Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

LỄ HỘI ĐỔ GIÀN

 

ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG

 

Tại trường thi Hương võ Bình Định ở thôn An Thành, tổng Thời Đôn, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn; nay là thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định; cứ khoảng 3 năm một lần, thí sinh Hương võ 6 tỉnh, từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, về đây ứng thí đông cả vạn người. Thì cũng trong huyện An Nhơn, xã Nhơn Phúc, thôn Mỹ Thạnh, tại thị tứ An Thái có Lễ hội Đổ Giàn được tổ chức hàng năm, người tham dự lên đến vài ngàn.

Hàng năm, cứ đến cuối tháng 6 âm lịch, hội từ thiện địa phương đã chuẩn bị xong cuộc làm chay đổ giàn. Tại chùa Bà An Thái, giữa sân rộng, người ta dựng một giàn cao chắc chắn, lót ván, mỗi bề 12 thước, có thể chứa được nhiều người và có mái che mưa nắng. Vật liệu xây cất bằng tranh, tre có tính cách tạm thời nhưng không xiêu vẹo nhờ dây buộc bằng tre, mây rất dẻo; các cây cột chống được chôn sâu dưới đất và được kềm chặt với nhau bằng 1 hệ thống ngàm. Trên giàn, lễ vật bày la liệt, nào hoa quả, bánh trái, nhang đèn,… Đồ mã là nhiều nhất, chất đống cao như núi, từ lâu đài, nhà cửa, xe cộ, tàu bè, võng lọng, lính hầu, mỹ nhân,… đến gia súc, quần áo và các vật dụng hàng ngày, ngay cả binh khí và ngựa chiến, voi trận cũng có đủ… Tất cả đều bằng giấy phất trên sườn tre, tô vẽ xanh đỏ.

Từ sáng mồng một đến hết ngày rằm tháng 7 âm lịch, các nhà sư nổi tiếng trong vùng thay phiên nhau lên đàn tụng kinh lễ Phật. Suốt đêm, đèn đuốc trên giàn sáng rực, tiếng mõ cầu kinh không lúc nào dứt, tiếng đại hồng chung sớm chiều lanh lảnh vang xa. Mờ sáng ngày 16 tháng 7 thì xong lễ cầu siêu, chấm dứt việc cúng chay, đến lượt các pháp sư lên đàn ngã mặn. Mười hai thớt heo còn nguyên con, một nửa đã quay, một nửa còn thịt sống, được sắp trên giàn cùng các thứ bánh mặn chay lẫn lộn. Trên giàn, ngoài việc chủ tế do các pháp sư đảm trách, còn có các bô lão trong vùng mặc áo thụng xanh đứng hầu đám cúng suốt ngày hôm đó.

Xong các thủ tục lễ bái, đến 9 giờ tối đêm 16, người ta đốt đồ mã, ngọn lửa cao sáng rực cả một vùng và kéo dài cả tiếng đồng hồ. Xong lễ đốt đồ mã, đến lễ Đổ Giàn. Sau câu thần chú và bắt ấn của vị pháp sư, người ta xô từ giàn chẩn tế xuống đất 12 con heo và tất cả bánh trái, hoa quả, gạo thóc, tiền bạc… Dân chúng tranh nhau lượm lễ vật. Dù được một túi nhỏ gạo, một gói chuối, một đòn bánh tét, một cái bánh ít hay chỉ được một trái chuối, một trái nhãn… cũng mừng vì đó là lộc của nhà chùa, sẽ đem lại vận may cho suốt năm ấy.

 

 

Duy 12 con heo là phần tranh giành của làng võ Bình Định. Họ đoạt heo không phải để lấy thịt, mà vì danh dự của môn phái. Theo tục lệ của làng võ Bình Định, môn phái nào đoạt được nhiều heo nhất, tức thì được giới võ nghệ trong tỉnh và cả chính quyền công nhận chức Đệ Nhất Môn trong một năm. Ca dao Bình Định có câu:

Tiếng đồn An Thái Bình Khê

Nhiều tay võ sĩ có nghề tranh heo

là nói về tục tranh heo trong lễ Đổ Giàn này.

Tục tranh heo ở hội lễ Đổ Giàn đã trở thành một cái “nghiệp” của làng võ, phải luôn luôn luyện tay nghề, phải nâng võ thuật lên hàng chiến thuật và mưu lược mới hòng thắng được đối phương. Cá nhân, dù tài giỏi đến đâu cũng không thể địch lại trước sự tấn công của hàng trăm cao thủ. Vì thế họ liên kết thành nhóm, thường thì mỗi lò võ là một đơn vị.

