Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NHA TRANG MỘT BUỔI SÁNG

 

Kỷ niệm bao giờ cũng đẹp. Hình như khi nào đến ký ức, kỷ niệm đã bị cắt xén, ráp nối để có thể chiếu lại với mục đích làm hay cho cuộc đời. Người nhớ lại kỷ niệm như một khán giả cô độc ngồi xem lại cuốn phim do mình thủ vai chính. Những hình ảnh quá khứ cũng tạo ra những cảm xúc vui buồn nhưng chỉ là cảm xúc của người xem xi nê hay truyền hình. Có khác chăng là khán giả có quyền mơ mộng và thêm thắt chút đỉnh. Sáng nay, tôi dậy sớm hơn mọi hôm.
Nhâm nhi ly cà phê. Loay hoay với vài câu thơ xuất hiện lúc bốn giờ sáng
Lá rơi chồng lá rụng
Mưa rớt chồng mưa lên mưa rơi
Rơi mới chồng rơi cũ
Đời chung rơi chồng lên đời tôi
Rơi rơi chồng lên rơi không thôi
Cứ rơi rơi như mưa bên ngoài rả rích. Buổi sáng đang rơi.
Kỷ niệm cũng rơi. Tất cả đều rơi chồng chất lên nhau. Giờ này, ký ức tôi mở trúng là hình ảnh cậu bé mười mấy tuổi vừa đặt chân đến thành phố Nha Trang
Tôi bên này trẻ lại
Nha Trang bên kia Thái Bình Dương
Gặp nhau trong trí tưởng
Biển xanh hơn màu xanh tưởng tượng
Nổi hứng cậu bé mặt xanh dờn
Bắt đầu từ con đường Duy Tân chạy dọc theo bờ biển. Bên đường là những cây dương rậm rạp được cắt xén cẩn thận thành hình những cái bàn vuông lớn nhỏ. Dưới chân bàn là nơi hẹn hò tình tự của các cặp tình nhân. Thông thường người nam ngồi dựa vào gốc cây. Người nữ ngồi đối diện quay lưng ra ngoài. Không phải vì người nam muốn chiếm một vị trí thoải mái nhưng để người nữ tránh mặt khi những ánh đèn xe gắn máy rình mò, tọc mạch, theo dõi chiếu vào lùm cây.
Cuối đường Duy Tân dẫn qua những đồi dốc cao thấp chạy xuống Cầu Đá. Phố nhỏ độ vài mươi gian hàng bày bán hải sản. Những món đồ tặng kỷ niệm làm bằng vỏ ốc, vỏ hến.
Khi còn nhỏ, mỗi lần đến Cầu Đá, tôi thường đứng lặng hàng giờ nhìn những con cá thuộc khô đủ màu, há mồm há miệng, gắn xen kẽ vào những cảnh san hô chưng bày trong tủ kính. Cạnh bên phố Cầu Đá là Hải Học Viện. Nơi giam lỏng những giống cá lạ kỳ để du khách ngắm nghía. Tôi thích những con cá Ngựa. Bơi khật khưỡng, cái mặt dài thoòng, thân đuôi gãy vẹo, cong na ná hình chữ "S" viết ngược. Tôi gọi loại cá này là cá dấu hỏi "? " vì thấy nó rồi, tôi cứ mãi thắc mắc về sự huyền bí của biển cả. Đẹp nhất là con cá Thủy Tiên. Râu ria, đuôi tóc như một con nhím xù lông nhiều màu. Đẹp nhưng khó gần gũi, khó bắt giống như Thủy Tiên, người con gái đầu tiên tôi đã yêu. Cạnh Hải Học Viện là đồi Bảo Đại. Ngọn đồi rất nhỏ nhưng được chăm sóc gìn giữ cẩn thận. Những người rành rẽ về ăn uống khi về ngang Cầu Đá không quên ghé ăn món phở khô. Tôi thích ăn phở ở đây nhưng chưa bao giờ có thế quyết định làm thế nào với tô nước lèo dọn riêng, cho đúng điệu. Ăn phở khô nửa chừng rồi cho nước vào để thưởng thức phở khô lẫn phở ướt? Hoặc ăn hết phở khô rồi mới uống nước lèo. Tôi ăn cả hai kiểu. Kiểu thứ nhất, ăn với bạn bè. Kiểu thứ hai, ăn với người tình. Nước lèo uống riêng sạch miệng hơn.
Đầu đường Duy Tân là ty Bưu Điện. Bên hông cách một con đường là Tiểu Khu Khánh Hòa. Bên trong là tòa Tỉnh.
Nơi đây, tôi đã từng núp lấp ló ở bên hành lang ty Bưu Điện vào trưa mồng một Tết Mậu Thân, rình xem các chiến sĩ lực lượng Đặc Biệt tiến vào giải tỏa khu hành chánh đã bị cộng quân tấn công và chiếm giữ đêm giao thừa. Không phải nói giỡn, tôi đã lượm được một cái răng vàng của người bị thương rớt văng bên lề. Không biết thuộc về bên nào? Bên này hay bên kia? Tôi vẫn thường tự hỏi, sống đời chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, không biết họ còn đủ khả năng để bọc răng vàng không?
