Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

TÔI YÊU QUÊ TÔI

 

TẠP GHI CỦA HAI QUẸO

 

 

 

Trước hết Hai tui xin tự giới thiệu với bà con tui là dân Trà Vinh chính hiệu, quê quán gần Tha la mà xa Ba cụm, trên Cà tóc gần góc Bà môn, dưới Tân lập nằm cặp Ba sát, đã từng lội nát từ vùng cát xuống rừng, đi từ miệt vườn qua vùng ruộng rẫy, không học hành tới đâu vì làm biếng học, thích đi lang thang cho nên dấu chơn trẻ thơ của tui đã in dày mịt nhiều nơi trong tỉnh......

Trên cái "cơ sở" vững vàng như vậy tui dám chấp quý vị dùng sách giảng văn Phan Ngô hay cả bộ từ điển bách khoa để trả lời mấy câu hỏi sau đây.

 

Mẹ mong gã thiếp vìa giồng

Ăn bông bí luột dưa hường nấu canh

Đất nào bằng đất Trà Vinh

Cữu long hai nhánh ôm tình quê hương!

Đố ai cắt nghĩa: Trà cuôn,

Trà kha, Trà cú, Trà rom.... là gì?

Ô Đùng, Ô Chác, Ô Tre

Ô Răng, Ô lắc, Ô Rè....ở đâu ?

Giồng Chanh, Giồng Lớn, Giồng Cau

Giồng Trôm, Giồng Lức,...giồng nào không... mô?

Cồn Cu, Cồn Trứng, Cồn Ngao,

Cồn Ông, Cồn Lợi cồn.....nào vọp to ?

Long Toàn, Long Hữu, Long Hòa

Long Bình, Long Thới, .... phải là rậm..." long"?

Cầu nào chẳng bắt qua sông

Cầu Quan? Cầu Cống? Cầu Ngang? Cầu Kè ??

Đố ai quên được tình quê

Đố ai viễn xứ không về Trà Vinh?!

 

Trả lời được hết thảy mấy "câu đố" trên, bà con sẽ thấy nét lạ, nét hay của quê mình mà không xứ nào có được. Riêng hai tui xin mạo muội trình bày một số ý kiến lang bang không theo sách báo tài liệu nào cả, không dàn bài bố cục gì ráo, nhớ gì kể nấy, thấy sao nói vậy, và cũng thưa thiệt Hai tui dù tối ngày lo lái xe truck kiếm cơm, vừa mệt đừ vừa làm biếng đọc, cũng ráng góp vui bằng những chuyện rất là nhà quê và rất là xưa, cho nên có thể khác xa với thực tế bây giờ ở bên nhà, rủi mà có trật chổ nào thì xin bà con niệm tình tha thứ cho. Theo chiều hướng của nhóm sáng lập là vận dụng quá khứ để tập hợp cho hiện tại rồi từ đó có dự phóng tương lai, tui xin ũm hộ có chút  kỷ niệm này, có còn hơn không . Và để cho dễ nắm, hai tui xin ngắt câu chuyện ra hai phần  như sau đây

 

1. Những nét đặc biệt của Trà Vinh.

Về cái mặt vị trí, hình thể tổng quát, bạn sẽ cảm thấy rất dễ trả lời cho bất cứ ai nếu được hỏi Trà Vinh nằm ở đâu, bởi vì  ai mà không biết con sông MềKộng và Mékong delta nó ở chổ nào. Họ sẽ ngạc nhiên  sung sướng khi phát giác ra đất Trà vinh mình nằm trên cù lao lớn nhứt phía tận cùng hạ lưu sông Cửu long, giáp với biển, được hai nhánh sông lớn nhứt ôm hai bên  như hai cánh tay mẹ thân yêu ôm đứa con cưng vào lòng.

Còn nếu xét về địa hình địa vật thì mấy tên cồn, ô, giồng, cầu, trà, sóc...cũng đũ nói lên mấy đặc điểm sau đây:

 

Trà Vinh có nhiều giồng và ruộng nhứt.

Giồng, cồn, động: 3 thứ này có cùng đầu ông là cồn cát duyên hãi, nhưng hổng biết tại làm sao người ta khi thì kêu con lương cát, khi thì cồn, khi thì giồng, khi thì động. Hai tui xin cắt nghĩa đùi như vầy: Cồn lài và dài, tương đối bằng phẵng, cây cối um tùm người ta kêu là giồng (vồng?). Cồn lồi và cụt, mô lên, cao hơn giồng, trụi lũi, rất ít cây chỉ có cát và cỏ ngắn  le hoe thì kêu là động (đụn?), như Ba Động chẳng hạn. Cồn lặn và chìm dưới nước thì vẫn gọi là cồn, ghe vượt biên vướng cồn bị công an bắt hết trơn. Cồn lồi lên khỏi mặt nước, cây cỏ tùm lum thì kêu là cù lao !? Mấy thứ này đều thuộc dòng họ cát, cát thôi là cát, mùa Tết cát bay dụi mắt, lên nóc nhà phủ đầy bánh tổ đang phơi, vô nhà làm nhám bàn thờ và bộ ván gõ; mùa nắng cát nóng chém bánh xe, làm phõng cẳng đi bộ, chôn hột vịt cũng chín; mùa mưa đường cát cởi xe êm hơn lộ cao su. Trà Vinh đi đâu cũng thấy giồng, giồng sắp lớp chen giửa đồng ruộng, từ trên máy bay nhìn xuống coi giống như bánh da lợn. Từ Giồng ké giáp Vĩnh long chạy ra tới biển, hầu hết làng xóm đều nằm trên giồng. Vì gốc là lươn cát nên giồng thường hẹp bề ngang, chỉ vài trăm thước, bề dài có cái tới 5, 10 cây số, giồng nào cũng có đường lộ đất nằm cặp một bên  nối liền giồng này qua giồng khác, xe hơi chạy được, phía có đường xe kêu là mặt trước của giồng. Trên giồng trồng tre, ngay hàng thẳng lối, chia đất thành ô, gọi là vuông. Nhà cửa, nươn, rẩy đều nằm trong vuông, coi thật ấm cún.

