Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

NGHỀ LỤA VÀ

NGHỀ MỘC AN GIANG

 

DR THUAN

 

Nghề Mộc Chợ Thủ-An Giang

 

 

Tinh hoa nghề mộc Long Điền sản phẩm mộc Long Điền Những phiến gỗ nhỏ, to được thổi hồn làm cho sống động, phản ánh đời sống văn hóa đặc sắc của vùng sông nước An Giang nói riêng và của làng quê Việt Nam nói chung, được bạn bè trong, ngoài nước yêu thích và có giá trị nghệ thuật cao. Thuộc huyện cù lao Chợ Mới của tỉnh An Giang, xã Long Điền Chợ Thủ nổi tiếng từ cách đây gần hai thế kỷ, nơi sinh trưởng những người thợ thủ công giỏi giang nhất của An Giang, đa tài, khéo léo.

Câu ca: “Long Điền Chợ Thủ quê anh

Trai chuyên làm tủ, gái sành cửi canh

Dệt hàng chị mặc chẳng lành

Giường chõng nghề rành, anh ngủ sạp tre..”

Câu ca trên đã gói gọn hai nghề rất lâu đời và độc đáo của địa phương đó là nghề dệt vải lấy quần áo mặc, nghề mộc đóng và chạm khắc các sản phẩm từ gỗ như bàn ghế, giường, tủ, chõng… Từ huyện lỵ Chợ Mới, men theo con đường 942 đi khoảng 20 km sẽ tới xã Long Điền Chợ Thủ. Xưa kia, bên bờ sông Tiền có một khu chợ tên là Chợ Thủ, nghĩa là chợ của các nghề làm bằng thủ công và bán chủ yếu là hai mặt hàng vải và đồ gỗ. Song, vì ngoài bờ sông đất hay sụt lở, chợ được chuyển vào sâu bên trong trung tâm làng và lấy tên mới là chợ Long Điền A, nhưng dân chúng vẫn thích cái tên cũ nên thường gọi là Long Điền Chợ Thủ, bảo tồn hai nghề truyền thống là dệt vải và làm mộc.

Những năm đầu thế kỷ XX, Long Điền Chợ Thủ đã nổi tiếng cả nước với những chuyến bè gỗ xuôi ngược, tiếng đục đẽo gỗ và tiếng thoi dệt cửi lách tách nhộn nhịp đêm ngày. Mặc dù bán buôn phát đạt, song vì giá cả hạn hẹp, một thời nghề gặp nhiều khó khăn, vải dệt ra nhưng phụ nữ vẫn phải mặc áo vá, giường tủ bền chắc mà nam giới vẫn phải ngủ sạp tre ọp ẹp. Trong chiến tranh ác liệt, người dân vẫn bám nghề, xây dựng được thương hiệu đồ gỗ Long Điền Chợ Thủ. Nhưng khi sang thời bình, vì điều kiện còn nhiều khó khăn, việc sản xuất đồ gỗ giảm mạnh, chỉ còn một số xưởng duy trì làm nghề. Ngày nay, nghề mộc trong đó đóng đồ gia dụng và chạm khắc gỗ đang là hai nghề chính tạo công ăn việc làm cho đông đảo người dân. Bên cạnh đó, nghề chạm gỗ phát triển trên cơ sở nghề mộc cổ và một người thợ chạm gỗ có công lớn đầu tiên trong việc phát triển nghề chạm khắc ở địa phương là cụ Hồ Xuân Lai hay cụ Tư Chia.