Trước ngày lễ hội Đổ Giàn, các phe phái cho đàn em giả dạng người ăn xin, bán hàng dạo, làm thuê… len lỏi vào các lò võ nghe ngóng tình hình. Phái võ nào cũng có một thầy làm quân sư để phân tích tin tình báo, bàn định kế hoạch, bố trí nhân sự. Nếu họ thấy không đủ sức đoạt thắng lợi thì liên kết với nhóm khác, thà chịu chia sẻ nửa phần vinh dự còn hơn là mất trắng. Muốn nắm chắc phần thắng, phải đủ sức mạnh thực hiện cả hai kế hoạch: Nếu đoạt được heo thì phải bảo vệ việc di chuyển về điểm tập trung. Nếu không đoạt được heo tại lễ hội thì cũng cố sức bám riết theo địch thủ trên đường di chuyển để giành lại.

Đêm hội Đổ Giàn đầy không khí căng thẳng. Dưới giàn chẩn tế, các võ sĩ đã tề tựu, không ai nói với ai một lời nhưng mọi người đều sẵn sàng hành động theo sự phân công tập dượt từ trước. Mười hai con heo rơi xuống chưa chạm đất đã nhẹ nhàng nằm gọn trên vai các cao thủ. Người có trách nhiệm đoạt heo, ngoài tài võ nghệ có sức mạnh và lanh lẹ phi thường, phải hứng lấy con heo nặng chừng 1 tạ (100kg) ngay từ khi còn ở trên cao, phải có đôi chân bền như thép và nhanh như chớp để nhảy qua vòng vây, vượt hào sâu, tường cao và bơi lội như rái. Toán theo bảo vệ cho mỗi con heo đoạt được phải có ít nhất 4 võ sĩ thượng thặng trấn cả bốn mặt. Để phân tán lực lượng của đối phương và đề phòng bị mất trắng, 12 con heo đoạt được chia làm 12 nhóm chạy thoát các ngả đường khác nhau. Chẳng hạn, nhóm 1 chạy về hướng đông nhưng hơi chếch về nam qua cầu Phụ Ngọc vào các thôn Quan Quang, Khánh Lễ, An Hòa (đều thuộc xã Nhơn Khánh) rồi Kim Châu (xã Nhơn Hưng) để đến tỉnh thành Bình Định, cách An Thái chừng 8 km. Nhóm 2 cũng chạy về đông, băng đồng qua thôn Phụ Ngọc (xã Nhơn Phúc), vượt sông Côn rồi theo hướng đông bắc băng qua các thôn Hòa Phong (xã Nhơn Mỹ) rồi Thiết Trụ, Vân Sơn và thành Đồ Bàn (xã Nhơn Hậu). Nhóm 3 thẳng hướng nam, lội thủy đạo, xuyên qua thôn Nhơn Ngãi rồi Cù Lâm Bắc (xã Nhơn Lộc). Nhóm 4 trực chỉ chánh tây, mất hút trong các cánh đồng bắp, đậu, mía ngút ngàn từ Thắng Công (xã Nhơn Phúc) đến Lai Nghi (xã Bình Nghi). Nhóm 5 chạy về tây nam, qua thôn Thái Thuận (Nhơn Phúc) vào Thủ Thiện (Bình Nghi). Nhóm 6, nhắm hướng bắc, vượt sông Côn đến được tả ngạn là đất an toàn của phái quyền An Vinh (nay thuộc xã Tây Vinh, Bình An cũ). Nhóm 7 cũng vượt sông Côn nhưng bơi xuôi về đông bắc đến thôn Đại Bình, rồi qua Đại An (đều thuộc xã Nhơn Mỹ) chạy ra xã Cát Tân huyện Phù Cát… Mặc dù phân tán khắp nơi nhưng khi đã thoát được bước chân săn tìm của đối thủ, họ bí mật quay về địa điểm tập trung đã được ấn định trước.

Đối phương cũng không phải tay vừa, tuy không đủ sức đoạt heo ngay tại giàn chẩn tế nhưng đã bố trí việc cướp heo trên khắp các nẻo đường, cả những đường mòn; ngoài ra còn cho người mai phục ở các nơi nghi là điểm tập trung của đối thủ. Nếu gặp mục tiêu, toán trinh thám theo bén gót và báo hiệu cho toán chủ lực xông ra đánh tạt cạnh sườn để đoạt heo cho kỳ được. Trên nguyên tắc là vậy, nhưng đối thủ của họ còn cao kiến hơn, đâu có dại khờ đi trên các lộ trình quen thuộc. Họ như cánh chim vượt ngàn, nhanh nhẹn trong đêm tối như dã thú. Họ vượt sông, nhảy rào, băng đồng, luồn qua đám mía… không ai biết họ đi đường nào. Và khi các con heo đã được đưa về điểm tập trung tuyệt đối bí mật, lập tức họ cho người về tỉnh thành Bình Định ở thôn An Ngãi và Liêm Trực (nay thuộc xã Nhơn Hưng huyện An Nhơn) phi báo thành tích đạt được. Tỉnh sẽ cử người trong đội Vệ sĩ giáo đến thị chứng và công bố danh vị tân Đệ Nhất Môn.