Ruộng vườn Trà Vinh.- Vườn ở đây là muốn nói tới các loại cây ăn trái chuyên canh chớ không phải trồng văn nghệ sau hè. Trà Vinh có rất ít vườn, phần lớn tập trung ở vùng ven sông đất bùn như  Cầu quan, Cầu kè và vùng sông Láng Thé tức Bãi xan, Dừa đỏ. Dù vậy cũng có đủ loại trái cây không thua Vỉnh long, Sa đéc. Khóm bưởi Cầu quan, quít cam Dừa đỏ. Dừa đặc Cầu kè, me chua TòaTỉnh.... Trái cây giồng thì phải kể vú sửa, mầng quân, trái cám còn kêu là trái quách, trái viết, trái táo, đào lộn hột, sao cô chê lê cu ma ...

Nhưng đây muốn nói tới cái điểm nổi cộm nhứt để quý vị và các bạn dễ nắm, đó là ruộng Trà vinh. Ruộng ở chổ sâu kêu là ruộng ô, ở chổ cao kêu là ruộng gò, chạy sát giồng gọi là ruộng rọc với đất cát pha rất hợp với dưa và bí. Trà vinh có nhiều ruộng nhứt, là chén cơm bầu sữa của cả nước. Mặc dù không có những cánh đồng liên tỉnh bao la như ở Sóc Trăng-Bạc liêu nhưng ruộng Trà vinh cũng rộng cò bay thẳng kiến. Mời bạn cởi xe Honda với tui đi thăm giồng coi ruộng cho biết. Bắt đầu từ Càng long đi xuống. Trước hết, rẽ trái chổ ngã ba Mỹ Huê để đi vô An Trường, con đường đất cát chạy bên phải con giồng dài tới nhà thờ, ấp 8, qua tới Tiểu cần, bạn nhìn phía trước sẽ thấy cánh đồng Tân an- Huyền hội rộng cở nào! Sau giồng cũng là ruộng mênh mông chạy từ đồng Cây cách giáp với Bình phú-Song lộc. Hầu hết giồng và ruộng Trà vinh đều chạy từ Tiền giang xuống Hậu giang, song song với bờ biển. Mấy con đường chánh cũng nối liền hai con sông theo hướng đó. Thứ nhứt là đường về?Tiểu cần-Cầu quan, dọc hai bên là những cánh đồng khá rộng nằm cặp Song lộc-Hiếu tữ, giồng Ô Đùng Ô Chác Bến Cát Cầu tre tới Phong phú Phong Thạnh của đất Cầu kè. Đường thứ hai từ tỉnh qua hướng Trốt đi Bắc Trang, An Quãng hữu. Cánh đồng trống lớn nhứt tỉnh  nằm bên tay mặt, từ Đa lộc chạy tới Tập sơn, giáp ranh với Giồng Trôm-Hòa lạc, Giồng lức-Tập Ngãi, Đầu Giồng,Trạm, Cầu cống, Tập sơn,Tiểu cần. Bên trái đường có đồng Thanh Mỹ-Nhị trường, tới Trạm thì thấy đồng Phước hưng-Long hiệp-Đôn châu sẽ nói sau. Đường thứ ba hướng Đầu bờ, đi khỏi Mỹ hòa qua ngã ba Sân lang thì cong lại hình cánh cung nối liền Long Sơn, Ngũ lạc, Đôn châu, Hàm giang, Thanh xuyên (Tràcú), Ngãi xuyên rồi tới ngã ba Tập sơn, nơi đây quẹo phải sẽ về Trà vinh. Từ Đôn Châu, gần Bà Nhì có con lộ đá nối liền với Trạm Phước Hưng, xẻ đôi vùng đồng ruộng lớn chưa từng thấy, lơn?hơn đồng Tập Sơn, dài độ 30 cây, ngang hơn 20 cây, nhưng không hoàn toàn trống trãi vì bị các giồng nhỏ, giống cù lao giửa biển, rải rác ở giửa như  Trà rom, Ba sát, Ba cụm, Trà sất, Ô Men, Long trường. Đi trên con đường này bạn sẽ thấy ruộng và ruộng, ruộng phẳng lì xa mút, không có sông, không có động, mùa mưa nước bằng thẳng như mặt kiến. Ngoài mấy con đường chính nói trên, còn hàng chục đường khác bạn có thể dùng xe hơi đi được hết. Đường Ba Động qua Ô lắc, Mỹ quý, Bà bèo, Long hữu qua đập Bến Giá rẽ phải đi Long vĩnh Nhà thờ. Đường Bãi vàng. Đường Hòa lạc vô Tập Ngãi. Đường Bến Dừa Lưu Ngiệp Anh. Đường Bình Phú vô Dừa Đỏ... Nhưng có hai con đường cát liên xã điển hình. Thứ nhứt là đường Trà Cuôn, mời bạn sau khi ghé ăn hũ tiếu, bánh bao Út Bạch Lan xong thì  lên xe đi sâu vô Bào cát, bạn cứ cặp bờ tre mà đi qua Chong văn, Chong so của Nhị Trường...đi hoài sẽ đụng xã Phước Hưng qua lộ Bà Ban hay vào Long hiệp qua ngã Long Trường, bạn sẽ thấy giồng sắp lớp chia cắt đồng thành từng vạt nhỏ. Thứ hai là từ Mỹ Hòa vô chùa Ô răng coi bói Ông lục xong, bạn cứ lần con đường đầy cát đi về hướng Tây qua Huyền Đức, Bà Mốt với những động cát nhỏ hợp với khoai mì và cây đào, rồi tới Giồng Lớn, Giồng Chanh, Tha la... đi hoài sẽ xuyên qua các giồng xã Long hiệp, Hàm giang đổ ra Tỉnh lộ hình cánh cung mà tui đã nói hồi nảy, gần bên Trà Kha,Trà Cú, dẫn về lại Trà vinh. Sống ở xứ ruộng như vậy mà nghe kêu ơi ới : Với sức người sỏi đá cũng thành cơm, thì bạn có cảm giác gì ?! Cái vụ đó hổng có ở Trà Vinh. Không cần sức người gì ráo cũng có gạo. Các bạn có thấy mấy đám lúa rài, lúa xạ hông, chỉ cần dọn cỏ sơ sơ và dậm thêm mấy chổ trống cuối mùa cũng có cơm, và nếu cần thì dùng máy chớ đâu phí sức dân quá vậy.

