Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

TẢN MẠN

MÙA TRĂNG PHAN THIẾT

Có tiếng ai mơ hồ gọi tôi về Phan Thiết. Phan thiết mùa trăng. Một vầng trăng ai nỡ bỏ quên lơ lửng bên trời, nửa tan thành sóng biếc, nửa ôm núi đồi... Đêm Phan Thiết. Trăng im lặng toả ánh vàng trên biển ngọc dịu êm. Trăng của Bích Khê “Màu trăng không gian như gờn gợn sóng'' hay trăng của Hàn Mặc Tử (1912- 1940): “Trăng tan tành rơi xuống một cù lao”, “Trăng vàng ngọc, trăng ân tình... Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi trăng”...

Gió trăng rơi. Gió thầm thì rất nhẹ như tiếng Hàn Mặc Tử rung lên:

 

“Ôi trời ơi! Là Phan Thiết! Phan Thiết!

Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi.”

 

Bình Thuận, biển và núi choàng bên nhau, uốn lượn, nhấp nhô trên quãng đường gần hai trăm ki lô mét, trung tâm là thành phố biển Phan Thiết, với những khoảng trời xa xanh mờ, biển ngọc biếc, bãi cát trắng mịn êm đềm, núi đồi và động cát màu hồng thần tiên... đã dâng những cảm hứng say sưa, đắm đuối cho hai chàng thi sĩ Hàn Mặc Tử và Bích Khê, những năm 1935 - 1938. Phan Thiết và mối tình tuyệt vọng của Hàn với Mộng Cầm, ướp cho thơ Hàn “Rướm máu” muôn năm còn đọng trong không gian... mãi mãi là một ám ảnh giữa vũ trụ bí ẩn, muôn hồn hoang vu, muôn vì tinh tú xa xăm với thân phận con người.

Phan Thiết bình minh. Tiếng gà gáy lan man trên sóng biển xanh ngọc. Tiếng chim sẻ lích chích chuyền qua những mái phố còn đẫm hương đêm. Tiếng chuông nhà thờ thong thả buông theo mặt trời hồng tỏa bừng sáng rừng đen với biển ngọc cùng những linh hồn lầm lạc. Người ta ùa ra biển, ngàn ngọn sóng vỗ về chở che một ngày mới an vui. Đâu đây, một tiếng thơ, một điệu nhạc ngọt ngào dâng tặng hồn ta:

 

Ôi! Nắng vàng thơm... rung rinh điệu ngọc.

Nhẹ nhàng nhịp nhàng thở đều trong sương...

Đây hồn ngọc thạch xanh sao như tờ...

Nhạc (thơ Bích Khê)

 

Có phải nước biển Phan Thiết xanh màu ngọc đã xây nên một “hồn ngọc” trong thơ Bích Khê, người thơ của Phan Thiết? Và nắng vàng, biển ngọc của Phan Thiết đã đưa chân tôi lên đồi tìm về tháp Chàm u linh một thủa. Toà tháp Chàm gồm ba ngôi cao, thấp, chụm bên nhau sừng sững dưới gầm trời sấm sét, hướng ra biển Đông cuộn trào sóng lớn, nhiều thế kỷ nay vẫn gìn giữ trong lòng nó những huyền bí thâm nghiêm mà ta khó lòng khám phá. Người coi tháp ngỡ tôi đội linh hồn của Huyền Trân công chúa con vua Trần trở về, nên đã trao cho tôi chìa khoá để tự tay tôi được mở cửa tháp vào nơi tôn nghiêm thờ trời đất, thánh thần. Tôi khấn lạy các vị thần và từ từ mở khoá. Cánh cửa gỗ mở ra, một không gian linh thiêng được bao bọc bởi gạch nung xếp thành hình tháp vút lên trời. Chẳng biết có chất keo gì liên kết những hòn gạch đất nung ấy mà chúng ôm chặt vào nhau mấy nghìn năm không rời? Dưới nền đất, một bàn thờ bằng phiến đá xanh hình chữ nhật, dài khoảng một mét, được kê lên hàng gạch, đồ thờ đặt linh thiêng ở giữa, một ngọn đèn dầu đỏ lửa, đôi chân đèn, đôi bát hương, nải chuối, nén nhang quen thuộc...Trải mấy ngàn năm, nét mầu nhiệm linh thiêng không mất. Tôi chắp tay tấu lạy thánh thần, tạ ơn vẻ đẹp trong trẻo của tôn giáo và nghệ thuật, nó mãi mãi sáng tươi như mùa trăng Phan Thiết, toả hào quang, ru vạn hồn xao gợn một thoáng bình an... Phút linh thiêng, nắng vàng tràn ngập không gian hư ảo, gương mặt thiếu nữ Chàm lung linh ẩn hiện. Nàng uốn lượn, lưng ong vờn ánh sáng. Nàng múa nhịp nhớ nhung, xao xuyến. Nàng kéo trăng, sao về sống giữa sương đêm... Bạo tàn và thù hận đã chìm vào hư vô, nhưng thi sĩ chàm, vũ nữ Chàm vẫn đọng đầy toả hương giữa Phan Thiết mùa trăng.

