Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

QUÊ HƯƠNG ƠI!

 

VŨ THỊ BÍCH

 

“Quê Hương là chùm khế ngọt”

Biết bao bài hát, bài thơ, những áng văn chương nói về quê hương, tình yêu quê hương, nỗi nhớ quê hương,…tưởng như một đề tài đã nói quá nhiều, nhưng tận đáy lòng, hôm nay tôi vẫn muốn nói đến quê hương yêu dấu Việt Nam.

Sau những chuyến về quê, tôi lại cảm thấy khắng khít hơn với nơi mình đã mở mắt chào đời, để nhìn thấy vùng trời Việt Nam nhỏ bé, đơn sơ, mộc mạc, đến nỗi bao kẻ bạo tàn đã thỏa thích đầy đọa, và dẫm nát quê hương tôi.

Lòng yêu quê hương tràn ngập, hình ảnh quê hương đong đầy trong trí nhớ, đã khiến tôi phải viết “Những Nẻo Đường”. Có lẽ do một bài hát ngày xưa, khi còn học đệ nhất cấp, tôi vẫn thường hợp ca với đám bạn,

“Những nẻo đường Việt Nam,

Suốt từ Cà Mâu, thẳng tới Nam Quan,

Ôi những nẻo đường Việt Nam”

Hôm nay, được đọc bài viết “Về quê” của Yên Cơ, với một giọng văn nhẹ nhàng, đầy rung cảm, Yên Cơ đã tả lại cảnh sắc của quê hương như vẽ lên những bức tranh thủy mạc, những bức tranh đẹp tuyệt vời trong một không gian tĩnh lặng không tiếng súng, không ồn ã bon chen của chốn thị thành. Tôi xin chép lại đây cảnh đẹp quê hương tôi, qua ngòi bút Yên Cơ.

“…Ngồi trên ghế đá sát Hồ Gươm, gần một cây cổ thụ mà thân cây còng xuống là đà trên mặt nước, mình yên lặng ngắm ánh nắng sớm mai lấp lánh lăn tăn chạy trên mặt nước xanh và bàng hoàng chợt nhận thấy Hà Nội đẹp quá! Đẹp hơn cả trong trí tưởng tượng của mình.

Những cây liễu rũ, buông lá chấm xuống mặt hồ. Những cây phượng vĩ với từng chùm hoa đỏ ối nghiêng sát trên mặt nước như soi gương và thầm hãnh diện về nhan sắc của mình. Buông từ trên tít cao rơi lững ở ngang chừng, những dây rễ con đan kết vào nhau bện thành từng chùm thả xuống như tấm rèm thưa vây che thân cây si già sần sùi, cổ kính. Hà Nội trong mắt Cơ cũng đan kết dính quyện với nhau như thế, đây không phải là một Hà Nội của năm 2007, mà vẫn là một Hà Nội được phơi bày qua những dòng thơ văn lãng mạn nổi tiếng một thời. Lần đầu tiên đến thành phố này, nhưng sao cảm thấy thân quen như về nơi chốn cũ.

…Từ giã nhà ga ở thị xã Lào Cai, chúng tôi đi xe buýt đến Sapa. Tiếng xe rì rì như ru mọi người vào giấc ngủ. Bỗng qua một khúc quanh, phía trước hiện ra những triền núi với các thửa ruộng bậc thang vô cùng ngoạn mục mà chắc rằng không đâu trên thế giới này có thể có được! Hết triền núi này đến triền núi khác, các thửa ruộng bậc thang cứ liên tiếp kéo dài ra như thách thức những suy nghĩ ấu trĩ của Cơ khi đứng trên ngọn núi Yên Tử, thấy con người quá nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ.

Xe cứ lên mãi theo những con đường ngoằn ngoèo ven mép dãy núi đá mọc dựng, mũi nhọn chĩa lên trời trông như những cây dáo của người tiền sử đục đẽo vụng về, sót lại sau cơn thiên tai. Từ xa, ngọn núi chỉ gợi cảm giác đê mê lạ lùng. Như thỏi nam châm có sức hút những tâm hồn mẫn cảm. Dưới chân đèo nhìn lên, gần hơn, đã có thể bắt được nét man rợ của lớp đá núi gấp nếp lên nhau, tỏa màu chì đã chín mùi, ửng tím, lóng lánh sắc xanh. Một đường đèo hẹp uốn lượn ngoằn ngoèo từ thấp lên cao. Mây vắt qua sõng soãi lưng chừng. Sườn đá ẩm ướt như lên cơn sốt, tỏa hơi lãng bãng. Những sợi khói tan nhẹ vào không gian, chẻ không gian thành những mảnh lấp lánh như kính vỡ. Lên cao, lên cao dần. Tới một lúc, xe như bị ngọn núi nuốt chửng. Chung quanh chỉ toàn một màu xám, lòe nhòe phân ranh với mái trời trong vắt, ngậm màu xanh không đáy. Trên những đụn đất mỏng. cỏ phủ kín và những rặng thông non rướn cành yếu ớt.

