Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

BỐN LẦN LEO NÚI TẢN

 

HẠ LONG LƯU VĂN VỊNH

 

 

Núi sông có tiếng gọi tuy âm thầm nhưng vang vọng rất sâu vào tàng thức cộng thể. Đấy là ngôn ngữ tối cổ đọng lại, phả vào dòng lịch sử, khuấy động tiềm thức dân tộc, có khi tạo nên những cơn xoáy huyền sử rất khó vượt thoát.

Tôi đi vào cơn xoáy huyền sử lần đầu với Vũ Hoàng Chương ở tuổi mười lăm, mười sáu...Giữa cơn mưa lộp độp rơi trên mái tôn một ngày tháng năm Sài Gòn, nhân nói về thi hào Tản Đà, ông thầy họ Vũ cao hứng bàn về bài thơ chả chim và ca tụng món chim xanh nước chả ở vùng quê hương núi Tản sông Đà. Ông dẫn chúng tôi tiếp đến cuộc leo lên "núi thắt cổ bồng" một ngày tiền chiến.

Hồi ấy muốn leo lên núi Tản rất khó, tuy chỉ cách Hà Nội có mấy chục cây số nhưng phải "xuống sông Đà Giang đi đò từ bờ này sang bờ kia mới lên đươc núi Tản. Khúc sông Đà khoảng này khá rộng và màu nước đen rất độc, ai uống phải có thể chết phải vì lá cây rừng độc từ mạn ngược rơi xuống tụ lại ở khúc này. Mặt nước mênh mông mà chỉ có một con đò, muốn đi đò phải đánh trống để anh lái đò nhà ở bờ kia nơi chân núi Tản nghe tiếng trống mới chèo đò sang đưa khách. Chờ đợi như vậy mất cả buổi! Từ Đền Hạ lên Đền Trung rồi leo lên Đền Thượng phải mất một ngày, đường dốc rất khó đi nhất là lên Đền Thượng ở đỉnh núi phải nhờ mấy ông người Mường cõng lên vì họ quen leo núi.

Lên tới đỉnh núi thấy một ngôi đền nhỏ rất cổ từ đời nhà Lý, cột gỗ đã mục, còn lờ mờ đọc ra ba chữ "Bạch Xỉ Tự". Gần đấy có ba phiến đá, một phiến lớn, hai phiến nhỏ, trên mặt phiến đá lớn còn nét phai mờ như một bàn cờ tiên!

Năm vua Tự Đức ngự giá Bắc tuần, ngài tới thăm đền và ngủ lại một đêm. Đêm ấy ngài nằm mơ thấy một vị thần mặc áo đỏ đội mũ cánh chuồn tay bế một đứa bé dâng lên vua. Đoàn tùy tùng hộ giá giải rằng vị thần mặc áo đỏ là thần núi Tản, đứa bé bồng trên tay là nhân sâm, vì ở nước ta chỉ có núi Tản là trồng được nhân sâm loại quý. Thời tiền chiến cuốn sổ ở đền còn giữ được ngự bút của nhà vua..."

Bẵng đi mười năm, từ tuổi học trò đi vào tuổi thanh niên thời mạt pháp, hình ảnh thánh Tản và "núi thắt cổ bồng" cũng bị cát bụi và bom đạn che khuất đi. Cho đến khi gặp đại bốc sư Ba La thì câu chuyện thi vị kỳ bí từ tàng thức lại chồm dậy như một con sư tử vươn bờm gầm lên trong huyền sử.

Lần này, 1968, tôi leo lên "núi thắt cổ bồng" với một vị túc nho đã gần 100 tuổi. Cụ Ba La xem Tử Vi Bốc Dịch ở đường Nguyễn Phi Khanh, Đakao, Sài Gòn. Cụ là hình ảnh tiên phong đạo cốt còn sót lại ở thời đại máy nổ bụi xe. Tóc bạc phơ búi củ hành, vầng trán cao rộng và mười ngón tay đã khô và dẹp xuống.

