Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CÂY LÁ DÂU

 

THANH LÊ

 

 

Lần đầu tiên trên đất Mỹ, vào khoảng năm 1983, tôi trông thấy một cây lá dâu, loại cây ở Việt Nam mình trồng để hái lá làm thức ăn cho tằm. Lòng tôi bồi hồi khôn tả. Chen lẫn trong một bờ dậu um tùm cạnh mảnh đất bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy là một cây dâu, đúng loại cây lá dâu cho tằm ăn ở xứ tôi. Lòng tôi thầm kêu lên: "Ồ! Chính hắn, không thể lầm lộn được!”.

Phải, tôi không thể lầm được, vì loại cây này đã mọc rễ nơi tiềm thức tôi. Gặp dịp, hắn hiện lại rõ ràng, không sai một nét. Cũng những cành màu nâu nhạt mềm mại, cũng những lá xanh mướt có răng cưa chung quanh chứa chất nhựa bổ dưỡng cho một loài sâu có ích và rất gần gũi với làng tôi, chuyên lấy nông tang làm gốc.

Sau này, khi ra Hà Nội ở đi học; rồi vào Sài Gòn; sau nữa, sang... Mỹ, lâu lắm rồi tôi không còn được thấy loại cây này.

Hôm ấy, thấy hắn, tôi bồi hồi nhìn ngắm, giơ tay vin lấy một cành, mân mê từng thớ lá, vuốt ve thân cây, nước mắt bỗng trào ra ướt má.

Hồi độ 8, 9 tuổi, tôi thường hay xẩn bẩn theo bà nội tôi ra vườn. Bà tôi có thửa vườn rộng ước độ 8 sào hay một mẫu gì đó. Một khoảng vuông rộng được bà tôi trồng toàn cau ăn trầu. Một khoảng khác được trồng trà để có trà tươi uống mỗi ngày. Một khoảng trồng các thứ cây ăn trái như mít, nhãn, ổi, cam, quít, chanh, khế, na... Còn khoảng rộng nhất bà tôi trồng toàn cây lá dâu để chăn tằm. Xung quanh vườn trồng tre bao bọc. Bên trong và dưới tre, bà tôi trồng cây lá dong để gói bánh chưng, bánh lá, bánh gai vào dịp Tết.

Bà tôi và các người giúp việc phải săn sóc đám cây cối này mỗi ngày. Nào là vun gốc, nhặt cỏ, phát bớt cành khô, nhặt những tàu lá cau khô rơi xuống cắt thành mo để làm quạt, gói giò thủ, giò mỡ, nắm cơm hoặc để bó tiền kẽm.

Ngoài việc săn sóc cây cối, thu vén dọn dẹp trong vườn, còn phải hái trà và hái dâu mỗi ngày. Trà để nấu nước uống, còn dâu phải hái đủ cung cấp cho từ 10 tới 30 nong tằm, (mỗi nong bằng cái giường lớn, tròn, được xếp lên những cái kệ nhiều tầng). Mỗi khi cho tằm ăn, phải hai người khiêng từng nong xuống rắc đều lá dâu rồi lại khiêng xếp trên kệ.

Khi một lứa tằm đã trở thành kén thì được đem ươm lấy tơ, trừ những kén đã được lựa riêng ra để làm giống cho lứa sau.

Độ 12, 13 ngày sau, kể từ khi tằm chín bắt đầu nhả tơ và làm thành kén thì con ngài ở trong cái kén được lựa làm giống, cắn thủng một đầu kén và chui ra ngoài. Con ngài màu hơi trắng ngà, giống con bướm có bốn cánh, nhưng cánh ngắn và nhỏ hơn cánh bướm, xòe ra hai bên, giữa là khúc mình tròn mập, thon hai đầu, ngắn bằng nửa ngón tay út, cánh và mình dính đầy phấn màu ngà. Khi tằm chín vàng bắt đầu làm kén thì nó tròn và dài độ bằng ngón tay út. Khi nó làm kén xong thì thu hình lại ngắn còn bằng nửa ngón út, lột lớp da tằm ra trở thành con nhộng, mình tròn mập, thon hai đầu, không cánh không chân không mắt không thiêng, chịu nằm tù trong kén cho đến ngày hóa thành con ngài thì có thêm cánh, có mắt, có miệng, có răng và sáu cái chân. Khi ngài chui ra ngoài độ 12

tiếng, bà tôi lấy giấy bản đặt 20 con ngài vào một chỗ, lấy chiếc bát sàng úp lại. Mỗi nhóm 20 con ngài sẽ đẻ trứng màu trắng tròn nhỏ như những hạt cườm kín trong vòng tròn cái bát úp, trứng dính vào giấy bản. Mỗi miếng này nuôi tới khi chín là một nong tằm. Khi ngài đẻ xong thì cánh xơ xác, mệt mỏi, phấn trôi khỏi mình. Chả mấy lúc ngài chết.

