Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

HƯƠNG VỊ QUÊ MÌNH

 

TRẦN KỲ MỸ

 

Đã từ lâu, trong những ngày cuối năm, trên xứ lạ quê người, tôi muốn nói về những hương vị quê mình, cái xứ Quảng Nam nghèo nàn nhưng có vẽ lãng mạn, điệu đàng với câu ca ruột rà:"Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, Rượu hồng đào chưa nhấm đã say".

Hương vị quê mình, những vị nghèo thắm đượm tình quê như một món ăn tình. Phải chăng trong cái khó nghèo, cái tình thương sâu nặng và cái miếng ngon nhớ đời, nhiều khi chỉ là cái rất tầm thường đơn giản với người khác. Con cá chuồn, trái mít non, dĩ mắm xổi, cũ khoai lang…...có gì là cao lương mỹ vị, thế mà với Quảng Nam, nó đã làm con người, nhất là những người tha phương tưởng nhớ và thèm thuồng.

Vào tháng giêng, tháng hai, khi cái nắng và rét, ngọn nồm và ngọn gió bắc là giao mùa. Những con chim tu hú trốn đông, từ núi cao rừng vắng và rét, ngọn nồm và ngọn gió bấc là giao mùa. Những con chim tu hú trốn đông, từ núi cao rừng vắng vừa bay về, hót vang quanh làng mạc, ruộng đồng, Và cũng là lúc biển đông bớt đi nguồn nước lạnh, những đàn cá chuồn sởn nắng, bay vào ghe lưới của những người ngư phủ quê nghèo. Theo chân người bán, con cá lên nguồn. Lên nguồn, cái tên gọi nghe thân thương của người dân xứ Quảng, chỉ miệt trung du và miền núi.

"Có duyên lấy đặng chồng nguồn.

Ngồi trên ngọn gió có buồn cũng vui."

Cái tình biển với nguồn cũng như đôi vợ chồng nghèo gắn bó với nhau, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Biển cho nguồn con cá chuồn và nguồn sẽ đáp lại cho biển trái mít non để trọn nghĩa ân tình:

"Ai về nhắn với nậu nguồn.

Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên".

Câu ca dao đó đã có bao đời nay, đã làm cháy lòng người xứ Quảng tha phương, và mít non pha với cá chuồn cũng mộc mạc như tô mì Quảng là món ăn đầy tình tự quê nhà, có lẻ bởi cái khó, cái nghèo mà con cá chuồn phải kho độn với trái mít non? Chắc có lẻ là vậy. Nhưng sao mà ngon thế những lác mít non kho với cá chuồn ! mùi sả, mùi lá lốt thơm càng làm ngon thêm lát mít mềm thấm vị ngọt của cá, tôi còn nhớ như in những ngày thơ ấu, mỗi chiều trông mẹ đi chợ về, cái nắng chiều vàng của miền quê xứ Quảng, tiếng chim tu hú kêu vang trên cành cây cao, ngoài đầu làng, mẹ tôi vừa về đến ngỏ, khi ấy tôi đang nằm trên chiếc chỏng tre để trước hiên nhà, Mẹ bảo: "Ra hái mít đi con" Tôi hỏi để được vui thêm:"Có cá chuồn hả mẹ? "và liền chạy ra sau nhà lấy câu liêm ra góc vườn hái một trái mít non xanh tươi đem vào nhà cho mẹ, thế là tối hôm đó cả nhà quây quần bên mâm cơm, có độn khoai lang khô, nồi cơm nóng sạch sành sanh.

Nhưng trái mít non đâu chỉ riêng ngon với con cá chuồn duyên nợ mà món gỏi mít cũng rất tuyệt vời... Những lần đám giỗ cũng phải có món ăn này, chỉ cần xắt mít non thật nhỏ, đem luộc chín vắt khô trộn với đậu phộng rang(hay tép tươi, tép khô) nêm nước nắm ngon, cho gia vị, rau thơm vào, là có được món gỏi mít xúc với bánh tráng nướng, giòn, mùi thơm của đậu phộng, vị ngọt của tép, sao mà hợp với mít luộc để con người nơi đây có món gỏi ngon gắn bó suốt đời.

