Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

CÀ PHÊ BUÔN MÊ THUỘC

 

BÁCH KHOA WIKIPEDIA

 

 

Cà phê Buôn Mê Thuột là một trong những sản phẩm nổi tiếng của cà phê Việt Nam được trồng trên cao nguyên Buôn Mê Thuột, một cao nguyên thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam.

Tuy cây cà phê được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (năm 1870) nhưng được trồng đồn điền ở Đắk Lắk, xuất phát từ Buôn Mê Thuột chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của người Pháp. Hiện tại theo số liệu niên giám thống kê năm 2006, Đắk Lắk có 174.740 ha cà phê. Đắk Lắk cũng là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê trung bình cao nhất thế giới 2,5 tấn/ha. Tổng sản lượng cà phê năm 2006 của Đắk Lắk là 435.025 tấn, góp phần trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 của những quốc gia xuất cảng cà phê và là nhà sản xuất cà phê vối hàng đầu. Ở Đắk Lắk gần như huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Mê Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc biệt nhất được giới hâm mộ và các nhà rang xay cà phê đánh giá cao. Chính vì những lý do trên, Buôn Mê Thuột hay được ví như một "thủ phủ cà phê". Cây cà phê chiếm giữ một vị trí độc tôn, không loại cây trồng nào sánh được trên cao nguyên đất đỏ bazan này. Cây cà phê đã góp phần đưa Buôn Mê Thuột từ vị trí một thị xã tỉnh lẻ cao nguyên trở thành một thành phố sầm uất.

Cà phê chè

Với lợi thế là một vùng đất đỏ bazan màu mỡ, có những ưu thế đặc trưng về điều kiện tự nhiên, cao nguyên Buôn Mê Thuột không những là nơi cây cà phê sinh trưởng tốt, mà còn tạo nên hạt cà phê chất lượng cao, hương vị khác biệt so với nhiều vùng đất khác. Chính sự khác biệt đó là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của cà phê Buôn Mê Thuột và nơi đây đã sớm trở thành "tâm điểm" của ngành cà phê toàn vùng Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung, đặc biệt là đối với cà phê vối (coffee robusta).

Cà phê chồn

Ngoài hương vị thơm ngon đặc trưng tự nhiên, cà phê Buôn Mê Thuột còn nổi danh với một loại cà phê mang tính huyền thoại là "cà phê chồn" do đặc điểm để cà phê chín mọng gần hết mới thu hoạch, nên một loại chồn màu xám có tên địa phương là mija thường ăn những trái cà phê ngon nhất, sau đó thải ra phần nhân đã được hấp thụ các chất trong cơ thể nó; người ta lấy về rửa sạch, phơi khô, xát vỏ thóc, rang xay, tạo nên một loại cà phê danh bất hư truyền ít người được thưởng thức.

Cà phê vối

Tuy nhiên, thời kỳ này do bệnh gỉ sắt phát triển mạnh trên cây cà phê chè, làm giảm đáng kể năng suất, nên các chủ đồn điền lần lượt chuyển sang trồng loại cà phê vối (cà phê chè chỉ còn khoảng 1% diện tích), năng suất cao, chất lượng thơm ngon hơn. chính vì vậy cà phê vối Robusta, được chọn lọc qua nhiều thập kỷ, đã trở thành cây cà phê chủ lực ở vùng đất Buôn Mê Thuột bởi khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao của nó. Sản phẩm cà phê vối Robusta đã trở thành biểu tượng và là niềm tự hào của tỉnh Đắk Lắk nói chung, vùng địa danh Buôn Mê Thuột nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Cách Chế Biến Cà Phê

Mỗi quốc gia có cách thu hoạch riêng và cho đến nay vẫn chưa có cách nào hái trái bằng máy vì cà phê không cùng chín một lượt nên phải hái làm nhiều đợt. Về việc chế biến người ta phân biệt hai cách Ướt và Khô. Cà phê chế biến theo kiểu Ướt thơm ngon hơn cách làm Khô.

