Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CHÙA DƠI Ở SÓC TRĂNG

 

NGUYỄN LINH GIANG

 

Trên đường từ trung tâm thị xã Sóc Trăng về thị trấn huyện Mỹ Xuyên, đi khoảng hai km, ta sẽ đến chùa Dơi, một ngôi chùa độc đáo và bậc nhất của nước ta. Chùa Khmer vốn

kiến trúc đã đẹp nhưng đặc sắc hơn là ở trong khuôn viên chùa rộng lớn chính là nơi cư trú của hàng triệu con dơi từ bao đời nay.

Chùa Dơi là tên gọi dân gian. Tên chữ là chùa mã tộc. Theo lời kể của vị sư trụ trì thì chùa đã được xây dựng cách đây ngót 300 năm. Không biết từ bao giờ, đã lâu lắm rồi, dơi đã quần tụ về đây làm nơi cư trú. Đến thăm chùa vào ban ngày, bạn sẽ thấy cơ man là dơi đeo lủng lẳng trên cành cây. Đây là dơi quạ đen (còn gọi là dơi chó), không phải bé như dơi bình thường mà to như những con quạ. Vườn chùa đầy các loại cây ăn trái sum suê như vú sữa, xoài, ổi... Dơi quạ không làm tổ như các loài chim mà treo mình bằng cách móc hai chân có móng nhọn vào cành, ngược đầu xuống đất. Từ xa, nhìn dơi bám cành ta tưởng như những tổ dòng dọc nối tiếp nhau. Ban ngày dơi ngủ, nếu cần di chuyển ngắn, chúng dùng hai móc nhỏ dưới hai khuỷu cánh. Khi trời mưa, dơi trùm hai cánh che kín thân, lúc trời nắng dơi phe phẩy hai phần đầu cánh để quạt mát cho giấc ngủ một cách thư nhàn. Đầu dơi rất giống đầu chó thu nhỏ lại, hai mắt nâu đen hơi ánh vàng luôn long lanh. Dơi có khả năng phát hiện các vườn trái chín ngọt cách xa chỗ ở hàng chục cây số. Không riêng các loại trái chín mềm, có mùi thơm quyến rũ như nhãn, xoài, ổi... những loại trái cây cứng như dừa, goon cũng là thức ăn được dơi "quan tâm" để khoe hàm răng trắng, nhọn và sắc của mình.

Có một điều lạ là dơi chỉ ở trong vườn chùa, bám chi chít trên các cành, làm trụi cả lá mà không hề bén mảng đến các khu vườn rậm ở xung quanh. Người ta kể rằng ngày trước cả vùng đều có nhiều dơi nhưng do ở các vườn dân dơi bị săn bắn, tiêu diệt. Trong lúc đó dơi ở chùa được các sư bảo vệ, canh giữ nên dần dần hầu hết dơi đều quần tụ ở khu vực chùa. Vào thời chiến tranh, có thời gian vườn chùa bị bom đạn bắn phá, bầy dơi đồng loạt bỏ đi, mãi đến ba năm sau mới trở lại. Về "sự kiện" này, vị sư trụ trì chùa đã lý giải một cách khác, nhuốm đầy màu sắc huyền thoại: Năm ấy, bầy dơi đồng loạt bỏ đi vị sư mới lên trụ trì ở chùa bấy giờ là người không đứng đắn, đã làm nhiều điều xằng bậy, ô nhiễm cả nước chùa tinh sạch, nên bầy dơi đã nhất loạt bỏ đi. Mãi đến lúc vị sư này bị chuyển qua chùa khác, bầy dơi mới lại trở về. Chỉ có một điều rất thực, thú vị rằng: Dơi không ăn và phá

trái cây trong khu vực chùa, nơi chúng nương náu! Phải chăng loài vật chuyên đi phá phách cây trái các nơi cũng biết chừa một chốn dung thân?

Khi trời sụp tối, dơi kêu vang cả vùng như réo gọi nhau thức dậy, chuẩn bị cho hoạt động về đêm của chúng. Một con dơi lớn (có lẽ là con đầu đàn) sải cánh dài gần cả mét, bay lên

trước, bầy dơi lần lượt kéo theo, tiếng quạt cánh rào rào như tiếng cối xay. Trước khi đi xa, chúng thường đảo quanh chỗ ở vài vòng, vừa bay vừa kêu "chít...chít" như thúc giục những con dơi còn chậm trễ vì ngái ngủ. Sau đó, con dơi đầu đàn dẫn bay bay về hướng có thức ăn. Thường thường, vào buổi trưa, một vài con dơi vụt bay lên cao, lượn một lúc trên bầu trời rồi đáp xuống. Không hiểu có phải là những chú dơi "trinh sát" làm nhiệm vụ rà tìm, định hướng cho hoạt động về đêm cho cả đàn không? Khoảng hơn bốn giờ sáng, đều đặn như thế, đàn dơi lại trở về. Dân chúng quanh vùng không cần đồng hồ, chỉ nghe tiếng dơi về là thức giấc sửa soạn bữa ăn để ra đồng.

Sóc Trăng là vùng tập trung nhiều người Khmer. Nơi đây có những chùa đẹp và cổ kính nổi tiếng như chùa Khleang, chùa Sròlône, chùa Sam Rông và tất nhiên không thể quên được chùa dơi. Hỡi bạn, nếu một lần đến Soc Trăng, bạn hãy ghé lại chùa dơi. Đứng trong khuôn viên chùa đầy cây trái, nhìn bầy dơi cả triệu con bay cao, quần đảo trên đầu, cả vùng vang động tiếng kêu "chíp...chíp" bạn sẽ được sống trong không khí lạ lẫm, vừa ngạc

nhiên thích thú vừa trầm trồ thán phục. Những ai đến Sóc Trăng mà chưa đi thăm chùa Dơi thì coi như bạn đã để phí mất một nửa thú vị của cuộc hành trình.

 

NGUYỄN LINH GIANG

(l) Tên chữ là Seray Techo Mahatup. Vùng này trước kia có tên Mahatop, lâu đọc trại ra Mahatup, rồi phiên âm ra Mã Tộc. Chùa cách xa chợ Sóc Trăng 3 cây số. Chỉ tả răng Chùa Dơi, nên tác giả không đề cập tới món ăn đặc biệt chế biến từ dơi ở chợ Sóc Trăng. Như dơi rô-ti, nướng lá cách, nấu xa tế, hoặc cháo đậu xanh. Dơi là món ăn đặc sản và quý hiếm, vì thịt dơi có được vị. Hẳn nhiên thịt dơi bán ở Sóc Trăng không bắt từ Chùa Dơi. Vì truyền thống đã thành tục lễ là cấm bắn giết dơi trong phạm vi đất Chùa. (Q.M. chú).