Nói tóm lại có đi thì bạn mới thấy ruộng, giồng Trà Vinh mình nhiều vô số kể, nhiều hơn Bến Tre, đất giồng nhuần nhuyễn, không có rừng chen lấn, không có chổ bỏ hoang, dân cư rãi đều khắp, cuộc sống trù mật. Vậy Mẹ mong gã thiếp về giồng tức là lấy chồng con trai Trà Vinh, chắc mẫm rồi, không còn chổ nào khác. Vì đất đai như vậy cho nên Trà Vinh, ngoại trừ vùng vườn, chổ nào cũng trồng dưa được hết, không cứ ở Ba Động. Tân an, Đa lộc, Nhị trường.. trồng dưa hấu rất tốt. Chuyện trồng dưa rất dài dòng, bửa nào rãnh Hai tui sẽ kể cho bạn nghe công việc đó nó cũng công phu vất vả lắm. Đây tui muốn nói vìa trái dưa hường. Dưa hấu chính là đặc sản của Trà vinh. Dưa trồng mùa khô, dưới ruộng đất im, sau khi gặt xong, vì trên đất giồng mình trồng khoai lang. Mỗi dây dưa chỉ chừa lại 2 trái, dưỡng cho lớn, những trái ra sau ở ngọn hoặc chèo phải lặt bỏ, để dành phân cho dưa mẹ. Những trái non vạc bỏ này có trái chín hồm hồm ruột đỏ hường hường, kêu là dưa hường. Lạ cái là kể cả mấy trái nhỏ bằng trái quít, trái cam, ruột xanh non èo, gộp với trái bự bằng trái quách, trái dừa khô, lớn nhỏ sống chín gì cũng được gọi là dưa hường ráo trọi. Bí rợ cũng được trồng và săn sóc y như dưa hấu. Trái bí non vạc bỏ, đem về nấu độn cho heo ăn. Bông bí, đọt bí luột thơm thơm, ngọt ngọt, ngon chưa có rau nào bằng. Dưa hường nấu canh với tép bầm hoặc cá rĩa cũng không có bầu bí nào sánh kịp. Mấy ngày Tết, dưa hường kho với cá lóc khứa khoanh bự bự hay cá rô mề bằng bàn tay úp sẽ đẩy thịt mỡ qua một bên. Dưa hường bẻ nhiều đem vìa muối trong lu trong khạp, ngon hơn dưa leo dưa chuột, để dành ăn suốt mùa mưa. Đất Trà vinh hợp với dưa, nếu trồng có kế hoạch, tăng thêm diện tích, dưa Trà vinh có thể "xuất khẩu" cho cả nước, ra tới Hà nội.

Vậy rõ ràng là hai câu ca dao hơi lạc vận nói trên là của Trà Vinh, do dân quê thứ thiệt đặt ra, và nó phải được nhìn theo con mắt bình dân chứ không theo sách vỡ hàn lâm viện. Không thể nói Mẹ mong gã thiếp về vườn (để gieo vần cho chữ hường). Và cũng hổng phải Ăn bông bí luột dưa hồng nấu canh (để cho ăn vần với chữ giồng). Hai tui mạo muội xin lạm bàn thêm chữ vìa trong câu 1. Giọng nói của dân Nam nói chung, dân Trà Vinh nói riêng, nghe nó khô rom, gọn hơ, tròn vo như giọng Mỹ nói tiếng Anh vậy, không xẹp lép ở đầu lưởi ngoài môi, không dẽo nhẹo xì xèo vướng dầu mở của giọng Quảng Đông. Như cái kiểu : ông trjời, anh dzũng, ăn trjưa chjưa, con trjâu ăn rjơm trjong chjuồng...Cho nên không thể có mấy tiếng đi dzìa hay dze? đi dzo?thấy dzậy mà không phải dzậy vì đây là sự nhái giọng một cách thiếu thông minh của mấy tay nhà báo lá cải, ham ăn ham nói. Các bạn cũng biết và được thầy dạy kỹ: vìa đọc là biìa, về = biề, vào = biào...Dân Vĩnh Long, Bến tre, Mỹ tho và Út Trà Ôn, Thành Được nói, ca đều phát âm y chang như vậy. Nghe có hơi hướm giọng Fải Fố xưa xưa!?

 

Trà Vinh là xứ chùa tháp ?

So với Sóc Trăng, Rạch Giá, Trà Vinh mình có nhiều chùa nhứt, coi như là vùng đất Phật, nhưng bị bỏ quên, bởi sự hờ hững của báo chí và của chính đồng bào quê mình?  Hai tui không đếm được con số chính xác, nói số trăm thì còn ít, biểu có cả ngàn thì hơi nhiều, nhưng hai tui dám cam đoan là hết thảy có trên 300 cái. Nội cái châu vi Tỉnh lỵ không cũng có hơn chục cái. Nè chùa Ông Mẹc, chùa Phướng, chùa Kỳ la, Đầu bờ, chùa Mới Tri tân ở đường lò heo, chùa Sóc Cục, chùa Bà Om, chùa Nguyệt Hóa, Sum bua, Hòa lạc, Mặc Dồn, chùa Hang, chùa Tầm Phương...Tất cả chùa đều được thiết kế và kiến trúc giống nhau, nằm trong khu rừng dầu và sao âm u tịch mịch nhưng đẹp không thua mấy cái national park xứ người. Khu chùa thường chia ra 3 phần : Phật Điện (Prah Vơhia), khu nhà ngủ và hội trường. Nhiều chùa có trường học và khu tịnh tâm gồm những dãy chòi cá nhân theo lối nhà sàn cho người già đi thiếp (thiềng ) .

