Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

VỀ QUÊ XƯA

 

LÊ PHÚ THỌ

 

 

Trên quốc lộ 1 Nam-Bắc Việt Nam từ Ninh Hòa qua khỏi đèo Bánh Ít khoảng 500 mét, có con đường rẽ bên phải về hướng Đông Nam, chính con đường này dẫn đến vùng Hòn Khói. Hòn Khói, một địa danh thuộc phía Đông Nam quận lỵ Ninh Hòa, nằm dài phơi mình dọc trên bãi biển Thái Bình Dương. Phú Thọ, một thôn trong vùng Khu Hòn Khói, tọa lạc tại ngã hai trên đường Ninh Hòa-Hòn Khói, đường ra Xóm Rớ (bên tay trái) dẫn đến các thôn Thạnh Danh, Bình Tây, Đông Hà và đường ra Xóm Biển (phía tay phải) đi đến các thôn Bá Hà, Ngân Hà, Thủy Đầm. Từ thành phố Nha Trang ra đến Ninh Hòa, cũng cùng con đường trên, tìm đến Dốc Lết, một trung tâm du lịch của tỉnh Khánh Hòa, du khách đi ngang qua Phú Thọ. Phú Thọ, một làng quê hiền hòa, khiêm nhường trong vùng Hòn Khói, nơi tôi sinh ra và lớn lên trong những năm của thời niên thiếu.

Đa số dân trong thôn làng tôi làm ruộng muối vào mùa nắng ráo. Đến mùa mưa, một số ít người dân làm ruộng lúa. Đất đai kém mầu mỡ, cằn cỗi. Những năm thời tiết không thuận lợi, mùa màng thường bị thất thu. Gặp những năm hạn hán, mất mùa, đói kém. Gần vùng nước mặn và kế cận gần ven núi đồi nên đất đai phải chịu cảnh"...đất cày lên sỏi đá", lại còn thêm "nước mặn, đồng chua..."Sát vùng bờ biển Đông, Phú Thọ, cũng cùng chung số phận với các tỉnh miền Trung, phải hứng chịu thiên tai bão lụt hàng năm. Ruộng lúa ở đây canh tác theo mùa mưa, vì không có mương đập "dẫn thủy nhập điền". Đa số dân làng thuộc thành phần lao động, làm thuê, buôn gánh bán bưng. Một bài hát rất quen thuộc đã nói lên cái nghèo khó của người dân miền Trung "Quê em nghèo lắm ai ơi, ...Mùa đông thiếu áo, ...hè thời thiếu ăn,...Thời Pháp thuộc, các đồng ruộng muối tại Hòn Khói do Sở Thương chánh của Pháp quản lý. Đến khi quân đội Pháp trở lại Việt Nam lần thứ hai, ruộng muối vẫn trở lại dưới quyền kiểm soát của người Pháp.

Lúc bắt đầu đi học, tôi mới nhận biết, bao quanh phía bên ngoài thôn làng có con sông đào nước mặn. Con sông đào nước mặn này chạy dài phía Đông từ thôn Bình Tây, Thành Danh đến cuối thôn Phú Thọ, rồi trở ngược ra, ôm đầu cùng xóm dưới của thôn Phú Thọ, về phía Tây để tiếp tục ven theo các thôn Thạnh Danh, Bình tây để ra đến cửa biển Đông vùng Khu Hòn Khói. Lúc bấy giờ, khoảng thập niên 50, trên con sông đào này. Tôi còn nhớ, mỗi buổi trưa đi học, những ngày nắng ráo, tôi thường đi học sớm để ra cầu Bá Hà, cùng nhiều học sinh khác trong thôn làng, tắm sông và bơi lội. Chiếc cầu gỗ này bắt qua sông nối liền trên đường từ Phú Thọ ra xóm Biển.

