Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

QUI NHƠN, TÔI VÀ KỶ NIỆM HỌC TRÒ

 

LÊ NGỌC CHÂU
Sau 1954 ba tôi rời nơi chôn nhau cắt rún, tạm xa gia đình vì sinh kế. Vài năm sau đó tôi được nối gót theo ba tôi vào Qui Nhơn là nơi ba tôi định cư và đã tìm ra công ăn việc làm khá chắc chắn. Lý do vì tôi là con trai trưởng trong gia đình khá đông anh chị em và một phần, ba má tôi muốn cho con trai đầu lòng gần ba để được trông nom, kèm dạy kỹ lưỡng hơn. Rồi thời gian trôi qua không dừng lại, thắm thoát tôi đã sống ở Qui Nhơn 11 năm, lâu hơn ở quê hương tôi sinh ra, Quảng Nam. Vì thế đối với riêng tôi, có thể nói Qui Nhơn là quê hương thứ hai của mình, nơi mà tôi đã trải qua những tháng ngày đầy kỷ niệm của lứa tuổi học trò nhưng chỉ tiếc một điều là tôi đã không ôm ấp trọn vẹn tất cả những kỷ niệm của chuổi ngày sống tại đây, vì thú thật chẳng bao giờ nghĩ là có lần mình phải ngồi nặn óc, ngược giòng thời gian lục tìm kỷ niệm để ghi lại … trả nợ anh NMAD mỗi lần nhìn quyển lịch tháng ba ngày vơi dần và thời điểm 31.03 hạn chót nộp bài lại đến, chưa kể đến chuyện gần 40 năm rồi chưa về thăm lại "vùng đất hứa" ngày nào vì thế đâu biết Qui Nhơn giờ này ra sao??, nên mỗi lần bị yêu cầu viết bài đóng góp cho Đặc San CĐ & NTH_QN là một cực hình đối với tôi nhưng cũng cố nhắm mắt qua sông!
Vâng, Qui Nhơn ngày tôi đến khi mới vừa lên bảy, sau khi học xong lớp năm nên với lứa tuổi còn quá thơ ngây tôi chưa có cái nhìn rõ ràng về thành phố này. Chỉ biết lúc đó thành phố còn nghèo nàn lắm, nhà cửa thưa thớt và tôi được ở cùng với cha tôi trong căn nhà nhỏ của hãng ba tôi làm việc trên đường Phan Bội Châu. Sau đó ba tôi xin cho tôi vào học lớp tư trường tư thục Bồ Đề, không xa lắm từ nơi tôi ở nên hằng ngày đi bộ tới trường. Từ đó hai cha con hủ hỉ với nhau, có thể nói, vì xa gia đình nên tình yêu lúc đó ba tôi dành trọn vẹn cho đưa con trai sống gần, nơi đất khách quê người.
Ai đã từng sống trong hoàn cảnh tương tự đều biết, đối với tôi lúc đó tất cả đều xa lạ. Từ thầy giáo cho tới bạn bè và ngoại cảnh xung quanh… Nhưng rồi sau thời gian ngắn tôi cũng đã hội nhập được với cuôc sống mới. May mắn được ba tôi chỉ dạy, xem bài vở mỗi tối khi rảnh tay nên nhờ đó tôi theo kịp bạn bè. Hết năm lớp tư, ba tôi lo làm thủ tục giấy tờ và tôi được tham dự một "khoá thi đặc biệt vào lớp ba, tuyển thêm vài học sinh để cho đủ túc số" do trường tiểu học công lập Nguyễn Huệ tổ chức vào năm 1958. Trẻ con biết gì, ba bảo đi thi thì tôi dự thi và may mắn, tôi có tên trong danh sách những học sinh thi đỗ và từ đó ba tôi không phải trích tiền lương trả học phí cho con. Ba tôi nói riêng hãnh diện với bạn bè trong khi tôi còn ngây thơ chẳng biết gì. Đường công danh, thi cử của tôi vì thế có thể nói bắt đầu sau lớp tư. Thế rồi tôi vào học trường Nguyễn Huệ, còn nhớ rõ cô Phượng làm giáo viên hướng dẫn, cô rất trẻ, xinh ở sát trường và rất thương tôi sau nầy vì … tôi thuộc loại học sinh ngồi bàn đầu, học cũng chẳng đến nỗi tệ cho lắm nên về sau thỉnh thoảng được diễm phúc cô cho phép tháp tùng qua nhà cô khi hết giờ học, "mang mấy cuốn vở" mà chúng tôi làm bài kiểm dùm cô cho cô nhẹ tay tí. Khi đó thầy Đệ làm hiệu trưởng. Thầy rất khó tính làm học sinh đứa nào cũng sợ mỗi khi gặp!
