Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA


CHIẾC DIỀU QUÊ TÔI

 

 

LÊ KÍNH

 

 

Đĩa DVD vừa mở ra có chủ đề "Hành Trình Về Phương Đông”, đầu tiên là hoạt cảnh "Cánh Diều” với một bé gái cỡ mười hai tuổi chạy tung tăng, tay cầm chiếc diều giấy đang bay lơ lửng lên không trông thật ngoạn mục. Nhìn chiếc diều bay trong gió làm tôi nhớ về dĩ vãng xa xưa, một khoảng trời nơi quê nhà trong những năm thanh bình trước khi Cộng Sản đem quân gây cuộc chiến ở Miền Nam. Lúc đó, chúng tôi những đứa trẻ cùng trang lứa ở một quê nghèo thường chơi những trò chơi mộc mạc như đánh đáo, búng bi bằng hạt mắt mèo, u mọi, đánh trỗng... mà trò chơi nào cũng hấp dẫn và đầy thích thú đối với chúng tôi lúc bấy giờ. Rồi có những buổi trưa hè, chúng tôi rủ nhau ra bờ sông Lại, dưới những soi dừa đầy bóng mát, chúng tôi tướt từng chiếc lá dừa thắt thành những con chim, những chiếc chong chóng, hay làm thành những chiếc bánh phu thê (su-sê) rồi bày đặt chơi trò đám cưới... Sau đó thì ra bờ xe nước, cởi hết quần áo nhảy ùm xuống sông bơi lội nô đùa thỏa thích. Ôi sung sướng làm sao!Trò chơi thả diều, thì gây nhiều ấn tượng nhất mà có lẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn tôi, tưởng lại như mới ngày nào. Vào những buổi chiều nắng đẹp, có gió thổi thì lũ chúng tôi mỗi đứa một chiếc diều cùng cuống dây nhợ trên tay hớn hở chạy ra cánh đồng trước nhà để thi nhau thả diều. Thả diều không khó, ai thả cũng được, nhưng nó lại là một nghệ thuật từ việc làm một chiếc diều thật đẹp, thật nhẹ để dễ bay bổng cho đến việc làm sao cho chiếc diều bay lượn trông thật ngoạn mục như một cánh chim.

