Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

BAO VINH THƯƠNG NHỚ

 

PHAN TÂM THÀNH

 

 

Ông tôi người Hà Tĩnh, theo Cần Vương chống Pháp, mộng bất thành còn bị bắt bớ, giam cầm nên phải đem gia đình chạy trốn.

Gia đình tôi di cư vào Thừa Thiên tạm trú ở làng Thái Dương, rồi Địa Linh và sau đó là Bao Vinh. Về định cư ở Bao Vinh, nhờ ơn trên ba mẹ tôi làm ăn phát đạt. Chợ Bao Vinh là nơi tấp nập ghe đò buôn bán phồn thịnh. Từ trung tâm thành phố bạn có thể đi xích lô hay xe đạp về Bao Vinh. Xe đò chạy từ cầu Gia Hội theo đường Huỳnh Thúc Kháng (đường Hàng Bè) trồng nhiều cây dừa. Bên cạnh hàng dừa xanh là con sông đào Đông Ba lững lờ chảy về Bao Vinh. Phía bên kia bờ sông qua khỏi xóm Hột Mác là ngôi chùa Diệu Đế hồi Tết Mậu Thân nổi tiếng với mồ chôn tập thể Cộng Sản để lại. Chạy đến chợ Đồn (đồng Mang Cá) xe dừng lại một lần nữa mới về Bao Vinh. Vừa qua cầu, bạn sẽ thấy một cây đa thật lớn, cành lá sum suê tỏa bóng mát trên một khoảng đất rộng. Dưới bóng mát này là quán kẹo bánh của chị Dưa. Và cạnh đó, cái miếu lên đồng của chị. Hàng tháng, cứ đến ngày rằm và mồng một, chị ra đây mặc áo quần thật đẹp, khăn đỏ áo vàng, quàng cổ xanh. Chị cùng chồng “hầu đồng”, la hét tiếng Mường, tiếng Mọi, vung dao, múa kiếm khi hầu giá “quan lớn thượng ngàn”. Sau lưng cây đa là đình Bao Vinh. Xe đò thường đậu ở đây, quay đầu vào đình làng.

Trước mặt đình là miếu thờ ngài khai canh, hàng năm cứ đến ngày mồng bảy tháng chạp là lễ kỵ ngài rất lớn. Hồi còn nhỏ, mỗi lần làm kỵ tôi hay chạy sang xem. Cờ ngũ hành, cờ đuôi nheo treo phất phới, lọng che khắp nơi. Các bác các chú ăn mặc chỉnh tề đã đành, mấy bạn học trò của tôi mặt non choẹt cũng áo đen, đội khăn đóng ra đình. Bên mặt của đình là nhà tăng. Ngày thường nhà tăng là trụ sở làm việc của ban trị sự làng. Ngày kỵ, ngày Tết đây là nhà ăn cho đàn bà, con gái, còn các bác các chú thì ăn ở đình trên.

Làng Bao Vinh có ba họ là dân chính đinh: họ Phạm, họ Ngô, họ Nguyễn. Cái cồn mồ rất lớn trên cánh đồng Bao Vinh, tuy gọi là nghĩa  trang chung, nhưng dân ngụ cư không được chôn ở đây.

Từ đình làng đi đến Đập là ranh giới của làng Thế Lại Thượng. Có hai dãy nhà dọc theo đường cái. Các nhà ở phía tay trái dọc theo bờ sông, về phía phải là quận lỵ quận Hương Trà. Cạnh quận Hương Trà là Am Đôi, thờ mẫu, bị đập phá thành bình địa sau năm 1975 nhưng cây đa sầm uất vẫn hàng ngày trơ gan cùng tuế nguyệt như thách thức trước cảnh vật đổi sao đời.

Am Đôi linh lắm. Dân làng phải thỉnh mẫu “ở đậu” nơi khác. Không đành lòng để đấng thiêng liêng chịu cảnh “ở nhờ” mãi, dân làng đành viết thơ kêu gọi một vị mạnh thường quân ở hải ngoại gởi tiền về kiến thiết xây dựng lại am thờ với phần đóng góp công sức của dân làng. Tháng 3 vừa qua, đã thỉnh mẫu trở lại nơi thờ tự cũ. Nghĩ cũng nực cười đến đau lòng. Cộng Sản phá đình phá chùa, phàm tục hóa nơi thờ tự thiêng liêng; Cộng Sản bỏ bê làng xã, bần cùng hóa nhân dân gần hai chục năm qua. Ngày nay, “đổi mới”, “giao lưu”, nhờ kiều hối, nhờ Việt kiều “khúc ruột ngàn dặm” bỏ tiền ra kiến thiết, sửa sang tốt đẹp. Cộng Sản được tiếng là nhà nước chăm lo cho dân, tha ho tuyên truyền công lao “Bác Đảng”, hạnh phúc nhân dân, tự do tín ngưỡng! Chuyện Cộng Sản dân làng nói mãi không hết, hãy trở lại với Bao Vinh làng tôi.

Từ đình làng đi xuống chợ cũng hai dãy nhà chạy dọc theo đường quan, dãy bên mặt tiếp giáp với bờ sông. Ghe tàu vào ra sông Bao Vinh tấp nập hàng ngày. Trước chợ Bao Vinh là bến đò qua Tiên Nộn, về Mậu Tài, Thanh Tiên, qua khỏi chợ là chùa Bao Vinh. Chùa nằm dọc theo dãy nhà về phía tay trái. Chùa ở gần một cái cống lớn, đây là ranh giới Bao Vinh và làng Địa Linh.

Sau lưng đình làng là các xóm, từ các xóm đi thẳng ra cánh đồng. Làng có 4 xóm: xóm Trên làm bún; Xóm Giữa làm heo. Mỗi lần nghe heo kêu, tôi nhớ đến bài học giáo lý anh Phan Cảnh Tuân và cô Hoàng Kim Cúc dạy.

