Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

CHÈ LONG NHÃN HẠT SEN

 

SƯU TẦM TRÊN MẠNG

 

 

Cứ mỗi độ hè sang, khi những cơn nóng oi ả len lỏi trong từng con phố, dưới từng mái nhà để rồi nhanh chóng bao trùm lên cả một khoảng không rộng lớn, cũng là lúc những người phụ nữ Việt Nam khéo léo chiều lòng cả gia đình bằng bát chè long nhãn hạt sen tươi mát, thanh ngọt.Mùa hè vừa có sen tươi vừa có nhãn lồng ngọt giòn, mọng nước. Chẳng biết là sự kết hợp tự nhiên hay hữu ý mà sen và nhãn lồng, hai thứ đặc sản cao quý lại “kết duyên” với nhau trong bát chè long nhãn hạt sen, tạo nên thứ hương vị mê đắm lòng người.

Món chè ngon này không phải mùa nào cũng được thưởng thức, mà phải chờ đến tháng 7 âm lịch khi mà những trái nhãn lồng sai trĩu quả, và từng bông sen bắt đầu nặng hạt, lúc ấy mới có một bát chè sen long nhãn ngon.

Nhãn Hưng Yên kén đất, kén người sành ăn cũng vì lẽ muộn mằn, nhưng chắt chiu được vị ngọt của đất và trời. Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ lâu thức quả ngọt này vẫn được mệnh danh là vua của loài nhãn và sánh ngang với bậc "Vương giả chi quả".

Người Phố Hiến từ xa xưa vẫn nâng niu cây nhãn của báu trời cho, coi đó như thứ tạo vật làm nên đất và người tài hoa thanh lịch chẳng kém chốn kinh kỳ. Ngay từ lúc nhãn đơm hoa, bói quả đã cặm cụi đan lồng ôm chùm quả lúc lỉu lại cho khỏi vương vãi bởi lũ chim trời ngày đêm rình nhón trộm. Nhãn vì thế lớn phổng phao trong sự trông mong đến mỏi mắt của bà con khắp bốn phương.

Nếu nhãn lồng được tôn vinh là "Vương giả chi quả", thì sự sánh đôi với "Vương hậu chi hoa" - tức hoa sen trong đầm không còn gì hợp lẽ hơn.

Đến với đất Hà thành, khi mùa sen đi qua phố cũng là lúc hương sen theo thiếu nữ về nhà. Sen Hồ Tây thơm thoang thoảng, cũng thật hiếm thấy nơi đâu có giống sen đẹp mà lạ đến thế. Chẳng vậy mà xưa, cứ tới mùa sen, người ta lại thấy người Hà Thành lấy gạo sen về ướp chút trà sen uống Tết. Hương sen thoang thoảng cộng hưởng vị trà đã sấy khô tạo nên thứ đặc sản mang danh trà sen Tây Hồ trên đất Tràng An.Món chè hạt sen nhãn lồng cũng là một thứ đặc sản mùa hè để người Hà Nội chăm sóc các thành viên trong gia đình cũng như tiếp khách quý tới chơi.

Thứ nhãn cùi mọng, dày được tách khéo ra khỏi hạt. Hạt sen bỏ vào nồi ninh đúng độ, không quá nhừ rồi bỏ vào trong cùi nhãn. Nhãn lồng ngon ngọt, thấm vào lòng người bởi hương vị đồng quê đằm thắm đã ẩn trong lớp cùi trắng trong ngào ngạt, còn sen được tôn lên hàng tứ quý của loài hoa là tại sen không chỉ thanh tao, cao quý mà còn là vị thuốc đặc biệt chữa nhiều bệnh hiểm nghèo. Chỉ vậy thôi mà dường như tất cả tinh túy đất trời được lắng lại trong hương vị chén chè lúc giao mùa. Nhãn và sen cứ quyện lấy nhau, ôm lấy nhau trong cái nét giao hòa tình tứ đến là bâng khuâng. Vị ngọt thanh của quả quí, vị bùi ngan ngát của hương sen cứ mãi thơm ngây nơi đầu lưỡi chẳng muốn rời. Chè long nhãn cũng vì thế mang bàn tay thơm thảo của con gái Hà Thành đi làm dâu bốn phương chẳng thể nào lẫn được.

Cũng là chè sen long nhãn đó, nhưng đến với đất Huế, nó lại được cảm nhận và thưởng thức theo một cách khác hẳn. Người Huế tâm niệm rằng, chế biến món ăn là nghệ thuật và món ăn chính là tác phẩm nghệ thuật, chè sen không nằm ngoài ý thức đó, nó cũng đòi hỏi có kỹ thuật, có sự đặc biệt tinh tế. Để nấu được bát chè sen nhãn lồng “rất Huế” phải chọn những hạt sen “ngự” tươi, đều tròn, vẫn còn nhựa và thơm mát ở hồ Tịnh Tâm (sen “tiến vua”). Cách nấu cũng gần giống như người Hà Thành, có điều cách thưởng thức có nét đặc trưng, tao nhã riêng. Người ta thường nói, Huế không chỉ thưởng thức món ăn bằng “khẩu thực”, “tâm thực” mà còn bằng “nhãn thực”. Món ăn ngon không bằng không gian ăn, không gian ăn không bằng cách bày biện món ăn…

Chè sen bọc nhãn lồng xứ Huế đã nổi tiếng gần xa, đã đi vào nhiều trang văn thơ. Những ai xa quê thì nhớ vô cùng, những ai chưa biết Huế thì mong có ngày về Huế vào đúng mùa sen, mùa nhãn để được ăn chén chè hạt sen thơm lừng, vị ngọt thanh tao, đã ăn rồi là nhớ mãi, không thể nào quên.

Tháng sáu âm lịch là mùa sen tươi ở Huế, lại thêm có nhãn lồng. Ở miền Nam cũng có hột sen nhưng tại sao chỉ có món chè hột sen ở Huế là nổi tiếng. Có lẽ đó là nhờ vào Huế có hồ Tịnh Tâm trồng sen cho hột thơm ngát. Sen hồ Tịnh nổi tiếng cũng từ đây mà ra.

Chè hột sen bọc nhãn lồng là món ăn khá phổ biến của Huế nhưng dựa vào việc bày biện mà gần như trở thành đẳng cấp khác nhau. Những gia đình quý tộc, khi ăn chè hột sen bọc nhãn lồng thường dùng những chiếc chén quý, vua chúa thì có chén bịt vàng, quan lại thì có chén bịt bạc hay chén cổ… Chính vì thế món chè hột sen bọc nhãn lồng càng trở nên có giá trị vô cùng. Với những gia đình người Huế thì khi nấu chè hột sen bọc nhãn lồng, người Huế luôn lựa những kiểu chén đẹp nhất mà gia đình mình có để múc chè hột sen. Cái quý không chỉ vì chè hột sen ăn bổ, mát mà còn quý vì cách nấu chè hột sen bọc nhãn lồng ở Huế đầy công kỹ.

Cách nấu chè hột sen bọc nhãn lồng, phần nguyên liệu cần phải cẩn trọng, phải là hột sen hồ Tịnh và nhãn lồng của Huế nấu chén chè mới ngon. Tại sao cái gì cũng phải là của Huế nấu mới ngon vì rằng sen hồ Tịnh hột nhỏ, nấu chín vừa bở vừa thơm vừa bùi. Nhãn lồng của Huế có đặc biệt là cơm (cùi) khô, vừa giòn vừa thơm. Hột sen nhỏ dễ lồng vào trong cùi nhãn. Cơm nhãn giòn sẽ tạo được độ “săn” khi ăn hột sen. Bây giờ ở Huế, hột sen có nhiều xuất xứ, có loại sen biển, hột to nấu cũng bở nhưng ít thơm, nhãn tươi nhập từ miền Nam về cũng khó nấu chè bởi lẽ cơm nhãn ướt, mềm, hạt nhãn to khó lấy hạt mà khi lồng hột sen vào rồi ăn cũng không ngon vì không có độ “săn, giòn” của cơm nhãn.

Khi nói về những món ăn truyền thống của Huế, người ta cho rằng, đằng sau một món ăn Huế là hình bóng của hàng vạn bà mẹ, bà mợ, bà dì… Đó chính là sự kế thừa kinh nghiệm. Như hôm nay đây, khi nói về món chè hột sen bọc nhãn lồng của Huế xưa, nếu không có sự giải thích cặn kẽ như trên thì dù có nấu được nồi chè hạt sen bọc nhãn lồng thì hương vị Huế xưa cũng “phai nhạt mấy lần”…

Người ta cho rằng “ người phụ nữ Huế nấu ăn ngon vì… thương mà nấu”:

“Thương chồng nấu cháo le le.

Nấu canh bông lý, nấu chè hột sen”.

Đối với món chè hột sen bọc nhãn lồng thì câu này quá đúng. Bởi lẽ vì thương, vì nghĩ đến người ăn nên người phụ nữ Huế không nề hà mệt nhọc, công kỹ từ đoạn chọn mua hột sen, chọn mua cho được nhãn lồng vùng Thành Nội, rồi mua cho được đường phèn để nấu. Giai đoạn chế biến là cả một quá trình tỉ mỉ. Hạt sen tươi bóc vỏ, lấy cho hết phần tim sen để khỏi bị đắng. Sau đó đem hột sen hấp chín. Nhãn lồng lột vỏ, dùng dao nhíp (loại dao có mũi nhọn của các mệ ngày xưa thường dùng để bổ cau ăn trầu) khéo léo tách lấy hạt làm sao cho cơm nhãn không bị tách làm đôi, có như thế khi bỏ hột sen vào mới đẹp. Cứ nghĩ đến chuyện phải tách cả trăm quả nhãn như vậy, người không kiên nhẫn, nóng nảy chỉ muốn vừa bóc nhãn… vừa ăn cho nhanh mà thôi. Nhưng chưa phải đã xong, để có chén chè hột sen bọc nhãn lồng nước trong, cơm nhãn vẫn giữ được độ giòn, việc nấu đường phèn cũng có kỹ thuật, phải nấu đường phèn với lửa nhỏ, khi đường tan cho hột sen đã bọc nhãn lồng vào, lại canh lửa nhỏ để hạt sen thấm đường… Một chén chè hột sen bọc nhãn lồng chỉ độ mươi hột, chè được múc trong những chén kiểu đẹp, màu nước chè trong, những hạt sen bọc nhãn như những quả nhãn nhân vàng, nằm thật hiền lành bên nhau. Nhìn chén chè mà như thấy cả tấm lòng của người nấu, mà như thấy được cả một bề dày nghệ thuật nấu ăn của người phụ nữ Huế.

Một chén chè hột sen bọc nhãn lồng, không phải dễ mà bạn có cơ hội nếm thử. Bởi lẽ món chè này nhiều công nên chỉ ở các gia đình quý phái mới nấu. Hy vọng bạn sẽ có dịp may được thưởng thức món chè hột sen bọc nhãn lồng ở Huế trong một khu nhà vườn Kim Long dậy tiếng ve ngân dưới gốc nhãn già nào đó.