Sau này, nhờ ba tôi tận tụy làm ăn, dành dụm và tìm thuê được một căn nhà nhỏ ở đường Hoàng Diệu, gần khu nhà Thờ và đưa tất cả gia đình vào Qui Nhơn sinh sống. Đường Hoàng Diệu nằm gần chợ Qui Nhơn. Đi chừng vài trăm mét quẹo trái góc đường Phan Bội Châu đến đường Lê Thánh Tôn rẽ phải, đi thẳng là tới bải biển Qui Nhơn. Khu "Chợ" và phía Bắc lúc đó nhà cửa không nhiều, không sầm uất như khu phố Gia Long. Chị tôi sau đó vào học trường Trưng Vương gần nhà, sau qua trường Tân Bình, các em tôi cũng được cho ăn học đầy đủ. Sau khi tôi đi du học thì chúng nó đều vào được trường Cường Để và Nữ Trung Học, nhưng đó là chuyện về sau, chỉ trừ có đứa em trai kế vào học trường La San cho đến khi rời trường này, vào Sài Gòn học tiếp và về sau nhập ngủ vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.
Từ đầu niên học 1958, tôi đạp xe đạp đi từ nhà thay vì quẹo trái sang đường Trần Cao Vân, qua rạp hát Cộng Hoà để đến trường Bồ Đề thì tôi chạy dọc theo đường Phan Bội Châu, ngang qua khu bưu điện đến trường Nguyễn Huệ, nơi tôi đã mài đít ngồi cho đến hết lớp nhất. Sau niên học này, tôi và các bạn cùng lớp của trường Nguyễn Huệ lại có cơ hội so tài với các bạn cùng trang lứa từ các trường tiểu học Ấu Triệu (trường nữ), Mai Xuân Thưởng, Bồ Đề và nhiều trường khác trong tỉnh về dự thi vào lớp đệ thất của trường Trung Học Cường Để, một trường trung học công lập duy nhất tại Thị Xã Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. Trong số hơn hai ngàn thí sinh, trường tuyển chọn khoảng hai trăm vào lớp đệ thất và tôi lần nữa lại may mắn lọt vào số học sinh được tuyển chọn. Ba má tôi vui mừng và hãnh diện không ít vì đây là một vinh dự không nhỏ khi một gia đình nào đó có con thi đậu và được học ở trường Cường Để.