Cụ ngồi trên sập gỗ, khách vào cụ đứng lên mặc áo dài trắng tiếp khách, nghiêm cẩn giữ lễ đứng đắn của cổ nhân. Mắt cụ đã lòa nhưng tinh thần và trí nhớ còn tốt. Cụ nói đùa: "Anh nhìn tướng tôi xem có phải là tướng thầy bói không!" Dường như cụ xuất thân cử nhân Nho học, hoạt động trong Đông Kinh Nghĩa Thục, bị Tây bắt tù, có thời lưu lạc sang Tàu học được khoa Tử Vi Bói Dịch ở đấy...Tên Ba La là tên hiệu lấy từ làng Ba La, tỉnh Hà Đông, ngoại thành Hà Nội.

Sau khi xem Tử Vi và quẻ dịch, cụ nói rất vắn tắt, chỉ đoàn toàn diện và định mức độ của lá số: như số này làm tới cấp gì, số kia là số tứ trụ v.v..Cụ cười và kể "ai ngờ Vi Văn Định gốc thiểu số mà làm tới tứ trụ," hồi ở Hà Đông, ông Võ thường lui tới..."ông Hồ chỉ thành công khi đổi sang họ Hồ vì ứng với Hồ tinh...các ông xuất ở miền chỉ có núi cao mà không có sông dài, đất lại hẹp, âm dương bất quân bình nên chỉ bộc phát bộc tàn, không lâu..."

Nghe cụ kể chuyện rải ổi xanh lên đường cho lính Tây ngã thời Tây mới xâm lăng vì quan quân ta thấy Tây mặc quần thẳng nếp nên tưởng người Tây không có đầu gối dễ bị trượt té, tôi bất chợ hỏi: "Thưa cụ có phải vua Tự Đức sửa cả Truyện Kiều và Sấm Trạng Trình không?”

Và từ lúc này, nhân ngày đầu năm Mậu Thân vắng khách, một già một trẻ đi vào huyền sử "Bảo Sơn thiên tử xuất"...Bảo Sơn chính là núi Tản "núi thắt cổ bồng mà có thánh sinh". Vua Tự Đức hay chữ đọc sử sách tất biết tổ sơn của đất nước là núi Tản (Ba Vì). Trong Địa Dư Chí của Nguyễn Trải cũng chép như vậy...

"Trên mặt bình nguyên bỗng đột ngột ba ngọn núi cao vọt tới mây xanh, chính là nơi long mạch đại địa tụ lại, làm cái án che đất Thăng Long vô chiến địa...Nguyên phận dã thiên văn của nước Việt chỉ vào tới Thanh Hóa, từ Nghệ trở đi là đất ngoại biên có nhiều ma khí. Đời Đường cử Cao Biền sang Việt Nam (năm 865) để đánh giặc Nam Chiếu và phá yểm các huyệt quý, khi lập đàn để dụ thánh Tản, thì thấy mấy thánh cưỡi mây xanh nhổ bọt xuống đàn...Cao Biền về tâu là thánh Tản thiêng quá không trừ được."

"Hồi trẻ tôi (cụ Ba La) có leo lên đỉnh núi, đỉnh lúc nào cũng có mây xanh bao bọc, như thời này máy bay cũng không thấy, đỉnh cao như vậy mà lại có ao nước ở trên, đời Lý cho xây một ngôi đền "Bạch Xỉ" dựa vào vách núi".

Trong Sấm Trạng Trình có câu

 

Có thầy Nhân Thập đi về

Tả phù hữu trì cây cỏ làm binh

 

Thầy Nhân Thập là thánh Tản, năm chữ thập và một chữ nhân là chữ Tản, thánh tản là một trong tứ bất tử của Việt Tộc, cũng như Phù Đổng, Liễu Hạnh, Chữ Đồng Tử...các ngài chẳng chết bao giờ, lúc nào cũng ẩn hiện để phù hộ nhân gian. Tôi thì già rồi không được thấy thánh xuất, nhưng thời các ông sẽ được gặp Thánh...Sấm viết "lại nói sự Đà Giang sinh thánh" thì vua Tự Đức sửa lại là "lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh" vì Hoàng Giang là con sông gần nơi phát tích nhà Nguyễn...đời sau không biết cứ thế chép sai đi...".

