Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

BIỂN HỒ

SƯU TẦM TRÊN INTERNET

 

 

Mắt ngọc giữa cao nguyên đất đỏ

Giữa mênh mông đất đỏ bazan Tây Nguyên, Biển Hồ tựa như một viên ngọc bích trong veo, đem lại sự mát lành cho phố núi cao nguyên đầy nắng. Ra khỏi TP.Pleiku, đi theo quốc lộ 14 về phía thị xã Kontum chừng vài cây số. Rẽ khỏi quốc lộ, vượt qua những hẻm núi, một con đường trải nhựa phẳng lỳ tuyệt đẹp trải ra trước mắt, khiến những tay lái đang say đường phút chốc quên mất Biển Hồ, quên mất nỗi hoài nghi dâng đầy trong lòng.

Đang mải mê vi vút cùng gió trên con đường dốc dần lên cao ấy, bỗng nhiên bị chặn đứng bởi một tam cấp dẫn đến một lầu vọng cảnh nhỏ xinh. Đứng trong căn lầu duyên dáng, trước mặt là một màu xanh thăm thẳm của một mặt nước mênh mông hoà lẫn mây trời, được những ngọn gió mát rượi, mới hiểu rằng mình đang đứng trên đỉnh một ngọn đồi nhô ra giữa Biển Hồ.

Biển Hồ là cái tên do người Kinh đặt, còn người dân địa phương gọi là Ia Nueng, hay T'Nưng. Biển Hồ T'Nưng là một miệng núi lửa khổng lồ đã ngừng hoạt động hàng trăm triệu năm, nằm ở xã Biển Hồ, cách TP.Pleiku (tỉnh Gia Lai) khoảng 7km. Mặt hồ rộng 230ha, mênh mang gió lộng như biển khơi, có lẽ vì thế mà có tên T'Nưng, nghĩa là “biển trên núi”. Nước hồ luôn đầy ắp quanh năm, nhìn rõ từng đàn cá bơi lội tung tăng. Vì thế, Biển Hồ không chỉ là nguồn cung cấp nước  cho cả một vùng rộng lớn mà còn cung cấp hàng trăm tấn cá mỗi năm cho người dân trong vùng.

Đứng giữa gió trời lồng lộng, bạn cúi nhìn xuống mặt nước xanh thẳm mà tự hỏi, sự kỳ diệu nào đã đặt một hồ nước rộng lớn đến cả ba chục triệu mét khối lơ lửng giữa cao nguyên như thế. Trong yên ắng, Biển Hồ dịu dàng nép mình giữa những ngọn núi trập trùng, lững lờ soi bóng mây trời. Đối diện với Biển Hồ chừng vài cây số về hướng nam là đỉnh Hàm Rồng, cũng là một miệng núi lửa khổng lồ trong số hàng trăm miệng núi lửa lớn nhỏ quanh TP.Pleiku. Nếu Biển Hồ là miệng một núi lửa âm sâu xuống lòng đất, thì Hàm Rồng là đỉnh núi dương, sừng sững như tấm bình phong chắn gió. Xa về phía chân trời là những quả đồi đất đỏ bazan, những đồi chè, đồi càphê, những cánh rừng bạt ngàn cùng phố núi Pleiku ẩn hiện.

Bóng chiều buông xuống, dát lên mặt hồ một lớp vàng óng ả. Một chiếc thuyền nhỏ lặng lờ rẽ sóng, làm mặt nước lay động rồi vỡ tan thành ngàn vảy vàng lấp lánh. Trên trời, từng đàn chim lũ lượt bay về tổ. Tiếng chim kêu lảnh lót, tiếng vỗ cánh lao xao trong bóng chiều bình yên.

Một danh lam thắng cảnh Việt Nam

Biển Hồ quanh năm ăm ắp nước và luôn luôn xanh ngằn ngặt, như một chiếc gương trên chót vót cao nguyên cho mây trời soi bóng. Xung quanh nó có rất nhiều bí ẩn và huyền thoại khiến Biển Hồ lại càng lung linh kỳ ảo.

Ngay cái tên Biển Hồ có lẽ cũng là do khát vọng của con người mà ra. Cao nguyên Pleiku cao hơn mực nước biển cả nghìn mét. Theo nguyên tắc bình thông nhau thì chả có giọt nước nào tồn tại được trên những đỉnh núi cao này. Và vì thế mà con người khao khát nước, khao khát biển.

Một nhà thơ đã viết khi đến thăm Biển Hồ:

Thương thương quá suốt một đời thiếu nước

Nên cái ao tù cũng thành biển của em...

Vì thế, có một cái "ao" trên đỉnh núi cao vời vợi, đứng ở dưới Quốc lộ 1 nhìn lên chỉ thấy mây phủ kín, ấy thì người ta gọi là "biển" cũng đúng thôi.

Đối diện với Biển Hồ theo trục Bắc Nam khoảng chục cây số là đỉnh Hàm Rồng, cũng là một miệng núi lửa khổng lồ. Rất đối xứng, một bên nhô lên, bên thụt xuống, lại cũng khiến một nhà thơ so sánh như Yo Ni và Lin Ga.

Diện tích của Hàm Rồng và Biển Hồ cũng tương ứng nhau, hình dáng cũng tương tự nhau nếu nhìn từ máy bay, giống như kiểu bứng phần lõm của Biển Hồ đặt vào Hàm Rồng vậy, tức là nếu bê Hàm Rồng thả xuống Biển Hồ thì sẽ khít, không còn dấu vết. Một cuộc tạo sơn vĩ đại nào đó đã làm việc này. Thời chưa có các phương tiện hiện đại, người ta đồn rằng Biển Hồ... không có đáy, nó thông xuống... biển Qui Nhơn.

Nhưng có một thực tế là mực nước Biển Hồ hầu như không đổi nên nó vừa là thắng cảnh, vừa là nguồn nước chính nuôi sống nhân dân thành phố Pleiku. Cái sự mực nước không đổi này cũng là sự lạ, bởi sáu tháng mùa khô khốc liệt thế, trời không một giọt mưa mà mực nước giữ nguyên thì cũng khó giải thích thật. Xung quanh Biển Hồ được vây bọc bởi các ngọn núi mà đồng bào dân tộc bám vào các triền thoai thoải của nó để làm nhà, lập làng.

Hồ Tơ Nưng là hạt ngọc của Pleiku mà bất cứ ai đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua. Con đường nhựa phẳng lỳ chạy xuyên qua những hẻm núi gồ ghề, vách thẳng đứng rêu phong, điểm tô bởi các bụi cây kim ngân hoa vàng rực rỡ dẫn ta đến bờ hồ. Mặt hồ ở cao trên một ngọn núi nên không bị các dải núi xung quanh che khuất, đứng bên bờ hồ có cảm giác như đứng bên bờ biển lộng gió. Có lẽ vì thế hồ Tơ Nưng được gọi là Biển Hồ.