Từ dạo ấy, tôi cũng đã thấy hai bên đường dẫn vào làng, từ Ninh Hòa-Hòn Khói, có hai hàng cây bàng cao to tỏa cành lá rậm rạp. Một cái chợ khiêm nhường nơi đây là tụ điểm bán buôn của dân làng, nằm bên trong, giữa ngã hai đường rẽ. Thường chợ đông vào buổi sáng. Hai bên góc chợ, hai cây bàng cao nghênh ngang khoe cành lá che bóng mát một phần khu chợ. Bên phía trong, qua khỏi chợ, một ngôi nhà khá rộng, xây gạch lợp ngói, dùng nơi hội họp của dân làng, và cũng là trụ sở của ban hương quản.

Những buổi trưa hè, được nghỉ học, các trẻ con trong làng thường tụ năm tụ ba dưới những gốc cây bàng dày lá xanh rợp bóng. Một số, chia hai phe, đánh bi, đá đáo. Một số khác tìm mọi cách hái những trái bàng chín trên cây. Vài chú bé đua nhau tìm lượm những trái bàng chín rụng hoặc dơi ăn rơi xuống đất...Những trái bàng vàng óng được sắp ra trên lớp lá bàng xanh trải trên mặt đất. Rồi lũ trẻ cùng nhau "dự tiệc". Một bữa tiệc của các thực khách "nhóc con" thật nhộn nhịp. Trên cành cây kẻ lá, chim chóc từ đâu cũng tụ về reo vui ríu rít như một bản nhạc hợp tấu hòa vào quang cảnh rộn ràng tươi vui của đám trẻ thơ. Hai hàng phượng vĩ, độ hè về, trổ bông đỏ rực r? hai bên con đường dẫn đến đình làng. Tiếng ve sầu cũng ngân vang vang đó đây, dậy lên không khí của những ngày nắng hạ. Những cánh hoa phượng rơi trên mặt đường trải một thảm hồng dày màu sắc pháo. Bọn trẻ chúng tôi cùng nhau đùa nghịch, dùng hai chân cày lên tấm thảm hồng ấy làm vung vải các cánh hoa phượng tứ tung. Trong những ngày nắng ráo, các chú học sinh chúng tôi thường lui tới những gốc cây sầu đông cao to bên vệ đường, gở nhựa sầu đông làm keo dán trong giờ học thủ công tại lớp. Biết bao kỷ niệm của tuổi học trò đã gắn bó với những cảnh vật đổi thay cùng thời gian trong thôn xóm.

Rồi những tàn cây bàng xanh lá chuyển sang màu vàng báo hiệu cho mùa thu đến. Lá vàng bắt đầu rơi mỗi cơn gió thoảng. Lá càng rụng nhiều. Những cành cây bàng trơ lá, khẳng khiu, đón chờ những ngày mưa gió của mùa đông rét mướt. Bên vệ đường, những cây sầu đông cũng đua nhau đổ lá. Nhựa cây sầu đông chảy dài xuống gốc cây mà chẳng có một chú học sinh nào dòm ngó. Các gốc cây bàng cũng chịu cảnh cô liêu hiu quạnh. Không một cánh chim lai vãng.

Vào bên trong làng, hầu hết các nhà đều có vườn cau. Những cây câu cao vút thẳng tắp uốn mình nghiêng theo chiều gió, mỗi khi có cơn giớ nhẹ thổi qua. Dưới mỗi gốc cau, dây trầu ôm thân cau, khép nép, ngóc ngọn bò vươn lên. Bên cạnh mỗi nhà, một vườn rau xanh mướt. Rau đủ loại. Đến mùa cải lên hoa, cà trổ nụ. Ong bướm khoe sắc chập chờn, bay lượn. Điểm đặc biệt là xung quanh làng có con sông đào nước mặn, nhưng trong làng hầu hết nhà nào cũng có giếng nước trong veo trông nhìn thấy đáy giếng. Nước dùng để ăn uống, tắm rửa, tưới vườn rau và cây cối xung quanh nhà.

