Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CÓ NHỮNG CON ĐƯỜNG

 

LÊ QUANG VẤN

 

Năm 2001, Ba tôi về thăm lại làng Quít Lâm, quận Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Đọc bài "Một Chút Ngậm Ngùi" của Ba tôi viết về những cảm nghĩ của Ba tôi sau hơn 30 năm trở về thăm nơi đã sinh ra, đã sống cả thời thơ ấu và thời hoa niên, lòng tôi bùi ngùi. Ba tôi nhắc lại những con đường làng có lũy tre xanh tỏa bóng mát, ấp ủ biết bao nhiêu mối tình trai gái của dân làng. Ba tôi cũng nhắc lại những con đường làng hồi còn nhỏ ba tôi thường trốn nhà ra đường đánh đáo, đánh bi, bắt bướm, châu chấu, chuồn chuồn...

Tôi xa quê đã lâu, nghe Ba tôi nhắc lại những kỉ niệm ngày xưa của Ba tôi ở Quít Lâm, tôi như mường tượng ra được những con đường làng ở quê tôi. Tôi chỉ sống ở quê những năm thơ ấu, rồi tôi đi biền biệt cho đến bây giờ. Vậy vẫn nhớ các con đường làng ở quê tôi, nhớ con đường từ nhà Ông Nội tôi ở Quít Lâm ra đến nhà Ông Ngoại tôi ở Đạm Thủy. Trên con đường này, tôi thường thơ thẩn dừng lại hái hoa ngũ sắc để hút mật. Bạn đã có bao giờ hút mật hoa ngũ sắc chưa?

Ôi những con đường quê êm đềm, thơ mộng, có hoa thơm cỏ dại, có ánh trăng vàng. Trong thơ Huy Cận, những con đường êm đềm như vậy là con đường tình tự, đường thơm:

 

Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm…

Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm

 

Không chỉ tả cảnh quê, đường quê, Tế Hanh còn nói thay cho con đường quê. Tôi thích bài thơ "Lời Con Đường Quê" của ông.

 

Tôi con đường nhỏ chạy lang thang

Kéo nỗi buồn thương dạo khắp làng

Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng

Hương đồng quyến rũ hát lên vang

 

Con đường quê chứng kiến baonhiêu nỗi vui buồn của người dân quê . Con đường là chứng nhân của bao nhiêu tang thương dâu bể. Con đường quê còn chia xẻ những tâm tình thầm kín, những mơ mộng êm đềm của những cô thôn nữ, của những chàng trai quê:

 

San sẻ cùng người nỗi ấm no

Khi mùa màng được, nỗi buồn lo

Khi mùa màng mất, tôi ngây cả

Với những tình quê buổi hẹn hò

 

Những nhà thơ của thế hệ thơ 1930-1945, ai cũng có những câu thơ viết về cảnh quê. Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Vũ Đình Liên, Bàng Bá Lân thường tả cảnh quê. Ngay cả Xuân Diệu được coi là "tây" cũng có những câu thơ rất quê, rất thôn dã: Hoa bưởi thơm rồi đêm đã khuya.

 

Nhưng Nguyễn Bính mới được coi là thi sĩ của nhà quê. Trong thơ Nguyễn Bính, ta sống lại cảnh quê, tình quê. Thơ ông có trầu, có cau, có hội chèo làng Đặng, có con đê đầu làng:

 

Nhà em có một giàn trầu

Nhà anh có một hàng cau liên phòng

Hoặc là :

Ai làm cả gió, đắt cau

Mấy hôm sương muối cho trầu đổ non?

 

Tình quê trong thơ Nguyễn Bính thật đằm thắm, thiết tha. Trong Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết về Nguyễn Bính:

"Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau bụi chuối là hoàn toàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta. Giá Nguyễn Bính sinh ra thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm..."

