Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

NGOẠI TRƯỞNG MỸ NÓI

NHÂN QUYỀN VỚI PHẠM GIA KHIÊM

SẼ CÓ KẾT QUẢ?

 

+Những kẻ cầm đầu Đảng và Nhà Nước CSVN như "Ếch Ngồi đáy giếng"

+Năm 1995 Võ Văn Kiệt có tầm nhìn xa khi tiếp kiến Tổng Thống Mỹ Bill Clinton kêu gọi Mỹ hãy xóa bỏ hận thù thiết lập bang giao Võ Văn Kiệt bị nhóm giáo điều trong Đảng ám hại.

 

NGUYỄN HƯƠNG NHÂN

 

Lần đầu tiên, Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton công khai chỉ trích nhà cầm quyền CSVN về vấn đề Nhân Quyền và Các Quyền Căn Bản khác khi đọc bài diễn tại Bộ Ngoại Giao tại Hà Nội trước sự chứng kiến của Phạm Gia Khiêm, phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao và nhiều Nhà ngoại giao Quốc Tế có mặt. Sau những lời khen ngợi, ca tụng Việt Nam là Quốc Gia có số dân cao, năng động có thể trở thành một nước phi thường có sức mạnh trong khu vực Đông Nam Á trong tương lai. Hoa Kỳ có thể hợp tác với Việt Nam về vấn đề Nhân Quyền nếu Việt Nam thấy cần thiết. Bà Hillary Clinton nhấn mạnh trong bài diễn văn rằng: "Hoa Kỳ rất quan tâm đến tình trạng Nhân Quyền và Các Quyền Căn Bản khác tại Việt Nam. Nhà nước Việt Nam không quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu về mặt tinh thần của người dân và những vụ bắt bớ giam cầm những Nhà bất đồng chính kiến đã làm xấu hình ảnh Việt Nam đối với Thế Giới. Hoa Kỳ hy vọng Việt Nam đã và sẽ thấy nổi bất bình của người dân về Nhân Quyền." Đây là lần đầu tiên một Ngoại Trưởng Mỹ nói thẳng với người đương nhiệm là Phạm Gia Khiêm mà trước đây qua hai đời Ngoại Trưởng, là bà Madeleine Albright dưới thời Tổng Thống Bill Clinton đến Hà Nội năm 1995 cùng với ông bà Bill Clinton và Ngoại Trưởng Condoleezza Rice tháp tùng cùng phái đoàn của Tổng Thống George W. Bush đến Hà Nội tham dự Diễn Đàn Hợp Tác kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương năm 2002. Hai Ngoại trưởng đều giữ thái độ im lặng trước những vi phạm Nhân Quyền nghiêm trọng tại Việt Nam. Tuy nhiên, những lời chỉ trích của Ngoại Trưởng Hillary Clinton còn được những kẻ cầm đầu Đảng và Nhà Nước CSVN lắng nghe hay không là điều khác, vốn những kẻ cầm đầu Đảng và Nhà Nước CSVN không biết lắng nghe lẽ phải và cũng không bao giờ muốn nghe nói đến hai chữ "Nhân Quyền", họ rất ngại danh từ này. Nếu biết lắng nghe lẽ phải thì họ đã đón nhận những lời khẩn thiết của Võ Văn Kiệt từ năm 1993, nên quên quá khứ, hướng về tương lai thiết lập bang giao với Mỹ.

Trong bài diễn văn đáp lễ, Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ Tướng Kiêm Bộ Trưởng Bộ Trưởng Ngoại Giao không đề cập đến vấn đề gai góc mà Ngoại Trưởng Mỹ bà Hillary Clinton đã nêu lên, ông ta nhấn mạnh đến vai trò Việt Nam trong khối Asean, yêu cầu Hoa Kỳ hãy đóng vai trò tích cực trong tương lai đối với vùng Đông Nam Á mà Hoa Kỳ từng có mặt trước năm 1975. Tuy nhiên sau đó trong bữa ăn trưa do Phòng Thương Mại Việt Mỹ khoản đãi Ngoại Trưởng Hillary Clinton không ngần ngại nhắc lại vấn đề các quyền căn bản của Công dân không được Nhà nước tôn trọng kể từ khi gia nhập tổ chức Tự Do Mậu Dịch Thế Giới mặc dù nhà nước Việt Nam đã ký và hứa tuân thủ các Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự Chính Trị, về Tự Do Tôn Giáo cũng như bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc thì Phạm Gia Khiêm trả đũa rằng: khái niệm Nhân Quyền tùy theo điều kiện của mỗi Quốc Gia (?), Phạm Gia Khiêm nhắc lại câu nói của Tổng Thống Barack Obama trong bài diễn văn nhậm chức vào tháng 1 năm 2008 rằng: "Hoa Kỳ không áp đặt vấn đề Nhân Quyền với bất cứ Quốc gia nào, dù là đồng minh hay không phải đồng minh của Hoa Kỳ...".

Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton đã chịu nhiều áp lực trước khi lên đường đến Hà Nội tham dự Diễn Đàn An Ninh Khu Vực và kỷ niệm 15 năm bang giao giữa Mỹ và CSVN(15/7/1995-15/7/2010) 18 Dân Biểu Nghị Sĩ đã viết thư trao tận tay cho bà Hillary Clinton tại Bộ Ngoại Giao, yêu cầu bà nói thẳng với nhà cầm quyền CSVN rằng: Nếu họ không tuân thủ các Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự Chính Trị và bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc thì Hoa Kỳ sẽ đưa CSVN trở lại danh sách CPC là danh sách "Những Nước Vi Phạm Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo". Sau những lời chỉ trích "nhẹ nhàng" của Ngoại Trưởng Mỹ đối với Hà Nội hai dân biểu Cao Quang Ánh và Ed Royce bày tỏ thái độ bất bình vì bà Hillary Clinton đã không dám nói thẳng với Phạm Gia Khiêm: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, nếu Việt Nam không cho thấy có dấu hiệu cải thiện Nhân Quyền. Các tổ chức như: Freedom House, International Human Rights Watch và cả Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Quốc Hội Hoa Kỳ cũng gởi thư cho Ngoại Trưởng Mỹ trước ngày bà lên đường đến Hà Nội, thúc giục bà phải đưa vấn  đề Nhân Quyền ra trước các phiên họp với Bộ Trưởng Ngoại Giao CSVN Phạm Gia Khiêm.

Đảng và Nhà Nước CSVN đã bỏ lỡ nhiều cơ hội thiết lập bang giao với Mỹ từ những năm 1990, 1993. Mãi cho đến năm 1995, vào ngày 12 tháng 7 năm 1995 Võ Văn Kiệt và Tổng Thống Bill Clinton ký Hiệp Ước: Thiết lập Bang Giao trong chuyến thăm Việt Nam của ông bà Bill Clinton thì hai nước mới có mối dây liên lạc. Tạp chí Time số xuất bản tháng 8 năm 1995 đã trích đăng nguyên văn một đoạn bài phát biểu của Võ Văn Kiệt trong buổi lễ ký kết Hiệp Ước thiết lập bang giao với Hoa Kỳ như sau: "To bury the past on the next twenty years. Vietnam has to Intergrate itself in to the World Community. We would sincerely like the Americans Peoples to Understand that we're not commemorating this Anniversary to look back to what happened, but to look forward to the next twenty years and the beyond..." (...Hãy chôn chặt quá khứ và hướng về tương lai hai mươi năm sau cho con cháu chúng ta. Việt Nam tự hội nhập vào với Cộng Đồng Thế Giới. Chúng tôi mong ước nhân dân Mỹ hãy hiểu thấu chúng tôi. Kỷ niệm 20 năm chiến thắng chúng ta nhìn lại những gì đã xảy ra, đồng thời hãy nhìn tới con đường tương lai cho Dân tộc hai nước...".

Võ Văn Kiệt là một trong những Ủy Viên Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSVN có tầm nhìn xa và không nuôi hận thù sâu sắc như những Ủy Viên khác giáo điều, không có tầm nhìn xa, nuôi dưỡng hận thù, mặc dù họ luôn hô hào "Đổi mới Tư Duy", xóa bỏ hận thù hòa hợp hòa giải Dân Tộc. Võ Văn Kiệt đi trong cô đơn, Đảng không chấp nhận tư duy của ông ta là xóa bỏ hận thù giữa người Việt với người Việt. Năm 2005, nhà cầm quyền tổ chức Kỷ niệm 30 năm chiến thắng, Võ Văn Kiệt lên tiếng rằng: kỷ niệm 30 năm chiến thắng, có triệu người vui và cũng có triệu người buồn. Võ Văn Kiệt gởi Trung Ương Đảng bài tham luận thẳng thắn chỉ trích Bộ Chính Trị là không có tầm nhìn xa. Võ Văn Kiệt kêu gọi Dân Chủ hóa trong Đảng, Dân Chủ hóa Đất Nước và viết nhiều bài báo chỉ trích một số Ủy Viên cao cấp trong Bộ Chính Trị. Võ Văn Kiệt lâm bệnh đột ngột và nhiều bí ẩn chỉ sau 12 giờ gia đình khẩn cấp thuê máy bay chở đến Singapore vì không dám chữa trị tại Saigon. Trước khi đột ngã, Võ Văn Kiệt vẫn khỏe đánh quần vợt với một số bạn bè. Phải chăng Đảng không muốn nghe lời kêu gọi Dân Chủ hóa trong Đảng và Dân chủ hóa Đất Nước của Võ Văn Kiệt. Nếu Đảng thực sự đổi mới tư duy, đổi mới đất nước theo yêu cầu của Võ Văn Kiệt thì không cần đến Nghị Quyết 36 và Việt Nam ngày nay không có chuyện hằng trăm người bị bắt đưa ra Tòa kết án vì kêu gọi Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam. Những lời chỉ trích của Ngoại Trưởng Mỹ sẽ không được CSVN đón nhận như một thiện ý nếu Mỹ không kèm theo một vài biện pháp chế tài. Đối với Phạm Gia Khiêm thì ông ta không có thẩm quyền mà tất cả quyền hành nằm trong tay Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng.