Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA


CON GÀ Ó XÁM

 

 

THẢO NAM

 

 

Cái thời học ở trường làng, thằng Nam có nhiều thú vui hấp dẫn hơn là những bài học, bài toán ở trường, ở lớp. Những ngày nghỉ học, nó thường khi xách chai cá lia thia hoặc ôm gà vô xóm Lò Kẹo cáp chạng cho đá với nhau, cùng với lũ bạn bè ham học thì cũng có, mà ham chơi như nó thì có lẽ nhiều hơn.Mỗi lần đi ngang hàng rào bông bụp nhà ông Nhã, nhìn vô thấy ló lên cái đầu ngọn cây đòn xóc dựng sát góc phên đất của gian nhà giữa, là thằng Nam lại mon men ghé vô.Nó ghé vô không phải chỉ để coi ông Nhã chủ gia đánh cờ với chú Năm Củi, chủ nhân của cây đòn xóc ấy. Mà phần chủ yếu là để nghe những câu chuyện của chú Năm Củi kể về nguồn gốc tấm bia Chàm ở Hố Giang; sự tích về ngọn núi Bắt Chấy; về Đá Mặt Yàng cũng như về Bảy Ngôi Mã Ngựa nằm rải rác ở ba xã dọc theo chân núi mà chỉ trong một đêm đã bị quật lên cùng một lượt bởi những bóng đen như âm binh vô hình không biết từ đâu đến, và rồi cũng không biết đi về đâu...[Người ta gọi tên như vậy thôi, chớ chắc là không đúng với tên thật; vả lại, chú Năm Củi còn gánh bán những thứ nông lâm sản khác như: than, nứa, lúa, khoai... Nhưng có lẽ bán củi là thường hơn.Mười lần như một, mỗi khi trút nhẹ gánh trên vai là chú Năm Củi lại tạt ngang nhà ông Nhã chơi đánh cờ tướng. Thường thì họ để hết tâm trí vào cuộc. Đấu với nhau một chặp lâu thì nghỉ xả hơi. Rồi lại tiếp tục chơi cho tới xế chiều, có khi đến lúc mặt trời gần lặn, chú Năm Củi mới vác đòn xóc ra về.]Những câu chuyện ấy chỉ được kể trong lúc giải lao. Thằng Nam phải gạ gẫm, chấp thằng Hài con ông Nhã cả nửa bàn cờ: xe, pháo, mã để có lý do nấn ná. Gần như cực chẳng đã chứ chẳng có gì hứng thú bởi vì thằng Hài không phải là đối thủ ngang tay, lại nhỏ hơn nó tới hai tuổi. Đánh cầm chừng, lắng tai nghe chuyện, chỉ cốt sao đừng để thua thôi, vì tuy còn nhỏ tuổi mặc lòng, thằng Nam cũng là đứa biết điều sĩ diện.Chú Năm Củi le lưỡi dán điếu thuốc bổi lên mép, gắp cục than mồi:- Anh có nghe năm nay mở "trường" ở đâu không?Ông Nhã hớp một ngụm trà, chậm rãi nói :- Ở trước Trường Hát, ga Tam Quan.- Anh có cáp “độ” nào không? Con gà Ô chân chì thắng nậu Nguồn năm ngoái ở An Lão, anh có tính...?- Nó già rồi, chậm chạp. Tui sợ không chắc thắng nên tính để cho "đạp” lấy giống. Rồi ông hướng mắt về phía chuồng gà:- Con gà chuối trong bộ nó mới "xổ" lần đầu, nhưng thấy cũng được. Anh mà tuyển thì chắc là có điểm đặc biệt rồi.

- Cũng chưa dám nói chắc. Có điều cặp giò nó có vảy "ấn thiên".Ông Nhã thở một hơi khói thuốc dài:- Phải chi có được con nào như con gà ó xám của chú Út anh hồi năm năm thì cho dù Nam Kỳ Lục Tỉnh, Huế gì cũng chấp hết.Mỗi lần nói với chú Năm Củi về chuyện mấy con gà là thế nào ông Nhã cũng có nhắc đến con gà ó xám. Gà của ông nuôi từ trước tới nay chưa có con nào thật trội; những lần ra quân có lúc được lúc thua.Con gà ó xám không phải của ông Nhã. Mà dường như nghề chơi nào người ta cũng đều tôn sùng thần tượng, lại còn có khuynh hướng muốn tô vẽ thần tượng đó và nâng nó lên thành huyền thoại.Chú Năm Củi có lối kể chuyện khá thu hút. Mỗi lần kể lại chuyện cũ, đoạn nào hấp dẫn mà bị bỏ sót thì ông Nhã lại nhắc, có khi chú Năm Củi lại nhớ thêm vài chi tiết mới. Thành thử thằng Nam cho dù có nghe đi nghe lại, cũng vẫn cảm thấy thú vị.