1. Về cách Ướt: Cà phê sau khi hái về phải chọn lọc loại riêng quả xanh, quả khô, loại bỏ cành lá rụng và đất đá… Quả cà phê chín được đưa vào máy xát tươi để tách vỏ quả ra. Hột cà phê đã tách vỏ quả, còn vỏ trấu gọi là cà phê thóc.

Cà phê thóc phải loại bỏ lớp nhớt bên ngoài vỏ trấu. Đó là giai đoạn ngâm và rửa. Vì thế người ta gọi phương pháp này là chế biến ướt và cà phê chế biến theo phương pháp này “cà phê rửa”.

Cà phê thóc loại bỏ lớp nhớt bên ngoài và được rửa sạch là cà phê thóc ướt. Cà phê này qua phơi sấy cho khô, có độ ẩm dưới 10 – 12% gọi là cà phê thóc sấy khô.

Nếu cà phê quả tươi là nguyên liệu (đầu vào) của quá trình chế biến ướt thì sản phẩm cà phê thóc khô là đầu ra của quá trình này.

Cà phê thóc khô qua quá trình xát khô, loại bỏ vỏ trấu, đánh bóng (loại bỏ vỏ lụa dính bên ngoài hột cà phê) sẽ thu được cà phê hột. Cà phê hột qua phân loại trở thành cà phê thương phẩm cho việc buôn bán.

2. Về cách Khô: Là cách thông dụng hơn và cũng cổ điển hơn. Sáu mươi phần trăm cà phê trên thế giới điều chế theo cách này. Cà phê được rửa rồi trải ra phơi nắng từ 2 đến 3 tuần, hàng ngày phải cào cho khô đều. Sau khi khô hẳn, cà phê được đưa vào máy xay cho tróc vỏ cứng và lớp da mỏng bao quanh hột ra. Riêng tại Yemen và Ethiopia, trái cà phê để khô trên cây cho tới khi rụng xuống những tấm bạt trải dưới gốc. Cũng có khi vì nóng lòng, người ta rung cây cho mau rụng. Sau đó họ theo phương pháp Khô như ở trên. Người sành điệu chỉ cần nhấp môi là biết cà phê được chế biến theo cách nào.

Sau khi đã có được hột cà phê xanh, lúc ấy người ta mới phân loại và vô bao, đóng dấu nơi trồng, hãng sản xuất và sẵn sàng chở đến những nơi đặt mua trên thế giới.

Cây Cà Phê với Đời Sống Kinh Tế

Cây cà phê trước kia có thể được coi là cây xóa đói giảm nghèo ở Buôn Mê Thuột. Trước kia, nó chỉ được trồng trong các đồn điền của người Pháp sau đó được mở rộng thành các nông trường. Thời trước, chỉ cần đem được vài chục kg xuống đồng bằng bán là đủ tiền xe và ăn chơi thoải mái vài ngày. Trước món lợi như vậy nhiều người đã mạnh dạn trồng trong vườn nhà vườn rẫy và diện tích cà phê không bao lâu đã tăng đến chóng mặt, nhất là thời điểm những năm sau 1990 có những lúc cà phê lên tới hơn 40.000 đồng/Kg cà phê hột; trong khi vàng chỉ có 200.000 đồng/chỉ. Lúc ấy Buôn Mê Thuột người ta tha hồ sắm xe, xây nhà cửa và hình như nhờ phong trào đó mà Buôn Mê Thuột từ thị xã bay lên làm thành phố. Nhưng ở Buôn Mê Thuột cũng còn có những lúc không ngủ được vì cà phê khi chỉ còn 3.000 đồng/kg, cà phê chín đỏ rẫy nhưng thuê hái thì lỗ cả tiền thuê công, rồi hạn hán, sâu bệnh... Vì vậy cây cà phê và những vấn đề liên quan đến nó như giá cả, xăng dầu, thời tiết... luôn là chuyện thời sự nóng hổi trong các quán cà phê.