Từ đầu trên thôn làng, mọi người đã nhìn thấy cây đa cao ở góc đình xóm dưới. Gốc cây đa to đến hai người ôm không xuể. Nhiều rễ phụ mọc chằng chịt từ trên xuống quanh gốc cây trông rất vững vàng, thiết nghĩ không một cơn cuồng phong nào có thể làm lay chuyển nổi. Không biết cây đa đã có từ bao lâu rồi mà cành cây vươn lên cao, tỏa rộng, bao phủ cả mái đình làng. Bên cạnh ngôi đình, tàn cây đa trải lá rợp bóng mát một khoảng đất rộng mênh mông.

Theo tục lệ, hàng năm có những ngày cúng tế ở đình làng, một lễ hội lớn của thôn làng. Toàn bộ sân đình làng được che rạp bằng những tấm trần đan bằng lá. Rạp che nắng để làm sân khấu cho bầu hát bộ và cũng là hội trường tạm thời để mọi người dân trong làng tụ tập, ăn uống trong những ngày lễ hội. Rạp cũng là nơi mọi người ngồi xem hát. Trong ngày tế lễ, các vị thân hào nhân sĩ, toàn thể dân chúng tề tựu về đình làng dự lễ. Sau lễ cúng, mọi người trong thôn xóm luân phiên dự tiệc, ăn uống linh đình. Trẻ con trong làng cũng có dịp reo vui trong mấy ngày lễ hội. sau ngày cúng tế, những ngày tiếp theo, có đám hát bộ trình diễn trong mấy ngày liền. Lễ hội kéo dài khoảng hơn tuần lễ. Trong những ngày lễ hội, nhiều xe bán hàng ăn uống đủ loại, sắp thành hàng, chia từng lô, ngăn nắp dưới bóng mát cây đa, những trò chơi cũng được bày ra dưới tán cây mát. Vài hàng "bầu, cua, cá, cọp" thu hút được nhiều khách hàng mọi lứa tuổi, nam thanh nữ tú cũng có dịp gặp gỡ nhau sau những tháng ngày làm lụng vất vả, họ tụ năm tụ ba, chuyện trò rất vui nhộn. Các cô gái mới lớn, e thẹn, bẽn lẽn, nấp theo sau các bà mẹ, cũng đến dự lễ hội, ban đêm người tụ họp càng đông hơn. Các trò chơi được bày ra ngoài trời. Thuở ấy, các xe bán hàng dùng đèn "măng sông" đốt bằng dầu hỏa. Quang cảnh trong sân đình quanh đình làng thật vô cùng náo nhiệt của những ngày lễ hội.

Khi quân đội Pháp trở lại Việt Nam lần thứ hai, những đoàn quân xâm lược phải lội bộ theo đường từ Ninh Hòa xuống Hòn Khói. Lúc bấy gi?, lính du kích Việt Minh đắp mô, đào đường lộ, đặt nhiều chướng ngại vật trên mặt đường nên xe cộ không thể lưu thông trên đường được. Tiếp theo, quân Pháp đóng đồn ở Sở Thương Chánh tại Đồng Hà (Xóm Rớ). Sau đó, quân Pháp chiếm một tòa nhà lớn trên một khoảng đất khá rộng, nằm tại trung tâm thôn làng, bên cạnh chợ. Đây là ngôi nhà của bác Bảy Dương, một diêm điền chủ trong làng. Lúc bấy giờ, bác Bảy Dương tham gia kháng chiến chống Pháp. Quân Pháp xây thành đắp lũy, biến ngôi nhà sang trọng thành một đồn đóng quân, tại làng Phú Thọ. Đồn Pháp chiếm toàn khu vực khu chợ và nhà nhóm họp của dân làng. Từng hàng hàng lớp lớp dây kẽm gai giăng chằng chịt, trãi rộng làm chướng ngại vật, trên một vùng đất mênh mông, quanh đồn lũy. Một số nhà gần khu chợ cũng phải dời đi nơi khác để tránh "làn tên múi đạn". Dân làng phải tìm một khoảng đất trống chật hẹp gần phía trên, tạm thời làm nơi nhóm chợ. Hai hàng cây bàng rợp bóng hai bên đường dẫn đến chợ và những cây bàng tỏa lá xanh tươi che mát khu chợ đều hạ xuống "khai quang" cho đồn bót vừa mới dựng lên. Những vườn rau, những hàng dương liễu hai bên đường, trong thôn xóm, đều đốn xuống. Các cây cổ thu trong làng đều bị tàn phá. Một số mang về đồn xây dựng đồn lũy; một số cây bị hạ xuống "khai quang" để "địch quân" khó bề len lỏi tấn công đồn bót. Cây đa đầu đình, hai hàng phượng vĩ cũng cùng chung số phận "khai quang". Miếu thờ trong làng cũng bị đập phá lấy vật liệu xây cất các tháp canh trong đồn bót. Chỉ còn lại ngôi đình làng nằm trơ, khép mình đơn độc một bên khoảng đất mênh mông cô quạnh dưới nắng mưa trong những ngày hè oi ả hoặc trong tiết đông rét mướt.

