Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

VÀI GHI NHỚ VỀ CÔN SƠN

 

ĐINH HUỲNH

 

Vào thời kỳ Nhật đổ bộ lên Đông Dương, rồi sau đó tấn công Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941, tôi là công chức hành chánh đang phục vụ tại Phòng 4 phủ Thống Đốc Tam Kỳ. Trưởng

Phòng 4 là một viên tham biện người Pháp tên De Saint Alary. Phòng chia ra làm hai phân chi. Phân chi 1 phụ trách các vấn đề kinh tế đặt dưới quyền ông Nguyễn Ngọc Thơ (về sau ông Thơ làm Phó Tổng Thống dưới trào Ngô Đình Diệm); phân chi 2 cõi về đất đai, hầm mỏ, khai khẩn đất hoang, đặt dưới quyền ông Antoinie Lê Quang Trọng, ngạch phó tham biện, người Nam Kỳ có quốc

tịch Pháp. Ông Lê Quang Trương là một cấp chỉ huy tánh tình khó khăn, hay bắt bẻ. Làm việc với ông không thoải mái chút nào. Lúc ấy tôi mới 22 tuổi, chưa lập gia đình, tánh tình nóng nảy và bộc trực. Vì một khuyết điểm không đáng kể, ông Trọng xài xể tôi nặng lời trước mặt đông đủ bạn

đồng sở, tôi cự lại quyết liệt. Nếu không có ông Phủ Tươi can ngăn và lôi tôi đi chỗ khác thì đã có cuộc đánh nhau.

Cuộc va chạm làm tổn thương uy tín ông Trọng ít nhiều. Công bằng mà nói, ông không nhỏ mọn thù vặt, không trù ếm tôi, báo cáo hay đề nghị lên thượng cấp phạt kỷ luật tôi. Nhưng tôi đang có chuyện buồn phiền, nhưng không muốn ở Sài Gòn nữa. Sẵn có thông tư hỏi công chức có ai muốn tình nguyện phục vụ ở Côn Nôn, tôi liền đệ đơn xin đi.

Khi ấy địa danh là Côn Nôn (Poulo Condore, có người gọi là Côn Lôn, sau nầy chính phủ quốc gia đổi tên là Côn Sơn. Đó là một quần đảo gồm 13 đảo nhỏ nằm ngoài khơi phía đông Vũng Tàu. Diện tích đảo chính khoảng 168 Km vuông. Trên đảo có ba khám đường kiên cố để giam giữ tội nhân từ các khám trong đất liền chuyển ra. Ngày đó, Côn Nôn được tổ chức thành một đơn vị hành chánh mang tên quần đảo và đề lao Côn Nôn (Iles et Penitencier dễ Poulo Condore) đặt dưới quyền một sĩ quan cấp tá biệt phái người Pháp. Nguồn lợi của đảo gồm lâm sản, thuốc lá đậu phộng và cà phê. Vào năm 1972, dân số trên đảo khoảng 3,300 người.

Côn Nôn là chỗ đày những công chức bị phạm kỷ luật. Chỉ nội cái tên âm u Côn Nôn nghe cũng đủ ớn xương sống rồi, nên chẳng mấy ai muốn làm việc nơi đó. Chính quyền Pháp đặt ra nhiều quyền lợi để quyến rũ những công chức nào gặp khó khăn, phần nhiều vì bị ngựa "đá" ở trường đua Phú

Thọ. Thời gian phục vụ là hai năm, sau đó đương nhiên được thuyền chuyển về đất liền, từ khi đương sự muốn kéo thêm thời gian làm việc nơi đó. Côn Nôn được xếp vào danh sách các nhiệm sở chướng khí và nguy hiểm (point insalubre et danegereux), công chức được lãnh phụ cấp phụ trội, được cấp nhà ở, gạo, khô, mắm miễn phí, được cấp phát cá biển tươi và rau tươi chỉ trả mỗi tháng

khoảng 30 hay 60 xu. Nếu chịu khó cần cù và tiết kiệm, công chức Côn Nôn sau mỗi tháng làm việc, còn có thể còn giữ gần như nguyên vẹn số lương bổng của mình. Mỗi công chức còn được cấp cho một tội nhân để phục vụ riêng.

