Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

VỀ THĂM RẠCH GIÁ

NGUYỄN LONG HỒ
Vừa chiếm xong Nam Kỳ, Pháp cắt 4 quận của tỉnh Hà Tiên là Long Mỹ, Giồng Riềng, Gò Quao (Kiên Hưng) và Kiên Giang (Châu Thành) để thành lập tỉnh Rạch Giá, tỉnh lỵ đặt tại quận Châu Thành (xã Vĩnh Thanh Vân). Tỉnh Rạch Giá nằm cách Sài Gòn khoảng 250 cây số về phía Tây Nam. Tuy mới thành lập từ thời Pháp thuộc, Rạch Giá đã vươn mình lớn mạnh về mọi mặt, với một bờ biển dài chạy từ biên giới Việt Miên đến vùng Thới Bình của tỉnh Cà Mau. Về địa thế, Rạch Giá nằm trong vùng cực Tây Nam của Nam Kỳ, chạy dài theo vịnh Thái Lan. Về vị trí thời đó thì phía Bắc Rạch Giá giáp Hà Tiên, Nam giáp Bạc Liêu, Đông giáp Sóc Trăng, Cần Thơ, Long Xuyên và Châu Đốc, phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Thuở ấy Rạch Giá đất rộng người thưa, năm 1880 toàn tỉnh Rạch Giá chỉ có khoảng 235.000 người, đa số là người Việt, kế đến là người Khmer và người Hoa. So với Hà Tiên thì Rạch Giá sanh sau đẻ muộn. Lúc Hà Tiên đã trở thành nơi đô hội với phố thị sầm uất thì Rạch Giá hãy còn là một làng chày nghèo nàn ven biển không ai ngó ngàng gì tới. Tuy nhiên, Rạch Giá được thiên nhiên ưu đãi về mọi khía cạnh. Rạch Giá có một bờ biển dài, ngoài khơi lại có thêm đảo Phú Quốc và một số hòn đảo khác trong vịnh Thái Lan nên Rạch Giá rất mạnh về mặt hải sản, nổi tiếng nhất là khô, cá, mắm, tôm và tép... Ngoài ra, đất đai phía Đông và phía Nam của Rạch Giá, tuy chưa được dẫn thủy nhập điền đúng mức, vẫn là những cánh đồng lúa bạt ngàn và hàng năm sản xuất lúa gạo dư dùng trong tỉnh mà còn xuất cảng lên Sài Gòn và các vùng phụ cận nữa. Trước và trong thời Pháp thuộc, rừng rậm Rạch Giá hãy còn hoang vu, với khu rừng sác chạy dài từ vàm sông Cái Lớn đến Thới Bình, một vùng toàn là những cây mắm, giá, cóc, và những loại cây tạp mọc chen lẫn với rừng tràm không có giá trị công nghệ cao. Thậm chí có nhiều vùng ở miệt sông. Cái Lớn và Tân Bằng Cán Gáo hãy còn rất nhiều cọp và voi. Sau khi kinh Cán Gáo được đào vào khoảng cuối thế kỷ thứ 19 thì voi vùng này không còn đất dung thân nên phải di tản về miệt Phụng Hiệp và Sóc Trăng. Hồi còn Nam Kỳ Lục Tỉnh thì việc di chuyển bằng đường bộ từ Gia Đình về Rạch Giá Hà Tiên phải mất trên một ngày một đêm (hơn 24 giờ), tuy nhiên, năm 1920, người Pháp cho sửa sang con đường đất đỏ từ Long Xuyên đi Rạch Giá, và cho bắt chiếc cầu Quay ngang sông