Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

CHÙA TÂY AN NÚI SAM

 

Lược trích"Đức Phật Thầy Tây An" của Vương Kim&Đào Hưng

 

1. Tây An cổ tự ở Long Kiến

Chính nơi đây Đức Phật Thầy giáng thế cứu đời phát phù trị bệnh cho vạn dân bá tánh. Nguyên trước khi Ngài đến chỗ này đã có một cái cốc. Cái cốc ấy vẫn của ông đạo Kiến lập lên để ở và độ thuốc cứu bệnh cho dân làng. Hồi Đức Phật Thầy đến đây thì quang cảnh cái cốc gần như điêu tàn bởi ông đạo Kiến đã hóa ra người thiên cổ. Ngài cho tu bổ lại, trang bị thành một cơ cấu tôn giáo. Chính ở đây lần đầu tiên Đức Phật Thầy chỉ dạy các nghi tiết thờ phượng lễ bái cùng cách thức tu hành cho các môn nhân đệ tử. Thế cho nên người ta có thể nói tấm trần điều được trương lên nơi ngôi Tam Bảo thay thế cho tượng Phật chính là chùa này trước hơn hết. Một khi hiểu được cách thờ phượng ở chùa này, người ta dễ phân biệt được chùa nào còn noi theo chơn truyền của Đức Phật và gia đình đệ tử nào là môn nhân đệ tử của Ngài.

Khi Đức Phật Thầy bị dời lên tỉnh An Giang thì cái chùa này cũng chưa có đặt tên. Mãi cho đến năm Bính Thìn 1856, trước khi Ngài tịch bảy ngày, Ngài mới cho hiệu chùa ở núi Sam là Tây An Tự và đồng thời Ngài cho người xuống Kiến Thạnh đặt hiệu cho cái cốc của ông đạo Kiến cũng là Tây An Tự. Nhưng muốn phân biệt chùa ở núi Sam và chùa ở Kiến Thạnh cũng đồng có một cái tên Tây An, về sau người ta gọi ngôi chùa ở Long Kiến là Tây An Cổ Tự bởi ngôi chùa này lập trước ngôi chùa ở núi Sam.

Đến năm Nhâm Thìn (1952), ông Nguyễn Giác Ngộ cùng anh em đồng đạo các nơi đồng tâm hiệp lực chấn chỉnh trùng tu thành một ngôi chùa rất phong quang, uy nghiêm hùng vĩ như ngày nay. Lễ khánh thành đã cử hành vào ngày rằm tháng Giêng năm Quý Tỵ (1953).

Người ta có thể nói ngôi chùa này là cổ nhất và còn giữ được cách thờ phượng đúng với chơn truyền của Đức Phật Thầy, nghĩa là thờ trần điều, tượng trưng cho lòng bác ái đối với tất cả chúng sanh.

 

 

2. Chùa Tây An ở Núi Sam

Từ tỉnh thành Châu Đốc vô núi Sam có 5 cây số ngàn. Khi đi đến ngã ba nơi chân núi, thì trước mặt sừng sững một cảnh chùa nguy nga kiến trúc nửa tân nửa cựu. Trước chùa có một cái cửa chánh có để một hàng chữ nho: Tây An Môn, nhưng ngỏ này không vào ra gì được. Chỉ có cái cửa đề ba chữ Việt: Tây An Tự là vào được mà thôi. Muốn vào chùa, phải bước lên mười nấc thang lót gạch. Vượt qua cửa và vòng hàng rào rất kiên cố là đến sân, ngó qua phía đông có ba ngôi tháp cao vọt khỏi nóc chùa.

Nếu là khách thập phương đến hành hương lần thứ nhất, khi thấy mấy ngôi tháp đồ sộ này thế nào cũng đinh ninh rằng: trong mấy ngôi tháp ấy thế nào cũng có mộ của Đức Phật Thầy. Nhưng người ta đều lầm.

Đó là những ngôi tháp của mấy vị hòa thượng trụ trì từ ngày Đức Phât Thầy tịch trở lại đây. Còn chính ngôi mộ của Ngài thì lại khiêm nhường nằm trên triền núi, ẩn ở sau dãy tháp nguy nga ấy. Ngôi mộ này do thiện nam tín nữ chung nhau tu bổ hồi tháng 6 năm Kỷ Mão (1939). Bên ngoài mộ có một vòng thành bề dài lối 5 thước, bề ngang 4 thước. Ngõ vào có hai cánh cửa, sáng mở ra cho thiện nam tín nữ vào lễ bái, tối đến thì đóng khóa lại. Hai trụ có hai câu đối:

Phách vãng Tây Phương, bật thảo điêu tàn du vị tử

Hồn qui thọ vức, đàm hoa lạc khứ hữu dư hương

Phía ngoài cửa, một bên vách có khắc ba bài thơ bát cú như vầy:

Tây An Phật cảnh cao cung

Nam mô nhị tự chánh liên hoa

Di Đà cứu khổ niệm tam thình

Phật truyền nhân duyên là tâm giải

Khẩn niệm Như Lai Phật độ sanh

Tụng đắc hàng ma trừ yêu quái

Tâm trung tưởng niệm diệc thanh niên

Gia trạch bình an viên côïng niệm

Thường hành tế độ phước lai tâm

Dạ đoản canh sơ, sơ canh trường

Cộng ngâm thị nhã cộng binh trường

Bá vạn thiết thiết tâm mưu vọng

Vạn lý bôn lai sơ hải cường

Quá khứ vị lai thiên cổ tích

Phàm nhơn tụng niệm diệc thành cường

Tâm thường bình đẳng nhân cộng niệm

Cứu khổ tai ương bất ngộ ương.