Đêm Sapa xanh tím, khi tia nhìn đã quen với bóng tối, mình có thể nhận ra rặng thạch sơn in hình lờ mờ nơi chân trời. Cơn mưa làm đêm mùa hè đến mau hơn. Tám giờ trời đã sẫm tối, đêm miệt núi trầm mặc bí ẩn như một pho kinh. Trong màn dêm lạnh lùng, chập chùng bất trắc, ngọn đèn khí từ lều vải toát ra một thứ ánh sáng yếu ớt, trông quạnh quẽ như một chấm sao lạc lõng trong triệu triệu chấm sao trong trời đêm thênh thang. Như những phiến xám mỏng, mây trôi vội vã trên khung trời đẫm màu xanh pha sắc tím. Một vầng trăng mỏng treo lơ lửng và ngàn sao chập chùng chớp tắt như vòm mắt ma trơi. Vũ trụ huyền diệu như chuyện thần tiên. Ngó xuống, thấy khói sương lan tỏa trên mặt hồ một lớp chăn mỏng, run rẩy lùa theo gió. Bao quanh, như một bức tường thành, dãy núi đá in hình đen thẫm trên nền trời lấp lánh sao, và ánh trăng thượng tuần nhợt nhạt. Ánh trăng chiếu xuống mặt nước ngậm sul-fat đồng, hắt lên những tia sang màu lục đẹp lạ lung, như có hằng hà sa số con trai ẩn dưới lòng nước sâu đồng loạt há vỏ, chiếu ngọc lóng lánh màu lam bạc lên trời đêm.”

Quê hương Việt Nam đẹp và thơ mộng như thế đấy. Có ở xa quê mới hiểu được tâm trạng của kẻ trở về, sau bao tháng ngày lênh đênh nơi đất khách. Ở quanh đây, cảnh đẹp chẳng thiếu. Chúng ta cũng đã từng sững sờ trước cảnh hùng vĩ của thác nước ở Oregon. Chúng ta đã từng đắm mình với muôn sắc hoa ở vườn hồng Victoria. Chúng ta đã từng lặng mình trước các kiến trúc của Paris. Chúng ta cũng đã thả hồn theo những ngọn sóng bạc đầu trên các bãi biển của vùng Tây Bắc này. Và những cánh buồm trắng lờ lững trong nắng mai trêm mặt hồ mênh mông như biển cả, như gợi một cảm giác thanh bình, đầy hứa hẹn. Nhưng sao trên quê hương bé nhỏ của chúng ta, cảnh sắc ấy, trong không gian thu hẹp, lại lắng sâu đến thế!

Quê hương trở về với chúng ta trong mọi không gian, trong từng khoảnh khắc. Nhìn áng mây trôi, tôi nhớ lại có lần xe dừng trên đỉnh đèo Hải Vân, mây trắng lững lờ trôi qua, tạt vào mặt mát lạnh, tưởng như có thể nắm bắt được. Mây đến, mây đi. Gió lồng lộng từ dưới thung lũng, quyện vào nhau làm tung tóc rối. Nhìn xuống phía xa, eo biển lấn vào đất liền làm thành một vùng nước óng ánh bạc, vài con thuyền nhỏ neo rải rác, như những nét chấm phá. Tôi nhớ lại thuở còn là sinh viên, cứ mỗi cuối tuần lại vội vã ra bến xe, ở ven chợ Đông Ba, để về Đà Nẵng thăm nhà, rồi Thứ Hai gà chưa gáy sáng, đã lừ đừ có mặt ở bến xe, đi chuyến sớm nhất, để ra Huế kịp giờ vào lớp học. Kỷ niệm ấy thật sôi động và lúc nào cũng khiến tôi mỉm cười. Chúng tôi chen chúc trên một xe taxi đen nhỏ xíu, mỗi xe đại diện một phân khoa. Hẹn hò đua nhau, xe nào đến sau, sẽ phải trả tiền bánh bèo trên đỉnh Hải Vân! Mỗi lần xe “nổ lốp” là trái tim chúng tôi lại rụng rời, với viễn ảnh đen tối trên đỉnh đồi mây trắng!

