò huyết, rong biển. Khánh Hòa có một đặc sản rất giá trị là yến sào, thu hoạch nhiều ở hòn Dung, hòn Khói, hòn Chà Là, hòn Yến, hòn Nội, hòn Ngoại, hòn Mun, hòn Hổ,...

Ngoài những sản phẩm kể trên, nền kinh tế và thương mại của Khánh Hòa còn có một số ngành nghề khác như làm nước mắm, dùng đá vôi để chế phân bón, sản xuất muối. Nhưng đáng kể hơn cả là cát trắng vùng Thủy Triều, Cam Ranh. Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà địa chất Tây Phương và Á Châu, cát ở Thủy Triều có phẩm chất tốt nhất thếgiới: 99.99% là silicon tinh chất, được dùng để chế biến thành thủy tinh và các dụng cụ điện tử.

 

Lịch Sử

 

Đất Khánh Hòa xưa thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Sau bị Tần, Hán và Chiêm Thành chiếm. Chiêm Thành gọi vùng này là Kauthana.

Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn bành trướng lãnh thổ phía Nam. Năm 1653, vua Chiêm Thành là Bà Thấm đem quân quấy nhiễu Phú Yên, bị chúa Nguyễn Phúc Tần đánh bại và phải rút về phương Nam. Chúa Nguyễn lấy sông Phan Lang làm ranh giới và chia vùng đất mới là Thái Khang và Diên Ninh. Năm 1690, thời chúa Nguyễn Phúc Toàn, Thái Khang đổi là Bình Khang.

Năm 1742 chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi phủ Diên Ninh thành phủ Diên Khánh. Năm 1744, phủ Diên Khánh và Bình Khang gọi là dinh Bình Khang. Năm 1775, quân Tây Sơn do anh hùng Nguyễn Huệ chỉ huy đánh tan quân Tống Phú Hợp của chúa Nguyễn Phúc Thuần, chiếm lại vùng Diên Khánh, Bình Khang. Mùa Hè năm 1781, Nguyễn Ánh sai các tướng Tôn Thất Dụ, Tống Phúc Thiêm, Nguyễn Hữu Thụy, Châu Văn Tiếp đem ba vạn quân, 80 hải thuyền, ba đại chiến thuyền và ba tàu Bồ Đào Nha theo gió Nồm ra đánh Bình Khang, nhưng bị bộ binh của anh hùng Nguyễn Huệ đánh tan tành. Quân Nguyễn Ánh tháo chạy về Gia Định.

Đời Gia Long đổi dinh Bình Khang thành dinh Bình Hòa. Năm 1808, dinh này đổi thành trấn. Đến năm Minh Mạng thứ 12, trấn Bình Hòa được đổi thành tỉnh Khánh Hòa.

Thời Pháp thuộc, đồng bào Thượng tại Khánh Hòa tham gia phong trào kháng chiến rất Đông và giúp đỡ nghĩa sĩ Cần Vương thiết lập nhiều căn cứ kháng cự tại miền núi. Năm 1887, ông Gia đứng lên khởi nghĩa, lấy dãy núi Vọng Phu làm căn cứ và lập nhiều kho vũ khí trên vùng có đồng bào Thượng sinh sống.

Trước năm 1975, tỉnh Khánh Hòa có các quận Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Dương, Vĩnh Xương, Diên Khánh, Cam Lâm và thị xã Cam Ranh.

 

Di Tích

 

Tháp Bà Ponagar: Là di tích lịch sử, công trình tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của dân tộc Chăm. Tháp Ponagar thường được dùng như tên chung của khu di tích, thực ra đó là tên của ngọn tháp lớn nhất trong bốn ngọn tháp của khu di tích. Tháp nằm trên một ngọn đồi nhỏ, còn gọi là núi Tháp Bà nơi cửa sông Cái, bên quốc lộ 1A, thuộc phường Vĩnh Phước, phía Bắc thành phố Nha Trang.

Nhóm tháp Chàm được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12. Tháp Bà do vua Chăm pa là Harivácman xây dựng vào những năm 813 - 817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa: dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều hiện vật của Pháp bị mất cắp. Khu di tích được xây dựng trên hai mặt bằng. Mặt bằng thứ nhất lát gạch, có 14 trụ và các bậc liên tiếp. Trên mặt bằng thứ hai có một cụm gồm bốn tháp bố trí hình thước thợ.

Cả 4 tháp được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, đâu đó thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Ponagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử...

Tháp chính thờ thần Ponagar, vợ của thần Siva, tượng trưng cho sắc đẹp, ca vũ và sáng tạo nên cung điện, lúa ngô, các loại gỗ quý. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá đề. Đó là kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay chỉ còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt. Rải rác quanh di tích còn có một số tượng người, tượng thú...

Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca theo truyền thuyết là con trai thần Siva. Hàng năm nhân dân đến lễ bái rất đông. Đứng trên đồi tháp nhìn ra xung quanh, phong cảnh rất nên thơ. Dưới chân đồi có dòng sông Cái tấp nập tàu thuyền qua lại. Cạnh đó là xóm Cồn nhà cửa chen chúc, xóm Bóng với phố xá, chùa chiền...

Thành Cổ Diên Khánh: Thành cổ Diên Khánh là một trong những di tích lịch sử, văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng, nằm cách Nha Trang 10 km ( miles), bên phải quốc lộ 1. Năm 1793, sau khi Nguyễn Huệ mất, nhà Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh cùng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân tiến đánh Diên Khánh. Sau khi đẩy lùi được nghĩa quân Tây Sơn, thấy nơi đây là địa bàn chiến lược quan trọng lâu dài, Nguyễn Ánh quyết xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc, một vành đai phòng ngự kiên cố từ xa.

