Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

ĐẬP QUA BỐI. BỒ MÚT CỘT.

LỘT VÔ TỘI.

 

TRƯƠNG QUANG

 

Tiêu đề trên đây là ba tình trạng khẩn cấp mang tính đặc thù tại nơi tôi đã được sinh ra cho đến lúc khôn lớn. Nơi ấy mãi gắn bó với tôi trên cõi đời này cho dù tôi đang ở một nơi nào khác.

Từ thuở ấu thơ, sau khi tôi biết họ tên của mình, là biết đến tên làng nước của tôi qua lời văn tế dõng dạc do ông hương văn Thái xướng đọc giữa hội đình làng: "Việt Nam quốc. Quảng Ngãi tỉnh. Đức Phổ huyện. Phổ Tri tổng. Hải Môn đông an thôn..." Thôn Hải Môn, như tên gọi là một làng ở ngay trước cửa biển Mỹ Á, nằm cuối đường tỉnh lộ 120, dài chừng 5 cây số, chạy từ huyện đường Đức Phổ ngay tại quốc lộ 1, về chợ Cây Chay và thắng cảnh Bến Vạn ở đầu thôn. Con đường cái quan ấy dẫn tôi vào đời với những buổi chiều tan học từ trường huyện về qua thôn Tân Tự, thường bị trẻ mục đồng ở đây chế nhạo:

 

Học trò, học trỏ. học tro,

Học đôi ba chữ rồi lo vét nồi.

 

Đám trẻ chăn trâu thôn Hải Môn bênh vực cho tôi, réo lên lời bêu diễu đáp lại:

 

Hải Môn ăn cá bỏ đầu.

Tân Tự lượm được xỏ xâu xách về

 

Lũ nhóc của hai thôn đã thế, đến bầy trâu của hai thôn này cũng gầm ghè nhau: một khi trâu thôn này lội sang ăn ở đồng ruộng dọc thôn kia thì thế nào cũng xảy ra trận đọ sừng kịch liệt (lũ nhóc lại reo hò cổ vũ trâu "ruột",) cho đến khi hai đàn trâu trở về đôi bờ ranh giới sông Rớ, mới dừng lại nghé... ngọ Các cụ xem phong thủy luận rằng: do đình làng của hai thôn đối mặt với nhau. Cho đến năm 1945, Việt Minh đạp đổ thần vị, lấy đình chùa làm nhà giam và lớp học bình dân, gộp sáu thôn kể cả Tân Tự và Hải Môn thành xã Phổ Minh, khi ấy sự phân biệt bỉ thử mới rút vào tiềm thức và mỗi khi có sự tranh giành quyền lợi hay chức vị, lại bột phát.

Óc địa phương hình như là tính bẩm sinh của người dân thôn tôi - nói hẹp - cũng có thể là của tỉnh Quảng Ngãi - nói rộng - một cách tư duy không nên khuyến khích; nhưng oái oăm thay nó chế trừ được sự vong bản, và trở thành điều nên có của một dân tộc dang lưu lạc bốn phương như chúng ta hôm nay.

 

Đập Quá Bối

Thôn ấp tôi đứng trên đầu sóng ngọn gió. Mùa Đông, gió bấc từ cửa Mỹ Á lồng lộng thổi thốc vào. Gió mưa hợp lực với nước thủy triều dâng cao vào các ngày đầu và giữa tháng âm lịch, lắm khi phá vỡ đê bờ Bàu, nước mặn rộng xa trên những cánh đồng lúa con gái đương xanh mơn mởn, liền bị héo úa. Mùa xuân, hạ và thu, con đập Rớ ngăn dòng sông như một chiến lũy kiên cố, chận đứng triều nước mặn dưới chân đập. Phía trên đập lả hồ nước ngọt mênh mông, chia nước ra các mương cái, dẫn đến đập Vực Lách, rồi tỏa ra như đọng mạch, nuôi đồng ruộng phì nhiêu ba mùa trĩu hạt.

