Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

VỀ MỘT BÀI THƠ CHO DÒNG TRÀ GIANG

THÁI TƯỜNG

Sông Trà Khúc, con sông biểu tượng của Quảng Ngãi Núi Ấn Sông Trà – dài không quá 130 cây số ngàn, đã mang trên mình nó những thắng cảnh của một thời vang bóng: Hà Nhai Vãn Độ, Long Đầu Hý Thủy và cùng với Thiên Ấn tạo nên Đệ Nhất danh thắng của tỉnh nhà: Thiên Ấn Niêm Hà.
Cái non sông rất mực hiền hòa:

Ai về xứ Quảng xa xôi,
Nhớ sông Trà Khúc sóng dồi lăn tăn...

Cái non sông đã sản sinh ra những thủy sản đặc biệt: Cá bống, cá thài bai và don, phát nguyên từ vùng núi cao giáp ranh với tỉnh Kontum, chảy qua quận Sơn Hà, xuôi về Đông, làm ranh giới cho 2 quận Sơn Tịnh và Tư Nghĩa, rồi chảy ra biển Đông bằng cửa Cổ Lũy, còn gọi là cửa Đại.
Con sông Trà Khúc thân yêu đó đã hai lần làm bối cảnh cho hai bài thơ dạt dào tình cảm của thi hào Cao Bá Quát:
-Trà Giang Thu Nguyệt Ca.
-Đồng Bùi Nhị Minh Trọng Trà Giang Dạ Bạc.
Trong Đặc San Quảng Ngãi Xuân Kỷ Mão 1999, tôi đã giới thiệu bài thơ "Trà Giang Thu Nguyệt Ca" (Bài Ca Trăng Thu Sông Trà) với 3 bản dịch của các dịch giả: Phan Huy Nhàn, Phước Hải, và Giản Chi.
Trà Giang Thu Nguyệt Ca là một trong mấy bài thơ tả trăng tuyệt vời của Cao Bá Quát, và một người Quảng Ngãi đã được cái diễm phúc nhận lời đề tặng của tác giả họ Cao: Ông Bảo Xuyên. Lần này tôi xin được giới thiệu bài thơ "Đồng Bùi Nhị Minh Trọng Trà Giang Dạ Bạc" (Cùng Bùi Thị Minh Trọng đêm đậu thuyền trên bến sông Trà Khúc).
Cũng giống như trường hợp nhân vật Bảo Xuyên, cho đến lúc này, chúng ta vẫn chưa tìm ra một tài liệu nào có nhắc đến tên tuổi của nhân vật Bùi Nhị Minh Trọng. Trong hoàn cảnh xa xứ hiện nay, cái nhu cầu cần tìm hiểu này lại càng khó khăn diệu vợi!
Căn cứ theo ý thơ của Cao Chu Thần, chúng ta phỏng đoán rằng họ Cao và Bùi Nhị Minh Trọng quen biết nhau chưa phải là lâu lắm:

Đồng du mạn thán phùng tương vãn!
(Bạn cùng chơi với nhau những than hoài là gặp nhau đã muộn!)

Đây là lần thứ mấy Cao Bá Quát đến Quảng Ngãi? Chúng ta không biết được. Nhưng có một điều chúng ta có thể phỏng đoán là hai bài thơ cùng viết về sông Trà Khúc của họ Cao chắc chắn phải được sáng tác ở hai thời điểm khác nhau.
Thời điểm sáng tác của bài thơ Trà Giang Thu Nguyệt Ca thật rõ ràng: một đêm trăng mùa Thu có trăng sáng vằng vặc.
Còn thời điểm sáng tác của bài Đồng Bùi Thị Minh Trọng Trà Giang Dạ Bạc? Chắc hẳn phải là một đêm không trăng:

Tiễn chúc luân tâm lệ tiễn y!
(khêu ngọn đèn, nói chuyện tâm sự mà lệ rảy khắp áo!)

Bởi không có trăng nên mới chịu thắp đèn để hàn huyên tâm sự!
Có một đêm trăng mờ ảo, neo thuyền trên bến Phong Kiều, nhà thơ Trương Kế đời Đường bên Trung Hoa nhìn "lửa đèn trên những chiếc thuyền câu, nhìn những cây phong bên sông" mà thấy lòng mình như chùng xuống một nỗi sầu vô hạn:

Giang phong, ngư hỏa đối sầu miên!
(Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ! – Tản Đà)

Còn Cao Bá Quát cùng bạn đậu thuyền trên bến sông Trà Khúc, trong cái ánh sáng mờ ảo dần dần đi vào đêm, nhìn bãi cát uốn quanh, nhìn khúc sông chảy hiền hòa trước mắt mà tưởng như khúc ruột của chính lòng mình đang quặn thắt tái tê!