Có chùa xây thêm cái bảo tháp xa xa cháh điện, thật cao, vượt lên cao coi giống tháp chuông nhà thờ. Phật điện hay Chánh điện là công trình kiến trúc công phu, mỹ thuật, đẹp đẽ uy nghi nhứt mà mọi người thích chụp hình. Chánh điện nằm trên nền cao xây gạch hay đá. Bước vào Chánh điện sẽ thấy hai hàng cột to, tròn, cao ngút, đen bóng như cột đình, hai bên tường trình bày tranh, hình, tượng đúc hoặc điêu khắc tinh vi với nét nghệ thuật cao. Cuối Chánh điện có bục lớn nơi tọa thiềng của tượng đức Phật Tổ thếp vàng vĩ đại, cao gần tới nóc. Phía sau lưng Phật có thêm bục khác trên đó trưng bày vô số tượng Phật lớn nhỏ, đủ các vị, bằng đồng hay sành, do Phật tữ cúng vào những dịp làm phước dâng bông (He Takhanh), có nhiều tượng đồng rất xưa, những cổ vật vô giá.

 

Sau cùng là nơi gởi cốt tro chứa trong hũ hay thố, ký linh an vị của tổ tiên dân sóc.

Khu thứ hai là nhà ngủ, nghỉ ngơi của ông lục, dài, rộng, ngăn nhiều phòng, cất theo lối nhà sàn. Khu thứ ba cũng là nhà sàn, cao ráo, rộng nhứt, có nhà bếp trệt bên cạnh, thường là nơi tập họp dùng cơm tụng kinh của lục, khi có lễ thì biến thành hội trường đủ chổ cho Phật tử tham dự, tất cả ngồi trệt trên sàn trãi chiếu bông sặc sỡ. Vì chùa là nơi yên tĩnh và an bình với rừng cây mát mẽ cho nên nhiều chùa có chim ở, giống như tòa HC Tỉnh thuở nào. Trước đây hai tui biết có 2 cái chúa chim : một ở Tắc Hố (Tưk hô) Long sơn Cầu Ngang và cái nửa là chùa Cốc La (Kok Khla) ở Ngãi Xuyên Trà Cú. Còn chùa dơi cũng có 2 cái, chùa Hang là một và cái nửa là chùa Việt nằm ở đường rẽ xuống Bến Đáy (Mỹlong) Cầu ngang.

Có thể nói một trăm phần trăm người Miên theo đạo Phật. Đầu sóc nào cũng có chùa. Thanh niên người nào tới 18 tuổi cũng phải cạo đầu vô chùa tu một thời gian, như đi quân dịch, để học hành, tu tập ít nhứt 2 năm, thường thì phải tu thêm cho tới 21 tuổi, năm chót coi như phần đền đáp công cha nghĩa mẹ, xong có thể sất (tu xuất) về cưới vợ, hoặc ở chùa lâu hơn hay tu suốt đời là tùy ý. Đạo Phật ở Trà Vinh đã thấm nhuầm vô đất, nhuộm đầy cỏ cây, ăn tới xương cốt con người, bàng bạc trong tên làng tên tỉnh. Nói khác đi Trà Vinh là xứ Phật, là hòn ngọc chưa gọt dũa, là kho tàng văn hóa và cổ vật bị quên. Hồi đó...xưa lắm rồi khi những người hợp lực đào cái ao để lấy đất đắp nền chùa, đào tới nước, bổng thấy trồi lên một tượng Phật nhỏ, vội thĩnh về chùa đầu tiên để thờ (chùa Ông Mẹc?). Phật, tiếng Khmer kêu là Prah hay Praeh. Cái hồ cái ao gọi là Prapăng. Người ta đặt tên cho cái nơi khai sanh của tỉnh, cái nôi đạo Phật nhỏ bé ở dưới này là Prah Prapăng. Có người từng phiên âm là Brắc Bra băng. Người Khmer Nam vang, tự cho là nguyên gốc thuộc vùng trên (Khmer lơh) gọi người Miên mình là miền dưới (Khmer krôm), kể từ xưa hồi năm lâu lắm lắm cho đến bây giờ thì họ gọi Trà vinh bằng cái tên giông giống  Prah Brapăng, là Prah Tropêng, hổng tin nếu có người Campuchia nào hỏi bạn ở Khét na ( Tỉnh nào), bạn trả lời tui ở khét Prah Tropêng thì họ ồ, biết ngay, ông là Khmer Krôm!. Hai chữ trên có nghỉa như sau: Prah là Phật, như đã nói. Tropêng là măng, mầm non. Xin nhờ các bạn dịch dùm chữ Prah Tropêng này cho nó hay ho và êm tai. Từ cái nghỉa đó, mình thấy rõ Trà vinh là cái đuôi của Angko Wott, ( có nhiều học giả thầy chú phiên âm sai, thành ra Angkor Watt, hỏi thử Thầy Chệch thì biết) tức Đế Thiên Đế Thích. Thêm điều nửa là cách phát âm chữ Prah Tropêng của người Khmer krôm mình trại trại ra thành Prah Trapăng, thay vì Tropêng. Hai tiếng Brapăng và Trapăng có âm na ná như vậy, hay chính tiếng Trapăng thôi, đã được mấy ông Tây phiên âm, viết theo mẫu tự la tinh, thành Travinh ( phát âm là tra veng hay tra vang). Người Việt thời gian Tây thuộc lấy cái âm này mà viết theo vần Quốc ngữ non nớt thành Trà Vang, bỏ bớt mất của người ta chữ Prah. Sau cùng thấy chữ Travinh nguyên si của Tây coi bộ được hơn, bèn kêu tỉnh nhà là Tra?Vinh (bỏ thêm dấu huyền lên chữ Tra cho ra chữ Việt). Bị ông Diệm đổi thành Vĩnh Bình từ năm 58, cắt mất Trà Ôn và Vũng Liêm chia cho Vĩnh Long. Sau 75 biến thành thị trấn ( mà CM gọi là Thị xã ?!) của tỉnh Cữu Long. Cuối thập niên 80 thì của César đã trả lại César.Trà Vinh đã ở trong máu của chúng ta. Xin mở dấu ngẹo nhỏ là mấy cha nội làm ơn đừng đặt tên cải lương, đổi tên mới cho xã ấp của Trà Vinh nửa, làm đau lòng cò con lắm. Giả thuyết trên đây là do tui nói chớ không phải sách nói, tui học thiệt ngoài đời chớ không học giả, nghe sao nói vậy mà tui tin là trúng hơn mọi sách vỡ. Còn nhiều nhiều tiếng nửa, tên làng, tên ấp, tên giồng.. mang cái âm lạ lạ hay hay, muốn biết gốc, muốn hiểu nghĩa thì hai tui biết, chỉ có thầy Kiên Chệch mới có đủ khả năng và tư cách giải nghĩa giúp chúng ta. Nói gút lại, Trà Vinh là xứ Phật từ nguyên thủy, với những ngôi chùa xưa hơn Huế, là kho tàng văn hóa và nghệ thuật cá biệt của quốc gia và của quốc tế. Xin đừng đem niềm tin đó, tình cảm này đem rao đem bán, kiếm lợi riêng, cho khách du lịch . Mong sao những ngôi chùa không chỉ được nhìn để giải trí, chụp hình đem khoe, mà cần được coi như biểu tượng của đời sống vật chất và tâm linh phong phú của đồng bào Miên, cần phải được trân quý tìm hiểu, cảm thông nhiều hơn, góp sức bảo tồn như báo vật của chính mỗi người chúng ta.