Thành Diên Khánh là một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ 17, 18 ở Tây Âu. Thành chiếm diện tích khoảng 36.000 m2. Tường thành hình lục giác nhưng không đều nhau, dài 2.693 m ( ft) đắp bằng đất. Trên mỗi cạnh, tường thành lại chia thành nhiều đoạn nhỏ, uốn lượn, nên các góc thành không nhô hẳn ra mà vẫn đảm bảo quan sát được hai bên. Tường thành cao khoảng 3,5 m ( ft). Mặt ngoài tường thành gần như dựng đứng, mặt trong có độ thoải và được đắp thành hai bậc, tạo đường vận chuyển thuận lợi ven thành. Bên ngoài thành có hào nước sâu từ 3 đến 5 m bao quanh. Khi xây dựng xong, thành Diên Khánh có 6 cửa ở 6 cạnh tường thành, nay chỉ còn lại 4 cửa: Đông, Tây, Tiền (Nam), Hậu (Bắc).

 

Năm 1823 cửa Tả và cửa Hữu đã bị lấp, tới nay không còn dấu vết gì. Nay chỉ hai cổng Đông và Tây gần như nguyên vẹn. Theo các tư liệu cũ, bên trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh ám sát, nhà kho. Khi xây xong, thành Diên Khánh do Hoàng tử Cảnh và Bá Đa Lộc chỉ huy trấn giữ. Thành Diên Khánh cũng có thời kỳ trở thành Tổng hành dinh của nghĩa quân Cần Vương - Khánh Hòa trong những ngày đầu chống Pháp.

 

Lễ Hội

 

Lễ Hội Cá Voi: Lễ hội này gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu vua Gia Long trên biển. Hàng năm ở Khánh Hòa tổ chức lễ hội để tỏ lòng kính trọng cá voi. Nghi lễ cúng như lễ tế đình. Trong lễ có hát bả trạo khi kết thúc và sau đó là hội hát chầu.

Lễ Hội Tháp Bà: Được tổ chức vào ngày 20 đến 23/3 âm lịch hàng năm tại khu di tích Tháp Ponagar - thành phố Nha Trang. Đây là lễ hội lớn nhất trong khu vức để tưởng niệm nữ thần Mẹ Xứ Sở (phiên âm tiếng Chăm là Po Ino Nogar). Theo truyền thuyết, bà Mẹ Xứ Sở là người có công tạo lập xứ sở, duy trì nòi giống, tìm ra cây lúa, dạy dân trồng trọt...

Nghi lễ có hai phần chính: Lễ Thay Y (ngày 20/3): tháo bỏ xiêm y, mũ miện cũ, tắm rửa tượng nữ thần bằng nước lá thơm và thay xiêm y, mũ miện mới. Lễ cầu cúng (ngày 23/3) được tiến hành rất tôn nghiêm ca ngợi công đức Bà Mẹ Xứ Sở và cầu mong cho dân sống yên bình, ấm no và hạnh phúc. Sau phần lễ là phần hội. Phần hội chủ yếu là múa bóng (điệu múa có động tác uốn éo, ưỡn hông như các vũ nữ Chămpa có ở phù điêu tại khu di tích Tháp bà), múa dâng bông và hát bộ diễn các tích tuồng cổ trước ngôi đền chính. Trước đây trong hội còn có các cuộc đua thuyền thúng dưới chân tháp.

Lễ hội Tháp Bà không chỉ thu hút Đông đảo bà con người Việt, người Chăm ở Nha Trang, Khánh Hòa mà nhiều người ở khắp nơi trong nước cũng nô nức kéo về dự hội.

Lễ Hội Am Chúa: Tổ chức vào ngày 22/4 âm lịch để tưởng niệm nữ thần Thiên Y A Na được nhân dân trong vùng tôn sùng là Bà Chúa, bà mẹ của xứ sở tại Am Chúa, nơi thờ nữ thần Ponagar (Thiên Y A Na) trên sườn núi Đại An (núi Chúa), thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh. Theo truyền thuyết, đây là nơi nữ thần giáng trần, sống thời thơ ấu với hai vợ chồng tiều phu già. Nơi đây có miếu thờ và tượng Bà. Lễ hội gồm hai phần, phần lễ và phần hội. Sau lễ cầu cúng tôn nghiêm theo nghi thức cổ truyền là điệu múa dâng bông, vãn Bà, các điệu múa gắn với truyền thuyết và sự tích Thiên Y A Na.

Đàn Đá Khánh Sơn: Khánh Sơn là một huyện miền núi của Khánh Hòa, từ lâu từng được biết đến như một vùng đất của cổ tích, huyền thoại, với nhiều chiến công hiển hách qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Từ năm 1979, tại Khánh Sơn đã phát hiện ra những bộ đàn đá, một loại nhạc cụ vào loại cổ xưa nhất của loài người (bộ đàn đá đầu tiên trên thế giới được ông kỹ sư người Pháp G.Condominas phát hiện năm 1949 tại Tây Nguyên - Việt Nam). Tại đây, người ta còn phát hiện ra những dấu hiệu chế tác đàn đá tại chỗ, chứng tỏ những cư dân từ xưa ở nơi này - dân tộc Rắclây - là những người chủ thực sự của những bộ đàn đá.(VS)

 

(Viễn Xứ)