"Ngôi đền núi Tản do sư Vạn Hạnh đời Lý xem phong thủy mà cho dựng. Sư là một nhà tiên tri biết trước việc cả ngàn năm sau. "Lý đi rồi Lý lại về", khoảng ngàn năm sau nhà Lý lại có hậu duệ hóa thân của Tản Viên sơn thần xuất thế. Vạn Hạnh dựng đền Bạch Xỉ, năm trăm năm sau Trạng Trình ghi vào sấm, theo khoa thiên văn của Tuyết Sơn Hy MÃ còn truyền lại trong nhà chùa chứ chẳng có sách Thái Ất Thái Giáp gì cả."

Tôi gạn hỏi "thưa cụ thế câu dục thức thánh nhân danh...là gì, cháu chiết tự mãi cũng không ra..", cụ ghé vào tai nói nhỏ "thánh nhân gốc họ Lý tên là...ông phải giữ kín, thời nay tiểu nhân ma vương hoành hành, thánh có thể xuất ở đây mà cũng có thể xuất ở Tàu, địa vực cũ của Việt tộc.."

Thấy cụ đã mệt và cuộc leo núi cũng đã tới ngọn về huyền sử, tôi cáo từ ra về, giữa tiếng súng lác đác và ánh nắng rung rinh trên cành cây một ngày Tết tàn năm Thân.

Cổ nhân dùng chữ "Trẻ tạo" thật thâm thúy, Tạo Hóa nhiều khi tinh nghịch như trẻ con, thế nhân muốn cục kẹo lại cho cục đá, cần mỹ nhân lại gặp dạ xoa, muốn đi thăm một ngọn núi ngay trên quê hương mình cũng phải chờ đợi gần nửa thế kỷ! mà vẫn chưa xong!

Năm 1993, khi máy bay đáp xuống Nội Bài, Sơn Tây, nhìn ra cửa kính thấy ngay ba ngọn núi nằm giữa ruộng đất bằng phẳng, tôi vẫn chưa chắc hẳn đấy là "núi thắt cổ bồng", ngọn núi thiêng mà Nhất Linh đã mô tả là "nguy nga đồ sộ", cao tới gần 1300 mét hay 4000 feet. Từ đất Thăng Long đi xe hơi tới núi Tản cũng chỉ mất khoảng nom hai tiếng dù đường xấu. Tới Ao Vua là nơi thánh Tản theo truyền thuyết thường tắm ở đây với Ngọc Hoa công chúa con vua Hùng vương thứ 18. Thác nước không lớn lắm nhưng bọt nước trắng từ triền núi đá rơi xuống làm thành một ao nước torng, đám thanh niên học sinh vài chục người chơi đùa đuổi nhau trên những phiến đá lớn. Nơi đây trở thành một trung tâm nghỉ mát có nhà nghỉ và quán ăn. Ngồi ăn trưa, một chú bé mời chào món chim xanh, đã từ chối ba lần, song nhớ tới món chả chim của Tản Đà mà Vũ Hoàng Chương đã ca tụng 35 năm trức, tôi gọi ăn thử, quả thật thịt rất thơm như tích lũy được chất trong lành của đồng lúa cỏ cây, mặt dù chỉ quay chứ không nướng chả.