 

Trà Vinh là xứ Đa văn hóa.

Sự pha trộn, tổng hợp văn hóa thể hiện qua chũng tộc, màu da, giọng nói, thức ăn và cách sinh hoạt hằng ngày. Cái đầu óc quan liêu, độc tài, tộc trưỡng cố hửu của dân ta bị nhạt nhòa đâu mất. Chỉ thấy có tinh thần bao dung, cởi mở, hòa hợp...Trà vinh có đầu gà đít vịt, đầu rồng đít tôm, và đôi khi có cả 3 dòng máu hòa hợp. Ở nhà quê, hai tui ăn tết 3 lần : Tết Tây, Tết ta và Tết Miên vào tháng 4 dl. Ngoại trừ tết dl, còn lại Tết nào tui cũng ăn bánh tét mệt nghỉ. Ai biểu người Miên là thiểu số ở Trà vinh thì tui cự ngay. Theo như cái viện Gallup cá nhân tui, quan sát tại chổ, thì đồng bào Miên chiếm đại đa số. Nếu theo văn khố của Tỉnh Trà vinh vào thập niên 60 thì đồng bào Khmer chiếm 65% dân số tỉnh. Người nào muốn hạ thấp con số đó tức là có dụng ý mờ ám. Các bạn cứ đếm số chùa thì biết số Phật tư.?Người Miên rất giàu, trước đây ruộng  đất phần lớn do họ làm chủ. Họ cũng rất thông minh, hiền lành, ngoài những nhân vật nổi tiếng như Sơn Sann, Sơn Ngọc Thành.., hồi thời Sihanouk, có lắm quan chức Cambodge( sau này kêu là Campuchia) cấp bộ đi xe huê kỳ từ Phnom Pênh về thăm quê tận Trà cú. Đồng bào Việt thì phần lớn tập trung ở tỉnh thành và một số vùng có nhiều long, vì tổ tiên mình là đó, chẳng hạn như Long Thới, Nhị long và nhứt là Long Toàn. Đồng bào gốc Hoa, thường là người Quảng, đa số thích ở chợ để mua bán, chỉ có số ít người Tiều ở vùng quê làm ruộng rẩy và buôn bán. Chính nhờ người Triều Châu (Tiều), Phúc Kiến (Hẹ) mà Trà vinh có lắm đầu gà đít vịt. Người Việt là kẻ đến sau trên mảnh đất cổ này cho nên thường cặp bến và tập trung gần biển, sông, phấn đấu khai hoang lập ấp, rồi từ từ thẩm thấu sâu vô đất liền sống chung đụng với dân bản xứ. Tất cả 3 sắc dân đã sống chung hài hòa mà không thấy ở đâu có được. Cả 3 sắc dân học hỏi, trao đổi và ảnh hưởng lẩn nhau, tạo cho Trà Vinh có nét văn hóa đặc biệt. Ta học được bánh tét, cốm dẹp, bún nước lèo, mắm bò hóc, mấm tép chua, canh xiêm lo...mà ít biết phở, bánh chưng, bánh dày, bánh cuốn chả lụa...Ta bắt chước cách làm ruộng, cày, bừa, trục, gặt lúa bằng vòng hái chữ S, chở lúa bằng cộ, đạp lúa trên bã bằng trâu bò thay vì đập ngoài đồng như ở Long an, Mỹ Tho, giả gạo cối đạp thay vì chày vọt chày mổ. Ta ăn hũ tiếu Trà vinh, khác xa hũ tiếu Sàigòn. Cá lóc nướng trui, gà xé phai, cá kèo kho gợt, cua rang muối (nguyên con).. sao mà nó chắc nịch chất tươi chất bổ tự nhiên mà đơn giản, giản đơn quá! Về ngôn ngữ, có người kêu thân nhân bằng hia, chế, củ, kiểm, ý, tĩa...hay nói: mần công chuyện mình ên, phải làm rụp rụp, hổng kịp thở.

