Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

NHỮNG CHIẾC CẦU

TRÊN SÔNG LỢI NÔNG

 

TÔN THẤT TÙNG

 

 

 

Nhằm mục đích lấy nước tưới cho hai huyện Phú Vang và Hương Thủy, Vua Gia Long cho đào một con sông từ cồn Giả Viên xuyên qua các vùng dân cư trù phú như Bến Ngự, Phú Cam, An Cựu, Thanh Thủy Thượng, Dạ Lê, Thanh Lam, Thần Phù, Lương Lộc, Lương Văn, Hòa Đa rồi cuối cùng nhập vào phá Cầu Hai để thoát ra cửa bể Tư Hiền. Con sông đào này được đặt tên là sông Lợi Nông, vì nó rất ích lợi cho nghề nông của hai huyện Phú Vang và Hương Thủy khỏi bị thiếu nước lúc hạn hán như các vùng khác trong tỉnh Thừa Thiên. Ngoài ra, sông Lợi Nông còn là một thủy lợi quan trọng trong việc giao thông từ các vùng quê phía Nam với thành phố Huế. Kể về các chiếc cầu ở Huế thì ngoài cầu Trường Tiền trên sông Hương là một cây cầu nổi tiếng nhờ đường nét kiến trúc độc đáo, hài hòa với dòng sông quanh năm xanh biếc đã in sâu vào trong ký ức người dân cố đô còn có những chiếc cầu khác cũng không kém phần trang nhã vắt ngang trên con sông Lợi Nông xuyên giữa lòng thành phố đã góp phần tô điểm cho Huế khiến cho kẻ ghi lại những dòng này dầu tuổi đời chồng chất vẫn chưa phai mờ trong trí nhớ.

Khởi đầu là cầu Ga, nằm kế cổng trường Pellerin chạy thẳng vào ga xe lửa, bên cạnh cầu về phía tay trái có cái kiosque bán nước dừa và chè hột sen bọc nhãn của cô Tú mà nay nếu còn sống thì cũng lên chức "cố" rồi. Kế đến là cầu Nam Giao còn được gọi là cầu Ván đi thẳng lên Đàn Nam Giao xây trên một khu đất hình chữ nhật cao ba tầng để Vua lên làm lễ tế Trời. Xung quanh đàn Nam Giao trồng rất nhiều thông, tạo nên một rừng thông xanh ngát. Rừng thông này trồng từ thời Vua Minh Mạng, đích thân Vua trồng tượng trưng 10 cây, tiếp theo là các hoàng thân và các quan theo thứ bậc lần lượt mỗi người trồng một cây, trên mỗi thân cây đều có gắn bảng tên và chức vụ người trồng. Tiếp theo là cầu Bến Ngự, một địa danh nổi tiếng bởi bản nhạc Đêm Tàn Bến Ngự của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Băng qua cầu, trên đỉnh dốc là chùa Từ Đàm, một ngôi chùa đã đi vào lịch sử. Không những là lịch sử Phật giáo mà còn là lịch sử của đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo. Gần cầu Bến Ngự còn có ngôi nhà cũng đã đi vào lịch sử, đó là ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu cư trú trong thời gian cụ bị thực dân Pháp quản thúc. Tôi còn nhớ hai câu đối chữ quốc ngữ kẻ hai bên cửa mặt tiền ngôi nhà như sau:

Nhà cỏ che thân vườn một góc

Thị thành nương ẩn phố ba gian

Ngoài ra nơi đây còn có phủ Tùng Thiện Vương Nguyễn Miên Thẩm, chú vua Tự Đức. Tùng Thiện Vương là một nhà thơ vương giả nổi tiếng ở đất Thần Kinh. Phủ Tùng Thiện Vương là trụ sở của "Mặc Vân Thi Xã", nơi hội ngộ của tao nhân mặc khách như Tuy Lý Vương Nguyễn Miên Trinh, Tương An Quận Công Nguyễn Miên Bửu, Phan Thanh Giản, Cao Bá Quát v.v... Thứ đến là cầu Phú Cam đi thẳng lên nhà thờ Phú Cam, một giáo đường lớn nhất đế đô. Gần đó là nhà của lãnh chúa miền Trung mà một thời là nỗi kinh hoàng của xứ dân gầy. Hãng nấu rượu SICA của người Pháp cũng chiếm một khu khá lớn trong vùng Phú Cam. Tiếp nối Phú Cam là cầu Lò Rèn mà tôi không biết vì lẽ gì cầu lại mang tên Lò Rèn vì trong khu vực này tuyệt nhiên không có một lò thợ rèn nào cả, chỉ có sở máy đèn của Tây với cái ống khói màu nâu đỏ cao nghệu, cứ đúng 12 giờ trưa là hú lên một hồi dài làm cho khách bộ hành đi ngang qua đó vào lúc còi hụ phải đinh tai nhức óc. Sau cùng là cầu An Cựu có An Định Cung xây trên nền phủ cũ của vua Khải Định lúc chưa lên ngôi. Cung này còn có tên là Cung Tiềm Để mà theo các "Mệ" tiền bối thì "Tiềm Để" có nghĩa là Rồng còn ở dưới nước, chưa xuất hiện. An Định Cung cũng nguy nga tráng lệ như mọi lâu đài khác. Kiến trúc pha trộn nửa Đông nửa Tây, quanh năm soi bóng trên dòng sông An Cựu nắng đục mưa trong. Cựu Hoàng Bảo Đại sau khi thoái vị đã cùng các con về tạm trú nơi đây một thời gian.