Cái Lớn nên sự đi lại thuận tiện và dễ dàng hơn trước nhiều. Ngay khi thành lập tỉnh lỵ tại xã Vĩnh Thanh Vân, người Pháp cho xây dựng thị xã Rạch Giá theo kiến trúc Tây phương. Năm 1922, họ cho sửa sang lại cảng Rạch Giá, tuy rộng rãi và không có sóng gió, nhưng lại nhiều bùn và mau bồi lấp, nên cảng cũng không mấy thuận tiện cho tàu bè lớn. Các tàu buôn từ Hương Cảng và Tân Gia Ba thường ghé lại cảng Rạch Giá để bán những hàng vải tơ lụa, máy móc, và mua lại cá khô, tôm khô và gạo đem về. Mãi đến năm 1954, có thể nói đất đai Rạch Giá hãy còn là một khu rừng tràm mênh mông, đất trũng và ủng đầy phèn, cách xa bờ biển vài chục cây số vẫn còn là những rừng tràm trầm thủy, đặc biệt là vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ. Vùng U Minh Thượng nằm bên tả ngạn sông Cái Lớn là những khu rừng chồi, không rậm rạp lắm. Trong khi vùng U Minh Hạ nằm bên hữu ngạn sông Cái Lớn, vùng ven biển chạy dài tới Cà Mau, là những khu dày đặc với rừng tràm. Có thể nói toàn miền Tây Nam phần không có gỗ quý nên dân chúng trong vùng tận dụng tài nguyên sẵn có, họ dùng những cây tràm, đước, cóc, vẹt... cho tất cả mọi nhu cầu của họ, cây nhỏ thì làm củi, cây vừa vừa làm than, cây lớn thì làm cột cất nhà. Rạch Giá có hai con sông lớn là sông Cái Lớn và sông Cái Bé, chảy từ vùng đất thấp phía Đông đổ ra vịnh Thái Lan, sau đó hợp lưu trước khi đổ ra biển tại vàm Rạch Giá. Ngọn sông Cái Lớn trước khi chảy qua Sóc Trăng nó chia làm những nhánh nhỏ và cạn chảy qua Hậu Giang với những nhánh nhỏ. Hồi đó người Miên sống biệt lập trên những giồng đất cao nằm giữa hai dòng dông Cái Lớn và Cái Bé, như những ốc đảo hoang vu, chung quanh là rừng rậm che kín với đầy dẫy những muỗi mòng, rắn rít và thú dữ. Mãi cho đến bây giờ dân chúng vùng Thủy Liễu (Cái Bần) vẫn còn ngâm nga những câu ca dao thời cha ông đi mở nước.
"U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp tha."
Những câu ca dao tuy đơn giản nhưng chứa đựng một trời gian khổ mà cha anh chúng ta đã phải kinh qua trên đường đi mở nước tìm sinh lộ cho cháu con sau này. Có nhiều người đã hy sinh cả một đời, một đời không thấy đâu là no ấm, cứ thế mà họ rày đây mai đó trên những chiếc ghe, chiếc thuyền, họ đi và đi mãi cho tới khi nào họ tìm được một mảnh đất khả dĩ có thể lập nghiệp cho con cháu họ về sau này. Những phấn đấu ngày ấy của cha anh chúng ta chính là sự ấm no hạnh phúc của chúng ta về sau này.
