Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

TẢN MẠN VỀ QUÊ TÔI

 

MAI THANH TRUYẾT

 

Lâu lắm rồi tôi có một đêm không ngủ. Câu chuyện xảy ra tối hôm qua, sau khi làm xong 30 phút Hội luận với Ls NHD ở một radio trên San Jose. Thông thường, sau khi vào giường, đọc năm ba trang sách là tôi lang thang đi về Việt Nam ngay trong giấc mộng.

Nhưng tối hôm qua thì không! Sau khi đọc xong quyển sách của anh bạn Lê Tấn Lộc, Montréal vừa tặng cho, tôi đã tắt đèn từ lâu, nhưng không tài nào chợp mắt được. Tôi không ngủ được vì những hình ảnh xa xưa của anh bạn Lộc của tôi, mặc dù quá tuổi thất thập rồi, nhưng anh vẫn còn khả năng ghi lại những hình ảnh kỷ niệm của vùng quê của anh ở Vĩng Long, của ngôi trường anh đã học, của mái nhà người thầy dạy anh đờn và đóng kịch Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo…, thậm chí còn ghi lại vài mối tình quê thời còn là học sinh.

Trí óc tôi vẫn mãi quay cuồng trong bao hình ảnh của bè bạn khắp nơi sau gần 20 năm với “làng văn trân bút”, những hình ảnh về quê “tôi” của các bạn văn. Nào là Nguyên Nhung dù là ở miền Bắc xa xôi, nhưng vẫn nhận một góc Cần Thơ là quê mình. Những bài viết nhẹ nhàng tả lại lối mòn trong xóm, bà bán quán chạp phô đầu ngõ, cùng những “giây phút” chạnh lòng trong vài mối tình thưở học trò.

Nào là cô em Tiểu Thu ở tận Montréal mà cũng còn nhớ vanh vách về vùng quê Vĩnh Long của mình, với bao kỷ niệm đầu đời, chiều chiều đạp xe nhìn về …phía xa xăm hay nhìn mong ngóng ai đó(?). (ghi nhận là TT có nói với tôi đó là “hư cấu” chứ không phải ”chiện” thiệt! mà hư cấu hay không cũng là kỷ niệm phải không TT, có anh Thành làm chứng đó!)

Nào là anh bạn thầy giáo của tôi Nguyễn Lộc Thọ trên Đặc san Hậu Nghĩa, hãnh diện nói về vùng quê Đức Hòa đầy Việt Cộng của mình. Nói lên để hoài niệm để cho bà con cô bác mình vẫn còn một quê, có một quê. Bạn Thọ nói về Đức Hòa có Xóm “Quế” (Huế) làm nón lá do cha Bình mang nhiều gia đình Huế về khi chuyển về làm giám mục ở đây.

Lại một cô em Ngọc Dung, Vancouver, dù gốc gác ở tận miền Bắc xa xôi, nhưng cô em vẫn thường hay viết lại kỷ niệm về quê Đà Lạt ngày xưa trong các bài viết, kể lại kỷ niệm trên đường Ngô Tùng Châu về hướng Lữ quán Thanh Niên và bưu điện, kể lại Cà phê Tùng năm xưa và dĩ nhiên một vài vấn vương xưa trong cái không khí lãng mạn sương mù Đà Lạt trên đường đi đến Trại Hầm hay quanh bờ hồ Xuân Hương.

Và còn nhiều bạn bè khác viết ra đây không hết, ai cũng hơn một lần viết và nói về quê mình

Còn tôi!

Nếu ai có hỏi quê tôi ở đâu?

Tôi chỉ trả lới vỏn vẹn là “quê tôi ở Hậu Nghĩa” mà thôi. Và nếu có hỏi thêm nữa, tôi cũng chỉ có thể nói thêm là tôi sanh trưởng tại làng Tân Phú Thượng, quận Đức Hòa, tỉnh Cholon (giấy khai sanh bằng tiếng Pháp viết chữ Chợ Lớn ra như vậy, và tôi chỉ thấy một lần một, từ lâu lắm rồi, đâu chừng 60 năm về trước).

Theo lời anh chị tôi kể và sau nầy đọc sách báo thêm, quê tôi đã nhiều lần thay tên đổi họ, từ tỉnh Chợ Lớn rồi Long An, và sau cùng là Hậu Nghĩa dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa. Tỉnh lỵ Hậu Nghĩa gọi là Khiêm Cương chính là ngôi làng nơi sanh tôi ra. Do đó, tỉnh lỵ rất nhỏ so với các quận như Đức Hòa, Hiệp Hòa, Củ Chi, và Đức Huệ những vùng đất làm cho biết bao nhiêu cô nhi quả phụ phải trả giá trong cuộc chiến Việt Nam vừa qua.

Tôi đã biết về quê tôi chừng đó mà thôi. Xin đừng hỏi nữa.

Chính vì thế mà tôi không hề viết gì về quê nhà cả, ngoài một kỷ niệm còn vương vất trong trí óc của tôi cho mãi đến ngày hôm nay, kỷ niệm của một thời Việt Minh vùng dậy, đốt thôn xóm, xử tử nhiều người dân mộc mạc, chất phác vào những năm 44, 45 trong đó có Ba tôi.