Nguồn tinh khí xa xôi mờ mịt đã dẫn tôi lang thang cùng Phan Thiết mùa trăng, để tôi thấy lại hình bóng vua Chăm. Lịch sử biến thiên. Triều đại này suy tàn. Triều đại khác thay thế. Nhưng văn hoá, hồn người không mất. Dấu tích đền đài, vua chúa vẫn còn đây, nỗi nhớ nhà, thương nước của Huyền Trân công chúa vẫn còn đây bên những cổ vật Chăm. Thầy giáo Nguyễn Quang Kiệu đã cho tôi chiêm ngưỡng vương miện vua Chăm thế kỷ 17 tại gia đình bà Nguyễn Thị Đào và ông Lưu Thái Thủi ở xã Phan Thanh huyện Bắc Bình cách Phan Thiết sáu mươi cây số. Bà Đào là cháu đích tôn của bà Nguyễn Thị Thềm, công chúa cuối cùng của hoàng tộc Chăm, con vị vua do nhà Nguyễn phong để cai trị vùng này. Vợ chồng bà Đào được trông coi một di sản lớn của hoàng tộc Chăm. Những đồ thờ bằng vàng như nải chuối, buồng cau, đồ thờ bằng đồng thau, búi tóc của hoàng hậu bằng vàng, quần áo vua, công chúa, đồ dùng hoàng gia, vũ khí, nhạc khí lễ hội, mũ kỵ binh, bộ lư đốt trầm, tráp, rương, sắc phong của vua Minh Mạng...Tôi ngắm vương miện vua Chăm làm bằng vàng, chạm hình rồng quấn quanh ngọn lửa nhỏ hình trái tim, vươn nhọn trên chóp mũ, hai bên tai phủ kín, thấy nghệ thuật cung đình Chăm oai linh mà chắc khoẻ, đầy mãnh lực và sinh khí, đủ sức tạc vào năm tháng. Trong phòng để di sản khoảng gần năm mươi mét vuông, có một cái triết tượng trưng cho bàn thờ dòng tộc. Triết là bộ hộp làm bằng mây, trong đựng quần áo, dày dép của ông bà may nhỏ lại, trên cái triết có đặt con dao là dòng tộc vua. Ông Thủi kể: “Tôi vẫn mơ thấy ông bà về thăm. Ông bà thương, luôn che chở cho chúng tôi, đồ quí ở đây không ai dám vào lấy cắp". Và ông cùng tôi chắp tay kính cẩn dưới cái triết, khấn nguyện:

 - Kính lạy ông bà, người khách quí này từ nơi xa đến thăm nhà chúng ta, xin ông bà chúc phúc cho người ấy được sống an bình, khoẻ mạnh, đi đường không gặp hiểm nguy...

 Tôi mang theo lời nguyện cầu ấy đi tìm vẻ đẹp của cuộc sống những người Chăm trên đất Bình Thuận.

