Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

Sự Tích Núi Sam

Huỳnh Văn Thường

Từ chợ Châu Đốc đi về hướng Nhà Bàn, Tịnh Biên, khoảng năm cây số đã đến núi Sam nằm cạnh tỉnh lộ. Núi cao độ 80 thước, cung cấp đá lát đường cho các xa lộ miền tây. Tại sao gọi là núi Sam? Sau đây là chuyện tích do ông già bà cả ở địa phương kể lại.
Từ thưở xa xưa, vào thời kỳ chúa Nguyễn khai phá miền đồng bằng sông hậu (Cửu Long), ảnh hưởng bao trùm nước Chân lạp (Kampuchea), người Việt, người Miên sống chung đụng tại vùng “năm non bảy núi” (Thất Sơn), trên chót núi chưa có tên này có một ngôi chùa Phật được dân chúng rất sùng bái. Họ thường lên núi lễ Phật và nếu có duyên thì được yết kiến hòa thượng trụ trì. Hòa thượng nổi tiếng thanh tu, lầu thông kinh kệ và đạo hạnh vô biên. Ông thuộc làu những bài chú và nhiều bộ kinh như Pháp Môn, Dược Sư, Pháp Hoa..v.v... Hòa thượng sống rất thoát tục, một năm nhập thất chín tháng và chỉ xuất hiện vào những tháng hạ. Thiên hạ đồn đãi hòa thượng đã luyện được thuật xuất hồn, thường vân du lên thượng giới và “đánh thiếp” xuống âm phủ để mục đích kẻ ác đền tội nơi địa ngục. Nhiều hòa thượng trụ trì những chùa trong vùng là đệ tử của vị cao tăng này. Ngài ít khi tiếp xúc với dân chúng, ngoài các đệ tử. Vậy mà hôm nay, ngoài các tăng ni phật tử, nhà chùa còn mời làng xóm và các vị phú hào, chắc hẳn phải có sự quan trọng.
Trong buổi họp, hòa thượng trụ trì chậm rãi thuật lại chuyện nằm mộng thấy đức Phật hiện lên mách bảo vào giờ ngọ rằm tháng bảy, Phật sẽ giáng lâm để độ một người đắc đạo về cỗi Tây phương. Giấc mộng đã diễn ra ba đêm liền khiến thầy không còn nghi ngờ gì nữa. Chùa vinh hạnh được đức Phật chiếu cố, vậy ai là người đạo hạnh viên mãn được đáng chí Tôn dẫn độ về cõi Tây phương? Chư tăng và các vị trưởng lão bàn tán xôn xao và cuối cùng tất cả đều đồng ý rằng hòa thượng chủ là người tu cao, phước dày, công đức đầy đủ chính là người được vinh hạnh đó chứ không ai khác.
Hòa thượng bèn cho lập giàn hỏa để ngày rằm, đúng ngọ, ông sẽ an vị và ngọn lửa thiêng sẽ đưa ông về cõi hư vô. Đúng rằm, khi giờ trọng đại sắp điểm, nơi Đại Hùng bửu điện, tiếng chuông mõ nổi vang, lấn át tiếng tụng niệm, nhang khói tỏa mù mịt làm mờ các ngọn đèn thắp sáng trên các bàn thờ. Trước tượng đức Thích Ca, hòa thượng hội chủ mặc áo cà sa đang chủ lễ, sau ngài là các tăng đồ và chung quanh là các Phật tử chen chúc đảnh lễ. Trong khung cảnh huyền bí, âm u và ngạt thở ấy, thình lình có tiếng la ó thất thanh trước sân chùa và một chú tiểu hốt hoảng, sồng sộc chạy vào chánh điện cấp báo. Chủ tiểu hổn hển nói:
- Chú Sam chết rồi! Không biết tại sao chú ngồi thử trên giàn hỏa rồi chết luôn trên đó!
Thế là mọi người theo gót Hòa thượng hội chủ, đổ xô ra sân chùa.
Dưới ánh nắng giữa buổi trưa hè, hơi nóng trong đá bốc ra như một lò lửa, giữa giàn hỏa, trên bồ đoàn đệm bằng cỏ khô, một người đàn ông đứng tuổi, phốp pháp, quần đùi, áo cộc, đang ngồi xếp bằng tư thế kiết già, mắt lim dim, vẻ mặt điềm nhiên, bình thản. Một người biết chuyện giải thích:
- Chú Sam và bọn tôi cất xong giàn hỏa thì chú Sam ngỏ ý muốn lên ngồi thử. Chú bắt chước các thầy ngồi xếp bằng trên bồ đoàn, rồi không nói không rằng, ngồi ỳ luôn. Rờ mũi thì thấy chú hết thở, tim ngừng đập, lôi chú xuống thì chú nặng trĩu, không ai lay chuyển nổi !