Thần Tản Viên là Sơn Tinh, là có thật hay là huyền thoại? Dân gian truyền nhau rằng khoảng thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch, Nguyễn Tuấn làm nghề hái củi ở núi Tản, được cây gậy đầu sinh đầu tử và được cuốn sách ướng của Long Vương trao tặng, ông trở thành vị tướng cột trụ của vua Hùng thứ 18. Vua đã già mà không có con trai, nên khi Nguyễn Tuấn trở thành phò mã lấy công chúa Ngọc Hoa xinh đẹp thì ông Sơn Tinh Tinh trở thành người kế vị vua Hùng. Có thể ông họ Nguyễn đầu tiên torng sự Việt này đã nối ngôi họ Hùng của Lạc Việt trong thời gian ngắn nên dân gian mới gọi ông là vua.

"Ao Vua" là dấu chứng còn lại của sử tích cách đây 2300 năm là lúc quân Tần Thủy Hoàng xâm lăng nước Việt. Khi thấy Âu Việt ở mạn bắc châu thổ sông Hồng được Thục Phán lãnh đạo kháng Tần rất thành ông. Thục Phán có thể là Thủy Tinh, đánh chiếm đất Văn Lang của Lạc Việt và ông Tản Viên tức là Sơn Tinh chống trả lại rất mãnh liệt. Sự tương tranh giữa Lạc Việt và Âu Việt xảy ra giữa lúc cần đoàn kết để kháng Tần, vì thế với phong cách cao cả của một vị thần tiên, Sơn Tinh đã biến mất sau khi đạt được thỏa hiệp với Thục Phán tức Thủy Tinh trên đỉnh Đột Ngột Cao Sơn: Thục Phán lên làm vua nước Âu Lạc, chém đá ăn thề bảo vệ tôn miếu họ Hồng Bàng, cột đá thề nay hãy còn một nửa đặt trên đền Hùng, một nửa ở thành Cổ Loa, kinh đô mới của Thục Phán.

Sơn Tinh Nguyễn Tuấn, vị vua cuối cùng của Lạc Việt đi đâu, sống hay chết, không còn sử liệu nào minh chứng. Nhưng trong dân gian thì ông bất tử, quanh vùng núi Tản sông Đà rất nhiều đền đặt ngai thờ vị nguyên soái của Hùng Vương thứ 18. Ở mãi vùng Hương Tích cũng có đền thờ một vị tướng khác đã bảo vệ vua Hùng trong những năm cuối trào. Vì thế khi đi thăm đền thờ thánh Tản có thể vào lầm những "đềnthờ ngai" rải rác chung quanh Ba Vì.

Hỏi thăm đường lên đền thánh rất ít người biết vì cũng như bên Trung Cộng, mấy chục người dân chỉ được biết tới Bác này Cụ kia chứ không còn nhớ tới tổ tông thần thánh nghìn xưa nữa. Bên Tàu thời nay đi vào Trường An họa hiếm mới có người biết chuyện Kinh Kha và sông Dịch, xuống Quảng Châu nói Kinh Lục Tổ chẳng còn ai biết nghe...

Đi loanh quanh mãi tới được Đền hạ nay đã đổ nát gần hết, chỉ còn lỏng chỏng vài ba cây cột, hai con voi sứ lây lất trên nền. Từ đây ra sông Đà không bao xa, có lẽ là địa điểm gần bến đò xưa người hành hương như vua Tự Đức, như Vũ Hoàng Chương...đi ngang dòng Bảo Giang đã nghỉ chân trước khi leo lên Đền Trung và Đền Thượng.

Dưới chân núi là một cánh đồng ruộng, phẳng, phải chăng là minh đường, thạch bàn mà Trạng Trình nhắc tới? Nhìn những lá cờ đuôi nheo xanh đỏ phất phới trong gió và đằng xa, dòng sông Đà long lanh mây bạc...độ cảm hoài man mác như một cánh chim hồng giữa biên giới cổ kim, mộng và thực, bay rất coa mà không biết dừng ở đâu!

Hỏi thăm đường lên Đền Trung, mỗi người chỉ mỗi lối, không biết đâu mà tim giữa rừng núi cây lá um tùm với những bụi tre già và đôi ba người Mường Mán từ đời Hùng đã bám rễ ở đây, đời cha ông họ có lẽ đã cõng người Kinh lên hành hương đền Thánh cao chót vót kia.