Ai đến Nha Trang mà không ghé thăm bãi biển. Có thể thuê một chiếc ghế bố nằm lim dim ngủ dật dờ theo điệu sóng rầm rì. Có thể uống vài ly cối nước dừa nguyên chất với ruột dừa non nạo lợn con trong ly. Hút một cái tọt, ruột dừa non trơn lỉnh chạy vụt vào cổ họng. Không quen thì khó chịu. Quen rồi thấy khoái đâm ra ghiền. Nhớ bỏ một chút muối để nước dừa thêm ngọt và khỏi bị đau bụng. Nếu đòi bỏ đường tức là người ở miền núi không quen uống nước dừa.
Những chuyện tắm biển ban ngày không hấp dẫn bằng chuyện ban đêm. Đêm nào không trăng, không mưa, không lạnh người ta trải chiếu hẹn hò. Người nào ra biển một mình về đêm có thể bắt gặp hình ảnh nhạc sĩ Phạm Duy nói trong "Nha Trang Ngày Về" một mình ngồi giữa khuya, vọc cát, theo dõi dã tràng. Thú nhất phải nói đến đêm trăng tắm biển. Tắm ban ngày còn bận bịu khoe mình mẩy, khoe sắc đẹp, khoe áo tắm quần tắm. Tắm ban đêm không ai thấy.
Tắm chỉ vì thích thú. Bãi biển Nha Trang không phải chỉ toàn những chuyện tình tứ, êm đềm, còn có cả chuyện kinh dị. Một anh hải quân đi chơi về khuya. Ngang qua một cây bàng dọc bờ biển. Bắt gặp một thiếu nữ ngồi cô đơn nhìn ra khơi. Trong cơn men ngầy ngất, anh lính không bỏ qua cơ hội tán tỉnh. Mặc anh nói, mặc anh vỗ về, thiếu nữ vẫn gục mặt trong vòng tay ngồi bó gối. Im lặng đồng nghĩa với ưng thuận. Bấy giờ, anh lính mới khẽ luồn tay nâng mặt nàng lên. Một khuôn mặt bầy nhầy như thịt bò tươi, không mắt mũi. Anh lính bật ngửa bất tỉnh. Nằm nhà thương cả tuần á khẩu. Đó là truyền thuyết con ma cây bàng mà những thanh niên ở Nha Trang đi bắt bò lạc đều thuộc nằm lòng.
Ngoài khơi biển Nha Trang có những cù lao nổi tiếng như Hòn Tre, Hòn Yến, Bãi Trụ v.v... Lạ thường nhất là dãy núi thòi ra, lúp xúp trong nước nhìn như một thiếu nữ nằm ngửa thả nổi trên mặt biển. Có một lần đi ngắm trăng khuya ngoài biển, tôi thấy nàng thật sống động. Cầm lòng được, tôi đã làm vài câu lục bát:
Em nằm mỹ thể sáng lòa
Nhấp nhô sóng điệu khích ta phập phồng
Ánh trăng nở vạn đóa hồng
Tỏa hương từng sợi tóc mây ngạt ngào
Hồn anh ngập ánh trăng vào
Mọc lên thân thế điệu chào đàn ông
Trộm len lén hái nụ bông
Sương khuya rơi đọng một giòng như thơ
Bây giờ anh biết trăng mơ
Là trăng mọc lúc bất ngờ giữa đêm
Xung quanh Nha Trang còn có bãi Dương, suối nước nóng. Mỏi chân nhất là leo chơi Hòn Chồng. Thiên nhiên chồng chất những hòn đá lên nhau trông rất ngộ nghĩnh. Nghịch ngợm thay, trên đỉnh có một viên đá lớn khá tròn gắn lên một cách cheo leo. Một mặt đá có dấu bàn tay năm ngón to lớn im lõm vào. Không biết từ lúc nào đã có người leo lên ký tên họ vào và những trái tim vẽ hình mũi tên xuyên qua, rướm máu. Khi mưa nắng đã phai dần những tim và tên họ, lập tức có kẻ khác điền tên mới vào. Những quả tim trẻ khác cũng thay nhau chảy máu. Thất tình có lẽ là một kinh nghiệm mà ai cũng phải trải qua.
Nhà thờ Núi ở cạnh ngã Sáu bùng binh trong phố và Tháp Bà ở ngoại ô là hai thắng cảnh có không khí linh thiêng của tín ngưỡng. Cả hai đều có đặc điểm giống nhau là nằm trên ngọn đồi cao. Phải vượt qua những bậc thang cấp dài thườn thượt. Lòng tin của tuổi trẻ tôi giảm dàn theo những nấc thang lên cao. Sau này, tôi tìm thấy trong kinh thánh lẫn kinh Phật đều xác nhận rằng, kẻ làm biếng khó được cứu rỗi.
