Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CHUYỆN BẮT CÀ CUỐNG

 

HUY VŨ

 

Trong một dịp tình cờ tôi được đọc Chuyện con cà cuống của học giả Lê Văn Lân, đăng trong Làng Văn số 90 tháng 2 năm 1990. Theo sự hiểu biết thực tiễn của tôi thì hình như đã có một vài khác biệt về "lý lịch và thân thế" của con cà cuống, loài côn trùng mà chúng ta lấy dầu để ăn bún thang, chấm bánh cuốn.

Để giúp đọc giả tìm hiểu thêm về cà cuống, tôi xin trình bày một vài điểm mà chính tôi đã làm và đã thấy vào thời gian năm mươi năm về trước ở quê tôi, một làng nhỏ nằm bên bờ sông Hồng Hà thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nay là tỉnh Vĩnh Phú, qua câu chuyện bắt cà cuống.

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình thôn quê, cách thủ đô Hà Nội về hướng bắc khoảng 40 cây số tính theo đường chim bay. Lúc bấy giờ, tuy còn nhỏ, tôi vẫn thường phụ giúp bố mẹ tôi trong công việc đồng áng. Một trong những công việc mà tôi thích được giáo phó là chăn trâu. Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chư có lẽ là "chân lý" của tôi lúc bấy giờ, vì chăn trâu tuy phải "thi gan cùng tuế nguyệt" và đảm đương "s­ứ mệnh" là ngăn chặn chúng "xơi tái" hay "tiến công" những thửa ruộng hoa mầu xanh tươi trong khu vực trồng trọt, song trẻ chăn trâu được tự do chơi đùa theo sáng kiến riêng của mình, nhiều khi rất tinh quái, mà không bị hay ít bị sự kiềm chế của người lớn. Trong lịch sử Việt Nam đã có một vị vua rất nỗi tiếng xuất thân từ mục đồng. Tục Ngữ "nhất quỉ, nhì ma, thứ ba mục đồng" chắc chắn phải có trước "nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò". Chăn trâu nói chung sướng nhiều hơn khổ. Một trong những cái thú của trẻ chăn trâu là bắt cà cuống để nướng ăn tại chỗ. Tôi còn nhớ rõ là thường vào đầu mùa mưa, sau những đêm mưa lớn làm hầu hết các thửa ruộng với những cây cỏ dại nhỏ và thấp sâm sấp nước, là thời kỳ các chị cà cuống bụng mang dạ bay về những cánh đồng quê tôi đẻ trứng. Đó là lúc tụi mục đồng chúng tôi vừa chăn trâu vừa bắt cà cuống, cứ việc lội ngang qua các thửa ruộng sâm sấp nước mưa, liếc ngang liếc dọc vào phần thân cây nằm trên mặt nước độ 3,4 phân để nhận diện trứng cà cuống từ khoảng xa, song cũng đừng quên thỉnh thoảng "tự kiểm" xem chân mình có bị đỉa đói bám hay không. Trứng cà cuống được sắp xếp thành nhiều hàng thẳng đứng, dài độ 3 hay 4 phân, bọc tròn quanh thân cây rất đều đặn, không có chỗ nào thừa hay thiếu cả. nhìn toàn bộ ổ trứng, ta thấy nó như một trái bắp thu nhỏ, chỉ khác ở chỗ trái bắp nhỏ không râu này có hai đầu bằng nhau và những hạt của nó màu trắng có khía đen với đầu rất tròn. Thường mỗi ổ có trên dưới một trăm trứng được gắn bằng một chất keo dính mềm như cao xu màu xám bám vào thân cây. Trứng cà cuống nướng chín ăn rất ngon, nhai trong miệng nổ lốp bốp nghe rất vui tai và có thể ăn sống được. Hễ thấy ổ trứng trên thân cây là hy vọng tìm được cà cuống mẹ nằm chìm dưới nước gần gốc cây. Bắt đầu từ đây, kỹ thuật bắt cà cuống cần được tôn trọng, nếu không, chẳng những bắt được con nào mà đôi khi còn bị chích rất nhức nhối nữa.

Khi thấy ổ trứng, bạn hãy nhẹ nhàng tiến lại gần gốc cây cách độ khoảng 1 hay 2 mét để quan sát xem trứng đã nở chưa. Trứng nở rồi khác với trứng chưa nở ở chỗ đầu mỗi trứng mang một lỗ hổng tròn đường kính độ 1 mi-li-mét. Nếu nở rồi, chắc chắn cà cuống mẹ đã bỏ đi. Nếu chưa nở, chắc ăn tới 99% là cà cuống mẹ nằm ở một chỗ nào đó gần gốc cây. Nếu vũng nước chung quanh gốc cây mang ổ trứng khá trong, bạn có thể nhìn thấy dễ dàng cà cuống mẹ nằm gần gốc cây, và việc tóm bắt sẽ không mấy khó khăn. Nếu nước đục bạn không thể nhìn thấu qua được thì chỉ còn cách duy nhất là dùng bàn tay để mò tìm mà thôi.