Nghề làm mộc ở Long Điền Chợ Thủ thường là “cha truyền con nối”, sau này một số thanh niên đi nghề ở các tỉnh, tiếp thu tinh hoa nghề mộc. Ngày nay, người dân khéo tay làm được rất nhiều sản phẩm đẹp và phẩm chất cao cung ứng cho thị trường. Ngoài giường, tủ, sập, tràng kỷ, bàn, ghế, đôn chậu cảnh, tượng, phù điêu, câu đối, ghe thuyền, còn có các sản phẩm mây tre đan đủ loại, rực rỡ về màu sắc. Những tấm gỗ lớn qua bàn tay khéo léo trở thành những chiếc ghe xuồng ba lá, năm lá, những chiếc tủ tường, bàn và ghế dài cho văn phòng; những phiến gỗ nhỏ hơn cũng trở thành các loại tủ nhỏ để quần áo, chạn bát, giá đỡ, khay đựng,… ngay cả những khúc gỗ nhỏ cong queo sần sùi có khi chỉ là gốc cây, cành cây cũng biến ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tuyệt đẹp như tượng Phật, các vị tiên, tứ linh (long, ly, quy, phượng), các con vật nuôi trong nhà (trâu, heo, gà), câu đối, tượng... Bên cạnh đó, còn có các bức phù điêu theo trường phái mỹ thuật Tây Âu như các em bé nghịch ngợm, tượng thần vệ nữ và các danh nhân trong lịch sử nhân loại…

Những phiến gỗ nhỏ, to được làm cho sống động, phản ánh đời sống văn hóa đặc sắc của vùng sông nước An Giang nói riêng và của làng quê Việt Nam nói chung, được mọi người ưa thích và có giá trị nghệ thuật cao. Nhờ vị thế trên bến dưới thuyền, nằm bên các nhánh sông Tiền, Hậu Giang, Ông Chưởng, sản phẩm đồ gỗ Long Điền Chợ Thủ được đưa đi muôn nơi như Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long, Sài Gòn, Huế và Hà Nội. Hiện nay, xã Long Điền A có khoảng 1.470 gia đình với hơn 3.000 công nhân sản xuất đồ gỗ. Những người thợ mộc yêu nghề sáng tạo đang từng ngày cống hiến cho đời những tác phẩm đẹp trong nghề mộc dân tộc.

 

 

Từ xưa, Tân Châu đã nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa. Đây cũng chính là nơi sáng tạo nên loại lụa Mỹ A nổi tiếng một thời. Theo những người lớn tuổi kể lại thì ngày xưa, chị em phụ nữ mà có được một bộ quần áo may bằng lãnh Mỹ A thì thật là sang trọng. Bộ quần áo ấy chỉ dành để mặc vào những ngày lễ, tết. So với lãnh Mỹ A, vải “xá xị Xiêm” – một loại lụa Thái Lan nổi tiếng thời đó – cũng không sánh bằng.

Đưa đò sang chợ, tưởng xa hóa gần.

Câu ca truyền miệng từ xưa quanh các bến đò ngang ở đất Tân Châu này chắc hẳn nhiều người còn nhớ. Đó không chỉ là lời tán tỉnh cô gái đẹp của anh lái đò, mà câu ca còn hàm ý kết luận rằng “người đẹp nhờ lụa”… Mà phải là lụa Tân Châu mới càng làm tôn thêm nét duyên dáng, đến nỗi chàng lái đò cảm thấy dòng sông như ngắn lại khi có cô gái mặc lãnh Mỹ A ngồi cạnh. Có một thời, lụa Tân Châu từng có mặt ở Singapore, Phillipines và cả quốc gia nổi tiếng về nghề dệt vải là Ấn Độ, bởi nó được giới thượng lưu và hoàng tộc thời đó rất yêu thích.

Sáng trăng trải chiếu hai hàng

Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ

Quay tơ phải giữ mối tơ

Dẫu năm bảy mối cũng chờ mối anh…

Khung cảnh thanh bình trong bài thơ trên là hình ảnh thời kỳ đầu của nghề ươm tơ, dệt lụa ở Tân Châu. Thời đó, người ta dệt lụa theo khung dệt cổ. Khổ vải dệt ra chỉ rộng khoảng bốn tấc, khi may quần áo phải nối vải nên không đẹp. Dần dần, nghề tạo ra khung dệt khổ 8 tấc, rồi 9 tấc, đồng thời nghiên cứu làm cho lụa đẹp hơn, bền hơn với nhiều hoa văn tinh xảo như: cẩm tự, hoa dâu, hoa cúc, mặt võng, mặt đệm v.v…

Độc đáo nhất có lẽ là kỹ thuật nhuộm lụa từ trái mặc nưa, một kỹ thuật làm cho lụa Tân Châu đen tuyền, óng ả, quần áo mặc đến rách mà vải vẫn không bị xuống màu. Đây chính là sáng kiến của nhà nghề xưa, nền tảng khiến cho lụa Tân Châu nổi tiếng một thời. Nhưng cho đến bây giờ, không ai biết chính xác người nào đã tìm ra cách nhuộm này. Chỉ biết rằng hồi đó, mỗi năm, nhà nghề phải qua Campuchia mua hàng trăm tấn trái mặc nưa mới đủ dùng. Sau này, người Việt trồng thử, thấy được nên trồng nhiều đến ngày nay.