“Người đồ tể mỗi  lần nghe tiếng tụng kinh của sư cụ thì dậy làm heo, khoảng 5 giờ sáng. Hôm đó không hiểu sao sư cụ không tụng kinh nên người đồ tể không dậy giết heo. Sáng ra thấy heo sinh được 10 con heo nhỏ. Người đồ tể nghĩ rằng sự ngủ quên của mình là ý Trời Phật muốn cứu 10 chú bé heo”.

Xóm Dưới chuyên nghề buôn ớt, ớt trái mua về, đem phơi khô rồi giã nhỏ, xong đem ra chợ bán lại.

Xóm Cuối chuyên nghề bán dừa khô, từ Tam Quan, Bình Định, theo ghe chở ra. Ngoài ghe dừa, chợ Bao Vinh tấp nập hàng chục ghe muối, ghe đường, ghe đậu xanh, nước mắm, ruốc từ “trong Quảng” chở ra.

O Khoa chuyên buôn muối và đường mà giàu nứt hố, đổ vách.

Bác Nguyện buôn nước mắm, ruốc mà giàu.

Chị Xuân bán gạo mà tiền rừng, bạc biển.

Đàn bà, con gái Bao Vinh buôn bán giỏi lắm, “ngoại giao” hay, khôn ngoan, tháo vát nên nhiều người thích về làm rể Bao Vinh!

Đàn ông ở Bao Vinh có lẽ rất ít người làm công chức, nhưng rất nhiều người chọn nghề dạy học. Nghề này ở nước ta ngày trước chỉ thua “Vua” một bậc thôi (Quân, Sư, Phụ) chứ đâu có “đau khổ” như ở nước Mỹ này giáo chức trở thành “baby sitter” còn bị phàn nàn ta thán đủ điều.

Ở Bao Vinh, tôi vẫn giữ mãi một hình ảnh đẹp nhất, đó là cụ Cử, thân phụ của bác Nguyện. Cụ Cử râu dài và bạc phơ, tóc bạc, cụ bới lại một củ nhỏ như củ hành ở trên đầu. Cụ đeo kính trắng và mặc áo quần bằng lụa ngà, ngồi đọc sách đẹp như một ông tiên trong truyện cổ tích. Mỗi lần đi học về, tôi thường vén bụi chè tàu trước nhà cụ, lén nhìn hình ảnh “ông tiên” một lúc lâu mới chịu về. Tôi cũng nhớ chú Tư “Tú Xương” nhiều lắm. Chú Tư suốt đời phong lưu một bầy mười đứa con dại mà chú chẳng đi làm việc gì cả. Chú chỉ “đi mây về gió”, mặc cho thím Tư buôn bán vất vả một nắng hai sương quần quật suốt năm, vừa nuôi con, vừa phải lo tiền mua “xái thuốc” cho chú phi. Vậy mà khi nao thím cũng vui vẻ tâm sự  “O nợ, trời định phần cho mỗi người một số, tôi mắc nợ ông Tư kiếp trước quá nặng, kiếp này phải trả”.

Quán nước chè thím Quát, suốt cả đời thím quanh quẩn bên nồi nước chè nóng, bỏ thêm mấy lát gừng cho thơm. Thím bán thêm dĩa cau trầu, thuốc lá, người đi chợ, ghé qua uống nước, ăn miếng trầu, đó là vốn liếng của thím để giúp chồng nuôi con.

Còn gánh xôi, cháo gạo của thím Thỏ. Thím bán cháo gạo với cá kho khô, và xôi đậu với muối mè. Năm này qua năm khác, chỉ bán có chừng ấy thôi để nuôi thân, vừa nuôi một người con gái mù lòa và một đàn cháu ngoại.

Ai đến Bao Vinh cũng phải ăn một tô cháo lòng (cay) hay một tô dấm nuốt của thím Vỹ. Thím nấu cháo lòng khéo lắm, nước trong và thơm phức. Mùa hè thím bán dấm nuốt.

Ôi những món ăn thức uống nghèo nàn của quê hương tôi, tôi nhớ quay quắt, nhớ lạ lùng.

Năm Dậu là năm đói kém nhất ở Huế, làng Bao Vinh ruộng bị mất mùa, dân càng đói khổ hơn. Ba mẹ tôi tình nguyện nấu cháo cho mọi người bất kỳ ở đâu đến, ăn trong mấy tháng. Nhiều người đói quá, ăn một lần rồi chưa đủ no, sắp hàng vào ăn lại lần nữa. Có người vào mách, mẹ tôi giả vờ không biết; bà nói rằng “ai cũng chỉ ăn đầy một bao tử thôi! Có đói khổ mới hiểu được hoàn cảnh của họ!”.

Biến cố Tết Mậu Thân xảy đến như một đại họa cho dân làng Bao Vinh. Bà con, đồng bào ở xa đổ xô về đây, tưởng đâu Bao Vinh yên lành. Không dè Bao Vinh đang thoi thóp trong vòng dây nghẹt thở của Cộng Sản trong một tháng trời. Bao nhiêu tang tóc khổ đau người dân phải chịu đựng, tuy vậy vẫn không ai chịu rời Bao Vinh. Đời sống dân làng gắn liền với Bao Vinh như nắm ruột đứa con gắn liền với mẹ.

Lâu lắm rồi, thể xác tôi bên này nhưng tâm hồn vẫn hướng về làng cũ với bao nhiêu kỷ niệm vui buồn. Ôi Bao Vinh thân thương, nhớ biết mấy làng xưa xóm cũ!

Biết đến bao giờ mới được trở lại với Bao Vinh.