Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CUA ĐỒNG NẤU CANH

 

MẶC ĐÔNG

 

Trước ngõ nhà tôi là con đường kiệt, nôm na lương dân ở đó thường gọi như dzậy. Bên kia đường kiệt có dãy tre già sải tay chạy dài, xa xa là cánh đồng phù sa bát ngát ruộng lúa năm gặt hái hai mùa. Tháng ba, tháng tám, dư ăn của để. Thế nhưng, sau ngày ấy. Người em út tôi về đó ở sau lũy tre già lá mục hẩm hiu để quản lý, trông coi nhà  ‘từ đường’, có hôm buồn chi chi đó, nó gởi sang vài tấm hình làm quà tặng anh xa xứ. Trông hình, thấy ‘trõm mắt răng hô…’ nghĩ mà rướm lệ chiều lưu vong thẹn mình vô tổ quốc, xa xăm, trắng tay.

Đồng thuở năm ấy, ruộng tháng ngày xưa, tôi luôn là tay mần, mò tới chỗ cua nằm. Cua ơi là cua, ở cạn, hang sâu, chịu khó đi thọc chừng vài tiếng, nửa bữa về đầy dỏ, no bữa.

Bữa ấy, nhằm mẹ tôi đau, mệt vắng chợ xa, nên miệng bà hay than chua, đắng… Có lẽ bà thèm bát canh rau…Nhưng hổng nói ra lời để bảo con cái đi mần cho ăn.

Vì đó là tánh mẹ.

Mẹ luôn tay quản xuyến việc trong nhà, bếp núc, nội trợ. Dù là việc nhỏ đến việc lớn, bà thường thức dậy rất sớm, khi mà tiếng gà báo gáy sắp hừng đông. Thường lẽ nhà tôi là thế, cảnh sống không mấy thiếu nào biển dã, ruông đồng nương dâu, vườn tược sắn khoai, ngô bắp…rau cải, hành ngò bông dzời, khổ qua, dưa leo… hổng thiếu chi.

Nhưng từ ngày cha tôi bỏ mà đi... Mẹ tôi, túng quẫn mỗi bề, nên bà thường hay buồn rầu, suy nhược.

Vào buổi sáng ấy, nghỉ học, dụ thằng em mang dzỏ đi cùng, ra đồng giẵm ruộng nầy sang bờ mương nọ thụt hang, nắng nheo qua đọt tre trông chừng bọn con trai bắt cua, câu cá, thả lờ! Hai anh em hí ha hí hửng mỗi khi bắt được con cua, phàm cua cái thì mập, to bằng núm tay trẻ con ba bốn tuổi, có con mang bầu nhiều trứng dzàng húm, cua đực thì nho nhỏ, nhưng lại có đôi càng lớn ngóng, dương oai, nếu không là tay mò cua chuyên môn dễ bị trự kẹp ngang như chơi. Mà phàm bị cua kẹp, chỉ có trời gầm may ra trự mới nhả, bằng không thà hy sinh gãy càng, rụng ngoe thì thôi, chừ khi đã rụng càng vẫn kẹp nha nhả kềm da, liền tay, rức hổng ra, như đôi trai gái vào tuổi mới lớn hạo hực mò mẫn tới chỗ bí hiểm. Nàng ngã người thay vỏ ‘cua óp’ ra nằm dạ giữa đồng đêm trăng hô hoản đồi tràu cau sính hôn. Bằng không, quyết chí kẹp, kẹp cho bằng chết dù có rụn càng rụn cẳng ‘ngoe’đêm đen, cua chắc, không thôi.

Ca dao, tục ngữ có câu:

-chèo ghe xuống biển bắt cua, bắt cua cua kẹp, bắt rùa rùa bơi.

-đời cua cua máy, đời cáy cáy đào.

Cua đồng, tính chất là một vị thuốc biết cách dùng để trị đau, trị đòn.

Thuở ấy:

-Ông bà ngoại tôi có năm người con, ba gái, hai trai, Cậu Bảy qua đời vì sao đó, tôi còn quá nhỏ hổng biết, chỉ biết có cháu Câu có lẽ cùng tuổi tôi, con gái của Cậu Bảy, ngoài ra có Cậu Dư, Cậu có gia đình vợ con ở trông coi gia phả nhà họ Võ, Dì Ba, có chồng ra lập gia đình ở xóm sau quang. Mẹ tôi, lấy cha tôi sinh ra chín người con, bảy trai, hai gái. Nhà ở xóm dưới sau đường kiệt  Dì Sáu, có chồng về ở vem miền biển, chồng Dì cũng đi hồi nào tôi hổng biết, chỉ biết Dì tảo tần bương chải nuôi năm miệng ăn, ba gái, hai trai, về sau Dì có đứa con trai út chết biển, trông mà tôi nghiệp mẹ góa con côi. Nhưng Dì lúc nào cũng thương các cháu, nhất là tôi.

