Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

CHỢ HÀNG ĂN SÁNG CHIỀU

TRÊN LỀ ĐƯỜNG THƯỢNG TỨ

 

QUẾ CHI

 

Đã từ lâu tôi cứ cố tìm cho ra một chữ chi thích hợp để gọi cái chợ bán hàng ăn sáng, ăn chiều họp suốt ngày trên lề đường Thượng Tứ mà đành chịu vì không có chữ chi thiệt đúng và đủ nghĩa.

Nói chữ chợ là không đúng rồi, vì chợ thì phải bán đủ thứ: áo quần, vải vóc, thịt thà, tôm cá, gà vịt, rau quả, đồ dùng, đủ vị bạc hà...; mà nói  là mấy gánh hàng rong thì cũng không đúng, gánh hàng thì có mà rong thì không, các gánh này chỉ ngồi một chỗ, nép mình bên hiên phố, bán hàng ăn sáng hay ăn chiều, hết thì gánh về chợ có gánh đi lang thang mô mà gọi là hàng rong?

Cứ tạm kể sơ qua một tí theo trí nhớ nhạt nhòa của tôi nên không thể xếp theo thứ tự thời gian chính xác được. Đại khái như là nhắc đến cái gánh bún bò của chị Hoa Mập, gánh cháo bò của Mệ Ngôn buổi sáng, rồi gánh cháo vịt của Mệ Vinh và gánh cháo lòng của Mệ Trí buổi chiều, chỉ là để nhắc đến một kỷ niệm, một sự kiện mà thôi, chứ thực ra Chị Hoa Mập và chị Bưởi cùng các Mệ Ngôn, Mệ Trí tuy cùng bán hàng trên lề đường Thượng Tứ nhưng họ không hề biết nhau vì Mệ Ngôn và Mệ Vinh đã quẳng cái gánh nhọc nhằn mà về một cõi nào đó hơn  mươi năm trước rồi.

Từ  năm 1947, thành phố Huế nằm hai bên bờ sông Hương, được chia thành hai khu vực hành chánh là Tả ngạn , Hữu ngạn và Thành Nội.

Khu Hữu ngạn phần lớn là trụ sở của các cơ quan hành chánh, quân sự và học đường.

Khu Tả ngạn mới là khu thương mại, nhưng cũng chỉ có các tiệm buôn bán làm ăn tập trung vào hai con đường chính là Trần Hưng Đạo và Ngã Giữa (Gia Long), còn các con đường Gia Hội (Chi Lăng), Bạch Đằng, Hàng Bè cũng là phố bán buôn, nhưng èo uột và có vẻ lai rai, tài tử.

Về phần Thành Nội ngoại trừ có một vài cơ quan hành chính và quân sự, một vài trường học nhỏ  thì phần lớn là khu gia cư, nơi sản sinh ra không biết bao nhiêu là người đẹp nổi tiếng của đất Thần Kinh thuở đó.

Vậy thì đường Trần hưng Đạo và đường Ngã giữa là bộ mặt chính của thành phố Huế nên luôn được giữ gìn sạch sẽ, trang trọng để gây ấn tượng tốt đẹp cho khách phương xa;  lại thêm có bót cảnh sát Đông Ba nằm sừng sững ngay cạnh chợ Đông Ba nên không có một gánh bún bò , cơm hến hay hàng rong mô có thể dừng lại quá 5 hay 10 phút mà không bị phú lít, cảnh sát hay công an đường phố xua đuổi. Ý tôi muốn nói đến những người giữ công việc trị an thành phố, cùng làm những công việc như nhau qua bao chế độ khác nhau.

So với đường Bạch Đằng, Gia Hội và Hàng Bè ít dân, buôn bán lèo tèo thì đường Thượng Tứ là sầm uất nhất, hàng phố đối diện hai bên, lại có thêm hai xóm lao động Hậu Bổ và Bờ Hồ Thượng Tứ đông dân, do đó các gánh hàng ăn nổi tiếng khắp các vùng phụ cận đổ về thành phố đều tụ họp trên lề đường Thượng Tứ cả sáng lẫn chiều.