 

Nhưng mặc dù vậy, ai cũng ngán Côn Nôn, nên tôi xin thuyên chuyển ra đó làm náo động bạn bè, gần như một trái bom nổ. Tôi nhận được sự vụ lệnh khoảng tháng 2.1942 nhưng chưa đến nhiệm sở mới được vì Nhật sau khi phát động chiến tranh ở Thái Bình Dương, cấm ngặt tàu bè đi lại trong biển Nam Hải. Trong khi chờ đợi, tôi tà tà vô sở cho có mặt để lãnh lương, vì phần việc của tôi đã có người thay thế rồi. Bạn bè đãi đằng, dẫn đi ăn nhậu ngày này qua ngày khác. Dường như ông Lê Quang Trọng có chút hối tiếc vì ông là nguyên do của sự ra đi của tôi. Từ khi xảy ra cuộc va chạm, trước mặt ông, tôi giữ thái độ lầm lầm lì lì, chẳng hề ngỏ lời hay chào hỏi. Nhưng một hôm, ông đến gặp tôi với thái độ làm lành. Ông hỏi: "Côn Nôn có gì vui sướng mà anh xin đi?" Cử chỉ, lời nói của ông từ tốn, nhưng trong lòng tôi còn hờn ông một cách lạnh lùng. "Tôi chưa rõ Côn Nôn thế nào, nhưng tôi chắc chắn là dù sao nữa cũng đỡ hơn, dễ chịu hơn ở phân chi 2 của phòng 4 này!" Ngày nay nghĩ lại, tôi hối tiếc sự kém nhã nhặn của mình với thái độ muốn làm hòa của đối phương. Tôi công nhận lời ông Phủ Tươi, bậc đàn anh của tôi, đã khuyên can tôi, là đúng: "Sự việc đã êm thì để cho nó êm. Đường công chức của anh còn dài và anh nên nhớ rằng quả đất tròn, chỉ có hai trái núi mới không gặp nhau mà thôi!"

Mãi đến tháng 5.1942, Hải Quan Nhật mới xả cảng. Tôi ra đi trên chuyến tàu đầu tiên sau hơn 5 tháng Côn Nôn bị gián đoạn với đất liền. Ngày tàu ra được đón tiếp tưng bừng như ngày hội lớn. Những công chức đã đủ thời gian phục vụ, đang mỏi mòn chờ đợi ngày trở về . Và mặc dầu trong khi còn nhiều gạo và lương khô dự trữ, nhưng cà phê, thuốc lá, rượu, la-de v.v... đã khô cạn từ lâu.

Như đã trình bày ở trên, Côn Nôn gồm nhiều hòn đảo. Trên đảo lớn nhất, thiết lập khánh đường và các văn phòng, cơ sở hành chánh để quản trị. Kế cận là hòn Bãi Cạnh trên có hải đăng. Một toán lính Nhật đóng ở đó để kiểm soát hải đăng và canh gác trục giao thông trong vùng biển này. Xa xa là hòn Cau, sở dĩ mang tên này vì trên đảo có nhiều cau và dừa. Hòn này là nơi giam các tội

nhân bị phong cùi và ho lao nặng.

Ra được chừng một tuần, sau khi sự rộn rịp náo nức ban đầu lắng xuống, tôi cảm thấy bị xâm chiếm bởi một nỗi buồn nặng nề và mênh mông. Sự hấp dẫn ban đầu của núi rừng, biển cả... mau mau tan biến trong lòng tôi. Tôi thấm thía nhớ đến câu thơ của Thế Lữ: "Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn".

Chiều chiều ra bờ biển đứng trông về phía chân trời, sóng vỗ ầm ầm trong tiếng gió rít, ngoài xa trăm ngàn hòn đá nhấp nhô trên mặt nước, bị sóng biển chụp lên, làm bắn ra tứ tóe muôn trùng bọt nước trắng xóa, tôi hối hận đã làm cho má tôi khóc hết nước mắt. Má tôi như đa số những người dân quê, có cái ấn tượng kinh hoàng về Côn Nôn. Ngày tôi lên tàu, má tôi gần muốn ngất xỉu, người kể như tôi không còn ngày về nữa. Rồi tôi nhớ đến bạn bè, cảm nhận sâu xa hơn bao giờ hết mấy câu thơ của một thi sĩ tặng bạn lúc từ giã học đường sau niên học cuối cùng.

 

Rồi đến phiêu linh cát bụi mờ

Chạnh lòng nhớ đến bạn ngây thơ

Đoái trông non nước miên miên rộng,

Chỉ thấy muôn trùng dãy đá trơ

 

Thời kỳ cụ Phan Thanh Giản làm Kinh Lược Sứ Nam Kỳ. Côn Nôn được tổ chức làm ba làng thuộc tỉnh Long Hồ (Vĩnh Long) nay vẫn còn giữ những địa danh: An Hải, An Họâi, An... (tôi quên mất). Dân làng sống phần nhiều về nghề chài lưới. Thực dân Pháp đưa tất cả dân chúng vào định cư trên đất liền trước khi lập đề lao và các công sở, thành ra Côn Nôn không còn thường dân, muốn tìm cách hỏi những giám thị cao tuổi, hoặc những tù nhân bị đày ra đây trên hai mươi năm. Nhưng những điều họ biết thường sơ sài hoặc thiếu sót. Phần nhiều những chi tiết tôi sắp trình bày dưới đây là do Sơn Vương, một can phạm mang án tử hình về tội giết người, án tử hình được hoán giải thành chung thân khổ sai.