Chú Sam là ai? Tại sao lại chết giữa lúc này? Chúng tôi xin nói qua về thân thế chú Sam: Khoảng 40 năm trước, chú Sam là đứa nhỏ người tàu, theo chân đoàn người chống đối nhà Mãn Thanh, dưới sự lãnh đạo của Mạc Cửu, vượt biển sang ẩn náu ở Hà Tiên. Sau đó chú trôi giạt đến vùng Thất Sơn. Lớn lên, chú được một gia đình người Việt gả con gái cho và bắt làm rể. Thím Sam lúc còn con gái, trắc nết, hư hỏng nên cha mẹ đành gọi chú Sam để gả vì thấy chú đơn độc, thật thà, siêng năng. Về bên vợ, chú cần cù chịu khó. Khi cha mẹ vợ qua đời, để lại vài công ruộng, vườn, chú ra công cày cấy đủ lúa ăn mãn năm, lại giỏi làm rẫy nên lúc nào cũng có rau cải, dưa đậu bán khiến gia đình sống no đủ. Chú Sam rất tốt bụng, không tranh hơn thua, bán buôn dễ dãi, ai có tiền thì trả, ai nghèo chú cho thiếu chịu. Ai mượn làm gì, chú cũng làm, thét rồi thiên hạ lợi dụng gọi chú làm những công việc khó khăn nguy hiểm như leo nóc nhà gác đòn giông, mé nhánh cây to, đào giếng, hạ huyệt.v.v... công việc khó nhọc như thế đáng được trả công cao, nhưng chú Sam chỉ làm giùm và được gia chủ mời ở lại ăn uống sau buổi lễ cúng kiếng, hoặc được biếu dĩa xôi, miếng thịt đem về cho vợ con. Thiên hạ thường khen vị hòa thượng khéo đặt pháp danh cho chú là “Không Công” khi chú theo thím quy y Phật pháp. “Không” là cửa không tức cửa Phật, “Công” là do chú khéo tay chân. Nhưng hiểu theo thiên hạ “Không Công” là làm mướn không công thì lại càng đúng với chú Sam !
Còn thím Sam thì lúc tuổi trên 40, đã hồi đầu biết tội phước nên bắt chước các bà quy y Phật để kiếm phước. Nhờ vậy mà gia đình chú Sam được đầm ấm, mà không đầm ấm sao được vì thím Sam đã khéo cư xử lại giỏi tổ chức việc nhà. Thím thường bảo chú rằng: “Tôi nói thì anh phải nghe, còn tôi nói không phải thì anh cũng...đừng cãi!”. Chú Sam lúc đầu còn cãi lý, nhưng sau nhận thấy càng có lý càng làm vợ giận nên làm thinh cho yên cửa vui nhà. Thím Sam phân chia công việc rất chí lý: Phần chú Sam thì công việc giản dị thôi, chỉ gồm vỏn vẹn có ba việc: ruộng, rẫy, nhà cửa. Chỉ có ba việc mà chú bận rộn suốt năm. Ruộng thì một năm một mùa, rẫy thì hàng ngày, mùa nào thức ấy, nhà cửa thì sáng sớm cơm nước trước khi ra ruộng, chiều về lại cơm nước. Vậy mà cứ năm, ba bữa chú Sam cũng nhín ra một ngày để làm chuyện thiên hạ hoặc hái củi, gánh nước cho chùa. Trái lại, công việc của thím Sam thì rất bề bộn. Việc thím làm có liên hệ với thượng giới mà thím thường gọi là “Phật sự”. Hàng ngày tụng kinh niệm phật hai thời là thường xuyên, thím còn nằm trong ban hộ niệm của chùa nên ngoài việc đến chùa dự các lễ cúng bái, thím còn phải đi tụng niệm cho các gia đình Phật tử trong những dịp ma chay, cầu siêu, cúng kiếng. Thất Sơn là đất linh thiêng, đền miếu am động đầy dẫy; thần linh như thần núi, thần sông, linh xà, vía Bà, vía Cậu...mỗi vị đều linh ứng, huyền bí, không thể khinh mạn, bỏ qua được. Thím thường vắng nhà luôn, khi về nhà thím thường than chán ơi là chán: nhà cũ kỹ, ẩm thấp, các bàn thờ thô sơ... cơ hàn thế này, thím còn không muốn ở thì làm sao Phật có thể chứng giám đươc! Còn ăn uống thì cơm gạc lức, canh rau đậu, cá hủng hỉnh bì sao được những bữa ăn ở các chùa miếu hay ở nhà các bà chủ cả có những món chay độc đáo như đồ xào tứ quý, canh bát bửu, món kho lục căn...
