Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

Tết cổ truyền, nhớ lại vài phong tục, tập quán của người dân Kiên Giang

 


Có người đã nhn xét rt xác đáng, đi ý rng Tết bây gi-Tết thi hin đi-ch còn mang ý nghĩa là mt “s kin” vì nó đang mt dn tính truyn thng. Và vì thế, Tết cũng đang ít nhiu gim đi ý nghĩa thiêng liêng ca nó. Đu năm, gi li chút nét xưa không hn là hoài c, mà là đ nhng người tr tui và bn bè năm châu hiu thêm v nhng giá tr ca ngày Tết c truyn ca con người Kiên Giang…
Nếu làm một liệt kê về những phong tục, tập quán thì thật không dễ, vì rất rất nhiều. Ở đây chỉ điểm lại vài nét chính mà thôi.
         Lì xì
Tết là thời điểm đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ trong vòng tuần hoàn bất tận của thời tiết, ở đây là bốn mùa trong năm. Đồng thời, là điểm khởi đầu cho một “chuyến hành trình” dài 365 ngày mới của trái đất trong vũ trụ, của con người trong thiên nhiên. Tất thảy thời gian một năm mới đang chờ đợi con người ở phía trước. Vì là tương lai, cho nên người ta không dám chắc mọi chuyện đều diễn ra suông sẻ, tốt đẹp. Cho nên Tết là thời điểm thích hợp nhất để gia đình sum họp. Đây là một dịp hiếm hoi để mọi thành viên trong từng gia đình định hướng cho công ăn, việc làm,… vào năm mới. Sự định hướng đó luôn trên cơ sở của việc nhìn nhận, đánh giá lại những thành, bại của năm cũ. Có như vậy mới mong tránh được những sai lầm trong thời gian sắp tới. Không chỉ là chuyện làm ăn, mỗi thành viên trong gia đình, tuỳ theo vai vế và tuổi tác sẽ bày tỏ những  mong ước riêng. Người lớn, nhất là người cao tuổi, luôn mong muốn mình sống được lâu hơn để nhìn thấy con mình thành đạt trên đường đời, bầy cháu thơ dại mau chóng trưởng thành. Trẻ con thì mong cho cha mẹ, ông bà khoẻ mạnh (để có chỗ dựa tinh thần), mong cho mình mau khôn lớn, bằng chị, bằng anh để được tự lập và thực hiện những mơ ước của mình. Từ đó, Tết xưa mới có tục “lì xì” và mừng tuổi.
Bản thân của từ này đã chỉ ra rằng nó có nguồn gốc từ tiếng Hoa. Tục lệ lì xì vào ngày Tến cổ truyền du nhập vào nước ta từ xa xưa. Do ý nghĩa của nó nên được người Việt chấp nhận và Việt hoá dần cho đến ngày nay. Duy chỉ có cái tên là không thay đổi. Lì xì là một hình thức người (đối tượng) này gửi gắm tình cảm, kỳ vọng vào người (đối tượng) kia nhân dịp đầu năm mới. Thông thường thì những người ngang hàng (đồng vai vế) không lì xì cho nhau, mà chỉ có người lớn, người bề trên mới lì xì cho người dưới. Tết đến, đối tượng được lì xì nhiều nhất là trẻ em.
Sáng sớm ngày mùng Một Tết là thời điểm thích hợp để lì xì. Ở các gia đình “tam đại đồng đường” (ba thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà) xưa kia, việc lì xì diễn ra thành hai đợt. Đầu tiên là các cháu sẽ đến mừng tuổi ông bà để được nhận lì xì. Kế đến là con cái mừng tuổi cha mẹ. Cuộc lì xì diễn ra nhanh chóng, vui vẻ và vô cùng ấm cúng. Người lớn sẽ ngồi trang trọng trên một chiếc ghế, con cháu đứng sắp hàng ngang trước mặt để mừng tuổi. Tuỳ theo vai vế trong gia đình cao hay thấp mà tuần tự từng người sẽ đứng ra mừng tuổi ông bà, cha mẹ, người vai vế cao nhất trong bầy con cháu luôn là người đầu tiên.
Người mừng tuổi sẽ bước lên trước mặt người lớn để nói câu chú đã học nằm lòng: “Năm cũ bước qua năm mới, con chúc cho ông(hoặc: bà, cha, mẹ) sống bách niên giai lão”. Sau câu chúc đó, người được mừng tuổi sẽ rút bao lì xì (thường được làm bằng giấy màu đỏ, bên trong đượng ít tiền mới) để tặng lại con cháu xem như ban cho cái lộc có thể mang đến cho người nhận sự may mắn suốt năm.
         Chia sẻ sản vật cho nhau