Trước thời Nguyễn Ánh, dân vùng Rạch Giá sống co cụm trên các gò cao dọc bờ sông Cái Bé, trong đó có chợ Rạch Giá sau này (thuộc tổng Kiên Định), bên bờ sông Cái Lớn thì lập tổng Thanh Giang. Ngay từ thời Mạc Cửu mới đến khai khẩn vùng này, vì cảng Hà Tiên quá cạn nên cảng Rạch Giá luôn luôn tấp nập với các tàu buôn Tân Gia Ba, Hương Cảng, và Hải Nam... Thời đó Rạch Giá bao gồm một vùng rộng lớn chạy dài đến mũi Cà Mau (Long Xuyên là tên cũ của Cà Mau). Trước thời Pháp thuộc, Rạch Giá không có đường bộ, mà dân chúng chỉ vận chuyển hàng hóa hay nông phẩm qua những kinh rạch chằng chịt mà cạn, về mùa nắng ghe thuyền không đi được nên người ta phải dùng trâu kéo cộ trên những con đường mòn chạy dọc theo những đường nước này. Lúc Mạc Cửu đến khai khẩn đất hoang tại vùng này, có nhiều người Triều Châu và Phước Kiến đi theo, họ định cư ở những vùng đất giồng, chuyên môn làm rẫy, họ trồng rau cải, còn số khác thì làm ruộng. Trước khi có những kinh đào thì đa số dân chúng trong tỉnh phải hứng nước mưa dự trữ cả năm, hoặc đào giếng trên các giồng cao rồi gánh về xài. Hồi lưu dân Việt Nam mới tới vùng này khai khẩn đất hoang họ phải ra ngoài hòn Tre để lấy nước suối về xài. Đến khi Thoại Ngọc Hầu đào kinh Thoại Hà từ Long Xuyên qua Rạch Giá, nước ngọt từ Hậu Giang bắt đầu chảy tới Rạch Giá, nên vấn đề nước ngọt không còn là vấn đề nan giải nữa. Trước khi được dẫn thủy nhập điền với kinh đào ngang dọc, thì nguồn lợi chính yếu của Rạch Giá là mật ông (lúc đó chính phủ phân ra từng lô rừng để đấu giá mật ong). Nguồn lợi kế đó là sân chim mênh mông của Rạch Giá. Năm 1889, vì thấy Rạch Giá không mang lại nguồn lợi nào đáng kể nên chính phủ thuộc địa Pháp cho sáp nhập tỉnh Rạch Giá vào Long Xuyên cho đỡ tốn kém ngân sách. Nhưng đến khi Rạch Giá được dẫn thủy nhập điền đúng mức nó mang về một nguồn lợi rất lớn về sản xuất lúa gạo, Rạch Giá lại được tách mở trở ra làm tỉnh. Lúc đó chánh phủ thuộc địa lại cho vét con kinh Thoại Hà nên dân các vùng Vĩnh Long, Cần Thơ và Long Xuyên không còn đất hoang để khẩn nữa nên họ đổ xô về Rạch Giá khẩn đất. Mặt khác chính phủ thuộc địa cũng cho lót đá xanh dọc theo bờ biển để giữ không cho đất lở. Sau khi vét lại con kinh Thoại Hà thì phương tiện giao thông đường thủy từ Rạch Giá về các tỉnh miền Tây tiện lợi hơn nhiều, cứ hai ngày là có tàu Lục Tỉnh từ Sài Gòn về Rạch Giá. Vào khoảng năm 1920 thì Rạch Giá đã phát triển lớn mạnh hơn trước nhiều, hàng hóa từ Xiêm (của Anh và của Xiêm) như vải sồ được đưa vào Việt Nam qua cảng Rạch Giá, rồi mua về hồ tiêu và cá khô, còn tàu từ Hải Nam thì chở đến đồ sành sứ, vải vóc, thuốc Bắc, trái cây khô, chăn mền, và họ mua về gạo, nước mắm, cá khô, mắm ruốc, mật, sáp ong... Ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, đa số ruộng đất quanh vùng Rạch Giá đã được nâng lên hàng ruộng tốt, mỗi công đất (1.000 mét vuông) thường cho ra hai hay ba chục giạ lúa mỗi mùa mà không cần phải bón phân gì cả. vì đất đã phì nhiêu lại được mấy con kinh vừa mới đào vét xả phèn. Khi mãn mùa gặt, nông dân thường đốt đồng, nghĩa là đốt những gốc rạ và cỏ khô còn sót lại trên đồng, rạ và cỏ cháy trên đất có khi liên tiếp cả 10 ngày, đất vừa cháy hóa ra một loại phân tro mầu mỡ, rồi đến tháng 10 hay tháng 11 âm lịch, dân Rạch Giá còn trồng dưa hấu, dưa leo, bí đao, bí rợ ngay trên những mảnh ruộng vừa mới đốt, không cần phải chuẩn bị đất đai gì cả, thế mà nếu trúng mùa dưa, thì nông dân dư ăn dư để cho cả năm sau. Còn những ai lười biếng thì sai khi gặt lúa xong họ cứ cho đất cũng ở không chơi như họ, chờ tới mùa sau cả đất lẫn người việc ai nấy tiếp tục. Nói là để cho đất ở không, chứ thật sự đất nào chịu ở không, vì không ai làm gì thì những bụi khóm dại vẫn mọc lên và cho trái như thường.