Cấm An Sơn hồi xưa hoang vu như rừng chớ không phải như bây giờ. Đất cát thì trắng như cát biển. Người ta có đào được chì câu cá và mỏ neo có khắc chữ Hời.Ông nội tôi thường khi đốn củi ở Cấm đem xuống chợ bán.Một hôm sau trận bão lớn, ông nội tôi đi củi có đem về một con chim lạ có bộ lông màu xám tro, lớn bằng rưỡi con gà mái dầu , trông lờ đờ như gần chết. Nó bị kẹp giữa hai cành cây lớn. Cánh bên trái gần như bị gãy lìa và một bên chân bị giập. Sẵn dịp nhà có kêu thợ sửa lại bộ che ép mía làm đường, Má tôi muốn làm thịt con chim ấy cho đỡ bữa chợ. Bà Nội tôi lúc ấy ăn thập, mỗi tháng mười ngày chay, muốn bớt việc sát sinh, tỏ ý ngăn lại.Ba tôi đắp lá ngũ trảo đâm với cỏ mực và củ nghệ, gần tháng sau thì con chim bình phục. Nó được thả nuôi chung với bầy gà. Không biết là chim rừng hay quạ biển. Có người cắc-chú thợ nhuộm nói đó là giống hải âu ở đảo xa, xa lắm... chắc là bị bão thổi dạt về đây. Nó được gọi tên là con Ó.Thuở ấy diều quạ hay bắt mất nhiều gà con. Trưa nọ, một con diều lớn sà xuống xớt hụt con mồi, bay đậu trên ngọn tre cao. Nghe tiếng kêu thất thanh của con gà con đang hốt hoảng rúc đầu trong cánh mẹ, con Ó cố sức nhảy thót lên ngọn cây rơm, dang rộng một bên cánh, mắt long lên sòng sọc, vươn dài cổ, kêu lớn lên mấy tiếng: "Tót, tót, tót”. Con diều giật mình nghiêng đầu nhìn xuống rồi vùng tung mình bay thẳng lên mây, mất hút. Từ đó cho chí đến nhiều năm sau, vùng trời ba thôn An Đỗ, Tân An, Thành Sơn không thấy bóng một con diều.Con Ó khi cần di chuyển một khoảng xa, nó nhảy chứ không chạy như gà. Nó hay men ra bờ mương bắt ếch nhái, cua đồng, có khi cả chuột và rắn nước, dùng mỏ và móng xé ra chia cho lũ gà nhà. Mấy con gà mái lấn lướt dành ăn, nó chỉ đứng yên không hề lộ vẻ tức giận. Đêm nó ngủ riêng một mình trên cành cây khế tơ, mùa lạnh cũng như mùa nóng. Đâu được hơn một năm. Sau một đêm mưa dầm, sáng ra, con Ó chết. Chân nó còn bám chặt cành cây. Ba tôi chôn nó ngay bên dưới gốc cây khế ấy.

Lâu lâu thăm mấy ổ gà liệu vừa đủ số, Má tôi gom lại và ba chục trứng đem đi chợ đổi lấy ít cá mắm. Còn chừa lại chừng một chục, chục rưỡi, lựa con gà mái ấp khéo và nuôi con giỏi nhất để cho mẹ mà thôi. Thành ra gà con là con chung của mấy con gà mái đẻ, mà không biết là con của gà mẹ nào.Lứa ấy có một con gà lông xám sớm đi lẻ bầy, thường len vô chỗ đất mới cuốc để kiếm trùng dế, bị lãnh một lưỡi cuốc của Ba tôi, đứt tiện hết một ngón chân. Cùng bầy lớn lên, gà cồ thì gáy, gà mái thì đẻ.Nó không có "tích" có mồng, trông chẳng giống gà trống cũng chẳng giống gà mái. Lông nó màu xám. Trừ lông cánh và lông đuôi, kỳ dư đều có sọc trắng ở giữa như những con gà ó thông thường với sắc lông màu nâu đất. Chỉ có điều lạ là con gà ó này lông nó lại là màu xám.Có lần, con gà ó xám tha về một con rắn lục nhỏ, xanh dờn. Loại rắn này chỉ thấy ở trên cành cây cao. Nhìn cách nó xé mồi, người ta nhớ tới con Ó. Nhưng mà đâu có ai thấy con Ó với con gà mái nào như là chuyện gà mái với gà cồ đâu. Rồi cũng không ai để ý gì nữa. Ở thôn quê thì đâu có gì quan trọng hơn chuyện thời tiết, mùa màng.