Hổng biết sao dân Trà vinh mình có nhiều cái hay quá vậy.Tui đã đoán mò như vầy. Người Việt Trà vinh thuộc gốc giang hồ tứ chiến, có tinh thần cách mạng một cây, có lòng hào hiệp số một, đã từng làm cách mạng phò ngay diệt ác, thắng làm vua thua làm giặc chạy vìa đây tị nạn chánh trị, rồi từ đó yêu đất yêu nhà  thiệt tình chưa ai bằng, hăng hái bão vệ giang sang, đánh Tây rất giỏi mà đánh Mỹ cũng hay nhưng...sẽ nói thêm ở đằng sau. Người Việt Trà vinh cần cù hết mực, như miệt cồn, dân mình làm đủ nghề : đánh cá, làm muối, làm rừng, chầm lá, làm ruộng, thủ công đan đát và nhứt là làm rẩy để dân tỉnh thành biết tiếng dưa bí Long Toàn. Trong khi đó dân giồng ỷ lại vào ruộng lúa nên ít phấn đấu hơn, ít ai coi việc học là con đường mưu sinh tốt nhứt như dân đàng ngoài. Nhìn chung dân Trà Vinh không thích làm quan, không ham nổi, không trịch thượng kiêu căng, không màu mè lễ nghi, thật thà chân chất đi đâu cũng được người thương, dễ bị giỡn mặt, nhưng khi nổi cơn anh hùng ruộng, cao bồi vườn lên thì coi chừng. Dầu vậy đầu óc dân mình luôn mở rộng ra như cửa sông Cổ Chiên, vàm Bách sắc, khoáng đạt ôn hòa như đồng lúa xanh bao la, bát ngát. Tinh thần khai phóng và tánh dân chủ hòa đồng đã có từ thời Trương Vĩnh Ký, tiếp nối là Ông Đạo Dừa, Hồ hữu Tường.... Gần đây và hiện giờ, người Trà vinh nói riêng, người Cữu long nói chung đã làm gì cho quê hương. Các bạn nhìn coi những nhân vật nào đã có công cỡi trói bớt cho dân tộc mình, dù chỉ trong phạm vi hay mức độ nào đó. Và khỏi bàn thêm, dân ở đâu có truyền thống độc tài nhứt, quá đổi tàn ác với dân ta, nhứt là những người đứng đầu nước hoặc đầu đãng, nhìn lại lịch sử cận đại thì thấy hết trọi. Gút lại, chính nhờ cái đất của Phật, nước của Trời, người của lòng Nhân  mà Trà Vinh có được nền văn hóa tổng hợp hài hòa như vậy. Đáng hảnh diện thay, đàng trong xa lắc, sâu thẳm vẫn còn lắm điều bí mật và mới lạ, một nền văn hóa văn minh miệt vườn miệt giồng non nớt đã dẫn cụ già nghìn năm văn vật đi theo sau lưng.

 

2. Những mảnh tình quê.

Chính nhờ sống ở cái đất mới như vậy mà hai tui cũng bị lây. Tui yêu quê tui không phải qua tiếng sáo diều chiều làng ta, mái tranh nghèo bên bờ đe? cây đa đầu đình...

Tui cũng thương quê tui, yêu thương tới tận xương tủy tiếng lưởi văn con thững đêm khuya, tầm tư tích tư trên vòm trời xuân có trăng sao vằng vặc, thĩnh thoảng đệm mấy tràng họach te te, ru hồn tuổi thơ tui mềm như cọng bún; hoặc tiếng rơi lộp độp đục ngừ trên mái lá của những giọt mưa đọng muộn trên ngọn tre, pha lẫn chút kẻo kẹt lao xao chuyễn mình của cành lá lan xa. Tui yêu tới muốn đứt ruột cúm núm kêu chiều về giửa đồng ruộng tháng 7 tháng 8 xanh tươi màu lúa. Tui yêu ểnh ương, ếch nhái ru mưa, trùm mền co rút. Tui yêu mái lá rùng mình thở hù hù trong gió đông chờ Tết...Và nói thiệt đừng cười nghen, tui cũng yêu bún nước lèo của Bé Hai, Ba, Tư,... chứ  chưa biết thưởng thức phở; cua ốc đầy đồng ngập ruộng mà có mấy ai biết và yêu bún ốc, bún riêu. Tui yêu bánh bao Hớn Hồ, Đông Mỹ, hũ tiếu Ken Ký, Vinh lạc. Tôi yêu đồng bào Miên của tui. Tui yêu tiếng trống ngũ âm tùng tung trong lễ làm phước dâng bông vô chùa. Tui mê dù kê, thích vũ cộng đồng theo điệu làm thônn giửa sân khoáng đạt. Tui yêu các bạn và bà con hàng xóm...chứ làm sao tưỡng tượng cho ra sáo diều, mái tranh, cây da đầu đình hay chùa một cột tí hon... Bởi vậy bạn Trà Vinh tui có làm văn nghệ thì xin đừng nói tới mái tranh, hoặc trông bánh chưn chờ trời sáng, hay chết bên dòng sông Danube, vì tui sợ nó thua mùi ba khía, và nói theo thầy Bữu Triết thầy Tường Văn thì đó là văn nghệ vong thân, làm dáng. Trà Vinh làm gì có mấy thứ đó, cha nội. Còn bánh tét nếp, bánh tét cốm dẹp Trà vinh ai mà hổng biết, nhứt là bánh tét Tri Tân, dám bán lên Sàigòn lận. Đố bạn tìm ra cái bánh chưn, bánh dày. Nhà cửa, không nhà ngói thì là nhà lá, cột tre hay cột dầu lợp lá, vách lá hay ván. Trà Vinh là xứ  cây tre và dừa nước, cây dầu, cây sao, chớ làm sao có mái tranh vách đất một gian...

