Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

BÁNH PHU THÊ

Internet

 

 

Bánh Phu Thê là loại bánh rất phổ biến ở miền Bắc, miền Trung, ít có ở miền Nam. Tại Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên…, bánh Phu Thê được những người bán rong bưng đi bán dạo cho du khách.

Bánh phu thê còn có tên gọi khác là bánh su suê. Tên gọi Phu Thê này gắn liền với câu chuyện truyền thuyết kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như chiếc bánh.

Nguyên liệu chính làm bánh là tinh bột nếp, tức là loại nếp được giã bằng cối chứ không xay để tạo sự mịn màng và dẻo dai. Thường mỗi ký bột nếp chỉ lọc lấy được chưa đầy 5 lạng tinh bột. Tinh bột sau đó được phơi khô và giữ lại sau 15 ngày rồi mới chế biến. Ở miền Trung và nhiều địa phương khác, người làm bánh thường chọn loại nếp hảo hạng để làm bánh.

Nhân bánh được làm từ đậu xanh. Đậu xanh đã đãi vỏ đem nấu lên, trộn đều với đường cát trắng, “dằn” thêm chút muối để tạo vị ngọt đậm đà. Dừa đem nạo thành sợi, trộn đều với đậu phộng hoặc hạt sen tùy theo khẩu vị người ăn. Hỗn hợp đậu tán nhuyễn, đường và dừa đặt trên bếp đun riu riu lửa than và khuấy đều tay, liên tục cho đến khi chúng kết dính lại với nhau, bốc tay vào không bị dính là được…

Nhiều nơi vẫn dùng nước nấu một loại hoa gọi là hoa dành dành để tạo màu vàng cho bột. Nhưng có nơi vẫn giữ nguyên màu trắng tinh khôi của bột nếp. Khi pha bột, người làm bánh trộn lẫn cả củ cải đỏ hoặc đu đủ xắt thành sợi nhuyễn vào. Bánh được gói trong lá dừa “bắt” vuông vức chừng 4 phân, trông rất bắt mắt. Lá dừa để nguyên cọng, gấp bốn đoạn bằng nhau thành hình như cái hộp vuông. Nhưn được cho thêm đậu phộng hoặt hạt sen ở 4 góc, được bao một lớp bột bên ngoài rồi mới cho vào hộp lá dừa vuông, rồi banh ra cho đều hộp, tạo hình cho bánh. Sau đó, người ta cho vào xửng hấp chín, rồi lấy bánh ra đậy một hộp vuông lá dừa lên trên. Hộp lá dừa này không qua lửa nên giữ được màu xanh tươi, đẹp mắt.

Ý nghĩa của bánh Phu Thê - Hương vị của lễ cưới truyền thống - Mỗi một vùng quê trên đất nước Việt Nam mình đều có những điều đặc biệt riêng mà mình chưa có cơ hội đi và khám phá hết được. Nhân tìm hiểu về phong tục cưới hỏi ở miền Trung nên biết thêm về ý nghĩa bánh Phu Thê, loại bánh Phu Thê luôn có trong đám cưới ở miền Trung. Xin giới thiệu với các bạn để hiểu thêm về nó nhé.

Miền Trung không phải là vùng đất duy nhất trên cả nước có bánh phu thê. Nhưng khác với bánh phu thê ở nhiều vùng miền Bắc có hình tròn và được gói trong giấy bóng kính trang kim màu vàng đỏ ăn hơi nhão và có vị của phẩm màu, bánh phu thê của miền Nam lại là bánh đôi một vuông, một tròn rất lớn, gói giấy trắng thắt nơ đỏ lộng lẫy. Bánh phu thê của Miền Trung lại được đặt trong những chiếc hộp lá dừa xanh và mang một hương vị đặc biệt.

Một trăm lẽ năm chiếc bánh phu thê như lời cầu mong trăm năm hạnh phúc là lễ vật không thể thiếu được trong phong tục cưới hỏi của người dân xứ Miền Trung. Chiếc bánh Phu thê bản thân nó cũng mang trong mình nhiều giai thoại khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn xoay quanh câu chuyện về nghĩa vợ chồng.

Điều này cũng dễ lý giải bởi hai chữ phu thê trong tiếng Hán có nghĩa là "vợ chồng" và từ thực tế đây cũng là loại bánh thường được dùng làm lễ vật trong cưới hỏi của người Việt Nam. Khác cả về hình thức lẫn hương vị so với bánh phu thê của Hà Nội hay Đình Bảng – Quảng Ninh, bánh phu thê Miền Trung (hay có người gọi chệch âm là suxê) lại được đóng khuôn trong những chiếc hộp lá dừa xinh xắn, trang nhã.

