Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

ĐẬP ĐỒNG CAM

 

 

PHAN LONG YÊN

 

Một trong những hệ thống dẫn thủy nhập điền lớn nhất ở Việt Nam là đập Đồng Cam. Đập nầy xây đắp chắn ngang sông Ba thuộc phạm vi làng Đồng Cam, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên nên dân chúng quen gọi là đập Đồng Cam. Đập Đồng Cam cách cửa Đà Rằng 32 cây số về hướng đông. Theo một số tài liệu ghi nhận được của tổng thanh tra kiều lộ năm 1932 thì ý định của nhà cầm quyền hồi ấy là thực hiên công trình dẫn thủy nhập điền tại tỉnh Phú Yên từ đầu năm 1889, nhưng mãi đến năm 1904 mới bắt đầu được xí nghiệp Faryard điều nghiên dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trưởng Desbos. Sau đó, vì lý do ngân sách eo hẹp nên công trình bị đình hoãn một thời gian khá dài.

Việc thực hiện công trình này có thể chia làm hai giai đoạn:

1. Thời gian tiền dự án từ 1904 đến 1923 do các kỹ sư trưởng M. Desbos, M. Faryard và Nordey đảm trách.

2. Thời gian thực hiện dự án từ năm 1923 đến 1932, đặt dưới quyền phụ trách của các kỹ sư trưởng Lefèvre, Chay PI, Vallette, De Beauchamp PII, De Fragues và Givards. Về phía Việt Nam, các cán sự đạo lộ và kỹ thuật gồm các ông Đặng Văn Khoa, Trần Văn Hàm, Hồ Văn Anh, Lê Thịnh Khanh, Phan Văn Cơ, Nguyễn Văn Bảo, Võ Trọng Hiệp và Phan Huy Giang.

Đập Đồng Cam dài 680 thước, bề mặt đập rộng 2 thước, giữa đập có cừ xả cát lòng sông thượng lưu cũng như để chặn nước lại khi mực nước mương thiếu. Hai bên đập là hai đầu mương dẫn nước về đồng được xây rất kiên cố Mỗi đầu mương có hệ thống đóng và mở nước khi cần, cũng như có hệ thống xả cát trong lòng mương ra sông, tránh cho lòng mương ngập cát choán lượng nước. Mương hữu ngạn (phía xã Hoà Phong) dài 36 cây số. Mương tả ngạn (phía xã Hoà Định) dài 32 cây số. Hệ thững tiểu câu kể cả lớn lẫn trung gồm 1 9 mương . Công trình này kéo dài 6 năm (từ 1924 đến 1929). Nước chính thức chảy về mương bên phải là ngày 10 tháng 9 năm 1930 và mương bên trái vào ngày 20 tháng 9 năm 1931.

Tổng số kinh phí dùng xây dựng hệ thống dẫn thủy đập Đồng Cam lên tới 3 triệu 650 ngàn đồng tiền Đông Dương, chưa kể các chi phí linh tinh ngoài dự tính cũng đến hàng trăm ngàn. Tổng số nhân mạng bị chết vì mìn đá, vì bất cẩn, vì bệnh tật, vì thú rừng..v.v.. lên đến cả trăm người. Đó là chưa kể hàng ngàn người bị thương tật sau khi đi làm công ích tại đập.

Lễ khánh thành đập tổ chức ngày 7 tháng 9 năm 1932, với sự hiện diện của Toàn quyền Đông Dương M.P. Pasquier.

Trước khi chưa có hệ thống dẫn thủy đập Đồng Cam, nhiều điền chủ Phú Yên đã phải đem hàng chục mẫu ruộng "cúng" cho làng vì ruộng đất "ăn nước trời" không sản xuất lúa gạo đủ để đóng thuế điền thổ, chủ nhân dễ bị ở tù và bị tịch biên gia sản. Giá ruộng đất lúc ấy rẻ mạt, một mẫu chỉ có 20 đồng bạc Đông Dương. Đến khi có nước vào ruộng. giá ruộng đất tăng vọt lên gấp năm, gấp mười lần. Giá trị thặng dư này khiến nhiều điền chủ trở nên giàu có, nhiều thế lực.

Đà Rằng là một con sông có đặc điểm về mùa mưa nước chảy như thác và dâng rất mau nên những làng mạc ven sông dễ bị ngập lụt bất ngờ. Về mùa nắng thì lòng sông rất ít nước, có nơi lội qua không sợ ướt quần đùi.