Đối với chúng ta, Nguyễn Bính đã trở thành nhà thơ của "hương đồng gió nội". Hai câu thơ của Nguyễn Bính: "Hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi ít nhiều" đã trở nên quen thuộc với những người yêu thích thơ Nguyễn Bính. Người con gái quê trong thơ Nguyễn Bính có một hôm nào đó đã đi ra tỉnh khiến cho nhà thơ, chàng trai quê buồn lòng trách móc. Lời trách móc nhẹ nhàng, như nỉ non, than thở:

 

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân ?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ?

 

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

 

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

 

Người con gái quê ấy đã đi ra tỉnh bằng con đường nào? Tôi chắc là nàng đã đi ra tỉnh bằng con đường cái quan. Hãy thử tường tượng cảnh chờ đợi của người con trai quê cái hôm người con gái đi ra tỉnh: đợi em ở mãi con đê đầu làng.

 

Người con trai đứng đợi người con gái quê ở con đê đầu làng. Để ý lời chàng nói "ở mãi con đê đầu làng". Sao lại là ở mãi? Từ trong làng, nơi nhà chàng trai, hoặc nhà cô gái ra đến con đê đầu làng có xa lắm không? Xa là bao xa chàng nói là ở tận, ở mãi con đê đầu làng? Yêu thương nhau thì có nghĩa gì chuyện xa xôi, tại sao chàng trai quê này lại nói chuyện xa gần ở đây? Người yêu đi ra tỉnh, chàng chắc có chút lo. Có thể chàng trai đứng ngồi không yên, lòng lo lắng bồn chồn, chàng mới ra tới tận con đê đầu làng để chờ. Chờ ở con đê đầu làng, chứ không đi xa hơn nữa. Ta tưởng tượng tiếp : từ con đê đầu làng, đi một đoạn đường nữa thì đến con đường cái quan. Người con gái đã lên đến ngã ba, nơi con đường làng gặp con đường cái quan, và nàng đã đi ra tỉnh trên con đường cái quan ấy. Tại sao chàng trai quê không đợi nàng ở cái ngã ba rẽ xuống làng mà lại đứng đợi ở ngay đầu làng, nơi con đê? Tại sao? Cái cảnh đợi chờ người yêu ở nơi con đê vào buổi chiều tắt nắng có vẻ thơ mộng, tình tứ hơn chăng? Tôi không nghĩ như vậy. Mà chắc chàng trai cũng không nghĩ như vậy. Vậy tại sao chàng chỉ đứng đợi người con gái ở con đê đầu làng? Chàng trai quê có lẽ không muốn đứng đợi người con gái trên con đường cái quan vì chàng nghĩ chàng là người chân quê : Thầy u mình với chúng mình chân quê - Van em em hãy giữ nguyên quê mùa. Khi muốn năn nỉ, thuyết phục người yêu giữ nguyên quê mùa, chàng trai muốn chứng tỏ cho nàng thấy là chàng lúc nào cũng quê mùa như vậy.

 Tôi nghĩ giá như người con gái không có đi ra tỉnh nàng chỉ cần đi trên con đường cái quan thôi, chắc cũng làm người trai quê buồn lòng. Có lẽ chàng trai chỉ muốn người yêu của mình mãi mãi chỉ đi lại trên những con đường làng, có hàng dâm bụt, có giậu mồng tơi, có hoa cau hoa bưởi. Nàng đi lại trên những con đường quê như vậy, chàng không có gì để mà lo âu.

 Đường làng thật ra chỉ là con đường khép kín, chỉ đưa ta đi quanh quẩn trong những lũy tre làng. Cuộc sống của dân quê cũng vậy, tất cả mọi sinh hoạt ở thôn quê đều

xảy ra bên trong lũy tre làng. Có người cả đời chẳng bao giờ đi ra khỏi làng. Được bao bọc xung quanh những con đường, những hàng cây quen thuộc, người dân quê cảm thấy yên ổn. Có nhiều cô gái quê cũng không muốn đi lấy chồng ở nơi xa . Ngày trước khi hôn nhân còn do cha mẹ định đoạt, các cô gái Đã từng nỉ non:

 

Cắc kè đẻ bọng cây cui

Cúi đầu lạy mẹ làm sai cho gần

Như thế nào mới là gần? Gần là ở cùng xóm, cùng thôn?

