Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

CHÙA KHLEANG - SÓC TRĂNG

 

 

Chùa Kh’Leang tọa lạc trên một khuôn viên rộng 3.825m2, được xây dựng từ năm 1533. Lúc đầu chỉ là ngôi chùa lợp lá sau nhiều lần trùng tu được xây cất bằng gạch ngói. Kiến trúc hiện nay là do lần trùng tu cách đây hơn 80 năm.

Là ngôi chùa của Phật giáo Nam tông Kh’mer nhưng phong cách kiến trúc - điêu khắc không chỉ thuần Kh’mer mà còn là sự kết hợp của văn hóa Hoa và Việt thể hiện bằng các dòng Hán tự được khắc trên thân các cây cột trong ngôi chánh điện và bao lam lại thể hiện phong cách và họa tiết VN.

Chùa Khleang là một trong những chùa Khmer cổ kính và đẹp nổi tiếng ở Sóc Trăng. Vị trí chùa ngay trung tâm thị xã, bên bờ sông Trăng thơ mộng chia đôi thị xã, trong một khuôn viên rộng lớn, được bao bọc bằng hàng rào, với cổng ra vào được trang trí những hoa văn cổ truyền Khmer, dưới những tán cổ thụ mát rượi.

Theo truyền thuyết, Khleang được cho là một trong những chùa đầu tiên được xây dựng đầu tiên trong vùng, khoảng năm 1532; khi ấy Sóc Trăng hãy còn là vùng đất hoang vu, chưa được khai phá, dân cư rất thưa thớt, còn cách xa sự can thiệp của các vương triều cai trị. Ban đầu chùa được xây dựng bằng nguồn vật liệu tại chỗ như tre, gỗ, lá, từ nguồn đóng góp tự nguyện của các lưu dân trong vùng. Những chứng tích của buổi đầu thành lập đã không còn nữa. Toàn bộ kiến trúc hiện tại của chùa được dựng mới lại từ những năm cuối Đệ nhất thế chiến.

Như nhiều ngôi chùa Khmer trong vùng, chùa Khleang, ngoài chính điện giữa vai trò trung tâm, còn có các kiến trúc phụ khác như Sa-la (nhà hội của các vị sư sãi và tín đồ, là tín đồ nơi dâng cơm cho các sư vào các dịp lễ), nhà ở của sư trụ trì (cũng là nơi lưu trữ kinh kệ, sách báo và tài liệu của chùa), nhà ở của các vị sư (am), các tháp chứa cốt, nhà khách, v.v… Đặc biệt trong khuôn viên chùa còn có cả một ngôi trường dạy tiếng Khmer bậc trung cấp. Đẹp nhất, uy nghi nhất trong số đó là ngôi chính điện, được xây dựng mới lại năm 1918, chiều dài 24m, chiều rộng 13m, dựng trên nền cao hơn mặt đất khoảng 2m. Cấu tạo nền kiểu bậc tam cấp, độ rộng mỗi bậc bậc từ 4 - 7m và cao khoảng 1m; giữa các bậc có hàng rào bao xung quanh, có 4 cổng được trang trí hoa văn rực rỡ màu sắc. Bậc ba là mặt bằng của chính điện, cách vách chính điện khoảng 1,5m. Các bậc này tạo thành các sân nội bộ, là nơi sanh hoạt của các tín đồ vào những dịp lễ chùa. Ngoài “tam cấp” ở nền, mái chùa cũng được thiết kế theo kiểu tam cấp rất độc đáo, với mái có các chỏm nhọn, độ dốc cao, có gắn các phù điêu chim thú trong sự tích Phật giáo. Toàn bộ khối chính điện được dựng bởi 60 cột trụ, chia làm 6 hàng, mỗi cột đều có hoa văn viền ở phần đầu và chân cột chạm hình hoa sen, ở giữa là phần gỗ sơn mài vẽ hình rồng hoa lá bằng nhũ vàng theo mô-típ Trung Hoa.