Từ ngày thím tìm được đạo, thím ráo riết làm việc kiếm phước mong kiếp sau được giàu sang, sung sướng hơn kiếp này mà thím vì bị nghiệp báo gì dữ lắm nên thua chị kém em, mắc phải thằng chồng chệt không bằng ai cả, đã dốt lại ngu đần (chú Sam biết chữ Hán nhưng mù tịt chữ nôm). Lại còn hai đứa con gái hằng ngày giúp cha tưới rau, hái củi nên cùi đày, đen đúa, không đám nào tử tế dạm hỏi, thiệt không giống mẹ chúng chải chuốt, trắng trẻo trong chiếc áo già lam, xâu chuyễn huyền óng ánh trước ngực.
Đó là gia cảnh chú Sam, nay xin trở lại chú Sam đang ngồi chết cứng tren giàn hỏa, vợ con la khóc thảm thiêt. Đứng trước giàn hỏa, họa thượng hội chủ quỳ xuống, tay lần tràng hạt, mắt nhìn chú Sam. Đây là lần thứ nhất ông nhìn kĩ chú. Trong ký ức hiện lên hình ảnh chú Sam đang công quả cho chùa. Mái chùa dột ư? Đã có chú Sam leo lên lợp lại. Đường chùa quá dốc khiến thí chủ khó lên? Đã có chú hì hục ôm từng tảng đá cẩn lối đi. Nhà chùa hết củi, hết nước dùng? Có chú Sam hái củi, gánh nước. Việc gì cũng chú Sam, thét rồi nhà chùa xem chú như người đầy tớ “không công”. Lại còn chuyện này nữa. Mấy năm trước, cũng ngày rằm tháng bảy, thiên hạ đang lễ Phật thì bọn cướp “khăn rằn” thình lình đột nhập, dao to búa lớn bắt các sư tăng ngồi yên để họ ra tay ăn hàng, vơ vét tiền bạc, nữ trang của các thiện nam tín nữ rồi lại toang bắt hai thiếu nữ mang đi. Trong cảnh hỗn độn hãi hùng ấy, ai nấy đang run sợ thì từ nhà trù một người tiến ra quát to: “Hà ăn cướp sao dám đánh chùa? Cái lầy phải thả người ta ra chớ!” nhìn ra chính là chú Sam, tay đang cầm đôi đũa bếp to, còn dính cơm. Một tên cướp cầm mã tấu nhào tới định chém thì chú quát to lên “Tả lớ” rồi một tay gạt mã tấu, một tay cầm đũa bếp đâm ngay vào bụng tên cướp khiến tên này rớt dao, ngã bổ chửng. Chú hùng dũng như hộ pháp, múa đũa bếp như song kiếm, đánh xông vào bọn cướp khiến chúng khiếp quá hô to “Buồm”, rồi bỏ chạy. Sau trận đó, thiên hạ xầm xì là chú Sam có võ Thiếu lâm khiến trai tráng trong làng đều nể mặt.
Hình ảnh chú Sam đại chiến bọn cướp gợi nhà sư nhớ đến câu “đại hùng, đại lực, đại từ bi”, ba đức tính của nhà Phật. Tai ông lại nghe bọn người làm giàn hỏa đang bàn tán, nhắc lại lời chú Sam nói mà họ cho là lời trối: “Hà cái lầy ông thầy được ông Phật rước đi, ngộ cũng muốn được chết thiêu như ông thầy cho khỏi mắc công vợ con chôn cất”. Vị Hòa thượng giật mình. Mặt trời vừa đúng ngọ, ánh nắng chói hơn bao giờ hết và một tia sáng cũng bừng lên trong lòng sư cả, ông cảm thấy vô cùng sáng suốt. Đúng rồi! Phật báo mộng rất đúng! Chính chú Sam mới là người đáng được Phật rước.
Nghĩ đến đây, nhà sư thấy mình nhẹ nhõm, thanh thản vì đã tìm được chân lý. Không cgaanf ngại gì nữa, sư cả bèn hội chư tăng, chức sắc trong làng và hàng Phật tử để kể lại lời chú Sam, con người không tham, sân, si, con người làm việc thiện một cách hồn nhiên, sống trong từ bi, hỉ xả. Sau cùng hoài thượng đề nghị với vợ con chú Sam làm lễ hỏa táng cho chú như lời chú đã trối.
Từ nagfy ấy, thiên hạ để ý thấy hòa thượng thường xuyên xuống núi, hòa mình với dân chúng. Đến đâu hòa thượng cũng khuyến tu, ăn hiền ở lành, giữ luân thường đạo lý, giúp đỡ mọi người như chú Sam vậy! Trong vùng ai nấy đều cảm phục đạo hạnh của thầy và không ai bảo ai, mọi người cùng gọi ngọn núi ấy là núi “Sam”.