Những di tích xưa cổ trong làng hầu như không còn nữa. Rồi chiến tranh kéo dài. Quân Pháp lùng bắt nam thanh niên bổ sung vào quân đội của họ. Mặt khác, họ lục soát khủng bố dân trong làng và các làng lân cận. Một số người, đa số là những người khá giả, bị bắt hoặc mất tích. Mọi người tìm nơi thoát nạn, kẻ móc nối với Việt Minh chạy vào bưng biền, người thoát hiểm lên thành phố. Chiếc cầu Bá Hà bắt qua sông đào nước mặn trên đường từ Phú Tho - Bá Hà, nơi đây, lúc còn học trường làng, bọn nhóc học sinh chúng tôi thường tắm sông bơi lội mỗi buổi trưa trước giờ đi đến trường. Cũng tại trên chiếc cầu này, quân đội Pháp đã lùa bắt một số dân trong các làng lân cận tập họp tại đây. Rồi một tên lính vô ý làm nổ súng. Hoảng hốt, mọi người trong đám bung ra chạy. Thế là những loạt súng xả vào đám người. Một số người chết rơi xuống sông, máu nhuộm đỏ cả một đoạn sông dài, xác người trôi lềnh bềnh trên sông. Một số người khác bị thương. Quân Pháp mang số người bị thương này đi đâu, không ai biết(?!).

Ruộng đất ở các vùng xa, gần ven núi, đều bỏ hoang. Dân trong làng chỉ làm được ruộng muối vào mùa nắng ráo và một số ít đất đai gần quanh làng khi đến thời vụ gieo trồng. Ban ngày làm ăn lam lũ, đêm đêm, tất cả dân chúng còn lại trong thôn làng đều phải tập trung ngủ quanh đồn của Pháp. Đời sống dân quê thật là khốn đốn vô cùng. Người dân đã trãi qua bao khổ cực do nghèo, do thiên tai, do chiến tranh, nhưng với sức chịu đựng, lòng kiên nhẫn, sự cần cù, họ vẫn cố bám vào mảnh đất quê để lấy đất sống.

Xưa kia, Phú Thọ theo truyền thống với khuông mẫu các làng thôn quê, cũng có cây đa đầu làng, có đình, có miếu, có hàng phượng vĩ nở rộ hoa dịp hè về, có tế lễ hằng năm. Rồi mùa thu đến, những cây bàng xanh tươi, cùng những cây sầu đông, lá vàng đổ xuống, trơ cành để đón những ngày lạnh lẽo của mùa đông. Những hình ảnh ấy vẫn luôn gợi lại trong tôi mỗi lần nhắc đến thôn làng. Rồi chiến tranh kéo đi hết những di tích xưa cổ thân yêu ấy.