Cái sắc xanh biêng biếc của lá dừa, cái trắng trong đến nõn nà của thân bánh, cái màu vàng óng ả của nhân bánh bên trong hoà quyện vào nhau tạo nên một tác phẩm ẩm thực của người phụ nữ tài hoa, khéo léo. Theo như người dân Miền Trung thì bản thân chiếc bánh phu thê gồm có hai phần tượng trưng cho âm và dương, vợ và chồng.

Phần thân bánh trắng trong, mịn màng tượng trưng cho âm (vợ) còn phần nắp bánh chỉn chu, vuông vắn là tượng trưng cho dương (chồng). Về hình thức là vậy còn về nội dung chiếc bánh phu thê đem đến cho ngươì thưởng thức những sắc thái, hương vị riêng. Bánh được làm từ những thứ nguyên liệu rất quen thuộc nhưng theo những người làm bánh lâu năm cho biết thì cần phải là thứ nguyên liệu được chọn lựa kỹ mới có được những chiếc bánh đem lại cho người thưởng thức cảm giác vừa giòn vừa dai của cái chất bột lọc, cảm giác sần sật của những cọng dừa non, vừa có cái ngầy ngậy béo của nhân đậu xanh, hương thơm dịu nhẹ của lá dứa và có cái vị ngọt thanh mát của đường cát trắng.

Sau khi bánh được vào khuôn, cứ một lớp bột đã được giáo kỹ với đường và dừa, một lớp đậu xanh và trên cùng lại một lớp bột như thế, bánh sẽ được đem hấp chín. Đây cũng là giai đoạn đòi hỏi người làm bánh phải chú ý, không để bánh chín quá hay còn sống mà phải tính toán thời gian làm sao để bánh vừa chín tới khi bột trong, nhìn thấy ẩn hiện lớp nhân màu vàng mà không nhão nước, bánh vẫn có độ giòn là đạt. Sau khi hấp bánh mới đậy khuôn bằng lá dừa lên trên để đảm bảo màu xanh của lá vẫn được giữ nguyên.

Ngày nay khi đời sống người dân đã có nhiều thay đổi, các lễ vật ngày cưới cũng vì thế mà thay đổi theo nhu cầu nhưng có lẽ một mâm quả bánh phu thê với ý nghĩa của nó cũng không thể nào thiếu được.

Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu của khách, nhiều hiệu làm bánh đã thay đổi đôi chút về kiểu dáng truyền thống của bánh như khuôn bánh đa dạng mẫu mã hơn, cách trình bày có khác đi nhưng bánh vẫn luôn giữ được cái hương vị đặc trưng vốn có của chiếc bánh mang nhiều ý nghĩa này. Bánh phu thê không chỉ có mặt trong các mâm quả cưới với ý nghĩa kết duyên vợ chồng, trăm năm hạnh phúc mà còn là món quà mang đậm dấu ấn phong tục cũng như bàn tay khéo léo của của người phụ nữ Miền Trung đã đang và sẽ tiếp tục theo chân nhiều du khách yêu thích hương vị ẩm thực của đất nước Miền Trung.

Gắn với triết lý âm dương của vạn vật và do cái tên Phu Thê nên bánh thường được dùng phổ biến trong những mâm quả trong các đám hỏi, đám cưới. Thường mỗi mâm bánh có đến 100 cái. Trong dân gian có câu chuyện truyền khẩu: Vua Lý Anh Tông phải thường xuyên xông pha trận mạc. Hàng năm, người vợ ở nhà nhớ thương chồng đã tự tay làm ra món bánh này gởi đến biên cương. Vua ăn thấy dẻo thơm ngọt bùi nên đặt tên bánh là Phu Thê. Khi vào miền Trung, bánh này được đọc trại thành su-sê.

Đến khi mua bánh ăn, du khách thường được người bán hàng giải thích: Màu trắng trong và mịn màng của bánh là phần âm, tượng trưng cho tấm lòng son sắt của người vợ. Vỏ hộp làm bằng lá dừa chỉnh chu, vuông vức như chữ điền bao quanh cái bánh là phần dương, tượng trưng cho sự dũng mãnh của người chồng. Bánh Phu Thê đã trở thành một biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng gắn bó như sắc xanh lòng trắng của chiếc bánh Phu Thê.