Tuy nhiên, về sau này những nhà máy xay lúa ở Sài Gòn Chợ Lớn được dựng lên, họ xay lúa bằng máy và xuất cảng thẳng qua Hải Nam và Hương Cảng bằng những thương thuyền lớn nên rẻ hơn gạo Rạch Giá, vì vậy mà sinh hoạt cảng Rạch Giá từ từ giảm sút. Năm 1907, người Pháp bắt dân làm xâu để đắp đá ong và đất hầm con đường từ Rạch Giá đi Hòn Đất, nhưng sau đó thấy con lộ không mang lại lợi ích về kinh tế nên không phát triển thêm. Cùng năm đó họ cho đắp con đường Rạch Giá đi Minh Lương (khoảng 15 cây số) cũng trải bằng đá ong và đất hầm, tiếp theo là lộ đá ong từ Minh Lương đi Kiên Hưng (Gò Quao), qua Long Mỹ (sau này thuộc tỉnh Chương Thiện) và cùng năm đó thì quận Long Mỹ được thành lập. Long Mỹ nằm trên ngọn sông Cái Lớn, giáp ranh với vùng Cần Thơ và Phụng Hiệp, tiếp theo là quận Gò Quao (nằm bên bờ sông Cái Lớn) được thành lập. Và liên tiếp những năm sau đó là quận Giồng Riềng nằm bên bờ sông Cái Bé cũng được thành lập. Năm 1908 thì người Pháp bắt đầu làm con đường từ Rạch Giá Cần Thơ (lộ đá tráng nhựa). Về giao thông đường bộ, liên tỉnh lộ chạy từ Cần Thơ qua Long Xuyên đến Rạch Sỏi, qua Rạch Giá, Hòn Đất, Kiên Lương và lên tận Hà Tiên. Từ Rạch Sỏi có tỉnh lộ 61 đi Minh Lương và Gò Quao. Từ Minh Lương có tỉnh lộ 63 đi An Biên rồi xuống vùng U Minh Thượng, Vĩnh Thuận rồi đi về Cà Mau. Từ Gò Quao (Kiên Hưng) có tỉnh lộ 691 đi Vĩnh Thuận. Tính đến năm 1945 thì Rạch Giá đã nghiễm nhiên trở thành một trong những tỉnh trù phú nhất miền Tây với số lúa gạo sản xuất vượt xa mấy tỉnh khác. Ngoài ra, Rạch Giá còn những đặc sản khác mà những tỉnh lân cận không có như mật ong, sáp, tôm khô, cá khô, đặc biệt là sáp, một nguồn lợi không nhỏ đã làm cho Rạch Giá nổi tiếng. Tuy nhiên, đến năm 1904, sau trận bão năm Thìn, đa số rừng tràm ở Rạch Gía bị ngã sập, ong không còn chỗ dung thân nên di chuyển qua các vùng Đồng Tháp và Cà Mau, vì thế mà nghề lấy mật và sáp ong từ từ biến mất trong vùng Rạch Giá. Cũng như các vùng khác ở đồng bằng sông Cửu Long, toàn vùng Rạch Giá từ Hà Tiên xuống tận Thới Bình, vào mùa mưa thì nước ngập tràn rừng tràn đồng, cá cũng theo đó mà đi lên rừng hay lên đồng, nhưng khi nước vừa rút là chúng cũng tìm cách rút theo ra các sông rạch, nên vào mùa gió chướng các kinh rạch trong vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ tràn ngập cá tôm đủ loại, nên ngoài nghề chính của dân trong tỉnh là làm ruộng, với những luồng cá rất lớn với nhiều loại cá ngon, dân Rạch Giá còn sản xuất đủ thứ cá tôm nước ngọt và nước mặn như cá chép, cá he, cá lóc, cá trê, cá thu, cá chim, cá bạc má, cá thiều, v.v... Nước mắm Phú Quốc chẳng những nổi tiếng trong nước mà còn nổi tiếng tại nhiều nước khác trong vùng. Vào thời Pháp thuộc, dĩ nhiên là họ ưu tiên cho người Pháp được tự do khai khẩn đất hoang, nên đã xảy ra rất nhiều vụ cướp đất đã khẩn từ trước của những người lương dân chỉ một đời lam lũ, chất phát, không biết nhiều về luật lệ, hễ thấy chỗ nào có đất hoang là đến khẩn, chứ không dè bọn Tây và bọn cường hào ác bá đã có giấy khẩn trong tay, chúng đợi cho người ta khẩn xong, có huê lợi là chúng nhào vô cướp giựt đất của lương dân, bên cạnh đó lại thêm nạn làm cố công của tá điền, nào là sưu cao thuế nặng, nào là cướp công bóc lột, một khi đã là tá điền rồi thì phải cha truyền con nối làm tá điền mà cũng không đủ trả nợ cho chủ, thật là một thời nô lệ với không biết bao nhiêu là ức hiếp bất công. Chính vì thế mà người dân Rạch Giá thời đó nói riêng, và cả vùng U Minh nói chung, chỉ sinh sống bằng hai nghề mà người thời đó cho là oan nghiệt nhất: "Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm hà bá". Họ cũng không được phép làm những chuyện ấy một cách công khai đường hoàng chánh chánh, mà phải làm lậu, làm trốn thuế, làm trốn sưu cao thuế nặng của chính quyền thuộc địa đương thời. Họ vào rừng đốn củi lậu, họ vào vuông bắt cá lậu (thời đó nhiều nơi làm lúa không mấy khá nên các chủ điền đắp bao ngạn, gọi là vuông, quanh đất mình, đến mùa nước nổi thì cá vô ở, đến khi nước rút cá không chịu ra, cứ thế mà nước cạn dần là họ tát đìa bắt cá). Nói về đánh lưới biển thì chỉ những người khá giả có ghe mới ăn nên làm ra được, còn những người đi "bạn" (đi theo làm công) thường thì bị bóc lột, nên chỉ khi nào lưới trúng mới có ăn, chứ lưới thất là cả nhà phải đói. Họ sống lây lất đói khổ ngay trên những mảnh đất phì nhiêu của họ. Nếu họ để cho nhà cửa xơ rơ, đất đai hoang dại thì không ai nhào vô giành giựt, tức thì có kẻ trừng bằng khoán ra giành quyền sở hữu. Thật là tội nghiệp cho dân tình của một nước mất chủ quyền! Bắt đầu từ thời đệ nhất Cộng Hòa, chính quyền cho xây dựng nhà máy xi măng Hà Tiên với phẩm chất không thua gì xi măng Đài Loan hay Nhật Bản. Ngoài ra, chánh quyền còn nâng đỡ nông dân trong việc canh tác, và ngư dân trong việc đánh bắt cá, nên Rạch Giá đã vươn lên phát triển rất mạnh. Hiện nay Rạch Giá là một trong những tỉnh phồn thịnh nhất của Nam Kỳ. Sau năm 1975, chánh quyền Cộng Sản phân chia lại địa phận nên Rạch Giá hiện nay với diện tích trên 6.269 cây số vuông và dân số 1.565.900 người, khoảng 85% là người Việt, người Khmer chiếm khoảng 12%, người Hoa chỉ 3% nhưng họ nắm hầu hết những then chốt kinh tế trong tỉnh. Tỉnh Rạch Giá hiện nay bao gồm các quận Kiên Lương, Hòn Đất, Tam Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao (Kiên Hưng) , An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Phú Quốc (quần đảo Phú Quốc, ngoài khơi Rạch Giá có trên 100 đảo nhỏ và hòn khác. Vùng biên giới Hà Tiên - Cao Miên dài khoảng 54 cây số, trước kia thì dòng kinh Vĩnh Tế là biên giới giữa hai nước, nhưng hiện nay biên giới đã chạy sâu vào nội địa Miên khá xa.