Quê mình có thổ nghi thích hợp với cây thơm, được trồng lên ở Chiên Đàn, Kỳ Thịnh, Đức Phú bát ngát xanh tươi. Với trái thơm. Được chế biến một món ăn cũng thật tuyệt vời:" Mắm Xổi". Thơm già hay chín, được xắt nhỏ trộn với mắm nục hay mắm cơm đã chín rục, cho ớt, tiêu và tỏi vào, chỉ đơn sơ có vậy mà ăn hoài không chán. Mắm trộn, chỉ ăn ăn nội trong ngày là ngon nhất, bởi thế mới gọi là mắm xổi. Mắm xổi với trái thơm non, có cái ngon riêng của nó, là không mấy chua lại hơi sừn sực và nhơn nhớt, còn mắm xổi với thơm chín cũng ngon với vị chua ngọt lẫn trong mùi thơm của mắm chín. Mắm xổi trở nên ngon hơn là khi có cá nục, nhất là mắm xổi chan bún, chả thế nhiều người không thích bún giò, bún thịt, chỉ thích bún chan mắm xổi. Tiếng tú hú thưa dần, nhường, nhường mùa hè lại cho con cuốc, biển với nguồn lại giao hội với nhau nơi dĩa mắm đơn sơ, nhưng đậm đà hương vị, chưa hết cái hương vị của trái thơm, trong cách ăn của người dân xứ Quảng đâu. Còn mắm thơm muối, món ăn cho bữa cơm trong những ngày mưa lụt cảu miền quê mưa nắng dạn dày này. Thơm chín được gọt sạch vỏ, nữ miếng(hoặc xắt nhỏ) đem phơi heo héo, cho vào hủ muối. Những miếng đường đen được cho thêm vào để làm đằm bớt cái mặn của muối. Khi ngọn heo may mỗi sớm mỗi chiều chớm lạnh da người, rồi mưa gió kéo về và gió mùa đông bắc đến, bây giờ, khi chợ búa đã thưa vắng cá tươi, cuộc sống khó khăn dần, chính là lúc các bà mẹ Quảng Nam khui hủ mắm ra để có cái ăn cho bữa cơm gia đình, không cầu kỳ, người nội trợ chỉ xé nhỏ lát thơm ra, vắt bỏ bớt nước và trộn ớt tỏi vào. Lát thơm vàng tươi, ngọt lịm. Tỏi thơm, ớt cay, và ngoài trời mưa giăng gió lộng, bên chiếc mâm con, gia đình tụ họp, mỗi người vừa thổi bát cơm nóng vừa ăn với mắm thơm. Tuyệt nhất lúc này là có mực muối xẻ nhỏ từng khoanh trộn vào với thơm. Vị ngọt của mực và vị ngọt của thơm hòa quyện đã tạo nên một ấn tượng tuyệt vời. Sang lắm đấy nếu nhà nào có "thực đơn số 1 này" trong những ngày đông tháng giá và con mắm thơm xắt nhỏ đem chưng với cá nục muối được coi là"thực đơn số 2" cũng ngon lắm.