Bà tôi cất những vòng trứng tằm vào nơi kín gió và khí hậu không nóng quá, không lạnh quá; cỡ 70, 75 độ F là lý tưởng cho tằm. Chừng mười ngày sau, trứng tằm đổi từ màu trắng sang màu đen. Độ 3, 4 ngày sau nữa nở thành những con sâu nhỏ bằng đầu tăm, màu đen, có lông, có chân, có đầu, có miệng và có răng. Lúc đó, con tằm ăn chỉ lựa lá dâu non hay bánh tẻ; dùng dao sắc thái thật nhỏ như thái thuốc lào rồi rắc nhẹ lên mình tằm. Khi nào tằm ăn hết thì lại rắc ngay lớp khác, suốt ngày đêm độ 10 bữa. Mỗi ngày phải thay tằm. Vì chỗ tằm ăn còn lại những xơ lá và phân tằm; phải giỡ tằm đem sang nong khác rồi vất chỗ xơ lá và phân tằm đi, thứ này làm đồ bón cây tốt lắm.

Tằm ăn như vậy bốn ngày thì mình vàng ra, nằm yên không ăn nữa gọi là tằm ngủ. Một ngày sau, tằm lột lớp da đen sì đầu tiên, trở nên màu xanh rất nhạt và lại bắt đầu ăn trở lại. Lúc này vẫn phải thái lá dâu nhưng thái hơi lớn cũng được. Sau bốn ngày nữa, lại ngủ, lại lột da, lại dậy ăn trở lại; lần này màu da xanh thêm và nhẵn chứ không có lông nữa. Lại ăn lại ngủ cùng thời gian như trước. Tức là ngủ ba lần rồi dậy ăn. Khi đến lần ngủ thứ tư, và cũng là lần cuối cùng trong đời tằm, rồi trở dậy thì tằm lớn gần bằng ngón tay út, lần này gọi là tằm ăn rỗi. Lúc này thì rắc cả lá dâu hoặc cả cành nhỏ cũng không sao, tằm ăn rất nhanh, rất khỏe. Chạy dâu bở hơi tai! Cả ngày cả đêm ăn đến 15, 16 bữa. Mỗi ngày phải thay tằm hai lần. Bận rộn nhất là thời kỳ này. Trong nhà tằm lúc nào cũng nghe tiếng rì rào vì hàng bao nhiêu răng tằm nghiến vào lá dâu. Tằm trở nên màu xanh lục thẫm rất đẹp, da căng bóng. Bà cháu tôi hay đứng ngắm tằm ăn dâu, hai chiếc răng rất lớn so với thân hình tằm đưa vào lá dâu rất đều và... rất chóng hết! Nếu hôm nào trời mưa thì thật là vất vả, vì dâu hái về phải trải ra khắp nhà rồi quạt cho ráo mới cho ăn được. Tằm là giống kiêu kỳ cảnh vẻ vô cùng. Lá dâu hơi ướt ăn vào là tằm sinh bệnh và chết trước khi chín và cho tơ. Hái lá dâu phải giữ gìn không cho lá bầm dập. Tóm lại, hơi khác công thức một chút là tằm sinh bệnh liền. Lại còn thời tiết nữa; khi đó ở vùng quê Việt Nam làm gì có máy điều hòa không khí. Hơi nóng quá hay lạnh quá đều làm tằm sinh bệnh và chết hết. Hồi đó quê tôi có câu:

 

Chăn tằm, kiếm cá, nuôi con

Trong ba việc ấy ai còn khoe hay

 

Nghĩa là sức người bó tay với thiên nhiên. Nóng quá thì phe phẩy quạt cho tằm nhưng khó mà giữ cho tằm khỏi chết; còn lạnh quá thì lo đậy một cái nong khác lên nong tầm rồi đắp chăn lên, nhưng cũng không chắc là có đủ ấm cho tằm. Thành ra nuôi được lứa tằm cho mỹ mãn thật là công trình, lo lắng và phần lớn tùy thuộc vào thời tiết.