Buổi sáng thì cháo vịt ,bún bò An Cựu, Cơm Hến Đò Cồn, Cháo gạo, xôi đậu đỏ Tây Lộc, bún nước mắm, bánh đúc mắm nêm Kim Long; chiều thì bánh canh Nam Phỗ, bánh ướt thịt nướng O Chót, bánh bèo bánh nậm Mệ Càng, cháo Vịt Mệ Vinh, cháo Lòng Mệ Trí v.v... từ trong Thành Nội gánh ra. Đó là chưa kể các gánh địa phương (tức là ngay tại Bờ Hồ và Hậu Bổ) như Sữa đậu nành O Xê, Bánh bọc lọc O Sĩ, Bún bò O Em .v.v.

Phú Lít ( police) thời Tây, Cảnh Sát thời Cộng Hòa, Công An đường phố thời Xã Hội Chủ nghĩa, nhà cầm quyền địa phương thời nào cũng muốn dọn dẹp lòng lề đường thành phố cho sạch sẽ, trật tự, khang trang nhưng cuối cùng không ai dẹp được vì người dân đói quá cần phải kiếm ăn , bán buôn lương thiện mà không cho còn muốn dồn ép người dân phải đi làm điều phi pháp hay sao?

Vì thế  mà chế độ nào rồi cũng giơơ cao đánh khẽ, thổi còi xua đuổi, la hét cho qua loa rồi mô vẫn hoàn nấy.

Hơn nữa, dân phố Thượng Tứ rất hiền hòa dễ thương và rất bao dung, cứ mỗi lần các gánh hàng bị cảnh sát hay công an đường phố xua đuổi là họ lại cho các mệ các chị mang nồi bún , nồi cháo vào để hẳn trong hiên nhà (không xâm phạm lòng lề đường) hoặc là ngay trong tiệm của họ để tiếp tục múc bún , múc cháo cho khách nên cảnh sát hay công an không nói chi được và đến khi nhân viên công lực đi rồi thì họ lại khiêng nồi bún nồi cháo ra bán buôn vũ như cẩn, vẫn như cũ.

Nhà tôi là tiệm ăn nhưng sáng mô cũng có một gánh bún bò hay gánh cháo vịt, không của người này thì của người khác, thường thường là gánh bún của chị Hoa Ốm, hay còn gọi là chị Hoa Già, không có chồng, để phân biệt với chị Hoa Mập thường đặt gánh bún bên nhà O Thiện Bánh Khoái, chị Bưởi cháo vịt thì ngồi thường trực bên nhà chụp hình Gina của anh chị Thảo.

Mấy gánh hàng ni bán cả buổi sáng rồi tới trưa khi hết nồi mới đi từng nhà thâu tiền. Đại khái là độ 12 giờ trưa hay 1 giờ chiều thì chị Hoa ốm, vô nhà thưa với mạ tôi:

“ Dạ thưa Mệ, sáng ni tất cả của con là 15 đồng, anh Nam Anh 5 đồng, anh Nam Em 4 đồng, O Quắn 3 đồng, chú Thương Anh 3 đồng...”. Năm hay mười phút sau O Bưởi hay chị Hoa Mập lại vào gặp mạ tôi và cùng hát một điệp khúc như vậy:

“ Dạ thưa Mệ , của con tất cả là 10 đồng, O Bờm 3 đồng, chú Thương Em 4 đồng, O Điền 3 đồng .v.v...”

Các gánh hàng ăn chủ yếu là bán cho bà con ở hai bên phố, bà con lao động  Bờ Hồ,  Hậu Bổ, ngoài ra họ còn bán cho mấy bác ,mấy anh đạp xe ba gác, xe xích lô và sau này là mấy anh xe đạp thồ nữa.

Cứ mỗi buổi sáng sớm tinh sương độ 4 hay 5 giờ sáng là các gánh sau Bờ Hồ, sau Hậu Bổ đã dọn hàng ra lề đường , các gánh ở xa như An Cựu hay Tây Linh - Tây Lộc cũng bắt đầu đi xích lô lại. Nếu phải gánh bộ từ bên Cồn Hến qua như Cơm hến thì phải  đến trễ vài giờ vì phải chờ đò qua chợ Đông ba rồi lại gánh dọc phố Trần Hưng Đạo, mà đôi khi gặp khách trong phố gọi thì gánh nguyên gánh vô nhà bán cho đến 9 hay 10 giờ sáng mới đến đường Thượng Tứ. 

