Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

LÀNG RAU TRÀ QUẾ

 

PHẠM HỮU ĐĂNG ĐẠT
"Ai về Trà Quế thì về
Trà Quế có nghề nấm giá đậu xanh
Sớm mai đi bán rau hành
Chiều về tưới nước suốt canh chưa nằm
Khuya thì dậy sớm cắt rau
Sáng lo đi bán suốt năm không nhàn"

Làng Trà Quế, nay thuộc xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam, là một trong những vùng đất khai phá từ rất sớm. Theo đó, tộc Mai và tộc Phạm là những tộc đến trước và đã trải qua nhiều đời con cháu nối nghiệp sinh sống trên vùng đất này. Tương truyền, thuở sơ khai, ông bà tổ tiên của cư dân Trà Quế vốn là những ngư dân thực thụ. Họ sinh sống bằng nghề lưới bén, chuyên đánh bắt cá tôm trên sông Đế Võng kiếm ăn qua ngày. Thế rồi, càng về sau, việc đánh bắt cá tôm ngày càng khó khăn. Cuộc sống của ngư dân làng vạn rơi vào chỗ lao lao đao. Nhiều gia đình bữa đói, bữa no. Trong lúc bị dồn vào chân tường, một số bà con mới nghĩ đến việc thử khai phá thêm đất. Thôi thì nếu không thể trồng lúa, ta trồng thứ khác. Như rau chẳng hạn. Trước mắt là có rau ăn. Dư thừa bán cũng có tiền.
Từ suy nghĩ đơn giản ấy, họ bắt tay vào thực hiện. Những vạt ngò, rau húng rồi đến rau é, hành, cải, hẹ... lần lượt mọc lên trên vùng đất mới khai phá. Và cũng thật bất ngờ, các loại rau kể trên không những lên xanh tốt mà còn có hương vị đặc biệt thơm ngon. Thế là một đồn mười, mười đồn trăm, cây rau Trà Quế từng bước nổi danh dần. Chẳng mấy chốc, các chợ lớn, chợ nhỏ trong vùng Hội An và lân cận trở thành thị trường tiêu thụ chính của rau Trà Quế. Thấy có thể sống được từ nghề mới mẻ này, những hộ còn lại bắt chước làm theo. Chẳng ai đủ sức trụ lại với nghề đánh bắt cá tôm bấp bênh, bữa đực bữa cái nữa. Từ một làng thuở ban đầu, Trà Quế dần dần biến thành một làng rau.
Theo các bô lão, danh xưng của làng gắn liền với nghề nghiệp của người dân địa phương. Danh xưng đầu tiên của Trà Quế là Nhà Quế với ý nghĩa nhà nào cũng trồng rau thơm cả. Đến khi cây rau trở thành loại cây chủ lực, được trồng đại trà, làng mới cải sửa tên lại là Trà Quế. Ước đoán danh xưng Trà Quế ra đời cách nay khoảng 200 năm trong lịch sử, tức vào cuối thế kỷ XVIII. Từ lúc bấy giờ, người dân địa phương đều lấy nghề trồng rau làm nghề sinh sống chính. Chuyện kiếm cá trên sông hay tác ít đất lúa ngập mặn vụ đông xuân hằng năm chẳng qua chỉ góp phần cải thiện đời sống gia đình mà thôi. Hơn nữa, trồng lúa nước ngập mặn không dễ ăn và không phải ai cũng có ruộng để làm. Cho nên, với cư dân Trà Quế, chắc ăn nhất vẫn là trồng rau. Mà đã trồng rau, giàu thì khó như mò kim đáy biển nhưng đủ ăn, đủ mặc, chẳng nói làm gì. Chỉ cực một điều là phải thức khuya, dậy sớm, cần mẫn, kiên trì như con ong làm tổ.
Bên cạnh những hộ trồng rau thì vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tại Trà Quế đã xuất hiện một số hộ vừa trồng rau vừa buôn rau. Đó là hộ các ông Nguyễn Trí, Nguyễn Trì, Võ Lang, Mai Phiến... Họ đều có ghe riêng, sẵn sàng chở rau qua sông Đế Võng rồi gánh bộ tỏa đi các chợ xa gần. Trong đó, người có máu mặt nhất là ông Võ Lang. Ngôi nhà ngói ba gian hai chái to đùng của ông là điều mơ ước của nhiều gia đình thời bấy giờ. Ngoài nhà ngói, ông còn nuôi một lúc bảy, tám con trâu để cày ruộng lúa nước mặn. Nói chung, đã đi buôn, dù là buôn rau đi nữa thì cuộc sống cũng đỡ. Nghĩa là có đồng ra đồng vào. Còn chỉ chuyên trồng rau để bán, giỏi lắm cũng chỉ đắp đổi qua ngày.
Tuy nhiên, làng rau Trà Quế phát triển mạnh nhất từ sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945. Đó là thời điểm cư dân Đà Nẵng biết tiếng và chuộng các loại rau có nguồn gốc từ Trà Quế. Theo các cụ già cao tuổi trong làng thì bấy giờ, ngày nào cũng như ngày nào, dân Trà Quế thức dậy từ lúc hai, ba giờ sáng, ăn uống qua loa rồi gánh gánh rau đi bán. Mà bán tận Đà Nẵng chứ chẳng chơi. Họ nhắm hướng đường biển mà đi. Người nọ nối tiếp người kia, lặng lẽ đi trong bóng đêm, khi mọi người còn say nồng trong giấc điệp. Ra tới An Hải, họ qua đò Hà Thân rồi bán sỉ ngay tại chợ Hàn. Xong, cũng theo đường biển mà về. Cùng với hàng chục hộ Trà Quế gánh bộ gánh rau nặng ì ra Đà Nẵng để bán thì cũng có hàng chục chị em ở Đà Nẵng lặn lội vào tận Trà Quế mua rau về bán lại. Hành trình của họ cũng vào lúc ba giờ sáng làm sao đến Trà Quế mua xong gánh bộ ra Đà Nẵng để kịp sáng hôm sau có mặt tại các chợ nội thành. Tiêu biểu như các bà Lệ, bà Tâm, bả Hảo... đều quê gốc An Hải. Và, trong suốt hai mươi năm trường, từ năm 1945 đến năm 1965, theo cách ấy, rau Trà Quế kịp thời cung cấp nhu cầu cho thị trường Đà Nẵng. Sau đó, khi tuyến đường Đà Nẵng Hội an có xe đò chạy thường xuyên, họ mới chuyển qua đi xe đò.
