Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CÒN GÌ LẠI

CHÚT TÀN PHAI

 

"Đời du mục lung linh

Nẻo về hay ảo vọng

Tam Quan bây giờ! ai còn nhớ thương ai?"

 

GS TRẦN ANH LAN

 

 

Tôi dừng lai quê em (Tam Quan) chưa đầy ba niên khóa học, rồi ra đi không đưa tiễn. Ngậm ngùi nhìn lại hàng dương lả bóng nơi sân trường, đường quốc lộ dường như rải rác những người từ xa lạ đâu đâu...

Quãng thời gian bấy nhiêu đủ để làm chất liệu sưởi ấm lòng mình nơi tiền đồn biên giới, đủ để tìm nụ cười thanh thản cho kiếp đời phiêu bạt thân phận xót xa. Bây giờ tôi tìm em trong đặc san Lại Giang với địa chỉ từ khăp bốn phương trời hay tiếng gọi từ cõi âm phảng phất khói hương.

Có lần em điện thoại hỏi: "Bao giờ tôi về thăm lại chốn xưa". Tôi tự hỏi lòng: "Bao giờ là bao giờ đây?"

 

"Về làm chi nữa em ơi

Ga không đón đợi, mưa ngoài phố khuya"

V.H.

 

Còn gì lại trong chút tàn phai lắng đọng theo thời gian đã 35 năm trôi qua; có thể là những tâm sự ngổn ngang chợt quên, chợt nhớ của bà nội hoặc của người mẹ kể lại tình yêu tuổi học trò nơi ngôi trường trung học quận lỵ cho con cháu mình mỗi lần chạnh nhớ; cũng có thể là giọng nói hùng hồn với đôi mắt lim dim say xưa của một người cha nói về những lần "làm bàn" trên sân cỏ khi tranh giải bóng tròn. Về để nhìn những đổi thay không còn lưu lại một dấu vết và bây giờ ai nhận ra ai? Dòng thời gian đã lưu lại trên cuộc đời những đổi thay tàn phá; một đêm nào nhìn lại bóng mình trong gương chợt hỏi "Ta là ai, chính ta không còn nhận ra ta?"

Ngày xa xưa ấy, tôi dừng lại quê em với nỗi đam mê của một nhà giáo trẻ 24 tuổi đầu. Kiến thức đời vỏn vẹn trong lòng bàn tay để rồi nói với em; nói cho nhau tình yêu mật ngọt và trái đắng, thân phận và con người; bởi đời toàn là những phi lý chợt đến chợt đi. Tôi đã chắt chiu từng chút tình lãng mạn, thánh thiện thổi vào em, vào những trái tim trinh nguyên lời than của gió, chút hồn của mây; và nỗi buồn thì mãi thiên thu.

Ngày xưa ấy - tôi đã mượn lời của một nhà văn thời tiền chiến ghi vào trong vở học trò của em

"Anh trao cho em một mảnh vườn hoang dại có cây trinh nữ xếp đôi lá sầu".

X.D.

Rồi ngày tháng đi, mảnh vườn hoang dại bị cày nát bởi bom đạn chiến tranh; cây trinh nữ bé bỏng ngày nào không còn e ấp xếp đôi lá sầu mà đã bị cuốn mất theo thời gian; nếu còn chăng thì cũng đã biến dạng bám vào phiến đá rong rêu chợt dấu giòng lệ buồn nghe đá mòn, sông cạn.

Quên làm sao một Đoàn Thị Hưu với cuốn "YÊU" của Chu Tử trên tay, tiếng hát thật buồn và mái tóc liêu trai che nỗi sầu muôn thuở; có ai nhắc cho em "Đường Lên Xứ Thượng" của đôi sông ca "Phụng & Thoại", bóng dáng của Hải với chiếc "Solex" trên đường Bồng Sơn - Tam Quan. Tiếng cười của Thanh, nỗi buồn của Nguyệt. Tà áo bay của Nhung, Tuyết, Tùng, Đào trên cầu Cộng Hòa vào những chiều ráng nắng. Tiếng nói ngọt như trái nước dừa xiêm của cô Lài mè xửng nơi sân ga, và đôi má hồng của cô Thường xe dây mang một niềm vui lâng lâng cho khách có dịp ghé phố Tam Quan. Về phố cũ ghé quán bà Thu, nghe tiếng cười Quy, Nhàn bên cạnh tiệm sách Hàn Thuyên nhìn thầy Thắng cô Nhung suốt bốn mùa lúc nào cũng trò chuyện vui tươi. Hỏi Thức - Thức được Chăng rủ về nhà thờ Xoài chờ người yêu đang quỳ bên chân Chúa và Thổng chờ ai? hay chỉ một Tam từ cạnh ngõ Thánh Thất Cao Đài. Xuôi Hoài Thanh thăm Đào Thị Thành nơi nhà thờ Đào Duy Từ và vườn nhà Ẩn có còn cây vú sữa nặng trái chờ những người khách học trò phá tợ quỷ ma.