Anh Thông Điệu, người con của làng Chăm, dẫn tôi về thôn Ma Lâm 3, huyện Hàm Thuận Bắc, nơi có phong trào khuyến học sôi nổi. Thông Điệu có ba con tốt nghiệp cử nhân, anh đã lấy gia đình mình làm gương thức tỉnh bà con "thắt lưng buộc bụng" nuôi con đi học. Có người hỏi anh: "Tôi bán thóc cho con đi học nhưng ra trường nó không biết làm gì?” Anh nói: “Bà con đừng nghĩ con mình học xong sẽ làm ông to bà lớn gì, người có học khi cuốc đất làm ruộng nó biết tính ra đồng tiền lãi, là cuộc sống ấm no rồi''. Thông Điệu thắp lên ngọn lửa làm sống lại nét văn hoá Chăm trong thôn. Anh còn giữ được bản trường ca dân tộc Chăm năm đời truyền lại. Anh thường ngâm đoạn Arida Chămpìni kể về mối duyên tình bị cấm ngăn, thổn thức tiếc buồn, da diết yêu thương và chia ly, nhưng rạo rực ước mơ... Anh bảo: "Đấy là tâm hồn Chăm" và anh dạy cô Thông Thị Bẽo ngâm trường ca đặc chất Chăm. Các chị, các cô mặc trang phục Chăm đón tôi. Chị Thanh Thuỷ hát dân ca Chăm cho tôi nghe, giọng hát ngọt ngào như giấc mơ của chị: "Tình yêu, ôi bao la, trao chiếc nhẫn Mưta. Tình lớn lên như chim liền cánh. Duyên xưa ta vẫn bên nhau, như chim có đôi trên bầu trời..." Tôi làm sao quên được giọng dân ca Chăm hiền dịu, sâu lắng, chất chứa niềm ước ao nuôi con đi học nên người của chị Thông Thị Ngói: "Trời mùa Đông rét mướt, tấm thân này dầu dãi, gian nan, mẹ vì con bao năm tháng đắng cay, mong sao con được học hành... Rồi một ngày mai, trời cao bao la rực sáng..."

Tôi cùng Thông Điệu đến thăm đền Pô Tầm của làng Chăm mới được dân góp sức sửa lại. Nơi đây tưng bừng màu sắc, vang lên tiếng nhạc kinh ngày tế lễ. Làng có cả một bộ nhạc dân tộc Chăm độc đáo: trống ghi năng, kèn saranai, chiêng, trống paranưng... Thông Điệu còn nhiều chuyện văn hoá, lễ hội, phong tục, nghệ thuật, tín ngưỡng Chăm... để nói với tôi. Và tôi còn muốn nghe anh không biết chán...

Ôi! Phan Thiết mùa trăng, quyến luyến tôi từ vẻ mông lung huyền bí của ngôi tháp Chàm, giọng ngâm ấm hồn Chăm cổ xưa với tiếng hát dân ca Chăm hiền hoà... và cả bầu trời mờ xanh toả rạng ngời biển ngọc biếc, trải mênh mông, rộng dài Phan Thiết, đến những cánh đồng lúa, ruộng muối, đồi dương, hàng dừa Xiêm oằn mình trong gió nắng và cát bỏng, chắt nước biển mặn chát thành quả dừa nước mát thơm lành, những gò đồi trắng hoa cây bông, vườn cây thanh long, vườn điều cây xoà bóng mát, quả ngát hương, vườn xoài trái chín ngọt quanh năm... những góc phố thơm mùi nước mắm, mùi cá biển tươi, cá khô, tôm, mực... với những bàn tay cháy nắng, ấm tình bè bạn, những con thuyền đánh cá sơn màu xanh nước biển rủ nhau tụ về Mũi Né như ấp vào lòng mẹ đất...

Phan Thiết mùa trăng. Chiều dần buông. Tiếng chuông nhà thờ rung, thong thả báo một ngày tàn. Chị Hằng mỉm cười lặng lẽ phía trời xa. Thành phố rực ánh điện. Ngoài khơi, đèn câu thuỷ sản lung linh tận chân trời. Trong rừng đồi, xóm ruộng, đèn điện lộng lẫy thắp sáng, thay nắng trời sưởi ấm những vườn cây thanh long, cho hoa kết thành quả trái mùa. Cây thanh long thân lá, màu xanh lá cây rất đậm, khoẻ như loài xương rồng, hoa nở lúc nửa đêm, mỏng manh, trắng trong và thơm tho, tinh khiết, giống hoa Quỳnh. Nhưng thanh long phúc hậu, biết chắt lọc đá, đất, sỏi, nước, nắng trời và sương khuya, nảy ra trái màu đỏ hồng, ngọt thơm tinh hoa của đất cùng người. Quả thanh long Phan Thiết giờ đây đang kiêu hãnh ngự trên bàn tiệc sang trọng của giới thương gia châu Âu, châu Mỹ, đền trả "người lính già đầu bạc" một cuộc sống đủ đầy yên vui, sau một đời chinh chiến...