Nhìn những đám cỏ xanh dưới chân những cây thông trên một sườn đồi, tôi nhớ lại Đàlạt, nhớ đồi Cù ven hồ. Ngày xưa, tôi thường nghĩ rằng, có được một chỗ thơ mộng như thế, để ngồi với “người ta” thì tuyệt biết bao!

Ở xứ này, những chỗ thơ mộng như thế nhiều lắm, nhưng những rộn rã đã bay theo thời gian. Bận rộn với áo cơm đã lấy đi tất cả, dù chỉ là những niềm mơ ước nhỏ nhoi.

Mỗi lần phải chờ đoàn tàu lửa dài hàng trăm toa, không có bóng hành khách nào! Từng toa ì ạch lướt qua, chầm chậm, vô hồn. Tôi nhớ những chuyến tàu ngày xưa. Mỗi mùa hè, anh em chúng tôi lại cùng nhau, đi nghỉ hè, ở một thành phố khác. Từng dãy núi chập chùng, từng cánh đồng lúa bát ngát, những con trâu lững thững, những người tát nước bên các thửa ruộng vuông nhỏ, những lũy tre làng, những con đường đất nhỏ, vài con hạc bay khi chiều xuống. Tôi ngụp lặn trong tình yêu mênh mông của đất trời.

Mỗi lần qua Victoria, đi trên ferry boat, tôi nhớ đến những bến bắc, Bắc Mỹ Thuận, Bắc Cần Thơ. Bến Bắc tấp nập, rộn rã, sinh động. Một thứ âm thanh hỗn độn. Một hoạt cảnh nhiều sắc thái. Và tâm hồn mỗi chúng ta cùng thả về nhiều hướng khác nhau. Dù có những điều không thoải mái lắm, tôi vẫn yêu không khí Bến Bắc. Ở đây không có bèo trôi, những cánh bèo xanh biếc, điểm hoa tím nhạt, bồng bềnh. Chỉ thảng hoặc vài con hải cẩu vọt lên, lộn nhào với nhau thôi. Ở đây không có từng đàn chim ríu rít gọi nhau bay dần về phía bên kia sông, chỉ có những cánh hải âu lạc lõng, kêu vài tiếng rời rạc, rồi mất hút.

Bãi biển vùng Đông Bắc này nổi tiếng là rất đẹp, đẹp thật nếu nhìn từ trên cao, bãi biển trải dài hết chiều dọc nước Mỹ. Có chỗ biển lặng, có chỗ biển động với sóng bạc đầu cao ngất, đập mạnh vào ghềnh đá rải rác như những hòn đảo nhỏ. Biển đẹp lắm, đẹp một cách hùng vĩ. Nhưng sao tôi vẫn nhớ bãi biển Nha Trang, với tiếng gío rì rào qua hàng dương liễu, hay đập nhẹ trên những lá dừa. Xa xa vài chiến hạm đang neo và từng đoàn thuyền nhỏ đang trở về bến đỗ. Bãi biển Nha Trang không trắng như bài hát của ai đó,

“Nha Trang là miền quê hương cát trắng”

Nhưng biển Nha Trang sạch và tràn ngập người đến để đùa giỡn cùng sóng nước. Bãi biển kéo dài gần mười cây số với hàng dừa và những ngọn đồi xanh vây quanh. Bãi biển Tam Kỳ đúng là miền quê hương cát trắng. Biển vắng và sạch, thích hợp cho những ai muốn “thề non hẹn biển”. Bãi biển Vũng Tàu, bãi trước, bãi sau, bây giờ chúng ta không còn được tha hồ chọn bãi nữa, nhưng Vũng Tàu vẫn đông nghịt khách vãng lai. Vẫn là bãi biển đông nhất của miền Nam với nhiều du khách nước ngoài. Tôi thích bãi biển Long Hải với các chuyến trở về của các ngư dân lúc trời chưa rạng sáng, trong ánh đèn bão leo lét.

Bãi biển Mỹ Khê, Bắc Mỹ An Đà Nẵng thoai thoải với sóng nhẹ vỗ vào bờ, nên lôi kéo nhiều người đến cùng đùa với sóng, và thưởng thức những gánh hàng rong. Bãi biển Thanh Bình Đà Nẵng không được sạch lắm, nhưng an toàn vì biển không sâu, lại đuợc nhâm nhi sò lông, sò huyết ở các quán ven bờ nữa.