Sơn Vương (tên thật dường như là Thoại) là một trong những can phạm lâu đời nhất ở đây. Hồi tôi gặp Sơn Vương, anh ta đã cao tuổi, đau yếu, mắt lờ đờ, chẳng còn chút phong độ nào của một người từng xưng hùng xưng bá. Sơn Vương được ân huệ ở ngoài, làm những công tác tương đối nhẹ để đền nợ khổ sai. Tuy nhiên, sau ngày mồng 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp, thì Sơn Vương tung hoành trở lại. Lúc đó tôi không còn ở Côn Nôn nữa, nhưng nghe kể lại thì Sơn Vương cướp chính quyền, mở cửa khám thả toàn thể tội nhân, bắt giam thay vào đó là các công chức, phần nhiều là giám thị Pháp và Việt Nam. Cùng với một nhóm tay chân bộ hạ trong làng dao búa, Sơn Vương nắm quyền cai trị đảo. Cuộc khoa trương quyền hành và những lời tuyên bố nẩy lửa chỉ kéo dài được mấy tháng. Khi người Pháp trở lại hồi tháng 9 năm 1945 thì Sơn Vương và bộ hạ lại

riu ríu đầu hàng và vào tù trở lại. Trong thời gian ngắn ngủi, Sơn Vương cũng làm được nhiều việc động trời. Sơn Vương phải lòng một cô giáo trẻ đẹp, con của một ông giám thị già. Dĩ nhiên là cô giáo đâu có không chịu. Sơn Vương lập ra tòa án, kể tội ông giám thị già và ra lịnh trói ông vào một cột cờ ở giữa sân. Sơn Vương ra lệnh đánh kiêng, nếu đánh đến tiếng thứ mười mà cô giáo không ưng thuận thì sẽ đem người cha ra hành quyết. Tiếng kiểng thứ mười còn ngân nga thì cô giáo đầm đìa nước mắt chạy ra ôm cha rồi cúi đầu phủ phục trước Sơn Vương.

Trên con đường bôn tẩu chống Tây Sơn, Nguyễn Ánh có lần dừng chân ở Côn Nôn. Ngọc núi mà ngày xưa chúa Nguyễn đồn binh, nay có tên là núi Chúa. Tôi có nghe trên núi còn vài di tích nên dự định đi xem. Người ta đồn rằng ngày đó, binh lính của chúa Nguyễn bị rắn cắn chết khá nhiều. Vì thế chúa Nguyễn mới van vái các đấng linh thiêng của núi rừng, rằng: "Nếu tôi có chân mệnh đế vương thì xin các đấng phù hộ cho các binh sĩ". Từ đó về sau, không còn ai bị rắn độc cắn chết nữa, dù là binh sĩ hay thường dân. Núi rất linh thiêng. Ai đi lên núi phải giữ vẻ trang nghiêm, không được bỡn cợt hay nói lời bất nhã.

Nhân một ngày nghỉ, tôi cùng hai người bạn công chức và một hạ sĩ quan người Việt có quốc tịch Pháp, tổ chức một chuyến đi lên núi Chúa, dưới sự hướng dẫn của một tù nhân thuộc rành đường đi nước bước. Tù nhân này làm trong ban truy nã những can phạm đào thoát lên núi từ nhiều năm qua, anh ta cho biết đường đi lên núi đối với anh dễ như ăn cháo. Trước khi lên đường, anh ta căn dặn chúng tôi phải giữ gìn lời nói và phải trang nghiêm. Phần vì chúng tôi không tin dị đoan, phần vì tuổi trẻ có tánh ngang bướng, chúng tôi vẫn luôn cười giỡn. Bắt đầu leo núi từ sáng rồi đi mãi đến xế chiều mà vẫn chưa tới nơi, trong khi đáng lẽ chúng tôi phải tới mục tiêu trong vòng hai tiếng đồng hồ. Người tù hướng đạo dẫn chúng tôi đi vòng vòng, loanh quanh lẩn quẩn rồi trở lại chỗ cũ. Anh ta lắc đầu, bức tóc nói: "Kỳ quá!" Rồi giụi mắt, định lại phương hướng, đi nữa. Khi đến gần chiều tối mà vẫn lạc đường hoài, anh ta tuyên bố chịu thua, và đổ thừa do lỗi chúng tôi không giữ gìn trang nghiêm nên bị thần núi quở phạt.