Thời trung học của tôi dính liền với thành phố Nha Trang. Bảy tám năm dạo nát phố Độc Lập. Nhìn lủng hết những tàng me tây che kín đường Yersin. Đo hết đất ở vùng xóm Mới, Lò Heo, đập Rau Muống. Uống không biết bao nhiêu là cà phê. Yêu không biết bao nhiêu là thiếu nữ. Đúng như thơ Xuân Diệu đã nói "Cho thì nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu". Tôi cho nhiều lắm, cả phẩm lẫn lượng, nhưng chỉ nhận được một người, nay là vợ tôi.
Năm năm đi học xa, mỗi mùa hè và Tết tôi đều về thăm nhà. Thành phố Nha Trang thay đổi nhiều theo nhịp điệu người Mỹ khai thác vùng Cam Ranh. Những cây phượng đỏ ở ven đường Lê Thánh Tôn đã biến mất. Thay vào đó nhân cột điện to cao nhưng chỉ nở hoa nấm ở dưới chân. Nhà thờ Bắc Thành đã xây lại một gác chuông mới. Tiếng chuông lớn hơn, vang xa hơn nhưng không thanh tao bằng tiếng chuông cũ. Bạn bè thời trung học phần lớn đi lính, chết trận thăng quan, lấy chồng. Ít ai còn đi học như tôi. Các cô gái nhỏ lớn lên tinh quái hơn chị. Các cậu trai nhỏ lớn lên chơi bạo hơn anh. Con chó nhà tôi đã chết già. Phố chợ rộn rịp hơn. Mua bán song hành hai loại tiền, Việt Nam và Dollars. Nhiều đêm tôi đi lang thang trước giờ giới nghiêm, tìm ngắn những nơi quen thuộc, những nơi tôi đã lớn lên nhưng tất cả hình như đã khác. Kể cả vũng nước sình mưa đọng vì bánh xe nhà binh chạy nhiều làm sâu và rộng hơn. Trước ngày rời Nha Trang lần cuối tôi mới khám phá ra một thứ không thay đổi. Đó là ngư-mỹ-nhân nằm thả nổi ngoài cửa biển.
Cuối tháng Ba năm 1975, tôi rời Nha Trang đi Saigon bằng một chuyến tàu thủy Hải Quân. Chính tôi cũng không ngờ lần đi này không có ngày trở lại. Người bạn gái đồng hành với tôi là Tú. Chúng tôi biết nhau từ Đà Lạt. Cùng chạy về Nha Trang trước ngày Đà Lạt bỏ ngỏ. Cô gái Huế này lúc nào cũng cười khúc khích, e như chuyện đời không có gì đáng buồn. Sáng hôm đó, trời mưa rất nhẹ chỉ đủ đóng mấy hạt kim cương trên mái tóc thề. Chúng tôi chọn một chỗ ngồi gần đài chỉ huy của chiến hạm. Dưới sàn nhốn nháo nhưng binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân rã ngũ từ Quảng Trị chạy về. Tàu dàn ra cửa biển. Tôi chăm chú quan sát ngư nhân. Càng gần, mỹ nhân càng xấu. Càng gần ngư nhân càng ra vẻ thạch nhân. Rồi thạch nhân thân núi đá lồi lõm, cây cối dị dạng. Chả ra gì! Đêm đó trời trong không có trăng. Tôi cho Tú mượn cái áo khoác để đắp vì sương và gió khá lạnh. Chúng tôi nằm sát bên nhau. Nhìn lên trời, nghe sóng biển chạm vào thành tàu rì rào. Xung quanh những người khác nói chuyện rầm rì không đủ nghe. Có một đám thanh niên trên dưới mười người tập trung hát hò văn nghệ với cây đàn thùng làm cho đêm thêm chút thú vị. Tôi chợp mắt ngủ một lát. Giật mình tỉnh dạy vì nghe Tú cười khúc khích – "Cái anh ni, ngủ chi mà ngáy ỏm tỏi." Tôi ngồi dậy kể cho Tú nghe nhiều loài ngáy khác nhau và kết luận tôi ngáy loại hay nhất. Tú lại cười. Về khuya mọi người đều ngủ. Tú cũng ngủ. Nằm cong lại vì lạnh. Tôi đi gạ chuyện với anh lính hải quân còn phiên gác. Mượn cái mền đắp cho nàng. Tôi ngồi hút thuốc lá cho đến sáng. Để tâm nghiên cứu giọng ngáy khác nhau của những người xung quanh.
Đến Saigon, tôi đưa Tú đến nhà nàng ở Trương Minh Giảng rồi đón xe lam về Phát diệm.
Không cho cũng không nhận
Chỉ nhớ những lần khúc khích cười
Em còn nhớ tiếng ngáy?