Những ngày đắp đập, tiếng phèng la giục giã lúc gà mới trở canh, điều hộ lểnh mểnh gồng gánh và lừa trâu bò đi làm cho đủ số công do sở bộ qui điều ấn định trên diện tích ruộng nhà. Đây là hoạt cảnh đồng quê vô cùng linh động, trên bờ dưới sông những người là người, tùy sức tùy tài, ai vào việc nấy. Từng hàng trâu ở cánh tây, từng hàng bò ở cánh đông, đương gò lưng kéo chiếc bừa xốc vun cát giữa dòng sông thành vồng. Các tráng đinh nhanh nhẹn , tay đưa cây nạng chĩa ba, bên tung bên hứng, dồi từng bó độn kềnh càng theo đường dây chuyền ra mặt đập. Nhiều nông phu lực lưỡng đu mình lắc những cây nọc dài nguyên cả cây tre, xuyên qua nhiều lớp độn, cắm sâu xuống lòng sông, cuối cùng mới cất vồ lớn hơn thân người, giáng xuống đầu nọc từng vố nặng nghìn cây. Đến những tay "đi cống" phải có kỹ thuật thượng thừa do tiền nhân truyền dạy mới đi nổi hàng độn hàng nọc nơi cống thoát nước chỉ công 10 m giữa mặt đập? chịu nổi thác nước xối ầm ầm từ độ cao 5 m, xoáy thành vực sâu cuồn cuồn dưới chân đập. Nhanh nhẹn, thoăn thoát, nói cười rôn rả là những tốp con gái gánh đôi ký trẹt như con đỉa, đưa cát từ lòng sông lên bờ đập trên cao. Nước triều xuống kiệt, cồn cát giữa sông rộng hơn ra, mấy ông lão thu mình trong áo tơi che gió, mấy cậu choai choai đứng chống cuốc tán dóc, phì phà khói thuốc, khiến người khác phải nhắc khéo: "Xem chừng mối ăn cán cuốc."

In đậm nét nhất trong ký ức tôi là ông Cai yểu Lương Kim Đảnh, lúc nào cũng áo vạt hò, quần lưng vận ngắn cũn cỡn ngang đầu gối. lại bỏ thắt lưng lá tọa lòa xòa. Ông điều hành công việc đắp đập nhuẫn nhuyễn như một nhạc trưởng trước dàn đại hòa tấu.

Bao nhiêu lùm bụi chà-chươm trong xóm quê và gai rô quít trên núi Sầu Đông đã gói ghém thành núi độn nằm yên ngoài đập Rớ, thôn tôi trở nên quang đãng hơn nhiều hoa tươi, nhiều xe máy trong dịp đón Xuân về. Trong lúc ấy ban yển suốt ngày đêm canh chừng đập, kịp thời lấy công điền hộ xỡ sâu cống cho nước thoát bớt hay hàn cống để giữ nước lại. Sau ngày mưa lớn hay thình lình nước nguồn ùa về, mực nước mấp mé tràn qua mặt đập: "Đập Quá Bối", nước ruồng nâng độn lồi lên phá tung đập nhanh như giông bão, đó là đại họa. Bởi vậy, bất cứ ngày đêm, khi tiếng phèng la báo động rao truyền Đập Quá Bối, mọi điền hộ đều phải gấp rút mang chà, độn, rơm, tre chạy ôi cứu đập. Đương ăn cũng phải ném đũa, đang ngủ say hay lỡ dở "ván cờ người" cũng bật dậy, tức tốc (khẩn trương như vỡ đê, chữa lửa chạy) cứu đập:

 

Phèng la nẫu thúc phèng... phèng...

Đàn ông bận lộn quần đen đàn bà

 

Đương lúc cực kỳ nguy cấp, thôn làng náo động, lũ trẻ láu cá cũng phụ họa la lối om sòm:

 

Đập lỡ độn trôi

Phía tây độn lồi (1)

Bớ ông đặc trụ (2)

 

Mùa đông xuân, nước ruộng dồi dào là nơi sinh sản thích hợp của các loại cá tôm vốn ưa đất ấm đã có luồng nước lợ xoay qua. Một đầu hôm, đặt đó vào trỗ tháo nước, vài giờ sau nhắc lên đã có được cả thúng tôm lớn. Mùa hè - thu, ruộng thôn tôi thiếu nước, chỉ mong hứng được nước thừa từ các đập thượng nguồn xả bớt. Nhiều năm, ban yển mang tiền bán lạc túc (3) đi xin chiết nước - bên nào cũng tránh dùng tiếng mua nước, bán nước, sợ huông rất nhiêu khê, vì phải quá giang mấy đập. Có thể chiết nước từ đập Giàng , đập Đồng Đỗ, đập La Đô của nguồn Liệt Sơn, hat từ đập Quán, đập Điệu, đập Vực Bà trên sộng Trà Câu, có khi chiết nước tận đập Bến Thóc ở sông Vệ.

Bồ Mút Cột

Dân cư thôn tôi sống theo gốc rạ, chỉ xóm Tuần ở cực đông của thôn là sống theo bọt nước, có vài mươi hộ sống dựa hơi đồng, đó là cách tự trào về nông nghiệp, ngư nghiệp và thương nghiệp. Gọi tên xóm Tuần là vì nơi đây là đồn tuần duyên do viên Thủ ngư canh phòng cửa Mỹ Á dưới triều nhà Nguyên. Nơi đây cũng là vùng hợp lưu của ba dòng nước Trà Câu, Trường và Rớ, có núi Cửu và núi Ông chụm đầu ở phía đông nên cửa Mỹ Á không thể rộng hơn, nhưng tạo được cái vịnh bao la lặng sóng như "Tiểu Cam Ranh" vô cùng thuận lợi cho tàu thuyền nghỉ ngơi sau chuyến hải hành.

Thuở ấy, đoàn ghe mảnh sơn, ghe cá chuồn... đều chèo ra biển lộng từ lúc giữa khuya, nhìn vào chỉ dấu trong bờ để tìm đúng rạng, chà rồi bủa lưới. Chờ rạng đông, định được hướng mới đi khơi tít mù. Trông vào bờ, núi Cửa đến núi Giăng, núi Xương Rồng, rồi cả dãy Trường Sơn cao lớn đều chìm dần dần xuống dưới mặt nước biển. Ngư dân chất phác nhận biết được đường cong của quả đất, mới nhìn nhận quả đất tròn là ở hiện tượng ấy. Chỉ còn nổi trên mặt biển một cánh núi Chóp Vung (núi nằm trên thềm đất cao, cách hiển 7 km) có tàn cây cổ thụ như bập bềnh trên sóng, xập xòe như con công đang múa, là tửu mốc duy nhất để quay về:

 

Con công hay múa làm sao

Nó thụt đầu vào, nó xòe cánh ra

 

Người vợ ở nhà nấu cơm, giữ con và sắp sẵn quang thúng gánh cá đi bán ở chợ xa. Đã quá giờ cơm trưa mà ghe chưa về bến, nàng ngóng ra biển:

 

Trông ra ngoài biển tắp mù

Thấy ba ông đội che dù nấu cơm

Một ông xách chén đòi đơm,

Hai ông ứ hự ! Nồi cơm chưa vần !...

 

Và trên hết, chỉ có sư trông chừng lên trụ bồ núi Cửa của dân chúng trong tầm bán kính đôi mươi cây số dưới thời kháng chiến chống Pháp 1946-1954, đã là một sự kiện lịch sử. Bấy giờ chiến thuyền Pháp chiếm lĩnh hoàn toàn biển Đông. ngày đêm lăm le áp bờ đổ bộ, hoặc nã từng trận đại pháo vào nội địa. Đồng bào ta ở thế phòng thủ thụ động, hằng đêm rải người canh gác dọc biển, sẵn sàng báo động bằng mõ và phèng la. Hiệu quả nhất là dựng trên chóp đỉnh núi Cửa một trụ cao vút với hai cái bồ lớn trống rỗng quét vôi trắng để ra tín hiệu, mô phỏng kiểu truyền tin bằng phong-hỏa-đài thời Tam Quốc. Trên đỉnh cao lưng trời ấy? dài quan sát trông suốt mặt biển xa, tàu giặc đi khơi: bồ kéo lên hông chừng nửa cột, tàu đã vào lộng: bồ lên đỉnh cột; cả hai bồ đều lên mút cột: hạm đội giặc đã áp sát bờ biển.

Ban đêm thay vì cái bồ là những ngọn đèn chống bão, có hai ngọn đèn cố định làm chuẩn ở đỉnh và chân cột, hai ngọn đèn khác di động ở khoảng thấp chỉ mức đề phòng, lên khoảng cao tột là báo động đỏ. "Bồ mút cột" đặt tất cả mọi người trong nội địa vào tình trạng khẩn trương. Căn cứ theo điện thoại từ đài quan sát ở trụ bồ báo về, chính quyền gióng trống báo lệnh chuẩn bị? Nếu tàu giặc tiến vào đe dọa hơn, chiêng cồng báo động cho

dân chúng rời thôn ấp, tản cư về phía tây đến tận vùng dựa lưng Trường Sơn.