Năm sáu giờ sáng còn mơ mơ màng màng mà nghe có tiếng lục đục ngoài cửa là biết bún bò của chị Hoa ốm qua rồi. Có một điều đặc biệt là cháo bò Mệ Ngôn thì ngồi tận bên nhà thương Ôn Đốc Quyến, xa nhà tôi đến ba bốn căn mà tôi vẫn biết nhờ nghe cái giọng chửi the thé, ran rảng của Mệ.

Hình như Mệ Ngôn cũng có bà con xa gần chi đó với Mệ Nội tôi và cũng gốc gác trong xóm Hà Dương trên Kim Long nên tôi thường nghe Mệ tôi gọi bằng chị và ba tôi gọi Mệ là O Ngôn.

Mệ Ngôn có 3 người con, hai gái một trai. Mệ đặt tên cho 2 người con gái là Hĩm Chị và Hĩm Em. Hĩm theo tiếng Huế nôm na dùng để chỉ bộ phận sinh dục của đàn bà, vì theo quan niệm của người bình dân ngày xưa là phải đặt tên con cho thật xấu để ông bà khuất mặt hay người cõi âm khỏi bắt về dưới âm phủ hầu hạ họ. Còn anh con trai tên là Hồ hay Hộ (?) hay là Mệ cũng muốn đặt tên con trai theo tên chữ Hán Việt: Âm Hộ?

Nhưng có một điều rất dễ thương là mọi người bà con xóm giềng, kể cả bản thân hai O Hĩm Chị và Hĩm Em không ai lấy đó làm chuyện buồn phiền, không ai có một ý nghĩ chi dù tốt hay xấu về cái tên của mình, hai O cứ nghĩ tên của mình cũng bình thường như tên Huê, tên Liên, tên Hồng, tên Tuyết của các người con gái khác.

Nhà Mệ Ngôn ở  Bờ Hồ, sau lưng nhà người đẹp Thượng Tứ là Dì Út Võ Thị Nguyệt ( em vợ của Ôn Đốc Quyến). Cứ mỗi buổi sáng khi thức giấc là Mệ có lệ súc miệng bằng cách kêu tên hai đứa con gái hay thằng con trai ra chửi ra rã, chửi bất cứ chuyện chi, chửi hằng giờ mà không biết mỏi miệng, cho đến khi Dì Út tỉnh giấc nồng và cứ tưởng là gà vừa gáy sáng. Và cũng từ đó, như một thói quen, không cần gà gáy, không cần đồng hồ báo thức, Dì Út Nguyệt vẫn thức giấc đúng giờ nhờ thiếng chửi của Mệ Ngôn. Lúc đó thì Dì Út không hiểu và không để ý nhưng nay, mấy mươi năm sau nhớ lại chuyện cũ thì Dì thấy thương cho Mệ Ngôn qúa trời, vì răng mà mệ bị khẩu nghiệp nặng dữ rứa hè?

O Hĩm Chị gánh cái gánh cháo ra tới đường là Mệ Ngôn bắt đầu mở máy chửi O Hĩm chị như tát nước với những lời lẽ tục tĩu nhất thế gian, rứa mà O Hĩm vẫn vui vẻ thổi lửa, sắp gióng triêng, chén bát cho Mạ sửa soạn bán hàng, thiệt những chuyện này chừ kể ra con nít thời nay không thể hiểu được và con nít ở bên Mỹ ni thì cho là chuyện phịa mà thôi.

Về sau O Hĩm Chị lấy một ông cảnh Sát người Quảng Nam tên Nhạn, O Hĩm Em xinh gái hơn nên lấy được Dượng Viên, cũng người Quảng Nam, rất đẹp trai cũng làm Cảnh Sát nhưng được lái xe Mô Tô hộ tống và bảo vệ mấy ông lớn . Anh Hộ người con trai độc nhất, bị Mạ chửi hàng ngày cũng được làm Cảnh sát dẹp đường, chuyên dẹp mấy gánh hàng ăn trên các đường phố Thượng Tứ và Trần hưng Đạo, trong đó có cả cái gánh cháo bò của Mạ và chị mình.