Ba tôi, theo lời Má tôi kể, đã bị trói thúc ké cạnh bụi chuối bên hông nhà. Lệnh xử tử là vì Ba tôi là “Việt gian” và là địa chủ, có con gửi theo học trường Pháp dưới Sài Gòn, nói tiếng Pháp với lính Tây trong làng…, có nuôi ngựa đua và thi đua ở trường đua Phú Thọ v.v... Ba tôi bị bắn ngã gục xuống. “Họ” tưởng chết rồi, đốt nhà, cướp của rồi đi.

Từ đó gia đình tôi trôi giạt xuống Sài Gòn tối hôm đó và Ba tôi được cứu sống.

Và tôi chỉ trở về thăm quê tôi một lần một và chỉ một lần một mà thôi sau “giải phóng” (?) để nhìn thấy mồ mã của Ba Má tôi lần đầu cũng là lần cuối cho đến khi tha hương.

Đó là những gì tôi biết về quê tôi, nơi chôn nhau cắt rún, nơi an nghỉ của những người thân yêu nhứt đời của tôi. Nói như vậy để thấy rằng tôi là một con người tệ bạc, không có hình ảnh quê trong đầu, không giữ được tình quê, tình xóm giềng quê cũ!

Vì vậy cho nên, cứ mỗi lần đọc một bài viết ghi lại những dấu ấn của quê mình do các bạn văn, lòng tôi chùng xuống. Tôi không có được may mắn như các bạn để có thể viết về quê mình. Và đó cũng là lý do tôi mất ngủ tối hôm qua vì một vài câu thơ tình con cóc của lứa tuổi học trò ở quê của anh bạn Lộc của tôi.

Hỡi những người Việt tha hương của tôi ơi.

Các bạn có bao giờ có những ý nghĩ của một người không hình dung được nơi chôn nhau cắt rún của mình không? Giống như tôi đây không? Các bạn có bao giờ có những giây phút chạnh lòng như thế nầy bên ly cà phế đắng không?

Một mình trên bàn giấy, nơi tôi viết lên những dòng chữ nầy, nơi tôi trải qua suốt 17 năm trời. Không một ngăn kéo nào mà tôi không biết chứa những hồ sơ gì cho công việc của tôi? Không một góc cạnh cũ kỹ trong căn phòng mà tôi không biết có những vết trầy vết nứt. Chiếc computer cũ xưa tôi vẫn giữ để xài không chịu thay để cho “chạy mau” hơn vì nơi đây ghi nhận những suy nghĩ của tôi trong những năm dài.

17 năm trường, một thời gian quá dài nơi đây để tôi có thể in lại tất cả những gì chất chứa trong phòng mà tôi hiện diện mỗi ngày từ 5, 6 giờ sáng. Đây chính là nơi tôi trang trải, chia sẻ với bè bạn khắp nơi những suy nghĩ của một trái tim Việt về Việt Nam.

Thế mà, về quê tôi, tôi chỉ biết mù mờ. Tôi nghiệp cho tôi không các bạn?

Có bao giờ bạn nghĩ, bạn sẽ mất quê khi bạn bị tách rời ra khỏi nguồn cội khi sống ly hương?

Có bao giờ bạn nghĩ, hồn quê luôn luôn ở bên cạnh bạn dù bạn không hề nhắc đến hay nghĩ đến?

Ý nghĩ viết về quê tôi, dù cho một lần như hôm nay, tôi cũng chỉ có chừng đó chia sẻ cùng bạn mà thôi. Hình ảnh quê nhà thì mờ mờ ảo ảo nhưng tôi vẫn tin rằng hồn quê nơi tôi đã khắc sâu từ trong vô thức, chỉ cần một sát na nào đó, chỉ cần một khơi dậy nào đó, hồn quê sẽ cuồn cuộn chảy vào tâm khảm chúng ta.

Các bạn ơi!

Những dòng tản mạn trên đây tôi muốn nhắn gửi tới các bạn rằng, dù ở một nơi xa xôi nào trên quả địa cầu nầy, dù bạn bị tách rời khỏi quê cha đất tổ, sống tha phương nhưng “không cầu thực”, nhưng hồn quê của bạn vẫn dai dẳng trong lòng bạn, trong tâm trí bạn. Hồn quê đã ẩn tàng trong tận sâu thẳm của tâm hồn bạn.

Bạn không sống gần QUÊ, trong QUÊ, nhưng QUÊ vẫn có trong bạn.

Hồn Quê vẫn sống trong tiềm thức của bạn.

Hồn Quê tôi muốn nói nơi đây, chính là HỒN NƯỚC đó bạn ạ!

HỒN NƯỚC đang réo gọi chúng ta mau về dựng lại bức dư đồ rách do những người vô tâm đang dày xéo Đất và Nước chúng ta.

Tôi sẽ không nói như anh bạn Chu Tấn của tôi như:

“Cúi đầu tạ với quê hương,

Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”

Mà là:

Ngẩng đầu hẹn với quê cha,

Tôi còn đỡm lược xây nhà Việt Nam

 

(Trích ĐS. Hậu Nghĩa)