Má tôi lo phụ ba buôn bán làm ăn nuôi đàn con, để dành và sau thuê một căn nhà lớn hơn ở đường Hai bà Trưng trước khi tạo được một căn nhà ở đường Nguyễn Du, với nhiều phòng ốc, tiện nghi hơn và gia đình chúng tôi dọn về đó, nơi mà tôi nói riêng cùng gia đình và chị em chung sống với nhau cho đến khi tôi xong bậc trung học, rời gia đình đi thật xa. Cũng tại nơi này tôi mới có nhiều bạn bè, như Văn Công Định (Định 1 nghe đâu giờ là võ sư dạy Thái cực Đạo ở Mỹ), Cương học dưới tôi một lớp, Định 2 (biệt danh là Định đầu đá vì cứng), Công, Khánh, Đôi … Chắc ai cũng tưởng tôi chỉ biết học. Không như vậy đâu, tôi rất ham mộ thể thao nên cái gì cũng biết chơi chút chút, không tệ lắm nhưng phân biệt rõ ràng giữa chuyện chơi và học. Chúng tôi thường gặp nhau sau giờ học và con đường đất Nguyễn Du là chỗ chúng tôi đá banh khi vắng xe, rũ nhau chia hai phe u mọi, đánh vũ cầu, bắn bi, tạt bao thuốc, bắn giây thung, sang nhà Cương đánh bóng bàn … không thiếu trò chơi nào hết. Nhiều khi chúng tôi, đội bóng khu chợ lớn trèo tường vào sân vận động Qui Nhơn để đấu với mấy bạn cùng trang lứa cư ngụ gần Ty Thông Tin, vì thế chúng tôi đã từng có dịp tranh tài với những "cầu thủ nổi danh" thời đó thuộc khu vực này như anh em Hà Long, Diệp, Sơn … và cũng hân hạnh được ông Xin thỉnh thoảng làm trọng tài khi đội banh tí hon xóm chợ lớn Qui Nhơn tranh tài cùng đội banh khu Võ Tánh-Ty thông Tin. Nghe đâu sau này Diệp trở thành cầu thủ nổi tiếng của tỉnh nhà. Nhớ lúc đó có lần đá banh cả buổi chiều, quên luôn giờ giấc đến tối mới về nhà mà chẳng biết mệt là gì. Làm sao quên những chiều đẹp trời tôi đánh vũ cầu với những người bạn gái trong xóm, tuy học cùng lớp nhưng lớn tuổi hơn nên tôi phải gọi bằng chị như chị Helène, chị H.Vân trước nhà, ngay trên con đường đất bay đầy bụi mỗi lần xe chạy ngang. Xa hơn nữa, con đường Nguyễn Du đã in đầy dấu chân tôi. Đi về hướng Bắc, dọc theo con đường đất này nếu không đi theo đường Hoàng Diệu ngang qua nhà thương và trường Tân Bình (sau là Nữ Trung Học) thì cứ việc đi thẳng, ngang qua tiệm ăn và ty cảnh sát, đụng Lê Thánh Tôn quẹo phải là chúng tôi ra tới bờ biển Qui Nhơn, nơi mà chiều về những đôi nhân tình hẹn hò gặp nhau tâm tình, nắm tay đi dạo và cũng là nơi chúng tôi đá banh trên cát, bơi lội thoải mái vào buổi sáng sớm hay sau giờ tan học, chưa kể đến những lúc nghịch ngợm chạy theo bắt mấy con dã tràng tránh sự săn đuổi của chúng tôi đang tìm cách chui xuống hang trốn. … Thỉnh thoảng, để thay đổi không khí, M. T., Cương và tôi cuối tuần rũ nhau đi ghé vào tiệm Bi-da ông Hoành hay tiệm Bi-da ở đường Lê Lợi hoặc tiệm gần rạp hát Tân Châu "chơi vài cơ" để giải trí đở buồn khi không còn hứng thú học hay làm bài tập. Ôi kỷ niệm thì nhiều, nhớ sao cho hết.
Trở lại chuyện học, vào đệ thất học ở trường Cường Để cũ mà anh chị đồng môn ai cũng biết (rõ hơn tôi) nên cho tôi lướt qua. Chỉ xin nhắc lại một kỷ niệm nhỏ. Nhớ lúc đó chúng tôi học Pháp Văn với thầy Nghĩa. Thỉnh thoảng cuối tuần ghé thăm thầy vì tôi ở không xa nhà thầy ở đường Phan bội Châu, gần nhà thầy Dương Minh Ninh, dạy nhạc. Đôi khi đến thăm khi thầy vừa ngủ dậy nên thầy Nghĩa có lần nhờ tôi mua bánh mì thịt quay bán gần đó để Thầy ăn sáng. Phải nói, bánh mì của bác này bày bán trước khu nhà Lê Đức Viên ngon số dách, chính tôi mê bánh mì này lắm. Thầy Nghĩa mến tôi nên đôi khi chỉ thêm Pháp văn mỗi lần ghé thăm nhưng tiếc một điều là học của thầy bao nhiêu trả lại thầy hết. Một hôm thầy cho tôi biết bị động viên đi Thủ Đức và nói sau đó có thể được biệt phái về trường dạy lại. Thế rồi Thầy rời trường, rời Qui Nhơn nhập ngủ. Đùng một cái tin buồn đưa đến, Thầy Nghĩa bị tai nạn xa lìa chúng tôi. Nhớ đến Thầy tôi