Thật vậy, muốn tạo một chiếc diều đẹp trước tiên ta phải chọn loại tre già, đem chẻ ra rồi vót thành những chiếc nan thật mỏng, xong đan vào nhau và bôi hồ phất giấy, hay vải, lại phải vẽ vời cho có màu sắc sặt sỡ. Chiếc đuôi diều cũng được nối kết thành những tua sao cho khi bay trông thật lã lướt. Ngoài ra, còn phải làm sao cho con diều phải phát ra tiếng kêu vi vút kèm theo. Diều mà không có tiếng thì không khác nào một cô gái xinh đẹp mà bị câm. Nhìn sắc đẹp não nùng của một mỹ nhân mà không nghe được tiếng nói nhỏ nhẹ ngọt ngào thì còn gì chán cho bằng. Vì thế đã gọi là diều thì phải có sáo. Khi diều lên càng cao thì tiếng sáo diều lại càng thảnh thoát và kéo dài âm vang hơn. Cách làm diều cầu kỳ thế nào thì làm sáo diều lại càng cầu kỳ hơn. Những người sành chơi sáo diều khi xưa đã từng phân biệt bốn loại âm thanh của sáo diều là: Còng, Chim, Còi, Đầu. Trong bốn loại nầy, tiếng sáo Còng lớn nhất và mạnh nhất vang dội như tiếng trống trận lúc tiến quân; Còn tiếng sáo Còi khi lên cao nó phát ra tiếng vo vo ngân nga như lời ru êm đềm của người mẹ ru con trong đêm buồn tịch mịch... Do đó, mà diều có nhiều hình dáng nhiều kích thước, muôn hình muôn vẻ khác nhau, ai thích thì làm theo khả năng và ý mình. Nhưng làm sao cho diều khi được thả lên trời thì phải bay lượn như một con diều thật, nghĩa là lúc lên lúc xuống lúc qua lúc lại một cách sinh động. Chính vì thế mà chúng tôi khi đã thả diều bay lên trời thì thường mãi mê với diều có khi quên mất cả thời gian; khi hoàng hôn buông xuống, khi mặt trời đã khuất sau rặng núi xa mờ mới hay là nên chấm dứt cuộc chơi để trở về nhà.Chơi thả diều không chỉ dành riêng cho trẻ em mà bất cứ ai thích cũng có thể chơi. Chúng ta không lạ khi thấy trong những phim bộ của các nước Á Châu như Trung Hoa, Đại Hàn, Hồng Kông, Nhật Bản, Việt Nam... thường xuất hiện những cảnh thả diều của những cặp nam nữ khi ở trong thời kỳ yêu đương. Nhìn những hình ảnh đó trên màn ảnh thật ngoạn mục, thật thi vị, và cũng thật tình tứ lãng mạn... làm cho chuyện phim bớt khô khan nhạt nhẽo. Đây cũng là biểu hiệu một nếp sống văn minh, một cuộc sống sung túc thảnh thơi an cư lạc nghiệp của nhân dân trong một thời đại thanh bình của đất nước.Có nhiều nơi, chơi thả diều lại trở thành một tục lệ, một cuộc thi tài hằng năm cho những người tài hoa và cho những ai hâm mộ. Như ở Hà Nam cứ đến ngày 15 tháng Tư âm lịch hằng năm, thì chính quyền địa phương đứng ra tổ chức một cuộc thi thả diều. Trong cuộc thi nầy người ta chấm về nét đẹp của con diều, về nghệ thuật thả diều của người tham dự... Ngoài ra còn một cuộc thi nữa gọi là "đấu diều” mà những con diều thi đấu phải có những điều kiện giống nhau như kích thước bằng nhau, có khí giới giống nhau, vì diều thi đấu khác diều thường là trên đầu diều có mang một vũ khí nhọn, ở hai cánh cũng buộc thêm hai mũi dùi bằng tre vót nhọn dài khoản 5 phân tây; dây diều đều bằng nhau và diều phải được phất bằng giấy. Nếu xem "thả diều” hào hứng một phần thì xem "chọi diều” hay “đấu diều” hào hứng gấp trăm lần. Ở đây người ta thưởng thức tài nghệ của những tay đấu diều. Họ điều khiển con diều nhào xuống rồi lại bay bỗng lên hoặc xoay tít như chong chóng rồi đâm vào con diều của đối phương mà không hề bị rớt xuống đất. Con diều nào bị dâm nhiều lỗ hơn thì coi như thua cuộc. Thi đấu diều thường được diễn ra vào những ngày gió lớn. Trò chơi thi đua nầy có thể kéo dài hàng tháng. Hết mùa chơi người ta đem diều cất đi để lo việc đồng áng và đợi đến mùa chơi năm sau.Diều cũng đã đi vào văn học với những bài văn, hay thơ khi tả về cảnh thanh bình, về nỗi nhớ của những người xa quê, hoài niệm về một thời thơ ấu, hay những cuộc chia ly buồn đến não lòng:

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

(Quê Hương của Đỗ Trung Quân)

 

Dương Tử giang đầu dương liễu xuân,

Dương hoa sầu sát độ giang nhân.Sổ thanh phong địch ly đình vãn,

Quân hướng Tiêu Tương ngã hương Tần.(Hoài Thủy Biệt Hữu của Trịnh Cốc)

 

Dịch :Sông Dương, với liễu xanh tươi

Hoa sầu sao nỡ giết người sang sông

Sáo diều vang bên chiều không

Tiêu Tương anh ngắm, tôi trông đường Tần

 

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn

Về đến Sài Sơn ngắm lúa vàng

Sông Đáy chậm nguồn quanh Phú Quốc

Sáo diều khuya khoắt thổi canh thâu

Bao giờ anh gặp em lần nữa

Ngày ấy thanh bình chắc nỡ hoa

Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ

Em có bao giờ nhớ đến ta?

 

Qua bao năm tháng lưu lạc tha phương, miệt mài với công việc vì miếng cơm manh áo, tóc ngã màu sương từ lúc nào không hay. Thoảng nghe một bài hát nào đó về "quê hương" với giọng hát ngọt ngào của một ca sĩ Việt Nam, lòng tôi lại bồi hồi nhớ lại những ngày xa xưa lúc còn bé ở quê nhà, những chiều thả diều cùng chúng bạn trên đồng. Nay không biết đứa nào còn, đứa nào mất mà lòng cảm thấy buồn vươn! Mong được một người nào đó gợi cho những cánh diều xưa.

Hãy gởi cho tôi những cánh diều

Những chiều nắng nhẹ gió hiu hiu

Cánh diều ẻo lã bay trong gió

Giờ biết còn không? luyến nhớ nhiều!

 

Houson, 18.8.2005