Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

TỪ TRÀ KIỆU ĐẾN MỸ SƠN

 

DS LÊ VĂN NHÂN

 

 

Lời giới thiệu:

Tổ Chức Văn Hóa Thế Giới năm 1999 đã công nhận thị xã Hội An và thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam là di sản văn hóa thế giới. Các chương trình du lịch trong hay ngoài nước đều có ghé thăm Hội An khi đến Đà Nẵng, nhưng muốn đi Mỹ Sơn thì phải dùng một ngày đi ngoài chương trình. Hiện nay từ Hội An và Đà Nẵng hàng ngày đều có xe buýt lớn đưa du khách vào Mỹ Sơn. Chỉ cần nhờ văn phòng khách sạn giữ chỗ và xe sẽ đến đón.

Từ Đà Nẵng, theo Quốc Lộ I, đi theo hướng nam qua khỏi thị xã Vĩnh Điện, đến cầu Câu Lâu và khi đến trạm Nam Phước xe rẽ phải chạy theo tỉnh lộ vào huyện Duy Xuyên. Đoạn đường này đang sửa chữa, xây cống thoát nước hai bên đường. Đi thêm 9km sẽ đến nhà thờ Trà Kiệu ở đồi Bửu Châu và nhà thờ Thiên Chúa Giáo xây ngay bên ngôi thành này. Tiếp tục chạy theo tỉnh lộ, đoạn đường từ đây trải nhựa và ít bị mưa lụt tàn phá nên đường khá tốt. Đến An Hòa, trước đây là dự án khu kỹ nghệ thời chính phủ Ngô Đình Diệm, kế hoạch dùng than Nông Sơn làm nhà máy phát nhiệt điện để phát triển, bây giờ chỉ thấy một xưởng gạch. Từ đây có một đường rẽ trái và sau khi qua một ngọn đèo nhỏ, xe sẽ dừng ở bãi đậu xe. Du khách sẽ đi bộ khoảng 100m để mua vé, và có 2 chiếc xe jeep đưa du khách lên xuống đồi. Ngồi xe jeep rất xóc và bụi khiến ta có cảm tưởng đang đi trên đường Trường Sơn.

Để giúp quý vị không thất vọng khi chỉ thấy một số kiến trúc đổ nát, chúng tôi trình bày một số thông tin cần thiết về lịch sử và văn hóa của người Chàm.

Một chút lịch sử:

Sự hiện diện của người Chàm được ghi chép lần đầu tiên trong sử Trung Quốc năm 192 sau Công Nguyên, trong khi Việt Nam đang chìm đắm trong sự đô hộ triền miên của người Hoa, thì dân của quận Tượng Lâm (rừng và voi) nổi dậy chống người Hoa, mở đầu cho một quốc gia độc lập ở phương nam kéo dài hơn 1000 năm. Biên niên sử Trung Quốc gọi quốc gia này từ năm 192 đến 758 là Lâm Ấp (Lin Yi), sau năm 758 đổi là Hoan Vương và từ năm 875 đổi thành Chang Chen phiêm âm từ tên "Champapura" có nghĩa là thành phố Chàm. Người Việt Nam lại phiên âm Chang Chen thành Chiêm Thành.

Vương quốc Champa kéo dài từ đèo Ngang ở tỉnh Quảng Bình đến Thuận Hải ngày nay với 4 khu vực: phía bắc gồm Amaravati từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và Vijaya từ Bình Định đến Phú Yên, phía nam có Kauthara (Khánh Hòa) và Panduranya (Thuận Hải).

Có lẽ vương quốc Champa giàu có và hùng mạnh khi Việt Nam còn dưới thời Bắc thuộc, nên khi tướng quân Lê Hoàn nhà Tiền Lê cho sứ vào giao hảo, vua Chàm đã nhốt sứ giả khiến nhà vua phải ngự giá thân chinh. Quân Chàm dùng hải thuyền đánh phá miền nam quân Giao Châu, cho đến năm 446 Thứ Sử Giao Châu là Đàn Hòa Chi cùng một số tướng lãnh phá tan tiền đồn quân Chàm ở vùng đất Thuận Hóa rồi tiến đánh kinh đô Trà Kiệu, đốt sạch kinh đô này và đem về Trung Hoa rất nhiều tượng vàng khoảng 100 ngàn lượng. Cuối thế kỷ thứ IV, vua Chàm Badravarman xây dựng lại kinh đô Trà Kiệu và những vị vua tiếp theo nối tiếp xây dựng thánh địa Mỹ Sơn theo Ấn Độ Giáo (Hinduism) và năm 875 xây đền thờ Phật tại Đông Dương ở phủ Thanh Bình Quảng Nam ngày nay. Đền Đông Dương có kiến trúc khác với các tháp Chàm, và là sự kết hợp giữa Ấn Độ Giáo và Phật Giáo Mật Tông. Bàn thờ Phật cũng đặt ở hướng tây, nhưng tượng Phật ngồi trên ngai chân giẫm trên đất chứ không ngồi trên tòa sen như ta thường thấy.