không sao quên được những cảm tình tốt Thầy đã dành cho riêng tôi ngày nào… Và rồi cuộc đời, thời gian vẫn đi qua không ngừng nghỉ. Tôi được dịp học với quí Thầy Quan, thầy Tấn, Thầy Phong, Cô Hoa, Thầy Tùng …. Có lẽ số tôi không tránh khỏi được chuyện thi cử nên sau khi học xong năm đệ tứ, tôi lại xách bút mực đi thi kỳ thi trung học lần chót. Kỷ niệm nhớ mãi là kỳ thi này tôi được thi tại trung tâm Nguyễn Huệ, nơi tôi học khi còn theo học bậc tiểu học. Ngồi cạnh tôi là anh lính còn trẻ, bận đồ lính mang lon binh I, hỏi chuyện thì anh cho biết ráng học thêm thi kiếm cái bằng Trung Học để đi Quang Trung/Đồng Đế tìm cơ hội tiến thân. Tội nghiệp anh ta, Toán, Lý Hoá anh có vấn đề nên nói nhỏ nhờ tôi giúp. Tôi cẩn thận xê bài sang để anh xem nhưng không biết có giúp được gì anh?. Mỗi lần thi như vậy chúng tôi có vài kỷ niệm để nhớ. Bài thi vừa phát ra là có người tìm cách bắn ra ngoài, thế là có màn chia nhau giải. Mấy tay thứ thiệt, giỏi đã qua cầu ở bên ngoài ra tay nghĩa hiệp giải bài nhanh như có thể và rồi tìm cách dùng giây thung hay ná bắn bài giải vào phòng thi. Xui mà không đến tay người mình muốn đưa bài giải thì làm tiếp. Tôi phần sợ mấy người giám thị, phần "cũng có chút bản lãnh" nên chưa cần đến những tài liệu nói trên và kỳ thi này tôi lại gặp hên không bị trượt vỏ chuối.
Thời gian cứ thế mà trôi. Ngày nào mới đến Qui Nhơn chân ướt chân ráo, giờ đây tôi trở thành học sinh đệ nhị cấp sau khi thi đậu trung học, hãnh diện vì trên áo bắt đầu từ đó có thêu một bông hoa thị màu đỏ, dấu hiệu cho biết đang học đệ tam trường Cường Để. Tôi bắt đầu ngẫng mặt lên tí trên con đường đi học và đi về nhà, nhất là những giờ tan học khi có mấy cô nữ sinh trường Nữ Trung Học hay Bồ Đề tình cờ đi ngược chiều mỗi ngày tôi thả bộ dọc theo đường Tăng bạt Hổ đến trường Cường Để mới. Phải nói thưở học trò thời đó, lúc mà đất nước đang sống an bình sao mà đẹp quá. Chúng tôi sống tương đối khá hồn nhiên, ít lo lắng. Nhưng rồi tất cả từ từ thay đổi sau cuộc chính biến vào năm 1963. Như đã nói năm 1965 tôi lên đệ tam, con đường học vấn chưa bị trở ngại nào cả. Năm 1967 tôi lại xách bút đi thi Tú Tài I. Đây là ngõ cụt của học sinh thời đó vì phải đậu Tú Tài I mới được lên học lớp đệ nhất. Nhiều đàn anh trong xóm trước học trên tôi, lận đận nên bị trượt mãi, có anh phải thay đổi tên tuổi để học lại, có người từ giã bạn bè, trường học đi lính. Tôi may mắn hơn, qua được Tú Tài I trở thành học trò lớp đệ nhất B với ba bông hoa thị màu đỏ trên áo. Lại thêm một hãnh diện làm tôi "tự tin" hơn trên đường đi học và về, cũng con đường Tăng bạt Hổ khi tình cờ hội ngộ những bông hồng biết nói, xinh xắn mà tôi chỉ nhìn thấy tên và ghi nhận được như Hồng (học Tam C), Thảo, Liên Châu hay T.T ..v.v… học lớp thấp hơn, đi ngược chiều. Đệ nhất thời đó là số một vì đàn anh xong Tú Tài Hai đã đi xa học Đại Học rồi nên chúng tôi "cảm thấy lên giá tí " và thường hay xách xe gắn máy chạy dọc theo biển để ngắm mấy "bông hồng trường nữ" duyên dáng với chiếc nón lá, yểu điệu và tha thướt trong chiếc áo dài màu trắng mỗi lần tan trường. Nhớ có lần tôi ngã xe bị thương nhẹ khi quẹo trên đường Nguyễn Huệ, gần khu bùng binh góc đường Lê Lợi mà vết thẹo nhỏ nơi chân cho đến bây giờ cũng còn thấy vì cái tội làm le lấy xe gắn máy chạy đón đường ngắm mấy người đẹp tan học về, trong đó có B.T. N. Diễm xinh xinh, con của ông chánh án có quen với ba tôi mà tôi đã từng có dịp ngắm từ lúc cô nàng học đệ thất vào mỗi thứ hai trong dịp lễ chào cờ (vì lớp tôi được xếp đứng đối diện!) khi còn học đệ ngũ ở trường Cường Để cũ nên … quên mất đi chuyện con đường tráng nhựa dọc theo bải biển Qui Nhơn vốn được trải cát nên dễ trượt. Cũng đáng đời thôi!