Cũng như nhiều ngành nghề truyền thống khác, làng rau Trà Quế cũng có những bước thăng trầm. Đặc biệt, nhà văn Chu Cẩm Phong khi về công tác ở vùng thị xã Hội An vào năm 1968 có ghi lại nhật ký về làng rau Trà Quế như sau: "Đất Trà Quế (hay Nhà Quế?) nổi tiếng về trồng rau. Ở đây có nhiều giống rau ngon và thơm, quanh năm đều có. Trồng rau trở thành một nghề nghiệp rất chuyên môn, một thứ gia truyền. Người ta sinh sống, phát đạt bằng những mảnh vườn thẳng tắp, ngăn nắp và xinh đẹp như một vườn hoa. Khắp các ngõ lối, chỗ nào cũng ngào ngạt hương thơm quyến rũ kích thích của rau. Nhất là về buổi chiều, khi gió ngoài sông thổi lộng vào, các cô gái và bà già gánh những gánh rau đầy ắp từ ngoài vườn về để đầy sân, chuẩn bị cho chuyến chợ phố ngày mai. Rau ở đây ngon nhờ chất đất, cũng cây hành, xà lách, cũng rau húng, rau quế, cũng cây ngò, cây cải đó, một khi đem ra khỏi cái làng nhỏ bé ngửa ra mặt sông này, đem cấy xuống mảnh đất lạ khác, chẳng hạn ở Trường Lệ, rau như vì nhớ đất mà kém sút đi, và cái hương vị đặc biệt của Trà Quế mất hẳn."
Sau 1975, người dân không những phục hồi nghề cũ mà còn từng bước khai phá cánh đồng lác ngập mặn để trồng thêm cây lúa nước. Mạnh nhất là vào đầu thập kỷ 1980, khi rau Trà Quế tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Thành quả thật đáng tự hào: sau hàng bốn, năm trăm năm phải mua gạo quanh năm, giờ đây người dân Trà Quế đã tự túc được lương thực. Đời sống dân làng cải thiện đáng kể.
Thời trước trồng được cây rau không dễ. Ngày lại ngày, họ phải thức khuya, dậy sớm để tưới rau, chăm sóc rau. Sự cực khổ, vất vả ấy khiến trai gái các làng rất ngại... kết duyên với trai gái làng rau Trà Quế:
"Muốn về Trà Quế trồng rau
Sợ e gánh nước hai gàu không quen".
Còn nay, nhờ đến lưới quốc gia kéo về từ năm 1991, nhiều hộ dành dụm mua sắm máy bơm để tưới. Công việc trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều. Khác xưa, hiện nay, cư dân Trà Quế trồng rau quanh năm. Đất rau dĩ nhiên chẳng có thời gian ngơi nghỉ. Ngoài phân chuồng, người ta chuộng lấy phân từ rong vớt tại sông Đế Võng và dọc các ao hồ ở Trà Quế nhằm giữ hương vị đặc trưng của cây rau truyền thống quê mình.
Đã hàng mấy trăm năm nay, rau Trà Quế theo chân bà con tỏa đi các nơi phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân các địa phương khác. Trong đó, chợ Hội an luôn luôn là địa điểm chính của rau Trà Quế. Ngày nào cũng có hàng chục chị em gánh rau hoặc chở rau trên xe đạp ra ngồi bán. Xong xuôi, họ mới thu dọn quang gánh, đồ đoàn về nhà. Thỉnh thoảng, lại có đôi chuyến xe tốc hành từ Sài Gòn ra Đà Nẵng nhân tiện ghé chợ Hội An mua rau chính gốc Trà Quế. Về thị trường tiêu thụ, ngoài những thị trường truyền thống như Hội An, Đà Nẵng, thời gian gần đây, rau Trà Quế vào đến Tam Kỳ, vươn ra Huế. Nhiều chị em nhờ buôn rau mà khá lên như các chị Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Nhiều, Nguyễn Thị Thơ, Nguyễn Thị Bẻo, Nguyễn Thị Thơm... Nhưng với người dân làng nghề, thu nhập vẫn thấp. Giá các loại rau hạ dần. Nguyên nhân là các xã vùng cát xưa bỏ hoang nay sẵn máy bơm, họ đẩy mạnh việc trông rau theo thời vụ. Mặc dù vậy, dân làng Trà Quế vẫn trung thành với cây rau. Rau luôn là nguồn thu nhập đáng kể. Cho nên cả làng có 216 hộ thì cả 216 hộ đều trồng rau. Kể cũng lạ, các loại rau Trà Quế từ rau é, hành ngò, rau húng, xà lách... tuy không xanh tốt bằng rau các nơi nhưng hương vị lại vượt trội, thơm ngon, đậm đà không đâu sánh bằng. Và đó cũng chính là những ưu điểm nổi bật tạo nên nét đặc trưng của làng rau truyền thống Trà Quế xưa nay.
(Trích Chuyện Làng Nghề - Đất Quảng của Phạm Hữu Đăng Đạt)