Dôi ta cùng ở một làng

Cùng về một ngõ vội vàng chi anh

(Nguyễn Bính)

Gần là cách nhau hai ba cánh đồng lúa?

Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa

Bữa thì em tới, bữa anh sang

(Vũ Cao)

Người ta không muốn đi xa. Không muốn xa những nơi chốn quen thuộc. Không muốn đi ra khỏi cái an toàn yên ổn bao bọc bên trong lũy tre làng. Không muốn thay đổi một nếp sống, nếp suy nghĩ đã thành nếp, đã thành tục lệ. Người ta ngại đường xa. Cô gái quê trong thơ Nguyễn Bính đã tâm sự nỗi lòng với người con trai quê:

 

Nhà em cách bốn quả đồi

Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng:

Nhà em xa cách quá chừng

Em van anh đấy, anh đừng thương em.

Còn đây là ca dao :

Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi.

Trở lại con đường cái quan. Ngày xưa gọi con đường cái là chỉ con đường lớn. Còn quan, sao gọi là quan? Có phải quan là quan lại, giống như trong chữ quan lộ . Là con đường của các quan đi lại. Ngày xưa chỉ có các quan lại mới đi từ nơi này đến nơi khác, nên mới gọi như vậy chăng? Đường cái quan là con đường thiên lý, con đường đưa đến những nơi chốn xa xôi.

Tổ tiên chúng ta ngày xưa ở miền Bắc và đi dần về phương Nam. Ban đầu chưa có con đường đi, người ta phải vượt qua đồi, qua núi, qua sông, qua suối. Đi hoài rồi thành con đường. Lúc đầu chỉ là con đường mòn, sau đó trở thành con đường đất, được gọi là con đường thiên lý. Con đường thiên lý này ngày xưa chắc là còn hoang vu lắm.

 

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Thương em anh cũng muốn vô

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.

 

Bà Huyện Thanh Quan ngày xưa đã từng đi qua con đường thiên lý này. Dừng chân tại Đèo Ngang, bà cảm tác:

 

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

 

Khi người Pháp đến, người Pháp cho trải đá, tráng nhựa con đường thiên lý này, và gọi là đường thuộc địa số 1, về sau ta gọi là đường quốc lộ số 1 . Ta vẫn thường gọi là con đường cái quan. Có lẽ tên gọi con đường cái quan chỉ có từ khi người Pháp bắt đầu mở rộng, đổ đá và trải nhựa cái  con đường thiên lý ngày xưa chăng?

 

Từ khi trải nhựa, dựng các cột dây thép, và có xe hơi chạy, con đường cái quan tượng trưng cho một cái gì hiện đại, một cái gì thuộc Tây, không giống như con đường làng, là con đường đất quen thuộc.

Hoài Thanh viết trong Thi Nhân Việt Nam:

"Một xã hội suốt mấy ngàn năm kéo dài một cuộc sống không thay đổi về hình thức cũng như tinh thần. Triều đại tuy bao lần hưng vong, giang sơn tuy bao lần đổi chủ, song mọi biến cố về chính trị ít khi ba động đến sự. sống nhân dân. Từ đời này sang đời khác, đại khái chỉ có bấy nhiêu tập tục, bấy nhiêu ý nghĩ, bấy nhiêu tin tưởng, cho đến những nỗi yêu ghét, vui buồn, cơ hồ cũng nằm trong những khuôn khổ nhất định. Thời gian ở đây đã ngưng lại và người ta chỉ sống trong không gian.

Những, nhất đán, một cơn gió mạnh, bỗng từ xa thổi đến. Cả một nền tảng xưa bị một phen điên đảo, lung lay. Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ...

Chúng ta ở nhà tây, đội mũ tây, đi giày tây, mặc áo tây Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ, ô tô, xe lửa, xe đạp… còn gì nữa! Nói làm sao cho xiết những điều thay đổi về vật chất phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta!"