 

Có hôm, tôi làm sao đó bị trúng đòn năng bầm cả một phần nhỏ ở hông sường trái, đau nhức cả ngày, cả đêm khỏi chê, Mẹ thì đi xa, chưa dzề, trông hoài trõm mắt trông, Dì hay được ở đằng ngoãi bờ lở dòng sông cạn cửa lòi, xa luốt la lơ mà đi cuốc bộ dzề, Dì ra ruộng bắt cua đồng vô lo giã cua, quà trộn với đường đen quánh, vắt ra nước cho tôi uống, tanh ơi là tanh. Dì nói, cháu chịu khó uống, xác cua, bà đè đầu tôi nằm xuống mà đắp lên vết bầm sau lưng, một hai giờ sau thấy dịu đau… dần, rồi vết bầm kia từ từ biến mất, như phép lạ.

Từ đó tôi yêu quí Dì hơn bao giờ hết.

Dì Ba, Cậu Dư đã đi… cháu ở xa hổng hay mà về thắp nén nhang, Dì Sáu còn mà nay đã gần chín mươi, hổng biết Dì sẽ đi...khi nào! Bao nhiêu năm nay Cháu sống nơi phương trời xa rất nhớ Dì viết đôi dòng nầy như một thâm ơn, tưởng nhớ.

Sau cùng, và, trên hết là tình yêu đồng rạ, làng quê tôi một thuở nay có còn hông, những buổi:

-Bắt cua, thả lờ, câu cá là cái thú vui của tuổi thơ làng quê. Ai trong chúng ta không sống ở miền quê bao giờ. Miền quê là cái nôi sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn, bằng vào đó trưởng thành mới có tỉnh thành, phố thị. Hẳn nhiên, là vậy, nhưng buồn thay khi ra họp phố bạn, bè lai căn quên mất chính mình là người làng quê, lên mặt chảnh đời ta là dân phố thị:

-ngươi là dân nhà quê!

-thằng nhà quê…mà chảnh!

-đồ quê mùa thí bà...!

Bởi do đó có câu đời chích họng:

- Nhứt sĩ nhì nông,

- hết gạo chạy rông…

-Nhất nông rồi mới nhì sĩ...bạn ơi!

Nắng đội đầu mà đi…mò, thụt hang nầy sang lỗ nọ, khẳm dzỏ, thằng em tui mê tắm ao nãy giờ gần bên.

Tôi kêu, dục nó về.

Hổng nghe động tĩnh chi cả: -im re...

Tôi dáo dác đưa mắt kiếm khắp không gian gần, xa.. Nào tưởng nó thả hồn quê đâu đó trên đê, nương rạ bạt ngàn mây gió đi, về lê thê đó đây, là thế.

Ai ngờ nó hụp, nó lặn lia chia, nhào lên lộn xuống, tôi hoảng nó chết đuối ao sâu. Tôi quăng dzỏ cua trên bờ, bất chấp mọi việc, nhảy ào ào ra ao, lặn sâu xuống nước đục đưa đầu hốc cái đít nó lên. Hổng dè, nó la ó:

- ối a…!

- anh làm cái gì mà khi không lại nhào xuống đậu đít em thế!

- đằng trước ngực em nè... cộng bông súng nhiều ghê thấy mà ham:

- em luộng nhổ thành bó lớn quá…

- anh giúp hộ cùng em mang dzô bờ...dzề nấu canh cua đồng cho mẹ…ăn, anh ơ...!

Hú vía, tôi phụ với nó mang lên bờ, nào ngờ trước mắt có cả:-bông điên điển, rau má. Nghĩ mà thương, ai hay chê thằng út chỉ biết nghịch ngợm ham chơi.

Về tới nhà, hai anh em xăn tay lên:

-nó lặt rau, rửa ráy đâu đó sạch trơn, rồi thổi lửa bắt nồi nấu cơm, nấu canh...

Phần tôi, đem cua ra dội nước, rửa sạch đâu đó xong, phân ra cua cái, cua đực, cua óp... Một phần tách mu ‘mai’ bỏ đi, giữ lại cái ếm ‘phần dưới’ bỏ vào cái cấu đá mà giã mà dộng cho nhỏ, thật nhỏ… rồi đem xác cua giã được bỏ vào cái khăn vải tám vắt lọn lại để lấy nước cốt của cua. Và, giã đi dzã lại, vắt đi vắt lại nhiều lần để lấy hết chất cốt của cua. Xong đâu đó đổ nước cốt đó vào nồi mà nấu với cộng bông súng, bông điên điển, rau má, vài đọt lá cà chua, lá hay bông dzời, cà dĩa... Tất cả đều cắt nhỏ bỏ vào nầu mà nấu với nước cốt cua đồng.

Bữa chơm chiều được dọn ra:

- nào cơm gạo lúa mới bốc hơi nghi ngút tỏa khắp hiên nhà, chiều bên bếp hồng.

-nào nồi canh cua đồng nấu với bông súng, bông điên điển… thơm mùi ngất hương quê đồng nội, khói lam chiều lơ lửng vầng mái tranh!

Em vào mời mẹ ra ăn… cơm chiều với cua đồng nấu canh...

Anh ơi...anh...Thành, Thãi người em gái út dụi mắt:

- Mếu máo...mẹ, mẹ…

-Mẹ...đi đâu rồi...anh!