Phan Thiết mùa trăng. Từng đôi trai gái dìu nhau đi trên bãi cát pha lê dài trắng mịn. Gió thì thào. Sóng rì rào nhè nhẹ. Có còn ai nhìn thấy Hàn Mặc Tử  “Vãi tung thơ lên tận sông Hằng" mà kêu rên thống thiết:

Hỡi Phan Thiết! Phan Thiết!

Mi là nơi ta chôn hận nghìn thu.

Mi là nơi ta sầu muộn ngất ngư

(Phan Thiết ! Phan Thiết!)

Chỉ vì người yêu của thi sĩ đã bỏ đi lấy chồng.

Và con thuyền lá Hàn đã đi từ Mũi Né về Phan Thiết mùa trăng đẹp tựa Đào Nguyên hồi đầu thế kỷ 20 cùng nàng ngắm trăng biển, trời đêm, sóng bạc nhấp nhô, nghe tiếng các vì tinh tú cựa mình... mà mơ về hạnh phúc, tình yêu... như vẫn đang đợi chờ ai đó, cùng với giấc mơ trăng đầy ám ảnh. Nó ám ảnh cả những đôi trai gái từ phương Tây đến, nhưng họ cứ vô tư nắm tay nhau đi đón trăng đêm, và đùa giỡn trên động cát màu hồng, sợ trăng tàn, sao lặn...

Đi giữa mùa trăng Phan Thiết, thầy Kiệu kể với tôi rằng Phan Thiết bị ngủ quên. Rồi một ngày, vào năm 1995, bỗng tiếng cồng, chiêng rú lên khủng khiếp, tiếng trống liên thanh dồn dập, tiếng tù và gầm vang, báo nhật thực. Mặt trời bị bóng đen bao phủ. Mặt trời đen. Và đêm tối hoang vu tràn lên mặt đất... Người ta đổ dồn về Phan Thiết. Cả nhân loại đổ về Phan Thiết ngắm trời đen, biển đen, ngày đen... và nguyện cầu cho ngày mai trời lại sáng... Khi bóng đen đi qua, Phan Thiết choàng tỉnh giấc. Người ta nhận ra Phan Thiết "Hao hao một cõi Đào Nguyên"... Người Mỹ tới xây sân gôn, người Thuỵ Điển về phơi mình trên cát trắng mịn dịu dàng đón nắng biển, các doanh nhân thế giới tìm đến xây khách sạn, mở phòng họp quốc tế... Thiên nhiên Phan Thiết đẹp như một thiên đường, đang vẫy gọi những con người tài năng dâng hiến tình yêu và trí tuệ để xua đi bóng đen còn lẩn khất cạnh những người dân nghèo đã nhiều đời hiến máu xương giữ đất.

Phan Thiết và cả tỉnh Bình Thuận là một vùng du lịch lớn. Bờ biển vòng cong uốn lượn từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh, chỗ nào cũng tắm biển được. Bãi cát bồi tự nhiên, cát trắng mịn, cứ lài lài ra biển nước xanh ngọc, nắng ấm quanh năm, hấp dẫn du khách toàn thế giới. Nhưng tốc độ phát triển của Bình Thuận còn chậm. Vì sao vậy?

Thầy Kiệu nói nhỏ với tôi:

- Bình Thuận đã có chính sách chiêu hiền đãi sĩ, nhưng so với các nơi khác thì chưa bằng, chưa thoáng. Phải làm sao cho các tư nhân náo nức đầu tư, thì mới phát huy được tiềm năng mà thiên nhiên trao tặng, trời đất ban phát.

Còn tôi thì tin rằng người ta đang tới Phan Thiết - Bình Thuận rất đông. Nhưng hỡi con người, đừng tàn phá cảnh Đào Nguyên, hãy giữ gìn Phan Thiết mùa trăng. Trăng của Hàn Mặc Tử, trăng mơ và thực, nhắc nhớ đến thân kiếp con người.