Như trên tôi đã nói, ngoài sự lợi ích về dẫn nước vào ruộng, sông Lợi Nông còn là một con đường thủy quan trọng từ vùng quê lên "dinh", vì vậy trên sông ghe thuyền lúc nào cũng tấp nập. Nhà tôi ở gần trường học An Cựu, chỉ cách bờ sông chừng một trăm thước. Những đêm hè trời trong sáng, anh chị em tôi tụ tập ngoài sân hoặc những đêm thức khuya học bài thường vẳng nghe những cô gái chèo đò từ miệt Mỹ Lợi Cầu Hai về kinh đô Huế, khi đi ngang vùng An Cựu họ thường cất lên những điệu hò não nuột như than thân trách phận, thanh thoát cao vút, hòa nhịp với tiếng chèo khoan thai khua nước. Câu hò điệu hát tôi đã từng nghe thời thơ ấu rất nhiều nhưng nay qua thời gian đã lâu tôi chỉ còn nhớ vài câu sau đây:

"Hò ơi...

Núi Ngự Bình trước tròn sau méo,

Sông An Cựu nắng đục mưa trong.

Bởi vì anh ăn ở một dạ hai lòng,

Nên chi em phải bồng con dại mà chờ trông tháng ngày!"

Đáng lý ra tôi chấm dứt bài ở nơi đây sau khi đã kể hết về những cây cầu bắc ngang sông Lợi Nông đúng như tựa đề, nhưng tôi sực nghĩ thực là một thiếu sót nếu không nhắc đến cầu ngói Thanh Toàn vì đó cũng là một chiếc cầu đáng được liệt vào loại "kỳ quan" xứ Huế. Đúng vậy, vì làng Thanh Toàn được thành lập cách đây hơn 4 thế kỷ, tức là khoảng thời chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa (1558) và cầu ngói Thanh Toàn được xây cất cách đây hai trăm năm, có lẽ do sự gợi ý từ chùa Cầu ở Hội An do người Nhật Bản xây cất dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu vào đầu thế kỷ XVII. Theo truyền thuyết thì kinh phí xây cất cầu ngói Thanh Toàn do bà Trần Thị Đào, một phú hộ trong làng giàu lòng từ thiện gánh chịu. Do đó, sau khi bà Trần Thị Đào quá vãng, dân làng lập một cái am nhỏ trên lề ngay giữa cầu để thờ và hàng năm đến ngày rằm tháng tám họ tổ chức lễ giỗ cho bà. Từ khúc sông Lợi Nông chảy qua làng Thanh Thủy thượng, người ta đào một kênh nhỏ dẫn đến làng Thanh Toàn cách kinh thành Huế chừng 7, 8 cây số. Cầu được làm bằng gỗ, thân cầu cuốn thành vòng cung bắt qua con kênh nhỏ. Sàn cầu lát bằng gỗ kiền kiền bóng loáng, có hai hàng ghế bắt dính vào lan can cầu để cho khách bộ hành nghỉ chân hoặc cho những kẻ nhàn du ngồi hóng mát. Cùng hàng với lan can cầu hai bên là những cột trụ để nâng đỡ mái cầu lợp ngói, kiến trúc như một mái nhà kiểu cổ. Trên nóc có hai con rồng hai bên và hai con phượng chầu mặt trời chính giữa. Vì cầu gỗ xây cất đã trên 200 năm nên được trùng tu lại nhiều lần. Hình như vào khoảng năm 1971 Ty Công Chánh Thừa Thiên đã đại trùng tu, tất cả trụ gỗ đều được thay bằng trụ xi măng cốt sắt.

Cầu ngói Thanh Toàn với lối kiến trúc đặc biệt, không giống bất cứ cầu nào ở Huế nên hầu hết nên hầu hết người dân cố đô ai cũng có một lần đến làng Thanh Toàn để thăm cho biết chiếc cầu độc đáo đó và hình như tình cảm của người dân Huế đối với cầu ngói Thanh Toàn đã bộc lộ trong câu hò:

"Ai về cầu ngói Thanh Toàn,

Cho em về với một đoàn cho vui."