Việc mò bắt cà cuống thực ra không dễ dàng lắm đâu, mà đôi khi cà cuống với cái vòi dài khá lợi hại chích vào tay bạn. Chỗ bị chích sưng lên, đau nhức vô cùng, kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Đau hơn bị ong vò vẽ chích rất nhiều, song bạn không cần phải thuốc thang gì cả, cứ để tự nhiên độ một ngày sau sẽ hết. Khi bắt đầu tiến hành việc tìm kiếm cà cuống mẹ, bạn cần nhẹ nhàng tiến sát đến gốc cây, xòe thật rộng bàn tay ra, hai ngón cái và trỏ kẹp lại một chút để tránh khoảng cách quá lớn giữa hai ngón, rồi từ từ đặt một cách nhẹ nhàng xuống vùng đất dưới mặt nước chung quanh gốc cây, cố tránh gây tiếng động làm cà cuống mẹ trốn chạy. Vùng dắt đầu tiên mà hai bàn tay đặt xuống không gặp được cà cuống mẹ, bạn hãy mau chóng chuyển sang vùng đất mới.

Thường là qua hai lần đặt tay đầu tiên, bạn có thể biết được cà cuống mẹ nằm ở chỗ nào rồi. Nếu sau hai lần đầu vẫn chưa gặp được cà cuống mẹ, bạn phải đổi “chiến thuật” ngay. Bàn tay bạn không thể nhẹ nhàng và từ từ nữa mà phải chụp thật nhanh, dù có phải tạo thành tiếng động, từ vùng quanh gốc cây ra xa dần vì bạn đã bị lộ rồi và cà cuống mẹ đã “di tản chiến thuật”. Nếu sau nhiều lần mò mẫm tìm kiếm vẫn không gặp cá cuống mẹ và nơi gốc cây nhỏ, có ổ trứng chỉ là một vũng nước có giới hạn nhỏ, bạn nên kiên nhẫn mò mẫm kỹ sẽ bắt được cà cuống mẹ vì cô ta chắc chắn chỉ “chém vè” đâu đó mà thôi. Còn nếu đó là một mảnh ruộng đầy nước khá rộng, “tha làm phước”. Điều quan trọng trong việc bắt cà cuống mẹ là khi đã chạm vào thân của nó, dù ở bộ phận nào, bạn không nên dùng ngay bàn tay này để nắm trọn lấy con cà cuống như bắt cá, vì nắm như thế những ngón tay của bạn sẽ ôm vòng qua miệng nó, và bạn khó có thể thoát khỏi bị chích vào một trong những ngón tay. Bạn phải tìm cách đè cô ta xuống sát đấtđể không thể trốn chạy, rồi tìm thế kè hai bên sườn từ phía sau lưng. Khi đã nắm chắc hai bên hông và “bồng” nàng ta lên khỏi mặt nước, việc phải làm ngay là “bịt miệng” nàng lại bằng cách ngắt bỏ cái kim chích nguy hiểm của cô ta. Bạn phải rất thận trọng và khéo léo trong công việc này, vì cà cuống mẹ dùng hai chân trước nhanh và mạnh với móng sắt để kéo những ngón tay ngà ngọc của bạn vào sát vòi chích để “hôn” đấy. Hồi nhỏ khi bắt được cà cuống mẹ, ngoài việc ngắt bỏ ngòi chích, tôi còn ngắt bỏ phần chân thấp của chúng, chỉ giữ lại phần đùi sát thân để chúng khỏi trốn chạy, rồi mới bỏ vào túi áo cho chắc ăn.

Khi di cư vào Sài gòn, đôi khi vào buổi tối tôi vẫn thường bắt gặp các cô chú cà cuống bò dưới chân cột đèn đường. Khi bắt nướng ăn thì không thấy mùi cay thơm như ở miền Bắc. Tiện đây, tôi xin kể một câu chuyện vì bắt cà cuống thiếu kỹ thuật mà một anh bạn đã tôi bị cà cuống chích sưng bắp vế non. Số là được nghe nói về hình dạng con cà cuống, vị thơm ngon của nó và ở Sài gòn thì bắt ở đâu, anh bạn tôi lấy làm thích thú lắm, tự nhủ là có dịp sẽ bắt vài con nướng ăn cho biết. Rồi một hôm tình cờ đi xem chiếu bóng về khuya qua cột đèn đường trước cổng nhà, anh ta thấy một đám côn trùng đang lổm ngổm bò dưới lòng đường.