Rạch Giá có nhiều địa danh nổi tiếng ngay thời đầu cuộc Nam tiến, khi Mạc Cửu và quyến thuộc của ông đến khai phá đất Hà Tiên, như U Minh Thượng, U Minh hạ, Hòn Đất, Phú Quốc, Hà Tiên v.v... Thiên nhiên chẳng những ưu đãi Rạch Giá về mặt kinh tế, mà còn ưu đãi về danh lam thắng cảnh nữa như non nước hữu tình của vùng Hà Tiên, biển trời mênh mông của vùng Phú Quốc. Ngoài ra, Rạch Giá còn rất nhiều đền chùa và các di tích lịch sử khác. Ngay tại phường Vĩnh Khang trong thị xã Rạch Giá, có đền thờ vị anh hùng chống pháp Nguyễn Trung Trực. Ông nổi tiếng trong trận phóng hỏa Espesrance trên sông Nhật Tảo năm 1861, và đánh thành Kiên Giang năm 1868, khi bị Pháp bắt ông đã dõng dạc tuyên bố một câu bất hủ "Chừng nào nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây". Hiện tượng đài của ông được dựng lên ngay giữa trung tâm thị xã Rạch Giá.
Nói đến Rạch Giá Hà Tiên mà không nói đến Phú Quốc và những quần đảo nhỏ xung quanh vùng quả là một thiếu sót lớn. Phú Quốc là một đảo lớn với diện tích khoảng 573 cây số vuông (khoảng diện tích quốc đảo Tân Gia Ba), nằm trong vịnh Thái Lan. Thị trấn Dương Đông nằm ở phía Tây của trung tâm đảo, cách thị xã Rạch Giá khoảng 120 cây số, nhưng cách Hà Tiên chỉ vào khoảng 45 cây số. Dương Đông vừa là thủ phủ của Phú Quốc, mà cũng là cảng cá lớn nhất trên đảo. Tại đây có phi trường Phú Quốc, có thể nối liền với các phi trường Rạch Giá, Sài Gòn, Tân Gia Ba, Nam Vang... Tại Dương Đông có thắng cảnh Dinh Cậu, vì đa số dân Phú Quốc đều làm nghề hạ bạc nên vào khoảng năm 1937 họ đã dựng lên một đền thờ để mong được sự che chở của Thần Sóng mỗi khi họ gặp phải sóng to gió lớn. Dinh Cậu hiện vẫn còn giữ được những nét kiến trúc cổ trông rất uy nghiêm hùng vĩ. Quần đảo Phú Quốc gồm 22 đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là lớn nhất với diện tích khoảng 573 cây số vuông (gần bằng diện tích đảo Singapore), chiều dài từ Bắc chí Nam của đảo khoảng 50 cây số, chiều rộng nhất ở Bắc đảo rộng khoảng 25 cây số. Trên đảo là một quần thể bao gồm 99 ngọn núi lớn nhỏ. Dân cư khoảng 50.000 người. Về phía Đông Bắc đảo có suối Tranh, dài khoảng 16 cây số. Đây là dòng suối nước ngọt, bắt nguồn từ Hàm Ninh với nhiều dòng suối nhỏ, chảy từ các khi núi, len lỏi qua các thảm cỏ xanh rì, sau đó nhập vào một dòng chính để thành con suối lớn, suối chảy hiền hòa bên cạnh những phiến đá nối tiếp nhau đến mút tầm mắt. Về phía Nam của trung tâm đảo là dòng suối Đá Bàn, tuy không dài như duối Tranh, nhưng phong cảnh Đá Bàn thơ mộng với nước chảy róc rách quanh năm, phong cảnh hữu tình thơ mộng. Dọc theo hai bên bờ suối là những tảng đá phẳng lì, với cây cối và nước chảy len lỏi trong các khe đá. Lòng suối Đá Bàn khá sâu nên về mùa hè người ta có thể đến cắm trại, bơi