Sau khi đập hoàn thành, trên thượng lưu của đập, diện tích nước chứa được vào khoảng 12 cây số vuông. Nhờ vậy nước dùng để tưới ruộng lúc đầu được 19.000 mẫu tây. Nếu sau này có điều kiện làm đúng theo kỹ thuật hệ thống kinh đập ở Hoa kỳ để nước khỏi bị thất thoát do lòng kinh đất thấm hút khi dòng nước di chuyển thì diện tích ruộng đất được tưới có thể gia tăng lên đến 30.000 mẫu tây.

Hệ thống dẫn thủy đập Đồng Cam được bảo vệ và duy trì hết sức chu đáo Có hệ thống điện thoại từ các văn phòng sở thủy nông đến các trạm canh giữ nước tại đập và các chi nhánh cần thiết, nhất là vào mùa bão lụt vì nếu xao lãng, sơ hở không điều chỉnh kịp thời là hệ thống kinh bị vỡ ngay. Từ đầu mương đến cuối mương chính được chia ra nhiều đoạn. Mỗi đoạn có các nhân viên thủy nông phụ trách trông coi các bờ lã, các đập ngăn, phát cỏ hai bên bờ, vớt rong dưới lòng mương; ngăn cấm mọi sự di chuyển ghe thuyền trong lòng mương, cấm trâu bò thả ăn gần bờ mương, cấm mọi sự giành giật nước hay lấy trộm nước sai luật thủy nông. Do đó hệ thống dẫn thủy rất tốt. Tuy nhiên trận lụt năm Mậu Dần (1938) đã tàn phá hệ thống dẫn thủy khá nặng. Đây là trận thử thách đầu tiên với hệ thống này kể từ ngày hoàn thành. Nhờ vậy các kỹ sư đã bổ túc được nhiều khuyết điểm và hệ thống trở nên hoàn hảo hơn. Trong cuộc chẩn bần nạn nhân trận lụt khủng khiếp này, hoàng đế Bảo Đại đến thăm Phú Yên và ghé thăm đập nên dân địa phương còn gọi đập Đồng Cam là đập Bảo Đại.

Đến năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền nhân danh tự do, độc lập.

Nhân dân hồ hởi, phấn khởi; được làm chủ đất nước, lẽ dĩ nhiên là làm chủ cả hệ thống dẫn thủy đập Đồng Cam nữa. Do đó trâu bò được tự do thả ăn và uống nước, dậm đạp chài sập hai bên bờ mương. Dân muốn khai đặt lù ống ở đâu cứ việc đặt, bất chấp kỹ thuật, lợi hại. Dòng mương biến thành đường lưu thông thủy lộ cho nên lượng nước giảm hẳn, không đủ tưới. Đêm đêm các nông dân giành giựt nước, đánh nhau bể đầu chảy máu. Ai mạnh, ai có thế lực thì được hơn!

Năm 1946, cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Người Pháp biết nhược điểm của Việt Minh là kinh tế nên dốc toàn lực đánh phá mặt này. Đập Đồng Cam là mục tiêu lớn nhất. Năm 1951, một trung đoàn Pháp tù Darlac tràn xuống đánh phá và giật mìn đập này gây hư hại nặng.

Vì vậy mà lượng nước không đủ tưới, mùa màng bị thất thu rất nhiều. Dân chúng bắt đầu thiếu ăn vì phải dành lúa gạo gửi ra chiến trường. Đến năm 1952, máy bay Pháp thả bom trúng hai yết hầu của hai kênh là cầu Đồng Bò bên hữu ngạn và cầu Máng bên tả ngạn khiến hệ thống này hoàn toàn tê liệt không sử dụng được nữa. Dân chúng hồi hộp lo âu, cảnh đói khát diễn ra trước mắt.

Kỹ sư và chuyên gia thủy nông Việt Minh liền "phát huy sáng kiến":

"Thằng trời đứng lại một bên. để cho nông hội đứng lên làm trời". Họ ra lệnh toàn dân gồm nam phụ lão ấu tham gia công tác lấp sông, đào mương mới không cần cầu Đồng Bò và cầu Máng vẫn có thể dẫn nước về ruộng. Nhân dân Phú Yên đã bị tận dụng sức lao động trong công tác này vào ban đêm vì ban ngày sợ máy bay Pháp, vả lại còn phải lo tăng gia sản xuất nữa. Gần 6, 7 tháng làm việc liên tục không phút nghỉ ngơi, nhiều thiếu nữ mệt quá kiếm cách cầm đèn soi cho các thanh niên đào đất, đã bị cán bộ khiển trách: "Vót nọc mà cắm đèn vô để chi tốn hết một cô cầm đèn".