Đi quanh quẩn một hồi theo con đường đất đỏ, tới lưng chừng núi thì xe bị ngừng lại vì đường lên đỉnh núi đang được khai mở chưa xong!

Chuyến leo núi Tản sau mấy chục năm ao ước rút cuộc vẫn không thành. Tôi ngừng lại ở chân núi, đi bộ nhìn quanh cảnh bao quát, mắt còn lưu luyến theo từng còm mây lơ lửng trên ba ngọn núi. Huyền sử giống như những chiếc rễ làm con người bám sâu vào lòng dân tộc, mỗi lần chạm tới, tiềm thức rung lên như địa chấn!

Phải đúng bốn năm sau 1997, mới trở lại leo núi tổ lần thứ tư, lần này vừa tới thành Đại La hôm trước, hôm sau tôi vội vã lên đường đi Sơn Tây, như sợ chuyện gì bất trắc làm hỏng cuộc hành trình!

Mất hơn một giờ ngồi xe thì tới được chân núi, đi lên một quãng cao, khí trời mát hẳn, ở đây có trạm nghỉ, và một hồ bơi lớn, nghe nói mùa hè học sinh đến đây cắm trại rất đông. Thời tiền chiến, người Pháp thường chọn khu Ba Vì và Tam Đảo để xây nhà nghỉ mát. Rừng cây hang núi quanh núi Tản sông Đà cũng là nơi lẩn trốn an toàn tránh bom đạn trong thời chiến...Từ trạm nghỉ, theo đường đất hẹp vừa đủ một xe đi, phải mất hơn nửa tiếng mới lên đến gần đỉnh núi. Đường dốc cao hoàn toàn vắng vẻ, cây cối hai bên um tùm, những cành tre già cong xuống đập xoàn xoạt vào kính xe làm mờ đi tia nắng yếu ớt cuối ngày.

Mỗi một màn kịch của cuộc sống, dù nhỏ bé ngắn ngủi đến đâu cũng được tạo dựng bằng những nhân tố kỳ lạ: người hành hương đi nửa vòng địa cầu từ Cali về đất mẹ, người lái xe ngoài ba mươi tuổi sinh trưởng hoàn toàn trong chế độ Cộng Sản nhưng rất mộ đạo Phật, chiếc xe mui đen của Nga Sô cũ kỹ đã từng chở các chức sắc cấp ủy viên...Như vậy màn kịch có đủ thành phần ba bên...đang leo lên một huyền sử dân tộc.. Giả dụ có một người bạn thân cùng đi để tán thêm về ngoại sử hoặc về lẽ biến dịch tương tức tương tác thì màn kịch có thể sinh động thêm. Nhưng ở cái thời mạt pháp loạn lạc, và hậu loạn lạc, hồng nhan tri kỷ cũng khó kiếm, tri kỷ chỉ còn là cái bóng của chính mình!

Khi chọn mỏm núi này để an trú, thánh Tản có lẽ cũng là một vị cô đơn. Nơi đây chỉ có cây rừng chim muông, những chòm mây lơ lững, dưới xa, theo hết tầm mắt là con sông Đà uốn khúc về mãi tới vùng Hòa Bình...

Đi quanh sườn núi có lúc con đường hẹp lại một bên là vách núi, một bên là vực thẳm, giống như đường đèo Đơn Dương Đà Lạt. Thời xưa muốn leo lên Đền Thượng phải mất cả ngày, quả thật Vũ Hoàng Chương đã không nói ngoa.