Vào cái thời Hoài Thanh viết những câu này, chúng ta ở đây không phải là tất cả người Việt Nam. Chúng ta mà Hoài Thanh chỉ ở đây có thể chỉ là những người có đi học, hay ít ra cũng là những người ở thành phố, ở tỉnh. Người dân quê vào thời ấy vẫn còn giữ một nếp sống đã hình thành từ bao đời trước, chưa bị ảnh hưởng bởi những điều phương Tây đem đến. Người dân quê chỉ sống trong một không gian rất hạn chế.

Chúng ta, như Hoài Thanh đã nói, ở nhà tây, đội mũ tây, đi giày tây... Tôi thêm : Và chúng ta đi trên con đường cái quan. . Con đường cái quan tôi nói ở đây là con đường có trải đá và tráng nhựa, có cột dây thép, có xe ô tô chạy. Con đường cái quan là biểu hiện của phương Tây, của cuộc sống phương Tây. Ngày xưa, trên con đường thiên lí, có võng anh đi trước, võng nàng theo sau. Bây giờ là xe tô chạy phun khói mịt mù.

Hồi nhỏ tôi thường cùng với mấy đứa bạn nhỏ trong xóm đi bắt cá lia thia. Nhiều khi tụi tôi đi tìm cá ở những đám ruộng phía trên cầu Bầu Tròn, phía trên Đập Cái, gần đường cái quan. Thỉnh thoảng có một vài chiếc xe hơi chạy vụt qua… Cả bọn đứng nhìn theo cho đến khi chiếc xe hơi chạy khuất trong các lùm cây ở xa, không còn nhìn thấy nữa.

Từ chỗ chúng tôi đi bắt cá lia thia lên đến con đường cái quan đâu có bao xa, vậy mà tưởng chừng như có một cái gì đó cách biệt, phân chia. Tuy xa mà gần, tuy gần mà xa.

Đó là đoạn đường cái quan chạy qua Đồng Cát, chạy qua Phủ Mới, chạy qua Thiết Trường. Ở đó có ngã Ba rẽ xuống làng tôi. Người ta gọi là ngã Bà Ba, vì ngay tại nơi này có nhà của Bà Ba. Tôi xa quê đã lâu, vẫn còn nhớ rất rõ cái ngã Ba này, nhớ rất rõ con đường đất chạy xuống làng Quít Lâm của tôi . Ba tôi nhắc lại những kỉ niệm làm tôi bâng khuâng nhớ làng quê, nhớ những con đường quê, mơ màng nhớ lại cả một thời thơ ấu.

Con đường làng có hoa dại với mùi rơm đã được Huy Cận gọi là đường thơm, đường tình tự. Nhưng con đường tình tự thật ra đâu chỉ là các con đường quê. Ngoài bài thơ "Lời Con Đường Quê", Tế Hanh còn có bài thơ "Có Những Con Đường". Và những con đường trong bài thơ "Có Những Con Đường" này của ông thì có thể là bất cứ là con đường nào, ở bất cứ nơi nào. Đường làng ở quê, hay các con đường ở thành phố.

 

Ta gởi tình ta ở khoảng đường

Bước này tưởng nhớ, bước này thương

Tay đưa ngượng nghịu hàng mi chớp

Ngực đánh dồn thâm chân vấn vương

 

Đối với những người yêu nhau thì bất cứ con đường nào cũng có thể là con đường tình. Con đường tình ta đi. Lời nhạc của Phạm Duy: Con đường tình ta đi, tới nhà hay vào lớp con đường của chúng mình. Con đường tình của hai người yêu nhau có thể là con đường Duy Tân cây dài bóng mát, hay có thể là một con đường nhỏ ở một thôn quê nào đó, bên một dòng sông, bên một đám ruộng. Con đường là con đường tình trong tâm cảnh của những người yêu nhau:

 

Em tan trường về

Đường mưa nho nhỏ

Chim non dấu mỏ

Dưới cội hoa vàng

 