Nhận ra đấy là con cà cuống, anh ta bèn tóm lấy và đút vào túi quần. Khi vào đến nhà chưa kịp lấy ra để nướng ăn, đã bị cà cuống chích một phát vào đùi non, báo hại anh suốt đêm chịu nhức nhối đến nỗi phải vào bệnh viện xin thuốc. Khi gặp tôi, anh kể lại chuyện này cho nghe.

Tôi cười an ủi và cho biết trong cái xui của anh còn có cái hên rất lớn, vì nếu con cà cuống đổi góc độ khác hơn một chút để “tự vệ chính đáng” thì “cỗ pháo” của anh ta có thể không còn hoạt động được nữa, và nếu còn hoạt động được thì cũng khó đặt tới mục đích tối hậu như trước.

Khi bắt được dăm ba con cà cuống, cái thú của trẻ mục đồng là tìm cách nướng ăn liền. Cà cuống đem nướng vàng, những phần mỏng của thân cà cuống bị cháy xém, bốc mùi thơm phức. Thêm vào đó, dầu cà cuống tiết ra, thấm vào các bộ phận bị lửa nóng làm khô chín đi, tỏa ra một hương vị độc đáo khó tả. Thơm ơi là thơm! Có lẽ sành ăn và hay chữ như cụ Tản Đà cũng không thể diễn tả nổi cái mùi thơm ngon có một không hai trên thế gian này. Nếu bạn được xơi một con cà cuống cay trước khi đi ngủ, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tiếc rẻ vì phải đi xúc miệng ngay sau khi dậy. Một điều đáng chú ý là thường chỉ cà cuống đầu mùa là có dầu cay thơm, nhưng gầy còm ít thịt. Vào giữa mùa, thường là cà cuống non trông giống như con rệp, đầu nhỏ bụng to, không có dầu cay, không có cánh và chích cũng đau nhức không thua cà cuống mẹ. Tới tuổi nào đó, cà cuống non lột xác trở thành cà cuống trưởng thành có cánh dài. Vào cuối mùa thường là cà cuống ở thế hệ thứ hai đã trưởng thành, hoặc cà cuống già còn sót lại, trắng trẻo và mập mạp hơn, song ăn không còn tìm thấy vị cay thơm như thuở ban đầu nữa.

Qua bài viết của ông Lê Văn Lân và sự hiểu biết theo thực tế của tôi, chắc quý vị đã thấy được một vài khác biệt sau đây:

1. Loại cà cuống lấy dầu ăn bún thang, chắc chắn không phải là loại Belostoma, mà là Lethocerus, vì loại này đẻ trứng trên thân cây, còn cà cuống mẹ nằm canh dưới nước ngay gốc cây, và con cà cuống trưởng thành không bao giờ có chiều dài nhỏ 1 inch cả, mà tùy theo lớn nhỏ thường từ 2 đến 3 inches.

2. Việc bảo vệ trứng cho đến lúc nở là trách nhiệm của con cái, không phải của con đực. Còn loại côn trùng có họ với cà cuống mà ông Lê Văn Lân để cập đến như đẻ trứng trên cánh con đực, và con đực chịu trách nhiệm nuôi con, chắc chắn không phải là loại cà cuống ta lấy dầu. Tôi có thấy ở đồng quê vùng Phú Thọ có một loại côn trùng sống dưới nước, giống hệt con cà cuống từ màu sắc đến những bộ phận trên thân thể, song nhỏ hơn rất nhiều, dài độ 1 inch, rộng độ ¼ inch. Không chích được hoặc không đủ sức mạnh để chích vào tay người. Khi đánh giậm bắt cá quanh các bờ cỏ mọc dưới nước sâu thường bắt được loại này và bị loại bỏ đi. Tôi không rõ các cách sinh nở của loại này có giống như cách ông Lê Văn Lân mô tả không.

Trong khi bắt cà cuống trên ruộng, tôi chưa bao giờ bắt gặp con cái và con đực đi chung với nhau. Đôi khi còn bắt được vài con cà cuống mang bụng trứng lớn chờ đẻ nằm cô đơn dưới gốc cây. Do đó tôi tin rằng con cà cuống mà chúng tôi bắt được là cà cuống cái.

3. Túi chứa chất cay thơm, có nhiều người cho là túi mật, không nằm ở sau đít, mà nằm ở phần dưới của ức và phần trên của bụng. Túi này trong như một bong bóng, nhò bằng 1/4 hạt gạo. Khi lấy dầu, tôi thường xẻ ngang nhè nhẹ ngay ở phần bụng dưới ngực một chút sẽ thấy túi dầu. Mức độ thơm cay rất khác nhau, có những con ăn cay tê miệng, song cũng có con ăn chỉ thơm cay nhẹ nhàng thôi. Ba bốn chục con cà cuống chưa lấy nổi nửa chai dầu nhị thiên đường.