Tới gần đỉnh núi là một bãi khá rộng, có trạm nghỉ và đủ chỗ cho vài xe đậu. Theo mũi tên chỉ dẫn, bắt đầu đi vào lùm cây dày đặc như một mảnh rừng, men theo những thân cây cao và những bụi tre già lá reo lao xao trong gió ngàn. Khoảng mười lăm phút bắt đầu thấy bực đá thô sơ dốc thẳng đứng, là lối leo lên Đền Thượng trên đỉnh non Tản. Huyền Sử mãi mê từ thuở niên thiếu đang nằm dưới gót chân. Mỗi một bước, một gần với thánh địa "Bảo Sơn"...nhưng bực đá mấp mô rất khó leo, bước dài và cao, tay phải vịn vào vực đá. Tôi tự nhủ thật may mắn nếu để thêm vài năm nữa sợ mắt mờ chân mỏi, dễ gì leo được những bực đá dốc 90 độ này! Sau cùng, mất hơn nửa tiếng mệt nhọc, rời rã và khát nước, bực đá cuối...một bước cuối, leo được lên đỉnh tổ sơn, tôi thở ra sung sướng như người Nhật leo lên đỉnh Phú Sĩ.

Nhô đầu lên khỏi bực đá cuối, tôi thấy một khoảng hẹp bên vách đá. Đền Thượng và mái lều của hai người thù từ dựa vào vách núi cách nhau bằng một hồ nước nhỏ hứng nước róc rách chảy từ kẻ vách núi xuống. Đối diện hồ nước là một mô đá to bằng mặt bàn trên có cắm nhang thờ.

Cấu tạo địa chất của mô đá và vách đá cao giống nhau, khác biệt hoàn toàn với đất đá khác: những cục sỏi, đá cuội(?) tròn lổn nhổn với đá núi, có sắc óng như khảm xà cừ, nạm trắng, đen, xanh đậm...Cấu tạo này trên vách đá nằm thành một phiến dài hình chữ nhật ở giữa, rõ rệt phân biệt với đá núi lớp trên và lớp dưới.

Theo các nhà khảo cổ thì cách đây 4000 năm đã có một trận đại hồng thủy ở đồng bằng miền Bắc, dấu ngấn nước lụt còn tìm được ở chân núi miền Trung Du. Phải chăng trong cơn đại hồng thủy này đất đá bị lộn tung, những phiến đá từng nằm dưới biển được sóng dội lên cao, hoặc giả có thuyết cho rằng núi Tản thuở xưa là núi lửa, sức nóng tạo nên loại nham thạch khác thường chăng?

Tuy vậy, nguồn gốc loài người vốn kỳ bí nên huyền thoại là câu trả lời tương xứng nhất. Những tản đá kỳ lạ trên đỉnh non Tản là dấu tích của Long Vương từ Thủy Phủ dội lên cao, hoặc của Thủy Tinh để lại sau trận dâng nước...hoặc cũng giống như tín đồ Hồi Giáo đi hành hương ở Mecca kính cẩn đi vòng quanh Đền thiêng bên trong có một tảng đá đen "từ Trời rơi xuống". Tảng đá đen ấy có thể là vẫn thạch, còn ở núi Tản trên khoảng thắc cổ bồng, có hai phiến đá trông như từ Thủy Phủ đáy biển dội lên! Vì nguồn gốc "nước" ta luôn luôn dính liền với Nước như Động Đình Hồ, Rồng, Thần Kim Quy...nên hai phiến đá từ đáy biển trồi lên đỉnh non cao cũng thích hợp với cổ tích huyền sử!

Nhìn thấy Đền Thượng đã xây cất lại không còn dấu tích của ngôi "Bạch Xỉ Tự" như Vũ Hoàng Chương và cụ Ba La kể chuyện năm xưa, tôi hỏi người thủ từ ngôi đền mới này có giữ được cổ vật gì thời xưa không? Theo lời anh ta nói chỉ còn ba pho tượng là của thời xưa, ngoài ra không còn gì...hỏi tiếp tới bàn cờ đá ở đâu, anh ta chỉ lên phía trên vách đá.