Đối với Phạm Thiên Thư thì con đường mưa nho nhỏ này là con đường tình. Trên con đường mưa nho nhỏ ấy, nhà thơ trao vội chùm hoa, ép vào cuối vở. Chỉ có vậy thôi , mà mười năm sau tình cờ quay lại con đường mưa nho nhỏ ngày xưa, nhà thơ thấy lòng mình còn thương, còn nhớ:

Phố ơi muôn thuở

Giữ vết chân tình

 

Con đường tình này của Phạm Thiên Thư là một con đường nào đó trong thành phố, hay ở một nơi nào đó ở miền quê, không có gì khác nhau. Điều còn lại trong tâm tưởng nhà thơ là gót giày thầm lặng, bước chân ngập ngừng:

 

Sao em bước nhỏ ngập ngừng

Bên cầu sương rụng mấy từng mai mơ

Đêm về thắp nến làm thơ

Tiếng chân còn vọng nửa tờ thư tôi

 

Nhạc sĩ Trúc Phương đã đặt tên cho một con đường nào đó là "Con đường mang tên em" . Đang yêu, tình tứ, lãng mạn, nhạc sĩ đã đặt tên cho một con đường có nhiều kỉ niệm của hai người là con đường mang tên Em, tên của người tình. Con đường thật ra đã có một tên nào đó rồi. Nhạc sĩ lấy tên này yêu đặt tên đường để thơ mộng, thi vị mối tình. Tên này chỉ có ý nghĩa với hai người yêu nhau mà thôi. Vì vậy, cuối bản nhạc, nhạc sĩ đã than thở:

 

"Đường chẳng riêng hai chúng mình, nên khi vắng, nên khi vắng em, đường đã thay tên, còn chăng kỷ niệm".

Con đường thì vẫn là con đường cũ, nhưng đường không còn là con đường mang tên em nữa :

Ta tưởng bao giờ có thể quên

Con đường như một mối tơ duyên

Ai ngờ khúc ruột tương thân ấy

Cũng phải buồn đau chuyện chẳng bền

(Tế Hanh)

Nhưng cuộc đời dâu bể, chuyện chẳng bền cũng là lẽ thường tình mà thôi. Bao nhiêu thay đổi, vật đổi sao dời, con đường vẫn còn đó, kể cho bạn nghe bao chuyện trên đời : con đường thảnh thơi nằm, nghe chuyện tình quanh năm.

Trở lại thi sĩ đồng quê Nguyễn Bính. Về sau có người cho rằng thơ Nguyễn Bính đã mất đi phần nào chất "chân quê", nghĩa là thơ của ông cũng bớt đi ít nhiều chất "hương Đồng gió nội". Thực ra thì trong Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã phê bình Nguyễn Bính về điều này : "Thế mà chính người (người ở đây chỉ Nguyễn Bính) cũng đã "đi tỉnh" nhiều lần lắm. Dấu hiệu thị thành chẳng những người mang trên quần áo, nó còn in vào tận trong hồn."

Và ngay cả các cô con gái, các chàng trai quê của Nguyễn Bính cũng không thể giữ nguyên quê mùa được. các cô gái, các chàng trai quê đã chở nhau trên xe gắn máy, chạy trên con đường cái quan, đã ra đến tỉnh. Cuộc sống đã đưa đẩy chúng ta đi xa dần miền quê. Và những chàng trai, cô gái quê có thể vì thời thế đã phải từ bỏ miền quê về sống ở phố phường.

Rồi thời cuộc, rồi biến cố tháng Tư năm 1975 đã đưa đẩy chúng ta theo con đường vượt biên để ra khỏi đất nước quê hương, lưu lạc khắp bốn phương trời... Cái con đường vượt biên này đã đưa chúng ta đi quá xa, đưa chúng ta đến những vùng đất xa lạ, những thành phố xa lạ. Hàng ngày lái xe chạy trên các con đường xa lộ, ta bâng khuâng nhớ các con đường quê ngày xưa, gió quê vi vút gọi...

Phong sương mấy độ qua đường phố

Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê

(Sơn Nam)

 

Green bay, đầu tháng 11 năm 2003

LÊ QUANG VẤN