Gần đây, bãi biển Mũi Né ở Phan Thiết lôi cuốn chúng ta với bãi biển lặng và sạch, với những đụn đất đỏ như những ngọn đồi nhỏ, thích thú để thân mình trượt dài theo chiều nghiêng của thế đất. Và một giòng sông nhỏ ngoằn ngoèo chảy giữa đồi đất đỏ và vùng cây cối xanh um. Ngoài ra, hải sản được dân quanh vùng gánh bán với gía phải chăng, nhà nghỉ bên cạnh những đụn cát, tiện nghi và rộng rãi, có thể cùng ở với gia đình mà không phải quá băn khoăn về gía cả. Hiện nay nơi đây được coi là bãi biển đẹp nhất của Việt Nam. Nơi đây, du khách có thể chơi lướt ván.

Đứng trên bãi biển để nhìn người người đang đùa giỡn, để nghe tiếng sóng, tiếng gió và để tâm hồn lắng đọng. Ngâm mình trong nước biển để rửa sạch bụi trần gian, để thấy tâm hồn thênh thang, để nghe biển vuốt ve trìu mến, để thấy đất trời mênh mông, và để thấy ta vô cùng nhỏ bé. Tôi yêu biển từ ngày còn bé, lăn phao ra biển mỗi sáng sớm, rồi trở về đi học với một thân thể đầy sức sống và một tâm hồn thật thanh thản, trí óc như đang mở rộng. Có lẽ vì thế, ngày xưa, khi còn học Võ Tánh Nha Trang, tôi luôn tỏ ra nhanh nhẹn trong những lần làm “toán chạy”?

Mỗi lần về thăm Hạ Long, tôi luôn cảm thấy niềm tự hào phơi phới, quê hương tôi đẹp quá! Hàng ngàn ngọn núi, lớn nhỏ, nhấp nhô, xa gần, nên màu sắc cũng đổi thay, đậm nhạt khác nhau, đôi khi còn mờ aỏ trong làn sương mỏng. Chen lẫn đoàn tàu thương mại chở du khách đến ngắm vẻ hùng vĩ của Hạ Long, còn những cánh buồm thong dong đó đây, tạo cho Hạ Long nét hoang sơ của một thời đã xa xưa, và tôi yêu nét đẹp ấy. Khung cảnh này cũng gợi cho tôi nhớ đến bao chiến công hào hùng của các vị tướng lãnh ngày xưa, qua bao trận hải chiến với quân xâm lăng, để giữ yên bờ cõi.