Sách Thủy Kinh Chú ghi chép khoản thế kỷ thứ VII mô tả kinh đô Trà Kiệu như sau:

Kinh đô Trà Kiệu lúc đó gọi là thành phố sư tử (Simhapura), giống tên thành phố Singapore cũng có nghĩa là thành phố sư tử. Thành này nằm ở bờ tây con sông, cách bờ biển khoảng 40 lý, đông nam có núi che chở cho ngôi thành. Phía đông nam bên ngoài các hào này, sông chảy dọc theo bờ thành. Hướng đông tây dài trong khi hướng tây bắc hẹp. Sông bắt đầu từ hướng tây chảy vào thành ở hướng bắc. Chu vi thành đo được 8 lý 120 bộ. Thành cao 2 trượng. Gần thành là một bức tường gạch cao 1 trượng với một cái cổng hình vuông, bên trên là một cái sàn gỗ nâng hai cái tháp. Một cái cao 5 trượng và cái kia khoảng 7 trượng. Cách kiến trúc chắc chắn nhưng không đẹp. Bên trong thành là một cái thành khác chu vi 230 bộ. Lâu đài và phòng tiếp tân không mở theo hướng bắc nam. Mái nhà hai đầu hướng theo bắc nam. Dãy nhà đối diện ở hướng nam gọi là chánh tây...

Trường Viễn Đông Bác Cổ 1927-1928 đã khai quật vùng Trà Kiệu và tìm được chân thành Trà Kiệu giống như sách Thủy Kinh Chú mô tả. Chu vi ngôi thành rộng khoảng 4000m và bức thành xây bằng gạch được dân chúng gọi là thành vua.

Trong thập niên 1980, người ta tìm được nhiều vật dụng nhỏ bằng vàng như nữ trang hình mặt trăng, mặt trời, ngôi sao, những bức tượng rỗng hình các vị thần và thú vật và những quyển sách kinh bằng vàng dày 1cm ghi chữ Phạn và những đồng tiền vàng hình tròn dày 1cm ghi chữ Ả Rập. Trọng lượng các vật dụng tìm được nặng nhiều kilogam.

Một nghi vấn ở đây là khoảng đầu Tây Lịch, hầu hết các dân tộc đều ở thời kỳ bán khai, làm sao kinh đô Trà Kiệu có nhiều vàng như vậy? Có thể nêu ra giả thuyết quanh vùng đó có một suối vàng hay một mỏ vàng dễ khai thác bằng phương tiện thô sơ chăng? Nếu có được bản đồ chụp từ vệ tinh có thể chúng ta còn phát hiện được nhiều điều hay về vùng này.

Chúng tôi cũng đoán lúc đó đất bồi chưa đủ vùng hạ lưu nên Hội An chưa hình thành, phải đợi đến kinh đô Trà Kiệu không còn nữa, Hội An mới bắt đầu phát triển. Nhưng chắc chắn phải nhờ truyền thông giao lưu ngày xưa ở Trà Kiệu, các thương nhân mới theo bước cũ đến mua bán làm ăn ở Hội An.

Di tích Trà Kiệu ở Cổ Viện Chàm Đà Nẵng:

Trong Cổ Viện Chàm, chúng ta sẽ thấy một số thần ở Ấn giáo:

- Vishnu thần tượng trưng cho sự sống và bảo quản

- Garuda chim thần

- Rama thần sáng tạo và sinh sản

- Sarasvati vợ thần Rama, nữ thần tiếng nói linh thiêng, vật tượng trưng cho con thiên nga

- Shiva thần chết, vật tượng trưng là linga hình ống tròn

- Skandra thần chiến tranh, con trai của thần Shiva và Una dưới dạng chim công

- Ganesha thần hòa bình, cũng là con trai thần Shiva và Uma. Vì không vâng lời nên bị thần Shiva chặt đầu. Khi Uma cầu xin các vị thần khác tha thứ, họ cho phép ghép đầu con vật đầu tiên gặp được, và đó là cái đầu voi.