Đầu ngõ có thằng Câm què. Kêu bằng thằng vì vai vế chi phái, chớ thật ra nó lớn tuổi hơn tôi nhiều. Hồi nhỏ nó nói sõi lắm. Bà ngoại của nó thời xuân sắc nổi tiếng khắp vùng Cự Tài, An Quới... với giọng hát hò đối đáp ngọt như mía đường, có dạy cho nó mấy câu:

 

“Sáng trăng sáng tỏ trường xơ,

(Chớ) Tay anh tiếp, (mà) miệng anh nói thơ, hô vè.”

 

Nhưng sau một cơn bệnh nắng, nó bị liệt hai chân và cấm khẩu luôn. Vậy mà ngõ trước vườn sau, nó đều thông thuộc.Mùa màng nông vụ, già trẻ lớn bé đều kéo nhau ra đồng. Thằng Câm què ở nhà nấu cơm, coi chừng trẻ nít, bán dúm đồ nhôm đồ đồng hư bể, kêu thợ thiến heo. Có công việc gì ở nhà nhờ được là giao cho nó. Xóm giềng ai cũng tin và hieu qua cử chỉ ra dấu của nó. Có nhiều chuyện nó kể bằng điệu bộ mà sinh động, hấp dẫn hơn người thường là đàng khác. Ở xóm bên, cách ranh một con suối nhỏ, có ông Nghề, nhà khá giả, rất mê gà đá. Ông có mua một con gà tía điều tận trong Phú Yên, bằng giá tiền một con trâu nghé, về nhất, riêng không cho đạp mái, sợ mất sức. Con gà sẩy bội có nửa buổi về, một bên mắt nhắm hít, đầu cổ đầy vết trầy xước như có ai cầm lưỡi liềm cắt lúa mà cứa. Ông Nghề tức giận lắm, ôm ga đi giáp xóm hỏi cho ra lẽ.

Thằng Câm què ra dấu diễn tả con gà của ông Nghề nhảy qua diệu võ giương oai, hùng hổ rượt đám gà mái chạy loạn xạ. Mấy con gà cồ đều quạt cánh lảng xa. Dặm đường “trường chinh" của con gà tía điều bị chặn lại ở tại nơi đám mì. Thằng Câm què lết ra tận nơi, chỉ cho ông Nghề coi bãi chiến trường. Thấy ông Nghề để ý xem xét những ngọn lá mì trên cao bị giập gãy, thằng Câm què quạt quạt hai tay ra dấu là con gà ó xám bay qua bay lại, không đá như gà ma chân nó quào tới, mổ vào đầu đối thủ. Ông Nghề nhìn lại con gà ó xám thì thấy không bị thương tích gì nặng, ngoài những mảng lông ở cổ bị sói, để lộ rõ những vết bầm.

Chú Út tôi năm ấy mới mười bảy tuổi, có máu mê cờ bạc hát xướng. Hai năm trước, tiền gánh mía mưng đầu tiên xuống chợ bán Tết, đã nộp hết cho sòng xóc dĩa, trong thời gian chưa nhai giập bã trầu. Đám bài chòi từ Phù Mỹ ra Gia Hựu, chú cũng bỏ cả việc nhà, tới làm công không, phụ dựng chòi che rạp hết mấy ngày.Nghe chuyện con gà ó xám, chú Út thường phóng qua con suối cạn, sang nhà ông Nghề, bờ cỏ có dấu mòn. Dường như ông Nghề có ý muốn mua mà chú Út tôi không chịu bán. Sau đó, hai người bàn nhau, đem con gà ó xám đi xổ thử trong Cầu Nước Mặn. Kết quả ra sao, dấu biệt, không nói cho ai biết.Tết năm ấy, ở Đức Phổ có mở Hội chợ Triển lãm lớn nhất Trung kỳ. Chú Út nửa đêm vần cối xay bột đẽo bằng đá núi qua một bên, quơ hết tiền bạc vàng vòng–của hồi môn của Má tôi– đựng trong hũ sành chôn bên dưới, ôm con gà ó xám xuống ga Chương Hòa, cùng với ông Nghề, đáp tàu đi Quảng Ngãi.Ông Nghề đi tay không với một túi tiền. Ông đặt kỳ vọng nhiều vào con gà ó xám, đồng thời cũng muốn chọn mua một con gà thật xuất sắc, thay cho con gà tía điều đã bị hư hẳn một bên mắt, không còn mong đấu đá gì được nữa.