Nơi đây, quanh ta là những tòa building cao ngất, là những dãy xe nối tiếp nhau, những hàng đèn dài, màu đỏ, trước mặt; và những dãy đèn rực sáng bên trái. Tất cả đều gợi lên sự tất bật, của cuộc sống luôn đòi hỏi kiến thức cập nhật để sống còn. Chúng ta ít có cơ hội để nghe tiếng gà gáy sớm mai, tiếng chim ríu rít gọi đàn, tiếng côn trùng rả rích, tiếng trẻ thơ thức giấc. Chúng ta cũng ít có cơ hội nhìn các cụ gìa, nhấm nháp chén trà nóng, đàm đạo cùng nhau trong tình nghĩa xóm làng. Chúng ta không được thấy những chàng trai lặng lẽ đi theo đoàn nữ sinh aó trắng, đang líu lo sau buổi tan trường. Chúng ta không được thấy trẻ em đánh đáo, bắn bi ở những góc phố. Không có tiếng rao hàng vào sáng sớm, không có những gánh đậu hũ buổi trưa hè, không có tiếng “tục, tắc” của những xe hủ tiếu về đêm. Ôi, sao nhớ quá ! Nhớ tiếng rao “Bánh mì nóng dòn đây!” Nhớ tiếng mời gọi tha thiết “Đậu hũ đây!” kéo dài thật dài. Tôi yêu thuở niên thiếu với hồ Gươm liễu rũ, với Hồ Tây mênh mông hai bên đường phượng đỏ, với đền Voi Phục đồi núi mấp mô, với vườn hoa Canh Nông lá búp đa đậm màu trên cỏ mướt, với các tượng đá trong Quốc Tử Giám và các cây tầm gửi rũ, trên những cây cổ thụ xù xì, soi bóng trên mặt nước hồ vuông. Tôi yêu thời mới lớn với Nha Trang biển sóng bạc đầu, với Hòn Chồng vắng vẻ, cát trắng mịn, và mặt nước phẳng lặng. Có động tiên và hình thù kỳ thú của những tảng đá, với bàn tay năm ngón đầy huyền thoại. Tôi nhớ Tháp Chàm khói hương nghi ngút, và tháp chuông nhà thờ cao ngất trên ngọn đồi nhỏ, đầy gió lộng. Tôi nhớ Nha Trang với những rặng găng gìa, đầy quả quăn queo, với những chuyến cắm trại ở Ba Hồ, Đại Lãnh, với trường xưa Võ Tánh một thời vui. Tôi yêu Đà Nẵng với sông Hàn lặng lẽ hai bên đường cây rậm lá, những bãi biển vắng với tiếng thùy dương rì rào, những nghệ nhân làm tượng đá, ven đường đến Ngũ Hành Sơn, với “đường lên thiên đàng” đầy trắc trở, với bãi biển Nam Ô và đoàn thuyền lặng lẽ ra khơi, với phượng đỏ quanh trường Phan Châu Trinh và tiếng rao “kẹo gừng đây!” mời gọi, với Ngã Năm đầy quyến rũ với những quán ăn ngon và các rạp cine quanh đó. Tôi yêu Huế với sông Hương lặng lẽ, lờ lững những con đò, phản chiếu màu xanh cây cỏ, với những rặng tre gìa rì rào ôm kín bờ sông nhỏ, với cầu Tràng Tiền nối liền khu học chính và chợ Đông Ba, đông nghịt vào giờ tan trường, với bãi biển Thuận An ở bên kia sông, với chùa Thiên Mụ in bóng uy nghi, với đồi Vọng Cảnh vắng vẻ cho những kẻ yêu nhau, với Đại Nội của một thời vang bóng, âm u và huyền bí, với chợ Đông Ba và bến đỗ của những con đò xuôi ngược. Với quán cháo lòng ở cửa Đông Ba, với bánh khoái bên cầu Gia Hội. Tôi yêu Sàigòn với nét trẻ trung sôi động, nhưng tôi vẫn tìm được những giây phút thảnh thơi khi lang thang trong Sở Thú, dưới những tàng cây cổ thụ, hay đạp xe trên những con đường vắng, ngập lá me bay. Tôi yêu Đà Lạt sương mù với chợ Hòa Bình tràn ngập quán ăn. Tôi yêu hồ Xuân Hương với pedal-eaux lặng lẽ ven hồ. Tâm hồn chìm trong cái tĩnh lặng của không gian, cái mênh mông của đất trời. Tôi yêu những chiều lạnh, co ro trong mũ aó, cùng nhau ở quán cà-phê, để ngắm những cô gái “má đỏ, môi hồng” vội vã đi qua. Tôi yêu Pleiku gió núi với Biển Hồ thật vắng, in đất trời trên mặt nước bạc như gương, với sương phủ và con đường mòn quanh hồ quạnh quẽ. Tôi yêu những con đường nhỏ, đất đỏ lầy lội, những quán cà phê ấm cúng, những hàng phượng đỏ và những buổi tan trường, ao trắng tung bay chen lẫn aó treillis! Tôi yêu Pleiku những sáng mờ sương, từng em học trò xuất hiện từ màn sương màu sữa đục.

Tôi yêu và tôi yêu thật nhiều, quê hương Việt Nam bé bỏng của tôi. Dù không gian có đổi thay, dù thời gian đã làm phai màu tóc, lòng yêu quê hương vẫn rộn rã trong tôi, vẫn khiến tôi rung động như thuở nào còn bé.

Biết nói cùng ai, cạn nỗi niềm

Bao nhiêu thương nhớ, đến triền miên

Bao nhiêu rung động, về trăn trở

Để mãi trong tôi, sóng vỗ bờ

Nhớ thuở còn thơ, mỗi sáng mờ

Sương còn đọng ướt, lá vàng khô

Chân sáo tung tăng, lòng rộn rã

Cùng bạn đến trường, chẳng thấy xa

Sóng đùa chân ướt, cát vàng lay

Gió đại dương lùa, tóc rối bay

Tuổi đời chớm biết thơ với nhạc

Nhìn cánh hạc bay, mộng vơi đầy

Đã lớn rồi đây, lớn thật rồi

Không còn chỉ biết mãi rong chơi

Không còn chỉ biết mơ với mộng

Không còn ngơ ngẩn, lá vàng rơi

Thi đi, thi đến, hỡi thi ơi!

Chẳng để cho ta, ngắm phượng rơi

Chẳng để cho ta, thầm rung nhẹ

Một chút bâng quơ, bởi mắt người

Tất cả xa rồi, tháng năm trôi

Quê hương xa thẳm, luống bồi hồi

Quê hương ôm ấp bao kỷ niệm

Những mãng đời tôi, với tháng ngày!