Thì ra nơi đây vẫn chưa là tột đỉnh! phải ra phía sau vách đá, leo mấy chục bực đá nữa mới lên chót vót non Tản.

Tột đỉnh này có thể nhìn tới khu đập điện lực Hòa Bình và dòng sông Đà uống khúc chạy vòng về đông nam. Trên đây có thờ Mẫu và mấy phiến đá nhỏ không giống bàn cờ tiên như lời Vũ Hoàng Chương, hoặc giả thi nhân đi mây về gió có thể lẫn với bàn cờ đá ở đền Hùng chăng? Đứng trên đỉnh này một lúc, được hít thở không khí trong lành của Tổ Sơn, nhìn bao quát mênh mông non nước gấm hoa, chiều đã xuống êm đềm với gió nhẹ trời trong không mây phủ, tôi thầm nghĩ người xưa lên tận đỉnh này để ngồi chơi cờ quả là công phu kỳ thú!

Trở xuống Đền Thượng ngồi uống trà tán chuyện với ba người bạn trẻ, hai thủ từ và một hướng đạo - nghe người thủ từ kể mấy chuyện hiển linh xảy ra trên đền, tôi nẩy ý định vào đền cầu nguyện và xin thẻ.

Ngồi ngay ngắn trên chiếu theo thế bán kiến già, niệm hương và mắt khép lại, tôi định thần chờ mức giao hưởng giữa tâm người và linh thánh...Tôi chợt thấy rùng mình như có luồng điện chạy trong người, nghe rõ tiếng phần phật lắc các như gió thổi vào mành trúc phía sau lưng. Tôi quay đầu nhìn ra sau, chẳng có mành trúc nào cả và phía ngoài cũng không có bụi tre trúc trước đền...Tôi tiếp tục khép mặt niệm hương, xin Thánh có một điều... và tôi lại thấy rùng mình, lại nghe vật vả tiếng gió đập tung mành trúc...tôi quay lại lần nữa để kiểm sáot...hay là óc tưởng tượng mạnh quá? Hoặc trên đỉnh cao này có luồng vũ trụ tuyến (cosmic ray) đi qua luồng thần kinh...hay thực có cảm ứng hiển linh của Thánh trước lòng thành của kẻ suốt bốn mươi năm hằng mong chiêm ngưỡng linh địa? Vừa leo xuống núi vừa bàng hoàng vì chứng nghiệm cảm ứng mới xảy ra. Có thật tôi đang sống ở thực tế hay ở huyền sử? Có phải tiếng gió đập sau lưng là bàn tay vô hình của Thánh hay chỉ là tiếng đi của lá rừng dưới núi dội lên khi tâm nhập định thì tai nghe được rất xa? Tôi cười thầm, mình đâu đã đoạt tới mức "thiên nhĩ" mà nghe được tiếng lá mồn một như vậy! Mà không phải tiếng gió trong bụi tre rào rào lắc cắc, mà mành mành thì trên đền không có, chỉ có khung cửa lớn vừa bệ bàn thơ, bề ngang độ hơn chiếc chiếu.

Xuống tới bực cuối thì trời đã nhá nhem tối...Cây lá trong rừng đậm lại, im lặng bốn bề. thời xưa và bây giờ, dân chúng còn sùng tín đức Mẫu Ngàn cũng là tâm lý tự nhiên vì núi rừng toát ra một khí thiêng thần bí như không phải là địa vực của con người!

Về tới Thăng Long vô chiên địa, nhà phố đã lên đèn. Ngày mai còn đi thăm nốt đền Bạch Mã thờ Thần Sông Tô Lịch là linh thần của đất đế đô này. Không chắc gì đã có dịp trở lại Tản Viên lần nữa, nhưng khi mở máy ảnh thấy rỗng vì quên lắp phim, tôi lại vọng tưởng hay đây là thánh ý tạo cơ duyên, khiến mình phải leo núi Tản thêm một lần nữa, lần thứ năm, vào lúc "Bảo Sơn thiên tử xuất"?