Tằm ăn rỗi độ bốn hoặc năm ngày đêm thì từ từ ăn ít hơn, gọi là tằm đã ghê răng, và chuyển dần từ màu xanh lục sang màu vàng rồi đỏ rực. Lúc đó né tằm đã sửa soạn sẵn. Né là tấm phên đan bằng tre, có những lỗ hổng vuông rộng mỗi bề độ mười phân tây. Lấy rơm tốt gài vào những lỗ hổng đó. Nhặt tằm đã chín bỏ vào né, đem để ra hè cho hơi có ánh nắng. Thiếu ánh nắng, tằm làm kén không được đẹp, vì rằng trước khi nhả tơ làm

kén, tằm... đi tiểu lần đầu và là lần cuối trong đời tằm rồi mới bắt đầu làm kén. Ánh nắng nhẹ làm khô nước tiểu tằm và kén sẽ có màu vàng đỏ rất đẹp; trái lại nếu tằm chín phải ngày mưa, phải để né ở trong nhà thì kén có màu không được tươi, vì chất nước tiểu

tằm thấm vào kén. Nhưng cũng chỉ canh để cho ánh nắng nhẹ thôi, nắng nóng úa tằm cũng chết mà không làm kén được. Lại còn phải trông chừng các loài gà, vịt, ngan, ngỗng rất thích món tằm chín này, hở ra là chúng xông đến, mổ một lát là… vơi tằm. Cho đến chuột, nhện, thằn lằn cũng là kẻ thù lợi hại của tằm nữa.

Từ khi bắt tằm chín lên né, độ hai ngày sau thì bắt đầu ươm tơ. Phải ươm trong vòng độ 10, 12 ngày là phải xong hết các kén; nếu chậm, ngài cắn kén chui ra là coi như mất hết, không ươm được tơ nữa. Vì vậy, khi có lứa tằm tốt và nhiều, bà tôi phải mướn thêm người ươm cho kịp. Một nồi bằng đất được đặt lên ba ông đồ rau và trát đất kín phía bên có người ngồi, để hở phía trước cho củi vào, đun nồi nước cho nóng già. Người ươm kén lấy đôi đũa gắp một gắp kén lấy ra từ né và đã được nhặt sạch sẽ rơm rác bám chung quanh,

bỏ vào nồi khoắng nhẹ, lấy lên mối tơ, buộc vào một cái cần ở cạnh nồi nước ươm tơ, kéo dài ra xếp vào cái sàng để bên cạnh. Khi sàng tơ đầy, được đưa cho một người khác; người này lấy hạt na (mãng cầu) đổ lên trên sàng tơ cho khỏi rối, quay vào chiếc guồng tơ, khi hết sàng tơ thì tìm mối lúc đầu cột vào mối cuối rồi treo lên một cái sào máng ngang phòng tằm. Mỗi một mớ đó gọi là một con tơ. Tôi thường hay dành việc guồng tơ này. Khi nào tơ treo trên sào đã khô thì cất đi để chờ mắc lên khung cửi dệt thành lụa, nái may mặc. Tơ nhỏ sợi dệt thành lụa, tơ to sợi dệt thành nái. Nhiều khi bà cháu tôi ngắm nghía sào tơ treo ngang phòng tằm hoài không chán mắt, màu vàng óng đẹp quá...

Sau này, tôi đã từng mặc hàng bombay, hàng soie Pháp, silk Mỹ v.v... nhưng không có thứ nào tôi cảm thấy thoải mái, mát rượi và mãn nguyện như khi tôi mặc tấm áo lụa, tấm quần nái do bà tôi may cho bằng lụa tơ của những lứa tằm chính bà cháu tôi và người nhà tạo nên. Phẩm chất của sợi tơ tằm tôi thấy thật tốt và thật đẹp, không có gì sánh bằng. Lụa tơ tằm không bao giờ nhàu, mà đặc biệt là càng mặc cũ càng đẹp hơn, càng cũ càng mềm mại, óng ả hơn.

Từ xa xưa, đề tài quay tơ, dệt lụa đã là đầu đề của bao nhiêu văn nhân thi sĩ tả cảnh dịu dàng, êm ả của người làm nghề tằm tang. Nhưng trên thực tế, việc trồng dâu, chăn tằm, dệt lụa khá vất vả, nhiều việc lỉnh kỉnh, việc nào cũng đòi hỏi sức khỏe, sự bền bỉ, dẻo dai, nhẫn nại, chịu khó và khéo léo. Còn phải tính toán sao cho kịp thời, đúng lúc mà thâu hoạch thường chỉ được chừng 40% thành công, vì trời trở nắng, gió thình lình, tằm chết rất thường.

Tôi lẩn thẩn nghĩ, nếu tôi được sống lại thời xa xưa, dưới một chế độ tự do, với những phương tiện tân tiến, nhà cửa, nông trang tiện nghi hiện tại, đời sống dân quê tôi chắc chắn sẽ được nâng cao hơn.

Giấc mơ bao giờ cũng đẹp, người trong mơ sẽ lại càng nhàn nhã, đáng yêu hơn nữa trong cảnh thái bình:

 

Sáng trăng trải chiếu hai hàng,

Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ.

 

Rồi thì các con, các cháu tôi sẽ được trở về với cội nguồn dân tộc. Chúng sẽ nằm bên tôi ngoài sân trăng, nghe bà kể chuyện tằm tơ, hay hát ru bằng những bài ca dao đượm tình thôn dã...