Theo tư liệu thì trước năm 1945, ở Tân Châu đã có “nhà tằm” lớn của tư nhân, thu hút nhiều thợ ươm tơ, thợ dệt, thợ nhuộm vào làm. Rồi từ “nhà tằm” này, những người thợ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm tay nghề cho nhau. Đến thập niên 1960 thì ở Tân Châu đã có hàng trăm nhà dệt quy mô lớn nhỏ khác nhau. Nhiều nhà dệt tiếng tăm còn mãi đến bây giờ như Đỗ Phước Hòa, Trần Văn Tôn, Trịnh Thế Nhân, Trần Văn Nho v.v… Một số con cháu của họ vẫn còn nối nghiệp gia đình cho đến ngày nay.

Lụa Tân Châu nổi tiếng nhờ dệt bằng tơ tằm. Để có những cuộn tơ vàng óng ả, người Tân Châu đã phải trải qua những tháng ngày trồng dâu nuôi tằm vất vả quanh năm. Có những năm, ruộng dâu trồng đến hơn 10.000 hecta, trải dài từ Tân Châu, Chợ Mới đến tận biên giới Campuchia, mới đủ cung cấp cho tằm ăn.

Nghề nào cũng vất vả, cũng phải chịu gian nan, khổ cực mới gặt hái được thành công. Với người Tân Châu, nghề trồng dâu nuôi tằm cũng khá vất vả. Từng có câu tục ngữ : “Làm ruộng ăn cơm nằm, làm tằm ăn cơm đứng”. Tằm phải được chăm sóc suốt ngày đêm, nhất là trong giai đoạn đưa tằm lên bủa giăng tơ. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn vui nhất của nghề, cũng giống như ngày nông dân ra đồng thu hoạch mùa màn. Sau những bước thăng trầm, nghề tơ lụa Tân Châu nay lại được vực dậy, con tằm lại tiếp tục nhả tơ. Ruộng dâu, vườn mặc nưa sống lại. Không những vậy, nghề phải nhập thêm kén ươm từ Bảo Lộc, Lâm Đồng về mới đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất.

Đối với các nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp thì lụa Tân Châu là một sản phẩm thuần Việt, đậm đà nét dân tộc và là niềm tự hào của người Việt nếu chúng ta biết sử dụng chính lụa Việt Nam để tô đẹp thêm nét duyên dáng của phụ nữ Việt Nam.

Ngày nay, lụa Tân Châu đang từng bước tìm lại sức sống xưa của mình. So với thập niên 50 – 60 thì sản lượng còn kém xa, nhưng chất lượng tơ lụa thì đã ngang tầm với những quốc gia có ngành tơ lụa phát triển. Những sản phẩm bền và đẹp như hiện nay là kết quả của cả một quá trình người nghề không ngừng học hỏi, đổi mới công nghệ và luôn tìm ý tưởng sáng tạo nên những mẫu mã mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hiện tại cũng còn nhiều khó khăn thử thách cho bà con trong nghề. Nhưng trước những chuyển biến mới của thị trường tiêu dùng hàng tơ lụa hiện nay, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng nghề sản xuất tơ lụa Tân Châu sẽ sớm tìm lại được vị trí cao của mình trong ngành hàng tơ lụa quốc tế. Với riêng chị em phụ nữ, việc quan tâm nhiều hơn đến hàng tơ lụa Tân Châu với ý thức “người Việt dùng hàng Việt” chắc chắn sẽ là động lực không nhỏ giúp cho nghề tơ lụa Tân Châu thực sự tìm lại được mình trong nay mai.