Khách tham quan, sau khi qua cổng chùa, tiến vào khuôn viên rợp bóng những cây cổ thụ, nhiều nhất là cây thốt nốt, có thể thấy quần thể kiến trúc chính điện nổi bật giữa khuôn viên chùa. Phía trước chính điện là 2 tòa tháp chứa di cốt của các vị trụ trì. Để lên chính điện, khách phải vượt qua các cổng của từng bậc thềm - nơi có các tượng thần giữ cửa. Các tượng này được chế tác dựa theo truyền thuyết Khmer, được phục sức lối Khmer cổ với các hoa văn hình vuông, tròn, chữ nhật, thoi, tam giác,… Kế tiếp là đến cửa ra vào chính điện. Các cửa này được làm bằng gỗ - nguyên thân gỗ xẻ, khắc cảnh giao đấu giữa hai nhân vật thiện – ác trên nền khung được trang trí hoa văn đến từng chi tiết, với bố cục gọn gàng, đường nét uyển chuyển, uốn lượn, thể hiện trình độ chạm khắc gỗ cao của các nghệ nhân. Bên trong chính điện, bệ thờ và nơi đặt các tượng ở hai gian trong cùng. Chùa có khoảng 45 tượng Phật Thích Ca làm từ nhiều chất liệu như ciment, gỗ, đồng, đá trắng, đất nung,… hầu hết được chạm trổ, sơn son thiếp vàng. Giữa chính điện là tượng Phật thích ca ngồi thiền định trên bệ tượng cao, được trang trí nhiều tầng hoa văn hình cánh sen và lửa; mé trái là bức cửa võng bằng gỗ sơn son thiếp vàng trang trí đầy hoa văn hình chim muông hoa lá theo mô típ quen thuộc của người Kinh. Trần chính điện được trang trí các bức tranh sơn dầu vẽ hình tiên nữ đang múa trên bầu trời càng làm tăng thêm phần sinh động cho gian bên trong chính điện…

Với đường nét kiến trúc cân xứng, hài hòa, gắn liền với những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đa dạng và hầu hết đều thể hiện được những nét đặc trưng trong nghệ thuật truyền thống của người Khmer, chính điện chùa Khleang thực sự là công trình có giá trị về mặt nghệ thuật và thẩm mỹ. Giữa các mẫu trang trí nghệ thuật Khmer, ta còn bắt gặp tác phẩm của người Kinh ở bức cửa võng và của người Hoa trên các thân cột trụ. Điều này phản ánh sự giao thoa văn hóa giữa 3 dân tộc, trong quá trình cộng cư lâu dài đã kết hợp các yếu tố tinh hoa trong nghệ thuật, học hỏi lẫn nhau để cùng phát triển.


 

CHÙA SÀ LÔN (CHÙA CHÉN KIỂU)

 

Sóc Trăng là một tỉnh có đông đảo người Khmer đang sinh sống. Cuộc sống của người Khmer luôn gắn với những ngôi chùa. Mỗi ngôi chùa đều là một công trình văn hóa đặc thù của người Khmer. Ở Sóc Trăng ngoài các ngôi chùa nổi tiếng như: chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Khleang... còn có chùa Chén Kiểu.