Mãi đến sau giữa thập niên 50, một ngôi Tam Bảo mới được xây dựng lên. Trước đó, các Phật tử trong thôn làng đi lễ các ngày lễ vía Phật tại các Khuôn hội Bá Hà hay Thạnh Danh. Số Phật tử trong thôn xóm ngày càng đông đòi hỏi một nơi cúng dường lễ Phật tại địa phương. Các cụ cao niên cùng Cha tôi bàn đến việc cần xây dựng một ngôi chùa tại thôn xóm. Lúc còn sinh thời, Cha thường với vài cụ cao niên trong làng và các ông bạn thân tình như ông Măng cùng ông Hai (ông Hương Bộ Hai) ở xóm giữa chăm lo Phật sự trong thôn xã. Cha và các cụ đã cùng nhau đi quyên góp tài chánh từ những nhà hảo tâm để thực hiện một ngôi chùa tại thôn xóm. Các cụ nghe tiếng Đức Từ Cung ở Huế là người rất tôn sùng đạo Phật. Các cụ đã không quản xa xôi, cực nhọc, lặn lội ra đến tận miền sông Hương núi Ngự, cầu mong lòng từ bi hỉ xã của Đức Bà để được thêm khá tài chánh đem về xây ngôi Tam Bảo tại làng. Ngôi chùa tại làng Phú Thọ được xây dựng với danh hiệu là "Chùa Phật Học - khuôn Long Thọ", nơi tụ tập toàn thể Phật tử để cúng dường trong các ngày hội, ngày vía của các Đức Phật. Mới đầu, một chánh điện được hoàn thành. Những ngày lễ vía Phật đầu tiên khi chánh điện được xây dựng tiếp theo. Thật là "vạn sự khởi đầu nan". Nhưng với thành tâm cúng dường Phật Pháp, mọi khó khăn cũng vượt qua và những ước nguyện cũng được thành tựu viên mãn.

Và cũng sau khoảng thời gian này, 1954, hầu hết mọi nhà trong thôn xóm đua nhau trồng dừa trên những vườn cau đã bị đốn phá. Vài ba năm sau, mỗi lần về quê, từ đầu làng, tôi đã thấy màu xanh tươi mát của các vườn dừa trong mọi gia đình. Những hàng dừa hai bên đường rẽ vào làng vườn lên cao đầy sức sống.

Thời gian chạy Tây, tìm đường thoát nạn, tiếp theo sau những năm đi học xa, tôi thường về quê trong những dịp Tết và những tháng hè. Những ngày hè không còn mùa phượng vĩ nở rộ trên đường dẫn đến đình làng. Tiếng ve sầu vẫn còn vang lên trên các cành cây kẽ lá. Rồi thời gian sau, một thời gian khá dài, những ngày tôi đi học ở Sài Gòn, ít thường về quê hơn. Chiến tranh kéo dài ác liệt hơn cũng khiến cho những người đi xa quê ngại ngùng trở về thăm quê cũ.

Đến năm 1968, một ông bạn cùng khóa, bác sĩ Nguyễn Tấn Trung, biệt danh là Trung "cà na", về công tác tại Bệnh viện Quân Dân Y phối hợp tại Ninh Hòa. Ông bạn tôi mang biệt hiệu là Trung "cà na" vì anh, mỗi khi gặp bạn bè, thường phóng nhiều tin thật là "giật gân" nhưng có phần dí dõm. Tuy nói nhiều nhưng không làm phiền lòng một ai. Các bạn đều thích thú khi gặp Trung. Về công tác tại Ninh Hòa, ông bạn hiếu kỳ của tôi cũng muốn tìm hiểu xóm làng của bạn đồng nghiệp mình. Những ngày cuối tuần, sau những ngày làm việc với người bệnh, ông bạn tôi thong dong về vùng biển Hòn Khói để biết qua về Phú Thọ của bạn mình. Và đây cũng là dịp ông bạn tôi thưởng thức một ít hương vị hải sản ở vùng lân cận.

Sau đó có lần chúng tôi gặp lại nhau tại Sài Gòn. Ông bạn vỗ vai tôi: "Quê mày giàu có lắm. Nhà cửa tại đó đều là nhà ngói cả..." Bẳng đi một thời gian, có dịp tôi trở về quê. Đúng như lời ông bạn tôi khen tặng quê làng. Trước kia, nhà cửa đa số dân làng, cứ vài ba năm phải thay lợp lại tranh hoặc rạ. Nhà tranh vách đất là nơi tung hoành của chuột bọ. Dơ bẩn triền miên, mái tranh lại dễ bị dột nát. Hầu hết những mái tranh rách rưới cách đây gần một phần tư thế kỷ đã được thay tế bằng các mái ngói còn màu đỏ tươi. Bộ mặt của thôn xóm có phần sáng sủa hơn. Nhưng một mái ngói chưa đủ để nói lên được sự giàu sang của dân làng như ông bạn tôi tưởng. Đời sống của dân làng vẫn còn cơ cực lắm. Cuộc sống làm thuê, buôn gánh bán bưng làm sao cho khá giả được. Tài nguyên tại địa phương đâu có gì mà thay đổi được đời sống đa số người dân. Hoặc là tài nguyên tại chỗ vốn có mà trình độ con người chưa biết khai thác đúng mức chăng(?!)

Sau khoảng giữa thập niên 50, một trường Tiểu học được hoàn thành. Tiếp theo, học sinh trong thôn đã có thêm một trường Trung Học cấp 2. Sau thập niên 70, một trường Trung học cấp 3 được xây dựng trên sân vận đông giữa hai thôn Phú Thọ và Thạnh Danh. Học sinh tại thôn xóm đã có trường học tại địa phương mà không còn vất vã lặn lội vào Nha Trang hoặc đi đến các nơi xa xôi để tìm đường học vấn. Giới trẻ trong thôn làng, vốn đã có truyền thống hiếu học, cần cù chịu khó, đã cố gắng lập được nhiều thành tích khả quan trọng học tập. Mặc dù lam lũ trong công ăn việc làm hằng ngày, nhiều gia đình đã ý thức được sự quan trọng và cần thiết của việc học vấn.

Về y tế, khi bệnh hoạn, dân trong làng đến trạm Y tế Xã nằm giữa hai thôn Phú Thọ và Bá Hà. Trạm Y tế xã có bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Những bệnh thông thường được điều trị tại địa phương. Những trường hợp bệnh nặng, phức tạp hoặc các bệnh cần phẩu thuật phải đưa lên tuyến trên, bệnh viện Ninh Hòa hoặc bệnh viện Nha Trang để được điều trị.

Sau 1975, đất đai của dân làng ở những vùng xa và một số ngay trong làng đều do nhà nước quản lý. Số đất đai này đều bỏ hoang từ dạo ấy. Công việc làm ăn của dân chúng có phần hạn chế. Không biết đến một ngày nào, dân làng tôi được thêm nhiều đất đai tự do khai khẩn để cho đời sống được đỡ khổ hơn.

Trãi qua bao mùa chinh chiến, làng quê tôi bị tàn phá và mất mát đi nhiều thứ, những hình ảnh thân yêu khó quên của thủa học trò. Dân làng tôi vẫn sống chịu đựng cố bám lấy mảnh đất quê và tuy vẫn còn "nghèo tiền, nghèo bạc", nhưng dân nghèo của làng tôi rất "giàu"..."giàu chí, giàu lòng, giàu sức cần lao". Họ luôn luôn cố gắng vươn lên, làm việc xây dựng xóm làng, để mong cho cuộc sống được sung túc hơn.

Nhưng còn đâu cây đa đầu làng, hàng phượng vĩ nở rộ hoa mỗi độ hè về, những cây bàng xanh tươi rợp bóng mỗi độ xuân đến hè về, và trơ cảnh trong ngày rét mướt của mùa đông mưa buồn lạnh lẽo...Tất cả những thứ ấy đều thuộc về dĩ vãng.

Trích từ Quê Xưa Đượm Tình trong tập Hồi Kỳ

Lê Phú Thọ.