Nguyên cả trường gà Hội chợ, không có con nào ngang chạng, đành phải cáp độ với con gà nhạn, lông trắng chưn vàng ở Đại lộc, Quảng Nam, lấn hơn con gà ó xám gần cả phân rưỡi gà. Ông Nghề phải đứng tên chủ gà vì chú Út tôi còn đang trong tuổi vị thành niên.Chưa tàn phân nửa cây nhang đầu, con gà ó xám đã bị chấp ăn năm. Bởi lẽ nó cứ chui xuống lườn, né tránh những cú “nạp” của đối phương. Lần cho nước thứ ba, con gà ó xám yếu hẳn vì bị nhiều đòn đau, đứng không vững; trong khi con gà nhạn còn rất sung sức. Phe theo con gà nhạn thị thiền chấp ăn ba, rồi ăn hai, mà vẫn ít có người dám bắt.Hiệp cuối cùng. Đầu hiệp, con gà ó xám bị trúng một cựa gần mang tai, khá sâu, lảo đảo; máu chảy thành vệt, nhuộm đỏ cả vùng lông bên dưới bầu diều. Mọi người hè nhau la ó rân trời. Ngay lúc ấy, có một phái đoàn đi duyệt qua khu Triển lãm Tiểu thủ công nghệ gần đó, có cả quan Ta lẫn quan Tây, thấy lạ ghé coi.Chú út tôi nóng máu, "được ăn cả, ngã về không", bắt hết các khoản chấp ăn một. ông Nghề cũng vậy. Hy vọng sau cùng của ông là chờ đợi đến lúc con gà ó xám bay lên khỏi mặt đất. Và rồi nó bay thật.Lần tung cánh đầu tiên của nó, đối phương đã bị rách một bên má, bởi móng quào rất sắc. Lần thứ nhì vào giữa hiệp, mắt bên trái của con gà nhạn đã bị mổ trúng. Con gà ó xám cũng rất yếu. Nó cứ đứng nép bên mé mà địch thủ không nhìn thấy rõ, để nghỉ mệt.Được một lúc, như lấy lại tinh thần và sức lực, con gà ó xám dang rộng đôi cánh, vươn dài cổ kêu lên mấy tiếng: “Tót, tót, tót”. Con gà nhạn đang loay hoay tìm, vì không xác định rõ vị trí đối phương, nên đâm ra hoang mang. Chợt nghe tiếng kêu lạ, nó hốt hoảng lùi lại, nhìn dáo dác. Như chỉ chờ đúng lúc ấy, con gà ó xám dùng hết toàn lực bay lên, dùng cánh đập, móng quào, mỏ mổ tấn công tới tấp, vừa kêu “Tót, tót”. Tiếng kêu ấy như là của một loại "cầm" nào có uy lực khắc tinh với các giống loài lông vũ, trong đó có loài gà. Con gà nhạn hớt hải chớp cánh, vùng bỏ chạy ra khỏi vòng tròn, lằn ranh qui định mức ăn thua.

Ngoài tiền cá độ, chiến thắng oanh liệt của con gà ó xám còn được giải thưởng đặc biệt của Ban tổ chức và mề-đay của quan lớn vì đã gây được không khí hào hứng, sôi nổi cho Hội chợ.

Chuyến tàu chót đêm hôm ấy về đến đèo Bình Đê, vừa ra khỏi hầm chun thì bị lật. Ông Nghề may mắn, chỉ bị xây xát nhẹ. Chú Út tôi thì bị gãy chân, không đi được. Ông Nghề phải thuê người cáng, võng về đến nhà. Con gà ó xám không biết lạc đi đàng nào.Đâu chừng năm sau. Một hôm ba tôi đi củi về, dáng vẻ đăm chiêu. Người nhà theo hỏi, ông nói là có gặp con gà ó xám trong Cấm, nhập bầy cùng với lũ gà rừng; thấy động, chúng bay cả vào vòm cây. Lại hỏi vì sao mà biết chắc. Ba tôi bảo là lúc ấy trời mới vừa hửng sáng, mặt cát còn ướt sương, in rõ dấu chân con gà ó xám đậm và lớn hơn cả, lại thiếu mất dấu một ngón chân bên bàn chân phải.Mọi người nhao nhao, muốn cùng nhau đi tìm. Ba tôi lắc đầu, giọng chậm rãi:

- Làm sao tìm được cá nước, chim trời...