4. Theo tôi hiểu, có lẽ không có loại cà cuống cay và loại cà cuống thịt riêng biệt. Cà cuống cay là loại cà cuống lúc đầu mùa khi còn ốm đi tìm chỗ sinh đẻ. Sau khi sinh đẻ hay thế hệ thứ hai thì cà cuống mập trắng, ngực nở nang nhiều thịt hơn, song rất hiếm kiếm được con có dầu cay. Có lẽ tạo hóa chỉ cho phép chúng có đầu cay để làm công việc bào vệ giống khi sinh nở mà thôi. Tôi nghe nói rằng một khoa học gia Việt Nam ở Pháp đã phân tích chất dầu này và tìm ra dầu cà cuống có tất cả 24 hóa chất khác nhau, song ông ta đã thất bại trong việc tổng hợp các chất này lại với nhau để chế dầu cà cuống nhân tạo.

5. Chỗ ở thực sự của cà cuống có lẽ là vùng đồng sâu hay đồng lầy quanh năm nước ngập. Vào lúc nước rút từ những cánh đồng ra sông Hồng, người ta đặt đáy bắt được hàng thúng cà cuống mập, song luộc ăn không còn tìm thấy vị cay thơm nữa. Dân chúng vùng quê quanh Hà Nội thường đội từng thúng cà cuống luộc ủ nóng đem ra thủ đô bán cho người thích của lạ. Còn về mùa đông thì không tìm thấy bóng dáng của cà cuống đâu cả. Vào dịp gần Tết, dân chúng miền Bắc thường hay tát ao, đìa, đầm, chuông để bắt cá ăn Tết, đôi khi cũng bắt được vài con cà cuống già, đen, gầy, nóng ăn không có vị cay. Có lẽ chúng ẩn mình nơi đồng sâu để chờ đến mùa mưa bay lên đồng cao có nước để đẻ trứng.

6. Cà cuống có thể bay rất xa. Làng tôi thuộc vùng trung lưu của sông Hồng nên đôi khi chúng tôi bắt gặp những con cà cuống bay từ phía bên kia sông sang, đường bay ít nhất cũng độ một hai cay số. Có một điều lạ là khi bắt được cà cuống, dù còn nguyên vẹn, bắn tung nó lên trời, rất ít khi chúng chịu bay mà rơi xuống như cục đất vậy. Hình như việc mở cánh tung bay còn lệ thuộc vào một điều kiện bí mật nào đó. Giống như các loài côn trồn có bốn cánh, cà cuống khi bay hai cánh ngoài cùng chỉ mở rộng ra để giữ thăng bằng, hai cánh trong mềm, quạt mạnh để đưa thân hình về phía trước.

7. Vùng đồng quê Phú Thọ, người ta thường thấy những con cà cuống già lột xác để thở thành con cà coi. Con cà coi lớn hơn con cà cuống một chút và thân hình tròn trịa, nghĩa là không có thân hình dẹt nữa? Tất cả bộ phận bệnh ngoài vẫn còn giữ nguyên vẹn, chỉ khác ở chỗ toàn thân không còn màu đất nữa mà lẫn màu đen có chút óng ánh xanh, có đốm trắng hay vàng trên cánh, đốm đen trên sống lưng vàng. Con cà coi thường bay từ các cánh đồng vào những làng mạc, đậu trên thân cây cao ít lá, thường là cây cau, cây dừa. Có con vừa đậu vừa kêu “ó ó ó ó...” liên tục và kéo dài như tiếng ve sầu, nhưng lớn và dễ nghe hơn. Chúng tôi thường dùng cây sao dài, ở đầu buộc một cái vợt nhỏ có lưới để bắt chúng, đem buộc vào đầu một sợi dây cầm cho chúng bay đi chơi. Khi muốn nghe chúng ca hát, chỉ việc dùng hai ngón tay bóp nhè nhẹ vào con mắt của chúng. con nào có chấm đen lớn trên lưng vàng thì hát được lâu con nào có chấm đen nhỏ thì hát không được dai lắm, và không có chấm đen thì dù bóp đến bể mắt chúng vẫn không hát được.

Lời quê xin góp nhặt dông dài với học giả Lê Văn Lân để quí vị độc giả có dịp hiểu thêm về con cà cuống của quê hương ta. Rất mong được nghe thêm lý lịch của con cà cuống nơi quý vị hiểu biết nhiều về loài côn trùng này.

(Trích Làng Văn)