Lòng ở từ bi đã bấy chầy

Thành nhàn Cực Lạc chốn Phương Tây

Năm hằng đạo đức hàng vui vẻ

Sáu ngả luân hồi chẳng chuyển xoay

Lặn lội theo người xa bể khổ

Dắt dìu cứu khổ bước thang mây

Đã nguyền tế độ cơn lâm nạn

Vì việc nhơn gian mới đến đây.

Tường truyền mấy bài thơ này là của Đức Phật Thầy giáng bút từ lâu, nên được khắc vào đây để làm kỷ niệm. Trước mộ có một tấm bia khắc như vầy:

Nguơn sanh Đinh Mão niên, thập ngoạt, thập ngũ nhựt, ngọ thời chú sanh

Tự Lâm thế gia chư thiên phổ tam thập bát thế, thượng pháp hạ tạng tánh Đoàn, pháp danh Minh Huyên, đạo hiệu Giác Linh chi miễn tọa.

Tịch ư Bính Thìn niên, bát ngoạt thập nhị nhựt, ngọ thời thị tịch diệt.

Mộ không có đắp nấm lên cao như các mộ khác, vì trước khi tịch, Đức Phật Thầy đã di giáo làm như vậy.

Ngoài ngôi mộ, Đức Phật Thầy còn để lại một di tích nữa là cái giếng ở lưng chừng giữa triền núi cách mộ lối 200 thước. Chỗ đó trước kia là một cái khe nước chảy rỉ rả, nhưng từ ngày Ngài khai vét thành một cái ao nhỏ thì quanh năm chứa nước xài không hết. Từ ngày Ngài tịch về sau, có một độ dân chúng xem nó như cái suối ở thành Lourdes bên Pháp. Những người có bệnh đến múc nước ấy, lượm vài lá xoài, lá mít rụng bên mộ Ngài đem nấu uống, thế mà cũng hết bệnh.

Chỉ mới đi vòng ngoài chùa Tây An, người ta đã gặp bao nhiêu di tích của Đức Phật Thầy. Ai cũng tưởng đi vào phía bên trong chùa, thế nào cũng còn thấy nhiều bửu vật của Ngài nữa. Nhưng người ta không khỏi ngạc nhiên khi bước qua khỏi ngưỡng cửa, thấy trong chùa thờ la liệt những tượng cốt khác hẳn những nghi thức thờ phượng mà Ngài đã truyền lại ở Tây An cổ tự. Càng ngạc nhiên hơn nữa là ngày cũng như đêm, trong những thời khóa tụng, vang lên những tiếng mõ, đọc tụng ó la.

Đứng trước cảnh tượng ấy, người hiểu đạo của Đức Phật Thầy băn khoăn tự hỏi: Sao người ta nói chùa này là chùa chánh của Đức Phật Thầy mà lại nghi thức thờ phượng không trần thiết đúng với chơn truyền?

Từ ngày Đức Phật Thầy tịch, chùa Tây An hoàn toàn thuộc về phái Lâm Tế do sư cụ Nguyễn Nhứt Thừa Trụ trì. Về sau sư cụ được thăng lên chức hòa thượng và tịch vào năm Giáp Thân tức là năm 1884, thọ 50 tuổi. Tháp của ông rất lớn, nằm kế bên chùa.

Người thứ nhì thừa kế sư cụ Nguyễn Nhứt Thừa là sư cụ Nguyễn Văn Khiêm, pháp danh Hoàng Ân cũng là một nhà sư Giác Lâm phái lên. Sư Hoàng Ân tịch năm Giáp Dần (1914), nghĩa là trụ trì được 30 năm.

Khi sư cụ Nguyễn Văn Khiêm tịch thì trưởng tử là Nguyễn Trang Nghiêm, pháp danh là Huệ Quang lên thay thế. Rồi tiếp đó là ông Nguyễn Thuần Hậu ở Hà Liên được mời về trụ trì. Sau ông Hậu thì ông Ngô Văn Hòa ở tại chùa từ nhỏ được đưa lên kế vị. Lúc thiếu niên, ông được đưa lên Sài Gòn học tập. Người thứ sau, cũng là người chót, hiện nay còn sống là ông Nguyễn Văn Mật, pháp danh Bửu Thọ, đệ tử của sư cụ Nguyễn Văn Khiêm từ nhỏ đến lớn, năm nay ông được sáu mươi ngoài tuổi.

Cứ xem đó đủ thấy chùa Tây An từ hồi Đức Phật Thầy tịch cho đến nay, các nhà sư của phái Lâm Tế liên tiếp nối nhau trụ trì.

Mặc dầu Đức Phật Thầy đứng ra xây dựng, nhưng vì nó mang phải cái danh hiệu là chùa công được triều đình nhìn nhận, mà Ngài không được tự do tổ chức việc thờ phượng đúng với pháp môn hành đạo của Ngài.

Có phải vì thế mà Ngài vào làng Thới Sơn dựng lên một cảnh chùa theo ý muốn mà Ngài gọi là trại ruộng để tránh sự can thiệp của nhà cầm quyền đó chăng?