Bây giờ, xin phép bà con và quý vị, tui dành phần sau cùng nói chuyện riêng với những bạn đồng song đồng môn của tui, quý vị nào chưa buồn ngủ thì cứ tiếp tục đọc cho vui. Các bạn ơi, chúng ta đã may mắn lớn lên trong thời điểm và hoàn cảnh yên bình nhứt của xứ sở. Chúng ta được xã hội tạo cho những cơ hội khá đồng đều, giàu nghèo không kể, bán đậu phọng rang hay cà rem cây không cần biết, tất cả được học hành và chúng ta đã chăm chỉ học hành một cách vô tư. Kết quả, tỉnh nhà đã có một lớp đông đão nhân tài mà trước đó cũng như sau này tìm không ra. Nhưng rồi, giống y chuyện Tái Ông thất mã. Học thì phải hành, phải đi làm theo cái lẽ đương nhiên. Nhưng mà việc làm càng quan trọng thì càng tội nặng.?! Càng học cao thì ở tù càng lâu!  Tại sao? Ai yêu quê hương hơn ai? Thì ra, tự cho mình ái quốc, giả thiệt không cần bàn mà yêu trật lất thì tội cho người ta biết mấy, vì phương tiện chẳng biện mimh cho cứu cánh và cứu cánh còn tệ hơn phương tiện thì cái nào biện minh cho cái nào hỉ. Thì ra, nạn nội xăm nó còn nhiều tàn khóc và oan khiên hơn bị ngoại xăm hỉ. Do đó Hai tui ũm hộ việc khuyến khích con em học hành hăng lên, không cần học để làm quan, nhưng thay vì chú trọng đến kỷ sư, bác sỉ, cần phải học nhiều về chánh trị, luật pháp và kinh tế để ăn nói với người ta. Hai tui rất cảm động thấy Hội Đồng Hương Trà Vinh hình thành, nhứt là khi nhận được danh sách do Hội có công sưu tầm gởi qua, đọc tên bạn cũ mà bồi hồi,  bèn làm thơ con cóc sau đây:

 

Gặp mầy tao ngỡ chiêm bao,

Gặp mầy bổng thấy trăng sao ngọc ngà

Gặp mầy tao tưỡng gặp ma

Từ trong mộ tối chui ra hồi nào

Tên mày chẳng phải mủi dao

Gọi tên mầy thấy thốn đau... đáy lòng.

Gặp mầy vừa tủi vừa mừng

Bầy chim lạc tổ xa rừng đã lâu.

Gặp mầy, tao lại gặp tao.

Tao moi kỷ niệm, tao đào tuổi thơ.

Gặp mầy, nhớ mẹ nhớ cha,

Gặp mầy, thương nhớ quê nhà sao đâu!

 

