Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

NGHỀ THỦ CÔNG AN GIANG

 

 

Nghề Đan Thúng Long Giang-An Giang

Nghề thủ công nghiệp đan thúng (xóm thúng) Long Giang là dân cư thuộc ấp Long Mỹ xã Long Giang, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang. Nằm cặp theo trục lộ giao thông liên xã, chiều dài khoảng 800 m, đông giáp sông Ông Chưởng, Tây giáp đất sản xuất nông nghiệp, nam giáp ấp Long Mỹ, Bắc giáp ấp Long Phú.

Vào năm 1930, ông Nguyễn Văn Khoa, sinh năm 1900 tục danh là ông Ba Đương, là người đầu tiên làm nghề đan đát (hiện nay ông đã chết). Sau đó ông truyền nghề lại cho các ông Trân Văn Còn, sinh năm 1901; Phạm Văn Khương, sinh năm 1905,... Vì lúc bấy giờ đất rộng người thưa, nên sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu lấy sản phẩm đan đát đổi lúa, gạo của nông dân đem về ăn là chính.

Làng nghề đan đát Long Giang, thuộc ấp Long Mỹ 2, xã Long Giang, với tổng số là 180 gia đình, mà trong đó có 113 gia đình có người làm nghề đan đát.

Trước đây, vào giai đoạn những năm 1930, làng nghề chỉ có khoảng 20 gia làm nghề đan thúng, quy mô còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng thúng giạ, thúng giê ngày càng nhiều nên làng nghề dần dần mở rộng. Sản phẩm làm ra được các thương buôn khắp nơi về mua để đem bán ở các huyện, tỉnh khác.

Nghề Mộc Gia Dụng Long Giang-An Giang

Ðó là một làng nghề ở xã Long Giang ,Chợ Mới, An Giang ra đời từ việc tận dụng gỗ vụn để đóng thành những bộ lư hương thờ phụng, lọng trang trí khung cửa, trấn phòng, bao lam... Theo thăng trầm thời gian và nhu cầu xã hội, những người thợ mộc ngày nào nay chuyển sang nghề mộc gia dụng. Vậy nhưng, nghề mộc ở xứ cù lao Ông Chưởng này vẫn trầy trật tồn tại trong rất nhiều khó khăn, trở thành một trong những làng nghề có tuổi đời lâu nhất của huyện cù lao Chợ Mới, An Giang, nằm giữa hai dòng sông Tiền – sông Hậu.

Những người bắt đầu gây dựng nghề mộc vốn ở xã Long Giang (Chợ Mới, An Giang) nhưng để tồn tại, phát triển hưng thịnh, trở thành làng nghề nổi tiếng khu vực thì Long Giang mới chính là “cái nôi” của nghề mộc. Theo đó thì nghề mộc gia dụng xã Long Giang ngày nay ra đời từ những năm 1930 – 1940 của thế kỷ trước. Ông Ba Doãn (Nguyễn Văn Doãn, ấp Long Thạnh 1, xã Long Giang), một trong những người cố cựu theo nghề mộc từ thuở bé cho biết: “Thời tôi còn nhỏ đã thấy cha tôi (ông Nguyễn Văn Quốc, một trong những người đầu tiên đem nghề mộc về nơi đây) làm nghề mộc này. Trước, ở đây chủ yếu là cưa lọng, mài những bộ lư gỗ, khắc chân đèn, hoành phi, câu đối… để thờ. Sau mới phát triển thêm nghề đóng tủ bàn ghế”. Tâm sự về quá trình phát triển của làng nghề, rồi ông Ba Doãn trầm tư: “Dân ở đất Long Giang này trước nghèo khó lắm, bà con phần lớn là thợ làm công cho các chủ trại gỗ lớn bên làng mộc, điêu khắc Chợ Thủ. Làm công ăn lương mãi cũng chẳng khá lên, cho nên vài nhân công, trong đó có ba tôi quyết định ra làm riêng, làm thêm từng phần gia công như chân đế, lọng gắn vào phần đầu tủ thờ, rồi các bộ phận khác cần cắt, đẽo, khoan từng phần… như chân tủ thờ, bộ lọng cửa phòng, khung điêu khắc tranh kiếng… cho các chủ trại bên làng Chợ Thủ