Sa hồi giang tự sầu trường khúc!
(Bãi cát uốn quanh, khúc sông trông như khúc ruột quặn đau)

Cái "sầu trường khúc" đó mang tâm sự u uẩn của Vương Xán, Thái Ung.
Vương Xán, tự là Trọng Tuyền, người nước Ngụy thời Tam Quốc, xa quê đi làm quan ở đất Kinh Châu với Lưu Biểu, có làm bài Đăng Lâu Phú (Bài Phú Yên Lầu) nổi tiếng một thời nói lên tình cảm nhớ nhà, nhớ quê tha thiết của mình. Cao Bá Quát cũng đã mang cái tâm sự nhớ nhà, nhớ quê da diết như của Trọng Tuyền.
Và tâm sự của Thái Ung mới chính là cái tâm sự bi phẫn của họ Cao.
Thái Ung, tự là Bá Giai, một học giả nổi tiếng đời Hán Linh Đế. Khi tên Tướng quốc đại gian hùng là Đổng Trác âm mưu cướp ngôi nhà Hán để thu phục nhân tâm, y đã hù dọa buộc Thái Ung ra làm quan cho mình. Cao Bá Quát bất đắc dĩ phải uốn mình ra làm quan cho triều Nguyễn có khác gì Thái Ung phải bất đắc dĩ giữ chức Trung Lang Tướng cho tên phản thần Đổng Trác?
Ôi! Cái bầu tâm sự bi phẫn đó đã được họ Cao thổ lộ cho một người bạn là con dân của miền núi Ấn, sông Trà: Bùi Thị Minh Trọng.

Tiễn chúc luân tâm lệ tiễn y!
(khêu ngọn đèn, nói chuyện tâm sự mà lệ rảy khắp áo!)

Một đêm tiễn bạn trên bến Tầm Dương, một khúc sông Trường Giang chảy qua tỉnh Giang Tây bên Trung Hoa, quan Tư Mã đất Giang Châu là Bạch Cư Dị đời nhà Đường đã than:

Tọa trung khấp hạ tùy tối đa?
Giang Châu Tư Mã thanh sam khấp!
(Lệ ai chan chứa hơn người,
Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh
Phan Huy Vịnh)

Giọt lệ của Bạch Cư Dị đời nhà Đường bên Trung Hoa và giọt lệ của Cao Bá Quát đời nhà Nguyễn bên Việt Nam – hai giọt lệ bi phẫn đa tình của hai bậc thi hào đâu có khác gì nhau!
Sau đây tôi xin lục đăng bài thơ "Đồng Bùi Nhị Minh Trọng Trà Giang Dạ Bạc" để bà con đồng hương chúng ta cùng thưởng lãm:

Nguyên tác: (phiên âm)

ĐỒNG BÙI NHỊ MINH TRỌNG TRÀ GIANG DẠ BẠC
Nhược lãm nguy can tố lãng trì,
Cao sư thôi hoán bạc tiền ky
Sao hồi giang tự sầu trường khúc,
Mộ tĩnh phong như tửu lực vi
Dị địa bất câm Vương Xán cảm,
Đương niên thùy phóng Thái Ung quy?
Đồng du mạn thán tương phùng vãn,
Tiễn chúc luân tâm lệ tiễn y!

Dịch nghĩa:
CÙNG BÙI NHỊ MINH TRỌNG ĐÊM ĐẬU THUYỀN TRÊN BẾN SÔNG TRÀ
Dây mảnh, sào yếu ngược sóng đi rất chậm,
Bác lái dục thuyền đậu vào bến đá phía trước.
Bãi cát uốn quanh, khúc sông trong như khúc ruột quặn đau.
Buổi chiều lặng lẽ, sức gió nhẹ như hơi men phảng phất.
Nơi đất khách khôn ngăn được nỗi cảm của Vương Xán,
Tưởng khi ấy ai đã chịu cho Thái Ung về?
Bạn đồng du những than hoài là gặp nhau đã muộn,
Khêu ngọn đèn, nói chuyện tâm sự mà lệ rảy khắp áo.

Dịch thơ:

Sào non, dây mảnh ngược lâu thay,
Chú lái hò nhau đỗ bến này.
Bãi uốn, sông như sầu quặn khúc,
Tối chìm, gió tựa rượu hơi say.
Thái Ung năm ấy về ai để?
Vương Xán hồn quê rộn lúc này.
Cùng hội, cùng thuyền than gặp muộn,
Khêu đèn tâm sự lệ vơi đầy.
(Theo bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ của cụ Hoa Bằng)