Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CATALUNYA ĐÒI ĐỘC LẬP: THẤT BẠI ĐƯỢC BÁO TRƯỚC

Thụy My, Paris

Chủ đề xứ Catalunya, Tây Ban Nha, đòi độc lập, là một trong những tít lớn của các báo Pháp hôm nay 11/10/2017, sau thông báo nước đôi của chủ tịch xứ này tối hôm qua. Báo Libéra-tion chạy tựa trang nhất : “Độc lập : Barcelona chơi hiệp phụ”, Le Figaro : “Catalunya độc lập, còn phải chờ xem”. Về phong trào đòi độc lập cho xứ Catalunya, báo Le Monde có bài phân tích mang tựa đề “Catalunya : một dự án báo trước sẽ thất bại”.

Để hiểu về cuộc khủng hoảng Catalunya, một phân tích mang kích thước lịch sử là cần thiết. Bài viết của kinh tế gia Jean-Pierre Petit trên Le Monde mở đầu với nhận xét các sử gia tương lai chắc chắn sẽ không bỏ lỡ dịp để nhấn mạnh là vào thời điểm mà cả một bộ phận lớn các nước châu Âu đang nỗ lực xây dựng một cấu trúc liên bang bao gồm các quốc gia dân tộc, thì một số tỉnh, vùng của một số nước, như xứ Catalunya lại quyết định ly khai.

Tuy nhiên, nếu xét về mặt kinh tế, dự án độc lập của vùng này hoàn toàn mang tính phiêu lưu. Sự thiếu chuẩn bị của các đối tác kinh tế, bao gồm Catalunya và chính quyền trung ương Madrid sẽ để lại một cái giá “khủng khiếp”, điều đó có nghĩa là hai bên đều thua.

Nguy cơ cắt đứt với Liên Hiệp Châu Âu là hiện hữu, trong lúc xuất cảng của Catalunya sang phần còn lại của Tây Ban Nha và Liên Hiệp Châu Âu chiếm gần 45% GDP của xứ này, và 70% đầu tư nước ngoài vào Catalunya là từ các thành viên Liên Âu.

Về phần nợ công thì sao ? Nếu như Catalunya phải đảm nhiệm phần nợ riêng của mình (chiếm 35% GDP) cộng với phần phải gánh chịu do là thành viên của Tây Ban Nha (theo tỉ lệ tương đương 20% trọng lượng kinh tế Tây Ban Nha), thì nợ công của xứ này sẽ vọt lên tới 134% GDP.

Trong trường hợp khủng hoảng tài chính, Le Monde cảnh báo hệ thống ngân hàng xứ này sẽ hết sức dễ tổn thương. Liên Hiệp Châu Âu chắc chắn sẽ rất cứng rắn với một Catalunya độc lập, để ngăn ngừa khát vọng ly khai ở nhiều nơi khác, vốn cũng “rất mãnh liệt”, như ở miền bắc nước Ý, ở xứ Flamand, Bỉ hay ở Vương Quốc Anh.

Cho đến nay, liên quan đến cuộc khủng hoảng Catalun-ya, các đối tác kinh tế - tài chính châu Âu tỏ ra khắc nghiệt với Madrid hơn, tuy nhiên, mối quan hệ dễ dãi với Catalunya không thể kéo dài, với việc đe dọa di dời trụ sở của các cơ sở lớn ra khỏi vùng, giảm đầu tư, rút nhân lực trình độ cao.

Một kịch bản rất có khả năng xảy ra là, tình hình sẽ nhanh chóng trở nên tồi tệ đến mức mà đa số người Catalunya bác bỏ nguyện vọng độc lập, và thông qua một cuộc trưng cầu dân ý mới. Giống như ở Quebec trong những năm 1990 và Scotland năm 2014, áp lực kinh tế sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì nguyên trạng.

Kinh tế gia của Le Monde nhấn mạnh là cuộc khủng hoảng Catalunya một lần nữa cho thấy rõ hội chứng “chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy tại các vùng giàu có”, như ở xứ Bayern (nước Đức), miền bắc nước Ý, hay xứ Fla-mand, Bỉ. Dân Catalunya giàu hơn, ít thất nghiệp hơn và có trình độ công nghệ cao hơn hẳn mức trung bình của Tây Ban Nha.

Theo chuyên gia kinh tế Jean-Pierre Petit, cuộc khủng hoảng này cho thấy nhiều hơn nữa “tính chất ngây thơ” của dự án tiền tệ chung châu Âu, về mặt lý tưởng được hình dung là sẽ “tự động dẫn đến sự hội nhập kinh tế”. Tuy nhiên, ngay từ năm 2003, giải Nobel kinh tế Mỹ Paul Krugman đã khẳng định việc xây dựng liên minh tiền tệ châu Âu, ngược lại, có thể làm gia tăng sự phân hóa giữa các khu vực. Bất chấp nhiều thập niên xây dựng khối, bất bình đẳng giữa các vùng vẫn còn là một thách thức lớn đối với Liên Âu.