Tàu chiến Pháp đã nhiều lần bắn gãy trụ bồ, liền đó trụ bồ khác mọc lên, đồng bào ta tiếp tục trông chừng lên đỉnh núi Cửa và bồ mút cột còn là nỗi kinh hoàng. Mãi đến bây giờ, hình dung từ về người phụ nữ mang thai gần ngày ở cữ, như mang cái trống cơm trước bụng là "cái bang hát dạo" đã được thay thế bằng thành ngữ "bồ mút cột" rất ý nhị cho trạng huống đổ bộ rất gần kề .

Ông Trời đặt thôn Hải Môn vào nơi xung yếu, rồi ban cho nó cái ô dù là núi Sầu Đông. Cứ gọi là núi vì có nhiều cụm đá hoa cương tạo nên hang động lẩn khuất dưới đám lá tối trời đặc biệt là tòa đá Dương hùng vĩ cao chấm mây, còn sờ sờ đường chém của Cao Biền trảm thạch yểm huyệt. Cũng có thể gọi đó là khu rừng vì đại thụ um tùm phủ kín giải đồi cao chừng 100 m, đứng sừng sững giữa khu ruộng đồng, làm bình phong chận gió chướng từ cửa

biển thổi vào, đồng thời cung cấp cho thôn dân củi gỗ và nhiều loài cầm thú. Thuở nhỏ tôi thích xua chó vào núi Sầu Đông săn chồn, rồi cứ nhởn nhơ đi bắn chim, trèo cây ăn trái thị vãi, bứa, trâm. bòn bon... Cả trái nhãn lồng, trái quăng ngọt lịm ăn vào tươm máu lưỡi, đến trái mốc chó ép lấy dầu xức ghẻ ruồi cũng chẳng từ, dù cho nhiều khi bị ong ngựa đốt u đầu.

Bà con thôn tôi không thể lo di tản mãi mỗi khì hồ mút cột, nên chung sức đào hầm đục ruỗng núi Sầu Đông để lánh giặc ngay tại quê mình. Đường hầm rộng đủ hai người đi lại tránh nhau, chia ra nhiều ngách ngóc, xoi lên sườn núi nhiều lỗ thông hơi, nhưng chỉ trổ ra hai cửa ra vào. Trong địa đạo này chứa đủ lương khô, nước uống, dù giặc có chiếm thôn làng cũng chưa dễ liều lĩnh xông vào lục lọi trong núi.

Trong chiến dịch Navare năm 1953, quân Pháp đổ bộ chiếm thôn Hải Tân bên ven biển Mỹ á, dùng súng cối và đại liên bắn xối xả sang thôn Hải Môn, đồng thời năm chiếc phóng pháo cơ dội bom napal thiêu rụi xóm bến Vạn, dân bản thôn đã rút vào hầm trong núi Sầu Đông nên bình chân như vại. Cũng dựa thế vào núi nầy, một cậu học trò dài lưng tốn vải như tôi, cũng dám theo tổ dân

quân xông xáo cứu hỏa và mang theo lưng ba qủa lựu đạn chày chờ giặc (cũng đã dư biết cứ ba quả ném đi, nổ được một). Rất may cho tôi là giặc Pháp không điều quân vượt sông Trà Câu, chỉ dương oai rồi trở ra tàu thủy đợi ngoài biển.

 

Lột Vô Tội:

Trên đây là hai trường hợp khẩn cấp, còn một trường hợp không nên viết lại, hiềm vì chưa hội đủ ba điều theo "đúng mốt": ba chung, ba khoan, ba không... của các tay phù thủy một thời, nên cứ ghi lại đúng như câu tục ngữ; nghe qua rồi bỏ.

Số là thôn Hải Môn có ba mặt giáp sông do đó thủy sản khá nhiều, mà thủy ách cũng không ít, nên mới có lời truyền khẩu: lột vô tội. Ban ngày nhan nhản trên mặt sông chỗ này dàn rớ chỗ kia dã cào, đó đây "chài ngư tung gió bãi bình sa". Đêm tối trời, đèn măng - sông soi bắt cá trên sông Trường sông Rớ lung linh như sao, người "chạy ngời" trên sông Trà Câu gọi nhau í...ới...Ngời là đường cá chạy vẽ nên vệt sáng như sao băng trong làn nước mặn có chất lân tinh, con người đuổi theo vệt ngời chụp cá vào nôm; nhiều khi quá đà lọt tởm luống vực sâu, nên cứ gọi chừng với nhau.