Nói đến nghề mộc chạm trổ, điêu khắc, cắt lọng, so về kỹ thuật và sự tinh tế thì sản phẩm của những người làm mộc vùng đất Long Giang không hề thua kém sản phẩm của các người làm mộc vùng Chợ Thủ. Về điều này, ông Ba Doãn cho biết: nghề mộc chạm, trổ đất cù lao Long Giang phát triển mạnh với nào tranh tứ quý (mai, lan, cúc, trúc), tứ linh (long, lân, quy, phụng), trúc mai, tùng lộc, quả lựu, đôi tượng hoặc câu đối… Ngoài ra, người thợ còn có những kỹ thuật chạm khắc gỗ khác khá đa dạng, với bốn loại chính: chạm trổ, chạm lộng, chạm nổi và chạm âm. Chạm trổ phải tạo nên hình tượng không gian ba chiều và tách rời, có thể quan sát được hình tượng từ mọi hướng, thường áp dụng đối với hình người hay thú. Chạm lộng cũng tạo nên hình tượng không gian ba chiều nhưng không tách rời nhau mà các hình tượng này dính liền nhau thành một dãy, thường áp dụng đối với các hình tứ linh hay tứ quý trên các bao lam, thành vọng. Chạm nổi tạo hình tượng nổi một phần trên nền gỗ có hoa văn đính kèm, thường áp dụng đối với các bức phù điêu. Còn chạm âm là loại chạm đơn giản, khoét lõm vào bề mặt gỗ, thường áp dụng đối với các tấm liễn (câu đối bằng chữ Nho)…

Cũng từ dạo ấy, nghề mộc xứ này bắt đầu hình thành cùng nghề mộc Chợ Thủ nức tiếng xứ miền Tây. Dần dà, từ làm công, những người thợ nơi đây bắt đầu làm ra những sản phẩm riêng biệt như bộ lư hương, chân đèn bằng gỗ giá rẻ, bàn thờ cắt lọng trang trí… Dân miền Tây ngày đó phần lớn còn nghèo, cuộc sống không mấy dư giả để có thể mua được bộ lư hương bằng đồng để đặt trên tủ thờ, nhất là khi con cái ra ở riêng, xây nhà cất cửa cần có bàn thờ tổ tiên với bộ lư hương, nên khi những chiếc lư hương, bộ chân đèn bằng gỗ giá rẻ nơi đây ra đời đã đáp ứng được nhu cầu của bà con, nghề mộc phát triển ngày một hưng thịnh. Và rồi, do nhu cầu xã hội, bên cạnh những sản phẩm phục vụ thờ tự, trang trí, bà con đóng thêm tủ chén, bàn ghế, giường ngủ… bằng gỗ. Từ dạo ấy, người này chỉ người kia rồi nghề mộc phát triển nhanh thành làng mộc. Trớ trêu thay, từ khi nghề đóng mộc gia dụng từ phụ phẩm gỗ ra đời, hàng bán càng chạy thì những người vốn theo nghề mài lọng, lư hương, chân đèn, như ông Ba Doãn dần ít đi, rồi nghề cưa táng, lọng, mài chân đèn, lư hương cũng ít dần, mọi người chuyển sang làm đồ mộc gia dụng.

Khi xã hội phát triển, những bộ lư hương, chân đèn xưa kia không còn hưng thịnh. Những chiếc tủ, giường gỗ được đóng bằng gỗ vụn ngày một ít dần trong các gia đình trẻ do bị cạnh tranh khốc liệt với những sản phẩm giá rẻ hơn. Ông Ba Doãn chia sẻ: “Nhà cửa bây giờ đâu có mấy nhà còn cất kiểu nhà sàn gỗ truyền thống miệt sông nước miền Tây nên mấy cái lam cửa, lam phòng cưa lọng gần như không còn sản xuất đến cả chục năm rồi. Thêm mấy cái lư, liễn bằng gỗ cũng không được thịnh khi bộ lư đồng, câu đối, hoành phi bằng các chất liệu khác phát triển mạnh, giá rẻ, nên cả làng bây giờ sống nhờ mấy cái tủ chén, tủ đồ, giường… bằng cây tạm giá rẻ này thôi”. Có lẽ thế nên những người thợ tâm huyết với nghề mộc ngày một bỏ dần nghề khi mối tương quan giữa công việc và thu nhập không còn phù hợp. Âu đó cũng là cái khó chung của nhiều nghề truyền thống hiện nay.