Kể chuyện chửi thì không thể quên được Mụ Ruộng, nữ hoàng chửi Hậu Bổ, nhà ở ngay sau lưng nhà tôi. Mụ Ruộng ốm như cây sậy, đầu trọc lóc, có anh con trai tên Ruộng khoảng 18, 19 tuổi.

Vì bà con trong xóm không biết tên Mụ nên cứ gọi theo tên con cho tiện việc sổ sách.

Mỗi ngày vào khoảng chiều chiều là Mụ ra đứng trước cái chòi lá , mình mặc một cái áo cánh trắng, để lòi hai cái tay khẳng khiu, môt tay níu cái quần cháo lòng nhàu nát , tay kia cầm ly rượu đế, và miệng bắt đầu chửi. Cứ uống một hớp là chửi mươi câu. Tôi không nhớ nổi Mụ Ruộng chửi câu chi nhưng tựu trung là chửi cha thằng Ruộng đã mê cái L... của con đĩ rạc mà bỏ Mụ bơ vơ ... Càng chửi mặt mụ càng đỏ, càng hung hăng, mụ nhảy dựng người lên,vừa chửi hai tay vừa vỗ vào chỗ giữa hai chân nghe bộp bộp, giữa tiếng cười và tiếng vỗ tay của bọn con nít trong xóm. Chưa đã nư, thấy bọn con nít vỗ tay reo hò, và có lẽ rượu cũng đã ngấm, khi mụ truột quần là bọn con nít chín mười tuổi chúng tôi chạy mất.

Anh con trai tên Ruộng chịu đời không thấu, ngày mô cũng bị mạ chửi, bị làm nhục, anh bỏ nhà ra đi, anh đăng lính Tây, học làm tài xế cho Tiểu Đoàn Vận Tải 503 (cinq cent trois) thường lái xe GMC ra Bắc hay qua bên tận Lào và từ đó anh biệt tích, không nghe ai nhắc đến anh nữa.

Không biết có đúng là tôi nhẹ vía hay không mà cứ mỗi buổi sáng đi qua hai dãy gánh hàng ăn sáng trước nhà là mệ là chị mô cũng mời chú Nam Em ăn mơi xưa cho mệ, cho chị với, và không biết là đúng sự thực như vậy không mà rất nhiều ngày chị Hoa Ốm bán bún bò đã vào nhà lấy tiền sớm hơn thường lệ. Tôi hỏi răng bửa ni chị về sớm rứa thì chị cho biết là nhờ sáng ni anh Nam Em ăn mở hàng nên bún hết sớm và rứa là tôi nổi tiếng....ăn hàng.

Chị Hoa Mập nhờ trúng số độc đắc nên đã cất được cái gánh bún bò nặng nề khỏi đôi vai, nhưng chị Hoa Ốm không chồng thì chưa.

Cách đây 5 năm có dịp về Huế  thăm nhà, một buổi sáng tôi lửng thửng đi dọc hàng hiên , nhìn mấy gánh bún cháo như đã thấy mấy mươi năm trước, gặp gánh bún chị Hoa Ốm, tôi vội ngồi sà xuống. Vẫn nụ cười tươi tắn như xưa, chị hỏi :

"Anh Nam Em ăn cái giò nghéo với cái móng hí! em còn nhớ anh thích miếng gân chơ không thích ăn huyết mô"

Tôi ngậm ngùi thương chị vẫn còn nhớ cái sở thích của mình, cảm động nhất là được nghe chị gọi cái tên ở nhà của mình mà mấy mưoi năm ni mới được nghe lại , tôi hỏi chị:

"Chị Hoa độ ni có khá không? Răng không lấy chồng cho rồi?"

Chị cười cười mà tôi thấy hình như có chút nghẹn ngào trong câu nói :

“Mình vừa nghèo vừa xấu ai mà ưng anh Nam Em ơi ! Thôi ở ri cho khỏe. Chà anh chị đi Tây đi Mỹ hơn mười năm rồi mà em vẫn còn gánh bún trên vai áo vá”.

Tôi lặng người thương cảm một mảnh đời, một thân phận bất hạnh và thực sự xúc động như vừa đọc một bài thơ buồn.