lội và vui chơi hội hè tại đây. Bên trên bờ suối là vô số những cây sâm và rất nhiều loại lan rừng. Về phía Nam đảo còn có những bãi biển rất đẹp như bãi Sao, bãi Khem và bãi Trường. Bãi Khem cách An Thới khoảng 5 cây số và cách Dương Đông khoảng 25 cây số. Đây là một bãi cát vừa trắng vừa mịn, tuy nhiên, chen lẫn những bãi cát là những ghềnh đá nhấp nhô. Ven bãi Khem là những bãi cỏ xanh mượt, xa xa phía trên là những khu rừng già nguyên sinh. Ngoài ra, một bờ biển dài trên 20 cây số chạy dài từ Dinh Cậu xuống Tàu Rũ, gần An Thới với toàn cát vàng, nằm thoai thoải dọc theo bờ biển là nước biển xanh rờn và nhiều loại rong biển đủ màu đủ sắc. Ngoài vùng núi đồi, Phú Quốc còn được thiên nhiên ưu đãi với trên 37.000 mẫu rừng chưa khai khẩn với nhiều gỗ quý và muông thú. Bờ biển và vùng biển quanh đảo, không cần đi đâu xa, cũng đủ cung ứng cho dân trong vùng một nguồn hải sản vô tận. Chính những ngư phủ Thái Lan mà còn phải thèm thuồng về số lượng cá tôm vô hạn trong vùng quần đảo Phú Quốc, nên họ đã nhiều lần xâm nhập để đánh bắt lén cá ở vùng này. Khỏi phải nói nhiều, nước mắm Phú Quốc đã nổi tiếng từ lâu lắm rồi, với độ đạm trên 40% và số lượng sản xuất trên 6 triệu lít mỗi năm. Hiện tại Phú Quốc có trên 2000 tàu đánh cá với sản lượng đánh bắt gần 40.000 tấn mỗi năm. Về phía Nam đảo là cảng An Thới, cảng Hòn Thơm, là nơi cập bến thuận tiện của tàu bè trong nước và ngoại quốc đến để mua bán hàng hóa. Quần đảo An Thới có tổng cộng 15 đảo lớn nhỏ, như hòn Dân, hòn Dừa, hòn Rọi, hòn Thơm, hòn Vang, hòn Móng Tay, hòn Gầm Ghì, hòn Mây Rút, hòn Chân Quy v.v... nằm dọc theo hướng Nam của Phú Quốc. Biển ở đây sâu, có nơi sâu trên 30 mét, nên nước biển trong xanh.
Đến năm 1963, vì lý do an ninh lãnh thổ, Tổng Thống VNCH tách các quận Đức Long (khu trù mật Vị Thanh cũ), Long Mỹ, Kiên Hưng (Gò Quao), Kiên Long và Kiến Thiện của tỉnh Rạch Giá và Sóc Trăng để thành lập tỉnh Chương Thiện. Sau năm 1975, chính quyền Cộng Sản sáp nhập các quận Gò Quao và Kiên Long vào tỉnh Rạch Giá, các quận Long Mỹ, Kiến Thiện và thị xã Vị Thanh vào tỉnh Hậu Giang. Thị xã Vị Thanh cách Sài Gòn 170 cây số và cách thành phố Cần Thơ khoảng 60 cây số. Vùng này là một tiềm năng lớn về lúa gạo, tuy nhiên, trong chiến tranh, dân chúng bỏ ruộng vườn tản cư về các tỉnh thành sinh sống nên đồng ruộng vốn ủng phèn càng trở nên hoang vu hơn. Từ sau năm 1975 đến nay đã gần 30 năm trôi qua, nhưng đây vẫn là một vùng chưa được phát triển đúng mức của nó nên dân chúng vẫn tiếp tục sống trong nghèo đói, và đa phần thanh thiếu nữ tuổi chưa đến 18 đã phải tìm đường thoát ly đồng ruộng và nghèo đói bằng cách có chồng Đài Loan hay Đại Hàn, tội nghiệp cho số phận của một dân tộc bị một thiểu số tham quyền cố vị và u mê thống trị.