Ừ, phải rồi, chính nhờ thấy cái tên tụi mày mà tiềm thức tao làm việc mấy đêm liền. Và ký ức đã cung cấp cho tao cả bầu trời thơ ấu. Trà vinh có thời kỳ trường mọc lên như nấm, đào tạo những người... tù tương lai cho Xã hội Chũ nghĩa. Trường Thầy Năm Bính, Trường ông Chưỡng, Trường Ông Trần Trung Tâm, trường Ông Dần, Trường Nguyễn quang Anh, trường Thánh Gioan, Trần Trung Tiên, Long Đức, Quang Trung (ở Thanh Lệ). Trường Quảng Đông, trường Trung Hue. Về thầy thì có một số thầy ở xa tới như Lam Giang, Phan Quán, Phan Xứng, Thầy Trụ dạy Anh văn, Thầy Trí chồng Kim Ngôn bóng bàn, Nguyễ tinh Tú...và lực lượng hùng hậu gốc tỉnh nhà : Ông ngoại Sắc, thầy Vạn Pháp văn, thầy Phụng, cô Đẹp, thầy Quới, thấy Xương, thầy Thuận, thầy Thế, cô Lời, cô Tiếng, Mỹ Ngọc, Văn công Thơm, thầy Tố ( Pháp văn), thầy Vinh ban nhạc, cô Gấm ban vũ, thầy Thảo thể thao, thầy Bé Võ Bé Lâm, thầy Quang solex, thầy Diệp vespa, thầy Nhơn francais, thầy Hợi văn nghệ, rồi tới thầy Đê cô Cẫm, thầy Khoa, thầy Nhựt, thầy Liêm, thầy Phan, thầy Bữu 2 thầy, vân vân..., và có một ông thầy mà tui không dám nhắc tên sợ phái nữ buồn, đó là thầy H.  Thời đó phong trào thể thao, văn nghệ phát triển mạnh chưa từng. Đội banh nhà trường có những danh tướng như Linh, Kỉnh, Huệ Đào, Huệ móm, Phong, Hiếu, Nghĩa.. Đôi tỉnh có gul Thân, các cầu thủ Văn Ngà, văn Lắm, ba Đống, ba Đốc, Phẫm CN, Lộ TC, Samouri, ba Khê búa đồng, Hóc Tỷ vv..Hồng Hoa, Thạch Sanh chạy đua nổi tiếng. Về văn nghệ thì trong trường, ngoài chợ có ca hát liên miên. Tăng nhứt Lành, Kim Tuyến mầm non...thừơng hay có mặt. Màng vũ Dòng An Giang, tuyệt, do đám nữ sinh Mỹ Nhung Bạch Hoa Hồng Hoa..trình diển. Cô Gấm còn dựng thêm màn vũ Thiên Thai không chê được. Trung học Tam Cần lúc Trà Ôn còn thuộc Trà Vinh cũng xuống góp mặt ở sân Cây gòn. Ngoài chợ thì có Văn Se Thị Mẹo, Nhật Vĩnh, Trúc Phương ( Cầu Ngang) ..tay vổ bình binh cây guitar với những bài Ai nhớ chăng ai, Tình thắm duyên quê, Múc ánh trăng vàng, Lối về xóm nhỏ...Huỳnh Xèo Chính với bài Đò chiều, Những ngày xưa thân ái, Trầm văn Ngoan hát Ai nhớ chăng ai. Phong trào thơ văn cũng rộ nở. Ông Đức phát thơ, vừa ngâm thơ vừa phát thơ, nghỉ học sớm cưới vợ đẹp như tiên, làm thơ, viết văn lưu bút, bích báo hay như văn sỉ. Ông Thọ còm, Ngân móm...làm thơ, đóng kịch thơ chưa có ai hơn. Bạn  Hạnh (+) thường cởi xe đạp từ Chồm hổm qua sông nước mắt 2 dòng mà thành thi sỉ Hàn Giang sông lạnh !. Riêng hai tui thì chuyên môn ghé quán Kim Anh mượn bài hát mới về chép trong nửa tiếng đem ra trả, chép nhạc của chị dày cả gang tay nên chị quen mặt tui và cứ vui vẻ cho mượn chớ chưa bao giờ biết tên tui là gì. Tóm lại thời đó vừa học vừa vô tư vui chơi, có ai biết chuyện ngày sau. Tui vẫn quen thói, tiếp tục lang bang, lội bộ vô Hòa lạc, Sum bua bắn chim, leo cây hái trăm hay trái bù hút, đánh trõng với con nít Miên, chiều ra Nguyệt Hóa đu sau xe đò có giang vìa. Đi ra Vàm bằng ngõ Đầu bờ Kỳ la hay bên lò hột vịt. Khi khác  qua cầu tiệm tương, ghé vườn ổi Mười Hương, ăn chùm ruột ngọt Bầu Vòi với khô cá lẹp, hái mấy trái bần sót trên cây thưa bên đường, ôm bập dừa qua sông... Đi qua Thanh lệ ghé vườn dừa Như Thủy nằm võng, thăm vó bờ rạch một chút, ra ngã ba Đuôi cá tẻ trái vô Sóc Ruộng (Ba Trường) lén ăn cắp móc ngó sen, hái gương sen rồi ra Vàm, nhờ Quý dẫn vô Bần Xà đốn dừa nước. Đi vô Trốt bằng ngõ cầu Long bình, ngang nhà thầy Giả, tới vườn ổi nhỏ mua vài trái vừa cạp vừa đi tới vườn táo, trái táo sao mà dễ thương, cắn nghe giòn rụm, chua nhiều hơn ngọt nhưng rất là thanh. Tới chùa Tầm Phương lên cầu khỉ qua đường dưới, lội vô sóc mua vú sửa, su đũ chín cây, rồi lén bắn dơi chùa Hang bị ông lục rượt chạy thắt cổ. Khi khác đi vô Sóc Cục đốn mai sau chùa Miên, ghé nhà Phi, Dinh , vìa nhà qua xóm tiên cây dầu lớn, còn bé tí mà cũng tập bồi hồi dáo dác. Ngon nhứt là cởi xe đạp lên ao Vuông hò hẹn, tập làm người lớn nhưng cũng chỉ thương nhau bằng mắt, mến nhau bằng lời. Không quên ghé thăm Trần kiên Hứ ở cạnh bờ kinh Ba Se. Có khi đi xuống Chồm hổm, ngang nhà chị Thơ, vô Đầu bờ ghé nhà ông Phật Tử ăn cơm và có lần ngủ lại, sáng thăm Thành Năm Châu. Có lúc đi xa tới  nhà La Tấn Thanh Mỹ bẻ táo, hoặc đi Rạch lọp Hùng Hòa, Long Thới. Còn tại chợ Trà Vinh thì chổ nào mà không có dấu chân tui, tui biết  người ta nhiều lắm mà nhiều người chẳng biết ta. Xuân Sơn xưng sáo, Ẩn Bùi bánh tráng, tóc xỏa Hàn Phong, Đệ Đãm thôi chơi, Tạo Phát bánh mì, Xiếng Tửng Bồng Lai, Thanh Hùng tương hột, Bão Sơn học nhảy, Cương Nhựt cua óp,.v.v. Tui vốn là tay quậy ngầm. Có chút nị mà cứ kiếm cớ ghé tiệm sách Nam Huê để  ngắm cho được chị Hồng Hoàng mới vìa nhà ăn cơm. Lén bắn me Tòa Tỉnh, làm rớt đá vô dinh, bị lính dí bắt đem vô nhốt gần cổng sau, làm bộ khóc hu hu hối cải, nhưng mất gần 3 tiếng đồng hồ sau mới được khoan hồng thả về. Trong lớp cũng đã thành quỷ rất sớm, cùng nhiều đứa chuyền tay nhau trong giờ học, đọc một tuần làm tiên qua Thành Biển, Vĩnh Tường v.v.thì có đứa sờ soạng và hô "petit mais très dure" khiến thầy Trụ để ý, tới phiên tui đang cúi đầu xuống hộc bàn đọc mê mang quên mất giờ Anh văn thì bị thầy tới chổ giựt cuốn tập bí truyền đem cất trong ngăn kéo, tôi mất hồn lẩn vía, hết quậy, quẹo đeo, xanh lét, sợ run không học được suốt buổi; khi hết giờ dạy, thầy rút sách quý ra đọc, bổng mặt thầy đổi sắc, chắc tiêu tùng đời học trò mình rồi, nhưng vụt một cái thầy nhét cuốn sách tiên vô túi quần sau, leo cửa sổ nhảy qua sân vận động, mất tiêu. Hú ba hồn chín vía hai tui. Tui đã thoát nạn. Dầu vậy, tui hết quậy nổi và bị quẹo đeo luôn cho tới bây giờ.

Tới đây đã quá dài dòng. Nói dài nói dai nói dỡ mà ham nói. Nhưng kể tới mai cũng chưa hết chuyện. Sở dỉ tui nói hơi nhiều là để cho hã cơn ấm ức tức tối một chuyện ngày xưa. Ông thầy Nguyễn Tinh Tú kẹo hết sức, tui làm luận văn không khi nào được thầy cho tới 6 điểm trên 20, và cô Đẹp thì còn gắt hơn, cho tui cặp mắt kiến tới 2 lần, cộng thêm cái consigne về tội làm biếng nạp bài luận văn đúng kỳ; mấy cái đó tạo cho Hai tui mặc cảm về văn chương chữ nghĩa dữ lắm. Bởi vậy bây giờ tui viết cho đả, thi rớt đậu hổng sợ, nói cho vơi bớt nỗi lòng mà. Tui còn tập thêm cái mục làm thơ, làm mầm non văn nghệ, giống như  chồi lá non cố lú ra trể tràng từ cái thân cây già cằn cổi đã bị bứng mất rể sắp khô. Cụ thể, tâm tư tui được cô đọng như vầy:

 

Máu tôi là nước Cữu Long,

Thịt tôi là đất Cha Ông đắp bồi,

Xương tôi cây trái đã nuôi,

Trà Vinh là chốn hồn tôi gởi về.

 

Xin cám ơn quý vị và các bạn. Hết nghen. Cúi đầu chào và tự tui vỗ tay trước.