Chùa Chén Kiểu thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Từ Sóc Trăng, theo hướng Quốc lộ 1 về Bạc Liêu, cách thị xã Sóc Trăng 10km là đến chùa Chén Kiểu. Từ xa, đã thấy nổi lên màu sắc sặc sỡ của nóc chùa với nhiều màu sắc sặc sỡ bởi được cẩn bằng mảnh chén, mảnh tô kiểu. Trước cổng chùa là hai con sư tử bằng đá ngồi trên một bệ cao, mặt hướng ra đường như bảo vệ ngôi chùa. Trên thành cổng có dòng chữ Khmer và chữ quốc ngữ: “Chùa Sà Lôn (Chén Kiểu)”. Bên trên đó là 3 ngôi tháp, tháp giữa cao hơn hai tháp hai bên, được chạm khắc, đắp nổi các hình tượng mang tính biểu trưng văn hóa truyền thống Khmer Nam bộ. Trong lòng tháp giữa có một tượng phật được bảo vệ bằng tấm kiếng. Phải chăng vị phật này đang phóng tầm mắt nhìn thấu những nỗi đau của con người để phù hộ độ trì chúng sinh hay là biểu trưng cho sự an lành cho khách thập phương đến viếng chùa, tạo cho họ cảm giác an nhiên tự tại khi viếng chùa?

Theo một vị sư cao niên cho biết, chùa Chén Kiểu được cất bằng lá vào khoảng năm 1815 trên một nền đất rộng, có tên là “Sà Lôn”. Trong thời kỳ chiến tranh, chùa bị bom đạn làm hư hại nhiều, được xây cất lại vào năm 1969 với hiện trạng như đến nay. Lúc ấy, kinh phí chùa không dồi dào nên các nghệ nhân sáng tạo bằng cách sử dụng các mảnh vỡ chén kiểu để trang trí và chùa có tên gọi nôm na là “Chén kiểu” cho đến giờ.

Khuôn viên chùa Chén Kiểu rất rộng với nhiều cây xanh, tạo cho bạn cảm giác thật thoải mái, thư nhàn, giúp bạn từ từ chiêm ngưỡng các công trình xây dựng, như: chính điện, sa la, cột cờ... Nếu vì đường xa mệt, bạn muốn nghỉ ngơi thì có thể ngồi dựa lưng trên những chiếc ghế xếp, hoặc nằm võng dưới gốc cây trong quần thể cây xanh của chùa. Thả mình trong ghế, nhâm nhi ly cà phê hay ngụm nước mát lành, gió hiu hiu thổi, cành cây xào xạc, một vài chiếc lá vàng rơi sẽ làm cho tâm hồn bạn lâng lâng niềm cảm khoái...

Cũng như các ngôi chùa khác của người Khmer, nóc chùa Chén Kiểu gồm 3 mái so le, mái trên cùng nhỏ hơn hết. Ở gờ mỗi lớp mái đều có trang trí hoa văn, họa tiết, các tượng truyền thống của văn hóa Khmer, mang ước vọng an lành và siêu thoát. Mái trên hình tam giác được trang trí đẹp như tấm thảm nhiều màu sắc phơi mình giữa bầu trời. Hai đầu đao ở hai bên cong vút như có sự giao cảm tâm linh với đấng cứu rỗi cho linh hồn con người, phù hộ độ trì cho chúng sinh được an bình, lạc nghiệp. Mặt sau chính điện là một mảng tường được đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ trông rất đẹp mắt và sắc sảo, cho thấy tài nghệ và công phu của các nghệ nhân Khmer xưa đối với một kiến trúc nghệ thuật.

Chính điện chùa rộng rãi, thoáng mát, với 16 hàng cột to. Quanh các cây cột đều được chạm khắc, đắp nổi các hình ảnh trong truyền thuyết văn hóa Khmer. Hai bên bức tường có nhiều tranh vẽ kể câu chuyện đức Phật Thích Ca từ khi sinh ra cho đến khi đắc đạo. Gian thờ là một quần thể gồm 20 tượng phật lớn nhỏ, với nhiều tư thế đứng, nằm, ngồi, được bố trí hợp lý, mỹ thuật. Khói hương nghi ngút, ánh sáng của các ngọn nến lắt lay theo từng cơn gió nhẹ làm cho ngôi chùa vốn đã tôn nghiêm lại càng tôn nghiêm hơn.

Có thể nói, chùa Chén Kiểu là một ngôi chùa rất ấn tượng đối với bất cứ ai đã có dịp đến thăm.