Trong bài viết về quần đảo Thổ Châu đăng trên báo Làng Văn số 60 tháng 8 năm 1989, tác giả Nguyễn Văn Ba có kể một đoạn lý thú về ốc tai tượng. Ở bãi biển Côn Nôn cũng có rất nhiều ốc này. Tôi được nghe kể lại rằng hồi xưa, khi mới lập đề lao, tội nhân trấn lên núi nhiều lắm. Người

Pháp nghĩ ra một kế mà họ cho là hay. Họ thả lên núi ba con cọp to để khủng bố tinh thần những tù nhân nuôi mộng vượt biển. Vì có lời van vái của Chúa Nguyễn khi trước, rắn hay ác thú đều không được làm hại đến nhân mạng, cho nên hai trong ba con cọp kiếm ăn không được, phải chết đói trên núi. Con cọp thứ ba lần mò xuống bãi biển, thấy ốc tai tượng đang mở rộng hai vỏ, cọp ta bèn thò chân và định moi thịt ốc. Ốc tai tượng bèn khép chặt vỏ lại, cọp rút chân ra không được, bị chết đuối khi thủy triều dâng cao. Trái với cọp, loài khỉ ở núi rừng Côn Nôn tinh khôn hơn. Chúng ôm những tảng đá bỏ vào miệng ốc, ốc khép vỏ lại không được vì bị đá cản, khỉ ta tha hồ thò tay bốc xé thịt ốc ăn ngon lành. Có người bàn rằng có lẽ đồng bọn của khỉ cũng đã trải qua vài lần đau khổ như cọp nên mới rút được kinh nghiệm.

Trong thời gian làm việc ở Côn Nôn tôi có gặp giáo sư Phan Khắc Sửu ngày đó đang bị lưu đày về tội chống Pháp. Ông Sửu từng được du học tại Pháp, tốt nghiệp kỹ sư canh nông. Mỗi ngày ông ta được đưa ra làm công tác ở văn phòng, tiếng thông dụng trong khám đường thường gọi là làm công vụ. Tôi đem mỗi thắc mắc ra trình bày với ông Sửu mong được soi sáng vì sao rắn độc ở Côn Nôn cắn người không chết. Ông Sửu giải thích, có thể một loại nấm nào, hay một loại rong rêu, thảo mộc nào đó nói rõ rằng ông chỉ ước đoán vậy thôi, chớ nếu muốn có giải đáp chắc chắn dựa vào các dữ kiện khoa học thì cần phải cần nhiều thời gian và công trình nghiên cứu thí nghiệm, công việc mà trong hoàn cảnh mất tự do hiện tại, ông không thể thực hiện được.

Tôi cũng được nghe kể rằng chúa Nguyễn có một bà phi theo hầu tên là Phi Yến. Bà Phi Yến khuyên Nguyễn Ánh đừng cầu ngoại viện mà mang tiếng cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mã tổ. Nguyễn Ánh giận lắm, nghi ngờ bà Phi Yến, có tâm địa phản trắc, thông đồng với Tây Sơn nêu ra lệnh giam bà trong một hang núi. Khi rời Côn Nôn, Nguyễn Ánh bỏ bà phi ở lại, bà nhờ dân làng giải thoát và sống những ngày còn lại trên đảo. Người ta cho rằng bài thơ sau đây của bà Phi Yến sáng tác:

Đốt nén hương lòng tạ chúa công

Khuyên chồng can tay tội thông đồng

Ngai vàng muôn thuở ngôi chưa vững

Bia miệng ngàn năm tiếng chẳng cùng.

Máu chảy ruột mềm đau phận thiếp

Nồi da xáo thịt thỏa lòng ông

... (quên hai câu chót)

 

Ban cải lương của tù nhân Côn Nôn có trình diễn vở tuồng về sự tích trên, nhưng tôi tra cứu trong sách vở văn chương không thấy có chỗ nào đề cập đến bài thơ của bà Phi Yến. Tôi có hỏi vài bậc lão thành thì ai cũng nghi ngờ về xuất xứ thật sự của bài thơ trên.

Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh khi bị thực dân cầm tù ở Côn Nôn cũng đã tức cảnh sinh tình sáng tác hai bài thơ, tôi xin dùng để kết bài viết ngắn này:

 

ĐẬP ĐÁ CÔN LÔN

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non

Xách búa đánh tan năm bảy đống.

Ra tay đập đổ mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng chi sờn dạ sắt son

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan nào sá sự con con

 

CÔN LÔN TỨC CẢNH

Bể dâu dời đổi mấy thu đông,

Cụm núi Côn Lôn đứng vững trồng

Bốn mặt dày vò oai sóng gió

Một mình che chở tội non sông

Cỏ hoa đất nẩy cây trăm thức

Rồng cá trời riêng biển một vùng

Nước biếc non xanh thương chẳng nhỏ

Gian nan xin độ khác anh hùng.