Ngoài ra hoa văn hình vú phụ nữ khắc trên bệ đá gọi là Uroga tượng trưng cho sự sung mãn.

Bàn thờ đặt chính giữa Trà Kiệu kể lại chuyện thần thoại Ấn Giáo nhìn từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ: thần Rama thành công bẻ gãy chiếc cung thần, được phép lấy con gái vua Janak là công chúa Sita; vì vua thay cha, vua Videha và vua Dasaratha nói chuyện với nhau; sau đó là đám cưới.

Khái niệm về kiến trúc tổng quát các tháp Chàm:

Người Chàm gọi tháp thờ chính là "kalan", chung quanh có thể có nhiều tháp phụ và một số kiến trúc khác. Kalan tượng trưng cho tiểu vũ trụ trong hoàn vũ. Ngôi tháp được xem là bàn thờ và mái tháp tượng trưng cho đỉnh núi Meru, chỗ ở của các vị thần. Mặt chính của ngôi tháp xoay về hướng đông, hướng mặt trời mọc, bắt đầu cho sự di chuyển của vũ trụ. Đặc biệt tại Mỹ Sơn, Kalan A-1 là một ngoại lệ, mắt hướng về cả hai phía đông và tây. Trong bệ thờ có một cái bục với một vòi nước quay về hướng bắc. Bục này để chứa nước rửa tượng. Đôi khi còn có một bể nước hình vuông dưới bàn thờ với chỗ nước rỉ tuôn vào hồ này. Quanh bệ thờ là một hành lang để tín đồ đi vòng khi tới chiêm bái.

Cổng đi vào tiền sảnh có hai cây cột đá hình tròn, vuông hay bát giác khắc chữ trên đó.

Kiến trúc mỗi kalan gồm thân tháp hình vuông và nóc hình tháp gồm 3 tầng và chóp bằng sa thạch.

Kalan gồm 3 phần:

- Phần nền tượng trưng cho thế giới con người (Bhurloka)

- Phần thân tháp tượng trưng cho thế giới linh hồn (Bhurvaloka)

- Phần mái tháp tượng trưng cho thế giới ling thiêng (Svarloka)

Kiến trúc của tháp Chàm gồm:

- Kalan nằm chính giữa

- Đối diện với kalan là tháp cổng Gopura với hai cửa chính mở theo hướng đông tây. Trước tháp cổng là mandapa - một căn nhà dài lợp mái ngói với nhiều cửa sổ và 2 cửa chính mở ra hướng đông và tây. Đây là tiền sảnh mà tín đồ cần phải tự thanh khiết và cầu nguyện trước khi bước vào kalan để làm lễ. Trong nhiều trường hợp, mandapa nằm giữa kalan và cổng tháp.

Phía trước và bên phải kalan là một nhà chứa phẩm vật dâng cúng làm bằng gạch với mái cong như chiếc thuyền, với hai cửa chính tượng trưng cho nữ thần thịnh vượng và may mắn, và hai cửa sổ hướng đông và tây.

Quanh Kalan và các kiến trúc phụ là một bức tường gạch hình vuông bao bọc chứa luôn cổng tháp. Bên ngoài tường có thể có một số văn bia.

Di tích Mỹ Sơn gồm hơn 80 tháp đã bị hư hại nhiều trong chiến tranh trước 1975, nhưng còn những nét rất đẹp so với các ngôi tháp khác. Nên lấy bản đồ ở phòng bán vé để hiểu được các vị trí trong khu vực này. Mặc dầu nhân viên hướng dẫn du lịch có thể nói chuyện bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp khá rõ ràng, kiến thức họ không nhiều. Do đó nên tìm đọc một số thông tin trước thì khi đi thăm sẽ thấy thích thú hơn.

Trên đường về, nếu trời tốt, nên đổi phương tiện đi ghe để nhìn sông nước phong cảnh hai bên bờ sông cho đến Hội An.

Liệu nền văn minh của người Chàm trước đây có liên quan gì đến văn minh ở gò Óc Eo miền nam không? Nếu đo được niên đại những vật dụng tìm được ở gò Óc Eo và ở Trà Kiệu, nếu cùng thời kỳ, thì chúng ta có thể phỏng đoán cách đây gần 2000 năm đã có giao thương nhộn nhịp giữa Chàm và các nước ven biển Nam Hải, Ấn Độ Dương. Biết đâu trong thư viện các nước này có ghi những di tích lịch sử khác của nền văn hóa bị mai một này.