Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

THẮNG CẢNH NINH HÒA

 

VINH HỒ

 

 

Xứ Ninh có nhiều thắng cảnh, tức cảnh đẹp có tiếng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu sơ lược một số thắng cảnh của xứ Ninh như sau:

 

ĐÈO CẢ - VŨNG RÔ:

Đèo Cả - Vũng Rô như bóng với hình, Đèo Cả nhờ Vũng Rô mà có nét đẹp thơ mộng:

Vũng Rô xanh thẩm một màu

Nhấp nhô buồm trắng về đâu chập chờn?

Mũi La sóng bạc mây vờn

Giữa trời biển rộng tâm hồn nhẹ tênh

Và Vũng Rô cũng nhờ Đèo Cả mà có vẻ đẹp hùng vĩ:

Sơn xuyên phong cảnh là đây

Non cao bia tạc đá xây ngàn trùng

Đèo Cả băng qua núi Đèo Cả cao trên 400m, dài khoảng 10km, chạy ngoằn ngoèo giữa một bên là núi cao, một bên là biển sâu:

Vô đèo Cả lên giồng xuống dốc

Trên rừng già dưới biển chơi vơi

Ngồi trên xe liếc mắt nhìn chơi

Đường khuất khúc quanh co nhiều nỗi

Theo Việt Nam Sử Lược, vì Trà Toàn 2 lần đem quân xâm phạm biên cương nên năm 1470 vua Lê Thánh Tông thống lĩnh 15 vạn quân đổ bộ Sa Kỳ (Quãng Ngãi) chiếm Kinh đô Trà Bàn (Bình Định) bắt vua Chiêm là Trà Toàn đưa về Thăng Long, tướng Chiêm là Bô Trí Tri cùng tàn quân lui về giữ Phan Lung (Phan Rang) tự xưng làm vua, sai sứ xin trở lại thần phục nhà Lê, vua Lê sai đặt bia trên núi Thạch Bi để phân định ranh giới Chiêm-Việt. Đến năm 1653, Cai cơ Hùng Lộc dẫn 3.000 quân vượt đèo vượt núi Thạch Bi đánh Chiêm Thành mở đất Khánh Hòa.

Như vậy, núi Thạch Bi tức là núi Đèo Cả mà dân gian quen gọi là núi Đá Bia:

Chiều chiều mây phủ Đá Bia

Đá Bia mây phủ cô kia mất chồng

Hòn Hèo đội mũ

Mây phủ Đá Bia

Cóc nhái kêu lia

Trời mưa như đổ

 

Mũi Nậy có hòn Đá Bia

Bãi Môn dựa kề sân trước Ô Rô

Ô Rô núi tấn như đồ

Vừa nồm vừa bấc biết xô phía nào?

Vũng Rô nằm giữa dãy núi Varella và núi đèo Cả, mặt biển thường yên tĩnh.

Đèo Cả - Vũng Rô là một cảnh đẹp hiếm có vì núi đèo và biển cả nằm sát bên nhau tới cả chục cây số. Mỗi lần qua đèo Cả là dịp để thưởng thức phong cảnh thơ mộng hùng vĩ, đôi khi cảm thấy sự sống và cái chết chỉ cách nhau một đường tơ khi chiếc xe bò trên những ghềnh đá cheo leo như treo trên vực thẳm.

Đèo Cả là bức trường thành thiên nhiên chia cắt địa hình địa vật, phân biệt thời tiết khí hậu giọng nói tập quán... giữa bên này và bên kia đèo.

Xin trích một số thơ liên hệ:

Đầu ghềnh mũi Nạy gie ra

Qua hai mũi ấy đó là Ô Rô

Vũng Ô Rô bốn mùa che khuất

Dựa mặt nồm mặt bắc cũng hay

Đá chồng mấy trượng sao liền

Tạc dạ gia truyền nối dõi Hùng Vương

Xuôi lên một đỗi dặm trường

Ô Rô núi thúng bốn phương là nhà

Đầu ghềnh mũi Nạy gie ra

Thân trong có bãi hiện là Đầm Môn

Trèo lên Đèo Cả

Trông xuống Vạn Giã Tu Bông

Biết rằng phụ mẫu đành không

Anh chờ em đợi uổng công hai đàng

Con ngựa tía ăn quanh Đèo Cả

Mặt trời chiều bóng ngã về Đông

Chẳng thà giục mã về không

Chớ không cướp vợ tranh chồng người ta

 

BÃI BIỂN ĐẠI LÃNH

Gần Đèo Cả, thuộc huyện Vạn Ninh, cách huyện lỵ Ninh Hòa độ 50km, là một bãi biển đẹp và nổi tiếng từ thời vua Minh Mạng. (Xem chi tiết trong bài Xứ Ninh Biển, Bờ Biển và Hải Đảo, cùng tác giả). http://www.ninh-hoa.com/images/NNNH_TC_DaiLanh-2.jpg

Bãi dài gần 1km với bờ cát trắng phau hình lưỡi liềm tiếp giáp với đèo Cổ Mã và mũi Hòn Gion, có một rặng dương trên bãi reo vi vu suốt đêm ngày là khu vườn địa đàng của tuổi trẻ. Bãi cạn, rất thuận tiện để du khách tắm và phơi nắng. Ngoài xa có một hòn đảo:

Hòn Nưa ngoài biển nhấp nhô

Vách đá dựng đứng sóng xô mấy từng

Bãi dựa lưng vào núi Đại Lãnh, từ Đèo Cả đi vào, bên phải Quốc lộ 1 là ga Đại Lãnh, bên trái là làng chài Đại Lãnh.