Sau khi sông đã lấp, mương mới đã đào, cán bộ và đảng rất hãnh diện; nhưng nước đâu chưa thấy vào ruộng, chỉ thấy công lao và mồ hôi nước mắt của nhân dân bị trôi tuất ra sông ra biển bởi một cơn lụt nhỏ đầu mùa!

Thế là từ năm 1952, nhân dân Tuy Hoà trải qua một nạn đói khủng khiếp. Người ta đua nhau lên rừng, tranh nhau đào khoai khai, củ nần về ăn. Người ta lặn lội dưới các ao, bàu để nhổ rau tràng, bông súng, rong non về cứu sống gia đình. Những em nhỏ, bà lão thất thểu trên đồng khô cỏ cháy tìm đào từng gốc rau má về độ nhật. Người ta đánh nhau, tranh giành từng trái sung, trái ngái; bất chấp thứ gì độn no bao tử mà không chết họ đều không từ nan! Mỉa mai thay, Phú Yên là vựa lúa của Liên khu V mà người dân đất Phú phải gánh chịu số phận đắng cay, đọa đày, đói rét vô phương cứu chữa?

Năm 1954, chính phủ quốc gia giành lại được chủ quyền đất nước từ trong tay người Pháp. Phú Yên được ưu tiên cấp ngân khoản 1 triệu 500 ngàn đồng để tu sửa hệ thống đập Đồng Cam. Năm 1956, hệ thống dẫn thủy này được điều hoà lưu lượng và đủ nước tưới ruộng đồng. Nhờ đó chẳng bao lâu sau, bộ mặt Phú Yên hoàn toàn đổi mới, dân Phú Yên trở nên giàu có, no ấm; chẳng những đủ ăn mà số lượng gạo thặng dư xuất tỉnh mỗi năm hàng chục ngàn tấn. Đập Đồng Cam đã gắn liền với vận mệnh và sự sống còn của nhân dân Phú Yên. Tốt hay xấu, nên hay hư, số phận của con đập này luôn luôn đến sự thăng trầm của người dân đất Phú.

Ngoài việc đóng một vai trò trọng yếu trong nền kinh tế Phú Yên, đập Đồng Cam còn là một thắng cảnh nổi tiếng, hấp dẫn khá nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Thật vậy, vào những ngày đầu xuân, hoa rừng tranh nhau khoe sắc, nhất là hoa mai nhuộm vàng trên khắp các đỉnh đồi. Các loại chim muông cùng nhau trối khúc nhạc rừng rộn rã, vui tươi. Những đàn bướm đủ màu sắc chập chờn như hướng dẫn bước chân du khách vào nơi thắng cảnh. Đó đây, những cây cổ thụ, những vách đá cheo leo thẳng đứng, những hang động thâm sâu bí hiểm kích thích trí tò mò, mạo hiểm. Trên mặt đập mặt nước trông xanh phẳng lặng, bao la như biển hồ. Từng đàn cá sấu hụp lặn, rình mồi bên bờ nước ven rừng trông thật hồi hộp. Du khách có thể băng qua sông, dưới mặt đập mà không phải lội nước nhờ những tảng đá nổi lô nhô giữa dòng tạo nên nhiều hình thể ngộ nghĩnh.

Giữa những khe đá, nước chảy chỗ reo róc rách, nơi nhẹ nhàng thầm lặng, có nơi ầm ầm như thác đổ. Dưới đáy khe, nhiều loài cá lội ngược chiều nước, có lúc phóng cao lên như tên bay để vượt qua bên kia bờ đập. Du khách có thể bơi lội, đùa giỡn với cá; cũng có thể câu cá lên nướng ăn hay dạo núi hái trái rừng như ổi, thi, me, sặt, xay, sim.v.v.. để thưởng thức những mùi vị thiên nhiên. Họ cũng có thể tụ tập trên lù Thừa Bị, dưới bóng mát của dãy cây chưng tế để trao đổi tâm tình trong bầu không khí trong lành, rừng mai vui đón ánh đào; Đồng Cam cá lội chim chào nước reo!

 

Chắc chắn du khách sẽ trở về với rất nhiều lưu luyến:

 

Xuân về viếng cảnh đập Đồng Cam

Bướm trắng, mai vàng quyện khói lam

Lấp lánh muôn màu khoe sắc bấc

Du dương ngàn điệu gợi tình nam

Dấu phơi bóng cũ nhiều công sức

Lưu tích người xưa ít kẻ làm

Bờ lã chia đôi dòng sữa ngọt

Mùa lên nhớ mãi đập Đồng Cam.