Ngày trước, khi mà nền kinh tế nông nghiệp còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, người dân vùng nông thôn Kiên Giang thường có tập quán chia sẻ với nhau những sản vật thu hoạch được.
Chia thịt
Vào mấy ngày giáp Tết, trong một xóm thường có vài nhà làm heo để “chia”. Chia ở đây không phải là tặng không, nhưng cũng khác với bán. Nếu bán là trao hàng, lấy tiền ngay thì kiểu chia thịt lại mang tính đổi chác hàng hoá.
Người ta chọn ra một hoặc hai con heo to nhất trong chuồng để làm thịt. Vào đêm hôm trước, người chủ nhà đã đi khắp xóm báo tin về việc chuẩn bị làm thịt con heo của mình để mọi người  chuẩn bị sáng sớm đến chia thịt về nhà ăn Tết. Heo được làm vào lúc gần sáng, đến hừng đông thì xong. Sáng ra, người trong xóm bắt đầu kéo đến chia thịt. Thịt được cắt, cân và giao cho mọi người theo yêu cầu. Nếu ai có tiền thì trả trước cũng được. Nhưng nếu chưa có tiền mặt thì người chủ sẻ ghi vào sổ và tính bằng lúa. Đấn mùa vụ thu hoạch mới, người chủ thịt sẽ đến từng nhà thu lúa về theo trị giá ngay thời điểm chia thịt. Việc chia thịt không chỉ diễn ra trong thời gian giáp Tết, mà còn suốt trong năm, nhất là vào giai đoạn thời tiết không thuận lợi cho việc tìm thực phẩm (chủ yếu là cá) trên đồng.
“Đi Tết”
Đi Tết là một nét đẹp khác trong tập quán của người dân Kiên Giang. Ý nghĩa của nó là tặng nhau quà cáp nhân dịp xuân về, Tết đến.
Ai có gì xem là quí và có ý nghĩa thì tặng nấy. Chủ yếu cũng là các loại nông sản, thực phẩm thu hoạch được sau vụ mùa cuối năm cũ. Món quà phổ biến nhất là bánh tét và bánh phồng nếp. Đây là những món tự làm từ nguồn thực phẩm (nếp,  đậu, chuối, thịt heo,..) cây nhà lá vườn. Nhà ai cũng quết bánh phồng, gói và nấu bánh tét. Đêm giáp Tết, trong cái không khí se lạnh còn vươn lại của mùa gió bấc, cả nhà quây quần bên bếp lửa hồng chụm bằng củi nấu bánh tét rất vui. Thường thì trẻ con không thể chờ được cho đến khi bánh chín, mà chỉ còn người phụ nữ trong nhà thức gần suốt đêm để canh lửa và châm thêm nước cho đến lúc vớt ra. Sáng sớm hôm sau, nhà ai cũng cho bánh vào giỏ mang đi biếu bà con, người thân, bạn bè. Nhà nào cũng vậy.
Ngoài bánh, người ta còn đi Tết những sản vật khác như cá (cá đồng loại to vừa chụp đìa xong), khô (chủ yếu là khô cá sặc rằn, loại có thể dùng làm thức nhấm với rượu đế, nhưng cũng dùng để uống với trà),…
Những quà biếu đơn sơ nầy thật sự là cả tấm lòng của người tặng. Nó thể hiện cái thảo (mà người dân Nam bộ hay gọi là “thảo ăn”) và sự tôn trọng đối với người nhận.
         Lời Kết
Ngoài ra, còn nhiều phong tục, tập quán khác được thể hiện trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc mà báo chí, sách vở đã nhắc đến nhiều, ở đây không nhắc lại. Chỉ vài nét vừa kễ cũng thấy Tết trước đây vài mươi năm so với bây giờ đã khác. Những phong tục, tập quán thì vẫn có hình thức gần giống như vậy, song mục đích và ý nghĩa đã bị thay đổi đi nhiều. Lì xì và đi Tết dần trở thành cơ hội để người ta mưu cầu những lợi ích riêng, nhất là đối với người chủ của món quà là cán bộ, công chức ở cơ quan Nhà nước (đến nổi Chính phủ, chính quyền tỉnh phải lên tiếng và có chỉ thị điều chỉnh về vấn đề này). Ngoài xã hội, ngay cả với trẻ em hiện nay, lì xì cũng mặc nhiên trở thành cơ hội để kiếm thật nhiều tiền. Đã có không ít chuyện dở khóc, dở cười khi trẻ em…chê người lớn tại sao tiền trong phong bì lì xì quá ít.  
Chia thịt là một hình thức giúp đở nhau rất hay của người nông dân Kiên Giang, khi mà nền kinh tế hàng hoá chưa phát triển, việc tiêu thụ nông sản là hết sức khó khăn, trong khi mức sống của người dân chưa cao, thu nhập thấp. Ngày nay hình thức này hầu như không còn tồn tại nữa do kinh tế của từng gia đình ở nông thôn đã khá hơn nhiều.
Trần Ngọc Nghị