*Đòi độc lập: Chính quyền Catalunya “chơi hiệp phụ”

Libération ghi nhận, “cho dù chủ tịch vùng Catalunya Carles Puidgemont, chính thức tuyên bố độc lập, hôm qua, trước Nghị viện xứ này, nhưng ngay lập tức ông cũng tuyên bố ''đình chỉ'' việc áp dụng (quyết định này) và dành thời gian cho đối thoại”.

Thông tín viên François Musseau của Libération tại Madrid cho biết lãnh đạo vùng Catalunya không có lựa chọn nào khác là giải pháp câu giờ nói trên, bởi một mặt ông không thể nói ngược lại hàng triệu người đang sôi sục đòi độc lập, trong lúc tuyên bố độc lập cũng có nghĩa là ngay lập tức sẽ trở thành đối tượng trấn áp của chính quyền trung ương.

Tuy nhiên, đối thoại mà chủ tịch vùng Catalunya đề nghị rồi sẽ đến đâu, bài xã luận mang tựa đề “Nguy hiểm”, nhấn mạnh là : “xứ Catalunya đang chuẩn bị nhảy vào một khoảng không vô định. Trước hết bởi vì, trong hiện tại, người ta không biết là hơn 50% cư dân còn lại của xứ này có thực sự mong muốn độc lập hay không. (…)

Tiếp theo đó, bởi vì một quyết định chính trị cần được phán xét theo những hệ quả của nó. Sự ly khai của Catalunya chắc chắn sẽ kích thích một đòi hỏi tương tự tại xứ Basque (Tây Ban Nha). Đây có phải là điều thực sự đáng mong muốn hay không ? Và lý do cuối cùng là, theo các quy định của Liên Hiệp Châu Âu, một xứ Catalunya độc lập ắt hẳn sẽ buộc phải rời khỏi Liên Hiệp. Catalunya có muốn như vậy không ?”.

Libération kết luận : “Nói một cách khác, trong vụ việc này, tất cả cho thấy là cần phải có một thảo luận nghiêm túc về tương lai của một xứ, có ảnh hưởng đến vận mệnh của toàn thể một đất nước. Chỉ còn vài tuần lễ thôi để tránh khỏi điều tồi tệ nhất. Thỏa hiệp dù theo kiểu gì đi nữa cũng đáng quý hơn là sự đụng độ ngu xuẩn của các chủ nghĩa dân tộc”.

*Mặc cảm lớn giữa Catalunya và Madrid

Vẫn về chủ đề khủng hoảng Catalunya, La Croix có bài tổng thuật về “những mặc cảm và sự không thông hiểu giữa Madrid và Barcelona”. Trong lúc, Tây Ban Nha sẽ long trọng cử hành lễ Quốc Khánh vào ngày mai 12/10, thì nỗi ám ảnh lớn nhất của Madrid lại chính là Barcelona, nơi đa số dân chúng coi mình là nạn nhân của Tây Ban Nha. Ngược dòng lịch sử, chiến thắng năm 1714 của quân đội Pháp, áp đặt quyền lực của vương triều Pháp lên xứ này, một thất bại của người Catalunya lại được coi là một ngày hội dân tộc, ngày diada.

Bất đồng Catalunya và Tây Ban Nha không chỉ là lịch sử. Về mặt tài chính, người dân xứ này cho rằng họ là nạn nhân của chính quyền trung ương, bởi các chính sách hết sức bất công. Trong lúc Catalunya phải trả đến một nửa số thuế thu được cho Madrid, xứ Basque lại chỉ phải trả có 5%.

*Châu Âu cần “liên bang” ở mỗi nước, mỗi quốc gia

Trở lại với vấn đề Catalunya đòi độc lập, Libération có bài phỏng vấn chủ tịch các đảng phái theo xu hướng tự do tại Nghị Viện Châu Âu, cựu thủ tướng Bỉ Guy Verhofstadt. Bài phỏng vấn mang tựa đề : “Nếu cứ tiếp tục như vậy, chúng ta sẽ có một Liên Hiệp Châu Âu với 75 quốc gia”.

Đối với lãnh đạo các đảng phái tự do Liên Âu, cần “tạo điều kiện để các dân tộc tồn tại trong lòng các quốc gia”, và điều này không hề mâu thuẫn với thể chế Liên bang mà châu Âu cần hướng tới. Châu Âu cần đến một thể chế liên bang ở mỗi quốc gia, cũng như trên quy mô toàn châu lục.

Chính trị gia Guy Verhof-stadt bày tỏ hy vọng các bên sẽ “tỉnh táo” để tránh khỏi các hệ quả nguy hiểm trong vụ đòi độc lập ở Catalunya.