Rồi năm học cuối trôi qua, tôi đi thi Tú Tài II, sau khi có được số vốn do sự chỉ dạy tận tụy của quí Thầy Sanh, Thầy Tài, Thầy Quan, Thầy Tấn, Thầy Trác, Thầy Tùng … Chỉ tiếc một điều, Anh và Pháp ngữ học ngày nào của Cô Hoa, thầy Trác hay Thầy Sanh sau Bac II tôi đã "trả lại thầy cô" vì kém trí nhớ và lười biếng, không chịu thực hành, xin quí thầy cô thông cảm và thứ lỗi cho đứa học trò cũ!
Chị tôi lúc đó đã lập gia đình nên ba má, chị em và thân nhân tôi hồi hộp vì tôi là người đầu tiên trong gia tộc thi Bac II. Ông trời lại đãi ngộ và thêm lần nữa, tôi may mắn qua cầu. Gia đình tôi hãnh diện vì khu đường Nguyễn Du gần Lê Lợi tôi ở, ngoài Hoài Sơn học trên một lớp thì tôi (nếu nhớ không lầm) là người thứ hai may mắn đậu Bac II, chính thức được gia đình gọi "cậu tú" từ đó.. M. T bạn thân tôi và T.S ở đối diện, học Bồ Đề đều lận đận. Nữ thì có Thùy Hân xinh xắn cũng vượt qua khổ ải này. Nghe đâu cô nàng về sau vào Sài Gòn học, lập gia đình và giờ đang ở Mỹ mà tôi có vài lần phôn thăm hỏi nhưng Thùy Hân bận bịu gia đình nên ít liên lạc được với cô bạn cùng lớp và cùng xóm ngày nào.
Con đường học vấn của tôi tưởng sẽ dừng chân vào thời điểm nào đó ở Sài Gòn sau khi tôi từ giả gia đình vào Thủ Đô miền Nam VNCH để theo học bậc Đại Học. Nhưng tất cả đã vượt qua mọi dự tính của tôi. Đúng là "mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên". Do tình cờ đẩy đưa, tôi nộp đơn xin đi du học và được chính phủ VNCH cho phép xuất ngoại du học Tây Đức. Cuối năm 1968 tôi có mặt tại Munich, thủ phủ của vùng Nam Đức. Cuộc sống tha hương bắt đầu từ đó, dù tự lập sau khi biết chút ít tiếng Đức nhưng cuối cùng tôi cũng đã học ra trường, tuy có phần vất vả về tài chính.
Tháng ba năm 1975, về thăm nhà tưởng những ở chơi với gia đình 3 tháng sau nhiều năm xa cách, ước mong sẽ đi thăm lại những thành phố mà tôi đã từng sống hay dừng chân như quê nội ngoại, Đà Nẳng, Huế, Nha Trang … nhưng hoàn cảnh không cho phép nên 4 tuần sau đó tôi lại phải khăn gói ra đi khi tình hình NVN trở nên căng thẳng. Không ngờ lần chia tay này có thể là lần chia tay cuối cùng với quê hương và Qui Nhơn! Qua lại Đức vào tháng 04.1975 và sau đó thì VNCH bị cộng sản cưỡng chiếm kể từ 30.04.1975. Sài Gòn, nơi tôi đã sống thời gian ngắn và có nhiều kỷ niệm mang theo, bị đổi tên. Căn nhà thân yêu của gia đình tôi về sau cũng bị đổi chủ, phải bán cho cán bộ. Cha mẹ, chị em phân tán mỗi người mỗi ngã vì mưu sinh. Tôi mất nước, mất quê hương và mất luôn mái ấm gia đình từ đó, chưa một lần về thăm (dầu có thể nói cũng có điều kiện!) nên chỉ biết gởi nhớ thương về quê mẹ bên kia trùng dương và …thêm lần nữa, đành chọn nước Đức làm quê hương thứ ba, quê hương tạm dung của tôi nói riêng, sau thành phố Qui Nhơn, nơi tôi lớn lên và học xong bậc trung học tại đó cách đây 39 năm.
Tôi đang làm thợ khách xứ người, có một mái ấm gia đình là niềm an ủi nhỏ cho kiếp sống tha hương. Rồi tình cơ biết được mái nhà chung của những đứa con hai trường Cường Để và Nữ Trung Học Qui Nhơn ở Houston/Mỹ, nghe theo tiếng chim gọi đàn tôi tìm đến. Âu Mỹ hai phương trời cách biệt nên qua sự réo gọi của anh NMAD tôi viết tài tử đóng góp, ghi lại những gì còn nhớ được sau 39 năm xa xứ mà nhiều lúc tôi đã nghẹn lời, đau buồn khi nghĩ đến vì chưa biết ngày nào mình mới có dịp trở về quê mẹ, trở về "thăm vùng đất hứa Qui Nhơn" để có dịp thả bộ trên những con đường một thời tôi đã đi qua, nào là Hoàng Diệu, Hai bà Trưng, Nguyễn Du, Lê Lợi, Phan bội Châu, Gia Long, Lê Thánh Tôn, Võ Tánh, Nguyễn Huệ, Tăng Bạt Hổ ..v..v…để thăm lại bải biển Qui Nhơn, để thưởng thức món nem nướng mà tôi và mấy đứa bạn thân đêm nào ra ngồi hóng gió biển, ngắm trăng, nghe sóng vỗ và cùng nhau ngồi quanh gánh hàng rong vừa ăn vừa khen ngon rối rít. Biết đến khi nào mới có dịp ghé thăm những ngôi trường xưa như Nguyễn Huệ, Cường Để, thăm Ghềng Ráng, Nguyên Thiều, được sống lại không khí ngày đại Lễ Kỷ Niệm Đống Đa tại Phú Phong, ghé thăm rạp hát Lê Lợi và nhà hát lớn Kim Khánh, xem những màn đấu võ đài ngoạn mục do môn đệ của các võ sư nổi tiếng như Hà Trọng Sơn, Kim Bửu …biểu diễn để rồi sau đó ghé ăn kem Phi Điệp hay lót lòng với tô mì Trường Đề của hơn 30 năm về trước??
Vâng chưa biết khi nào, đúng như bà xã tôi thỉnh thoảng khẽ ngâm:
"Quê hương ơi …thương nhớ trọn đời,
Quê hương ơi … bao giờ ta về ?"
Tôi chưa có thể về để nhìn lại quê hương trong lúc này! Cho tôi được nhắc lại đây một ít kỷ niệm nhỏ xa xưa và cũng xin mượn ngòi bút ghi lại những "hình ảnh đơn sơ" này thay cho những giây phút xem như chính tôi đang được đứng trên quê hương VN, đang ghé thăm Qui Nhơn của tôi ngày nào…dù đó chỉ là những hình ảnh mộc mạc tôi còn giữ lại được trong ký ức nhỏ bé của mình, từ thời tuổi còn ngây thơ, vụng dại ngày hai buổi cắp sách đến trường.
Lê Ngọc Châu (Munich, 30.03.2007)