Ở những xã vùng cát Thăng Bình, Chợ Được, Tiên Đỏa được coi là xứ sở của khoai lang, ở cái vùng đất mà được truyền tụng những câu vè "không khoai lang mang lấy nợ" hay câu ca dao " Được mùa chớ phụ ngô khoai, đến năm thân dậu lấy ai bạn cùng". Người dân quê tôi ăn khoai lang nhiều kiểu, khoai lang tươi nấu chín chấm với muối đậu phụng,ăn giữa buổi làm gọi là "ăn nửa buổi" khoai lang ăn thay cơm những năm thất mùa, khoai lang ăn với cải trường, kho với dầu phụng là ngon. Người dân quê tôi đã chế biến cũ khoai lang như thế nào để bầu bạn quanh năm suốt tháng? Những năm tôi ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, tôi vẫn thấy người ta bán khoai lang nấu, không những người nghèo hay trẻ con ăn mà có cả những người sang trọng"Ví dầu ông ký ông cai, ăn cơm vào bụng thấy khoai cũng thèm" Cái ngọt bùi của củ khoai gợi thèm cho những con người là chuyện bình thường. Nấu củ khoai lang để ăn là điều không đáng nói, mà biến khoai lang thành lương khô đặc biệt thì có lẻ ít nơi nào đã làm như Quảng Nam quê ta. Đó là loại khoai chà đặc biệt, nấu củ lang chín, đổ vào cối giã nhuyễn và cho vào rổ có lỗ thưa dùng tay chà mạnh để bột khoai rơi xuống, xong đem phơi khô. Đó là khoai chà, cái ngon của khoai chà là cái hương đất lắng đọng trong nó. Ở cái thời đại văn minh này, khen ông cha mình đã thông minh trong việc chế biến khoai chà, cũng có người cho là lạc hậu, nhưng những ai sinh ra và lớn lên từ mãnh đất cỗi cằn với nắng mưa khắc nghiệt này, nhìn lại hoàn cảnh lịch sử của quê hương đất nước mới thực nặng nợ ân tình với những người đi trước, chỉ cần vốc từng nắm khoai chà ăn khô hay cho vào chén nước sôi, vừa chạm lưỡi, cái bùi ngọt và cả cái vị thơm của củ khoai lang nấu lại hiện về đằm thắm biết bao. Giống như rượu chôn dưới đất càng lâu càng ngon, khoai chà để vài tháng trở lên dưới một năm là ngon nhất, cho thêm vào khoai chà những đường, đậu phụng, đậu xanh, bắp rang, và một củ gừng tỉa nhỏ và trộn đều, thì có thể nói đây đích thực là một loại lương khô tổng hợp có thể ăn đến căn bụng vẫn còn thấy thèm. Những học trò xa nhà trọ học, hay những lúc đi xa, bao giờ cũng được mẹ già cho khoai chà trộn đường để mang theo ăn dặm. Trong những năm tản cư ly loạn, khoai chà được mang theo gánh để dùng thay bữa. Những bà mẹ đi thăm con, đi thăm chồng ở các trại tập trung sau năm 1975 lúc nào cũng mang theo khoai chà đường để thăm nuôi.

Những cái khoái nhất là được ăn khoai chà vào mùa mưa, ngồi trong nhà nhâm nhi từng vốc khoai chà khô, vưa ngọt vừa thơm, vừa dòn vừa mịn, nhìn ra ngoài trời gió mưa tầm tả, thấy mình được no lòng, đối với người nông dân nghèo, đã là một hạnh phúc, khoai chà! Rõ là đơn sơ bình dị, cái vị đất quê nhà như câu ca dao mộc mạc:

"Khoai lang đậu phụng thì ngon

Bởi cha lười biếng để con nhịn thèm"

Có một anh thanh niên trongn làng vừa mới cưới vợ, gia đình cho ra riêng cha mẹ cất cho một căn nhà tranh ở cuối vườn, nhà nghèo nên chỉ có căn nhà, chẳng có ngăn buồng vách gì cả, vào một ngày trời mưa tầm tả, cả hai vợ chồng chẳng ra đồng được, nên ở nhà nấu một nồi khoai lang ăn thay cơm, nấu nồi khoai nóng hổi đổ ra cái sàng, để trên bàn giữa nhà, trong thời gian đợi khoai nguội, hai vợ chồng "thương" nhau. Vì trời mưa ông già cũng chẳng đi làm được, nên chạy qua nhà thăm con, vừa vào đến cửa, thấy hai vợ chồng con trai đang "làm việc" bèn ứng khẩu đọc hai câu thơ trách yêu:

Mẹ cha cái thứ ăn mày

Đã...ban ngày lại có sàng khoai.

Quảng Nam quê ta còn khá nhiều món ăn đơn sơ nhưng đậm đà hương vị như: Bánh tráng cuốn rau sống với thịt heo hay cá nục, rau xanh cùng ốc đá, cá trê nướng dầm nước mắm, ớt, tỏi, gừng...

Tuy cuộc sống đã đổi thay, cái ăn nơi xứ người cũng thay đổi, nhưng làm sao có thể thiếu được, có thể quên được, những món ăn mang hồn đất, hồn quê này..."Ơi quê hương! tiếng quê hương như nhắc chàng trên bước sinh ly, những kỷ niệm thiết tha âu yếm chàng không làm sao quên được.

 

TRẦN KỲ MỸ