Ôi Tam Quan đã chôn vào tiềm thức bao nhiêu kỷ niệm ngọt bùi, Tam Quan trải dài trong đời tôi bao nỗi nhớ. Và nỗi nhớ nào đã thôi thúc tôi tìm về chỉ sau 3 tháng rời Tam Quan. Tôi đã nghe câu nói nặc hận thù của một nữ sinh mới ngày nào đây nhận người thầy dạy mình làm anh. Tôi đã được một nắm tay mời gọi dự đêm văn nghệ ngoài trời và chính em là vai chính trong vở kịch "bất đắc dĩ" trên sân khấu; giữa một đám người xa lạ. Tôi thật sự xa Tam Quan từ sau ngày ấy, và bây giờ sau 35 năm tìm về nhau trong ngàn vạn nỗi sầu. Tôi vẫn tìm em - tìm một chút gì của Tam Quan trong tháng ngày dong ruỗi - tìm một chút kỷ vật còn lắng đọng trong tâm tư. Tôi đã gặp đôi mắt ngơ ngác, sững sờ của Văn Thành Sơn nơi rạp chiếu bóng Tân Châu Nha Trang. Tôi đã gặp Lữ Phúc Viên với dáng thật oai của một sĩ quan dù nơi sân Bộ Tư Lệnh và tôi đã gặp em trong tận cùng sâu thẳm của cuộc đời. tôi nghe vị mặn ở bờ môi chợt biết mình đã khóc, xin cho tôi ôm trọn mầu trắng trinh nguyên của tuổi học trò - mùi thánh thiện lẩn quất hương thơm như mùi Ngọc Lan từ mả A Sầu mỗi lần đổi gió. Tôi chợt nhớ đoạn thơ nào của Nguyễn Bính đã một lần đọc cho các em nghe:

 

"Con mười sáu, bảy xuân đang độ

Cha bốn, năm mươi chửa trót già

Cha buồn tiễn khách hơi thu lạnh

Con thẹn che đèn nép mặt hoa

Chàng chàng, thiếp thiếp vui bằng được.

Bố bố, con con có nhân ra

Một lứa bên trời chung lận đận

Thuong con cha soạn khúc Tỳ Bà

Áo xanh mà ước vì đêm ấy

Tội nghiệp đời con xấu hổ cho

Khóm trúc tuôn đôi dòng lệ cũ

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà"

N.B.

 

Ngày xưa ấy, một lần nào tôi đã đùa với các em, "Bàn tay em bây giờ không giữ được người yêu, làm sao một ngày mai giữ bức dư đồ " - Ghé quán cà phê để tìm chất đắng của cuộc đời.

 

"Cô hàng xanh tóc

Tôi uống đắng cay

Cho mắt em say

Nghe đâu đây tiếng cười lên vỡ ngọc

Nghĩ thương chúng mình một kiếp trắng tay".

T.A.

 

Chiến tranh tàn, tôi gặp lại Hà Văn Xưa một người tù y tá đi phát thuốc cho bệnh nhân, một Võ Ngọc Hòa người tù cấp dưỡng đi chia cơm cho tù bạn. cảm ơn Tam Quan đã mang về tôi chút kỷ niệm bừng sống trong vô vàn nỗi nhớ với đội mắt thẳm buồn và rực hận thù khi em chuyền cho người thầy cũ miếng cơm cháy lận ở lưng quần hoặc một viên thuốc cứu sống khi nỗi chết gần kề - Và xin tạ ơn đời chưa cho tôi một chút tình phản bội nào dù trong cuộc chiến tương tàn.

Bây giờ thì tôi đã về thăm Tam Quan - Tam Quan của ngày nào đang hiện trong tôi - dòng Lại Qiang đã sưởi ấm tim tôi bằng tâm tư trải dài trong những đặc san Xuân - nghe tiếng nói của Tam Quan mỗi chiều cuối tuần qua điện thoại - qua một ly rượu buồn vui, chút giân hờn trách móc nơi nhà Tiên vào một buổi cơm trưa - qua âm thanh của Huế hòa một chút nước dừa ngọt ngào của giáo sư Lê Tú Vinh, qua câu chuyện ngày nào vào cuối tuần của Thức, vẫn giọng đùa nghịch của Chăng...

Tam Quan 35 năm xa cách, còn gì trong em, trong ta - Xin giở từng trang kỷ niệm về Tam Quan, nhẹ tay như nhẹ tay với hồn người tình bé bỏng dễ tan biến... bay xa.

 

"Giở cho khéo kẻo hồn người tình mỏng lắm"

X.D.

 

Còn gì cho nhau - Xin em giở trang đầu của cuốn vở Việt Nam ngày xưa - Nếu đã mất vì chiến tranh, xin đọc lại...

 

Bao giờ ta gặp em lần nữa

Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa

Đã hết sắc màu chinh chiến cũ

Còn có bao giờ em nhớ ta?

Q.D.

 

Mai trở lại - ờ - mai ta trở lại

Tam Quan bây giờ có còn nhận ra ta?

 

Trần Anh Lan