Năm 1942, một chiếc thủy phi cơ mang cờ tam tài ứng đáp xuống bến đò đầu thôn, nơi có kho dầu và tiệm buôn Thanh Tân. Mấy ông tây bà đầm từ đâu đi ô-tô đến, họ cởi trần truồng tô hô bơi tấm đú đởn cạnh hai cái phao của chiếc tàu bay, trước mắt đám dân quê mùa. Từ đó đám thanh niên trong thôn làng trở nên yêu nước hơn - nói theo trực giác - thường rủ nhau đến đó lặn hụp vẫy vùng trong làn nước triều lên trong vắt.

Đến một hôm, chiếc ghe bầu của ông lái Th...từ Gia Định về bỏ neo và xuống hàng ngay tại bến Vạn. Vẫn mấy câu choai choai xuống tắm, thi nhau lặn ngang rồi lặn dọc dưới lườn ghe bầu tưởng như dưới phao của "tàu bay hạ nước". Khi lên bờ thấy thiếu một người, sao lặn mãi chẳng thấy trồi lên? Ông lái Th...liền nhảy tòm xuống sông, hụp lặn tìm kiếm, gỡ được tay nạn nhân mắc kẹt dưới bánh lái ghe bầu; vác lên đặt nằm sóng sượt, mắt đàng tròng. Người hốt hoảng la làng, người xốc ngược nạn nhân cho ói nước ra, người làm hô hấp nhân tao. Mhưng nạn nhân vẫn chưa thở dược. Bỗng ông lái Th...chạy dấn nói nhỏ vào tai một phụ nữ đi chợ về, bà ta đỏ mặt cự nự rồi bước lên đò đương rời bến. Tức thì ông lôi xểnh bà ta đến bụi cây gần đó, lột phăng quần bà ta xuống vế...Chỉ một thoáng, ông lái Th...nắm mấy sợi lông loạn xoắn ngoáy vào mũi người chết duối, bỗng nạn nhân nhảy mũi. Cái hắt hơi kỳ diệu ấy như sự kích diện vào "bougie" đã chết, trở lại nảy lửa làm cho bộ máy bất động được khởi động. Một mạng người vừa được cứu sống. Có người tò mò hỏi ông lái làm san biết được của người ta, ông thản nhiên đáp:

- Coi mặt mà bắt hình dong. Dễ ợt. My trường hộ tố mao. Dzậy đó mà.

Rồi ông phân trần ngay:

- Tui đâu có lạ ông tướng trời này. Mới bữa hôm hắn la ỏm tỏi "ghe bầu chuột khoét, bánh tét lòi nhưn" bởi tui hổng cho hắn mượn xuồng. Bữa nay hắn đưa án mạng cho tui ở tù, mà ghe tui rồi hắn cũng lôi theo hà bá với hắn. Lúc quẫn quá phải làm thế mới cứu kịp. Thôi thì tui biện bàn trầu chai rượu xin tạ lỗi.

Ông lý trưởng mới vừa chạy đến, biết rõ đầu đuôi, phán một câu xanh dờn:

- Cứu mang người đương nguy cấp có thể vượt qua phép tắc "lột vô tội"

Viết tản mạn theo ký ức, tôi muốn ghi lại vài cụm nhớ thương bồng bềnh trên biển nhớ mông mênh về quê hương ngày trước. Cho dù quê nhà hiện nay đã có nhiều thay đổi bởi chế độ chính trị phi nhân, độc tài, bởi khoa học kỹ thuật khập khiễng, tôi vẫn yêu quí dân mình nước mình qua những hình ảnh chân thật tôi đã nhận biết trước đây ở quê nhà.

 

...........................................................................................................

(l) Lúc ấy là năm 1943, quân Đức đã chiếm đóng nước Pháp, đề đầu cưỡi cổ dân tộc Pháp (phía tây độn lồi). Cũng trong thời gian này, trẻ con thường chạy theo toán lính Tây cỡi xe đạp mà réo: "đứt thắng" (Đức thắng)

(2) Tổ chức công an đặc vu (tức mật thám) của Việt Minh chuyên rình rập kể cả việc rình bắt những ai toan phá vỡ đập để ruộng triền của họ không còn bị úng thủy.

(3) "Tiền lạc" tức là tiền bản đấu gia lúa rụng (và cua cá), sau mùa gặt dược thả vịt ăn nơi đồng ruộng mà chủ trại vịt đã mua được.