Những vấn đề liên quan

Ở Đắk Lắk, một số vấn đề liên quan đến cà phê đã trở màu sắc văn hóa, như việc mời đi uống cà phê đã là một nét văn hóa rất đặc biệt của vùng này. Ở Buôn Mê Thuột không chỉ việc trồng cà phê là phổ biến mà việc uống cà phê cũng trở nên quen thuộc với một số người như nhu cầu ăn cơm, uống nước. Vì vậy, chỉ tính riêng khu vực thành phố, các quán cà phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ vào một quán thôi thì cũng phải mất cả năm mới đi giáp một vòng. Giờ đây người ta thường nói: Đến Đắk Lắk mà không đi uống cà phê thì coi như chưa đến Đắk Lắk.

Bí quyết rang xay cà phê ở Đắk Lắk

Ở Đắk Lắk, theo những người sành điệu uống cà phê Buôn Mê Thuột thì rang xay chế biến cà phê thủ công vẫn có hương vị hấp dẫn hơn cả. Chính vì vậy, người bán cà phê tự rang xay ra sản phẩm và mua nhiều loại bột cà phê khác nhau để trộn lẫn để pha và tạo ra đặc trưng riêng cho nhà hàng cà phê của mình.

Do không có nguồn kiểm chứng nên bí quyết này đưa ra chỉ mang tính tham khảo, đó là: Trong lượng cà phê đem vào rang xay, chủ yếu là cà vối, tuy nhiên phải có thêm một phần nhỏ cà chè và cà mít đặc biệt là ngô để cà phê khi pha ra có độ sánh của tinh bột. Để có mùi vị đậm đà người ta cho thêm một tí bơ hoặc mỡ gà ngay trước khi rang xong. Để tạo sự quyến rũ gây nghiện ngoài caphein người ta còn cho thêm vào một ít vỏ cau khô...

Cách thưởng thức cà phê ở Buôn Mê Thuột

Ở Buôn Mê thuột người ta thường dùng cà phê được pha chế theo kiểu Đen tức cà phê pha với đường hoặc Cà phê sữa tức cà phê dùng chung với sữa những loại này thường uống trong ngày lạnh, để giữ độ nóng người ta còn ngâm cả ly cà phê trong chén nước sôi đem ra cho khách hoặc luộc các ly thủy tinh dày chuyên để đựng cà phê. Vào những ngày nóng hoặc theo khẩu vị, người ta dùng Đen đá hoặc Sữa đá tức cà phê như trên nhưng cho thêm đá. Tuy nhiên, ở các quán cà phê ở Buôn Mê Thuột, cà phê thường được pha rất đặc, nếu cho đá cũng chỉ có vài cục nhỏ, nên uống thấy rất đậm và gắt thường chỉ nhấp từng ngụm thật nhỏ và luôn uống thêm nước trà pha loãng. Trước đây ở Buôn Mê Thuột, người ta thường dùng cà phê pha phin, nhiều người hiện vẫn cho rằng đây là cách thưởng thức cà phê thú vị nhất, vừa nghe nhạc nhẹ nhàng vừa đếm những giọt cà phê rơi chậm rãi. Cà phê phin được pha rất cầu kỳ, người ta rót ít nước sôi vào nắp, đặt phin cà phê vào cho ngấm nước ngược lên khiến cà phê nở đều hơn khi rót nước sôi vào từ phía trên, cũng luôn phải nhớ việc đè chặt chiếc nắp chặn có lỗ nhỏ xuống để tạo độ nén; chính vì thế nước cà phê được chảy xuống rất chậm và đậm đặc, lại thường uống với rất ít đá nên có tính chất thưởng thức nhiều hơn là giải khát. Ngày nay, do cuộc sống hiện đại và để phục vụ nhu cầu của số đông, người ta thường dùng cách chế cà phê bằng cách bọc trong vải, nấu trong nồi cho ra nước để có thể phục vụ số nhiều và cũng là cách tận dụng triệt để cà phê. Sau đó cho vào ấm sắt để liu riu lửa nhằm cô đậm và giữ nóng. Nếu bạn không muốn tự pha thì có thể đến các quán café trữ tình và lãng mạn của Buôn Mê Thuột.