Theo sách Non Nước Khánh Hòa, vào năm Thành Thái thứ 13, có một khách du tên Phạm Ngũ Giáo quê Thừa Thiên tài cao học rộng nhưng công danh lận đận, đến Đại Lãnh thấy bãi biển xinh đẹp mới dừng bước lập gia viên, ngày tháng ngao du thơ túi rượu bầu kết bạn với nhiều vị Nho sĩ ở vùng Tu Bông, Bình Trung, Vạn Giã, vì có biệt tài chữa bệnh đậu mùa nên được dân địa phương thương mến gọi là "Ông Cửu Đậu". Dần dần ông quy tụ được một số người tha phương lập ra làng Đại Lãnh được nhà cầm quyền công nhận và ngày càng phát đạt. Năm 1946 chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, làng điêu tàn, dân chúng bỏ đi hết, bãi biển Đại Lãnh rơi vào hoang vu:

Nắng chiều trên núi Đá Bia

Rọi xuống Đại Lãnh thôn xưa điêu tàn

Biển chiều ngọn gió lạnh hàn

Bóng nhân ngư hiện bên hàng dương xanh

Từ 200 năm trước, Bãi biển Đại Lãnh nổi tiếng thủy tú sơn minh được người đương thời viết lên những vần thơ hùng tráng:

Đại Lãnh văn viên cô nguyệt hạ

Nha Trang xạ hổ loạn vân gian

(Nguyễn Tư Giản, làm quan thời Tự Đức)

Lắng vượn trăng mờ đêm Đại Lãnh

Bắn hùm mây rối núi Nha Trang

(Quách Tấn dịch)

Ngày nay Bãi biển Đại Lãnh là một Trung tâm Du lịch của tỉnh Khánh Hòa nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ lãng mạn:

Đại Lãnh nằm giữa cảnh tiên

Một bên nước Nhược một bên non Bồng

Bên em má đỏ môi hồng

Giữa trời biển rộng sóng lòng xôn xao

 

CHÙA LINH SƠN

Tọa lạc tại thôn Hiền Lương, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, cách Vạn Giã 1,5km. Trước mặt chùa là một cánh đồng thoáng đãng có hồ sen rộng, có dòng Hiền Lương mơ màng, xa xa núi non chập chờn mờ ảo... thật là một cảnh thơ mộng, thanh thoát, hữu tình!

Vườn chùa rộng rãi có 2 cây cổ thụ cao vút, cành lá sum sê như tàn lọng: cây xoài mủ trăm năm đứng trước chùa và cây kén 300 tuổi đứng sau chùa.

Tổ khai sơn là Hòa thượng Đại Bửu, hiệu Kim Cang Đại lão Tổ sư, quê Quãng Nam, vào Hiền Lương hoằng pháp lập chùa đúc chuông năm Cảnh Hưng thứ 22 (1761). Ngài viên tịch năm Giáp Thân ngày Mồng Hai tháng Chạp, tức năm 1764 thời Cảnh Hưng (1740-1765). Lúc ban sơ chùa có tên là Sa Long Tự, năm1867 thời vua Tự Đức, chùa bị hỏa hoạn được cất lại cải tên là Linh Sơn Tự.

Thời Tây Sơn, Nguyễn Ánh đánh nhau, các chuông bị tịch thu để đúc súng đạn, 2 quả chuông chùa Linh Sơn được đem giấu dưới lòng sông, nhưng khi hết chiến tranh thì chỉ tìm lại được có quả Tiểu Hồng Chung, còn quả Đại Hồng Chung thì chẳng biết trôi nơi nào.

Trên Tiểu Hồng Chung có khắc hàng chữ Hán:

"Cảnh Hưng nhị thập nhị niên,

Tân Tỵ bát nguyệt."

Năm Cảnh Hưng thứ 22 tức là năm 1761 đúc chuông.

Chùa Linh Sơn là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở huyện Vạn Ninh hiện còn quả Tiểu Hồng Chung, và 2 cây cổ thụ là những di tích quý giá.

Năm 1993 chúng tôi có ghé thăm chùa, vị Đại đức Trụ Trì là một vị chân tu có đại nguyện muốn xây dựng Linh Sơn Cổ Tự thành một ngôi chùa to lớn hiện đại có cổ lầu có mái cong, nên đã ra tận Huế để rước những người thợ danh tiếng từng trùng tu phục hóa những công trình di tích lịch sử ở Cố Đô về để xây dựng ngôi chùa. Lúc đó Chùa chưa hoàn tất nhưng trông rất bề thế có thể là một trong những ngôi chùa nguy nga nhất của tỉnh Khánh Hòa. Chính vị Trụ Trì đã đánh xe trâu lên tận núi cao suốt nhiều năm để tìm những loại gỗ quý cưa và chở về làm nước gỗ cho chùa. Vườn hoa Bonsai cây kiểng của chùa có hàng trăm tác phẩm quý giá có tuổi thọ từ hàng chục năm trở lên cũng do công sức của thầy đã lặn lội sưu tầm trên những vùng núi đá xa xôi. Chính tâm chí và sức lực của Thầy đổ xuống cùng với Phật tử gần xa có tâm Bồ Đề mà Linh Sơn Cổ Tự trở thành một ngôi chùa tráng lệ bên dòng sông Hiền Lương xinh đẹp để du khách đến thưởng ngoạn trong mấy năm qua.

Linh Sơn Cổ Tự cũng là ngôi Tổ đình của hầu hết các chùa trong huyện.

Thiên Mụ có dòng sông Hương

Chùa Linh Sơn có Hiền Lương mơ màng

Hồ sen bát ngát Đạo Tràng

Mấy trăm năm trước Kim Cang khơi dòng