Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

BÀN CỜ SYRIA THAY ĐỔI

 

Sau gần 6 tháng tham chiến, quân đội Nga bắt đầu triệt thoái khỏi Syria. Quyết định rút quân của tổng thống Vladimir Putin loan báo gây bất ngờ cho tất cả mọi thủ đô Tây phương lẫn Damas và Teheran.

* Số phận Syria trong tay Nga, Mỹ

Hôm nay 15/03/2016, vào lúc cuộc chiến bước vào năm thứ sáu, Washington và Moscow nắm trọn số phận của Syria và bắt buộc các phe xung khắc trong nước lẫn các đồng minh khu vực phải tuân theo luật chơi và quyền lợi của hai đại cường như thời chiến tranh lạnh.

Tổng thống Bachar al Assad chỉ được thông báo bằng điện thoại vào giờ chót theo như phát ngôn viên điện Kremly Dmitri Peskov. Trong cuộc điện đàm, tổng thống Nga giải thích với lãnh đạo Syria là không quân Nga đã chu toàn nhiệm vụ lật ngược tình thế trong cuộc chiến chống khủng bố và gây thiệt hại nặng cho đối lập võ trang.

Lãnh đạo quốc tế duy nhất mà chủ nhân điện Kremlin thảo luận về lý do rút quân là Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong đêm Chủ nhật trước khi ra lệnh cho bộ Quốc Phòng Nga, vào sáng thứ Hai 14/03 triệt thoái phần lớn lực lượng viễn chinh.

Chuyên gia tình hình Trung Đông của viện nghiên cứu Mỹ Carnegie ở Washington, Joseph Bahout, nhận định: Mỹ và Nga đã nắm thế chủ động và độc tôn về hồ sơ Syria.

Thật ra thì từ ngày đầu khủng hoảng, cả Nga lẫn Mỹ đều không muốn can dự trực tiếp vào xung đột tại Syria. Tổng thống Barack Obama đã từng tuyên bố “cho rằng Mỹ đủ sức làm thay đổi cục diện là một quan điểm sai lầm”. Trong khi Hoa Kỳ do dự thì các lực lựợng nổi dậy được các nước dầu hỏa Trung Đông cung cấp vũ khí. Lần lượt xuất hiện các tổ chức thánh chiến như Mặt Trận Al Nostra, tức Al Qaida Syria và tổ chức Daech .

Tuy nhiên, chính hành động độc ác của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech chặt đầu công dân Mỹ và Tây Âu cũng như đánh chiếm phần lớn lãnh thổ Syria và Iraq đã buộc Hoa Kỳ thành lập liên quân oanh kích.

Về phần Nga, trong 4 năm đầu chỉ bảo vệ chế độ Bachar al Assad về chính trị và ngoại giao. Cho đến khi Iran báo động với Nga là quân đội Syria, tuy được vệ binh Hồi Giáo Iran và Hezbollah-Liban hết lòng trợ giúp, sắp tan vỡ đến nơi, thì tổng thống Putin mới can thiệp quân sự vào cuối tháng 9/2015.

Từ khi Mỹ, Nga trực tiếp “nắm lấy ” hồ sơ Syria thì hai đại cường thảo luận riêng với nhau, rồi sau đó mới thông báo quyết định cho đại diện Liên Hiệp Quốc và các phe đồng minh của mỗi bên ở Syria. Theo nhà đối lập dân chủ Syria Haytaham Manna được AFP trích dẫn thì Mỹ và Nga ấn định một “làn ranh đỏ” và buộc các cường quốc cấp vùng phải tôn trọng .

Cụ thể, Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ không được can thiệp vào phía bắc Syria và yêu cầu Ả Rập Xê Út không cung cấp vũ khí cho đối lập Syria. Còn Nga thì kiềm hãm Iran không được manh động.

Thật ra thì không phải Nga Mỹ muốn bắt tay nhau để chia sẻ quyền lợi bất chấp đồng minh khu vực. Theo chuyên gia địa chính trị Nga Fyodor Lukiakov, tổng biên tập tạp chí “Nga trong chính sách toàn cầu” và cũng là chủ tịch “ Ủy ban chính sách ngoại giao và quốc phòng” thì 30 năm sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Nga và Mỹ đều nhận thấy chỉ có họ mới hợp tác được với nhau như thời còn Liên xô cũ. Đây là “trật tự mới" của thế giới hiện nay. Các nước khác, hoặc không muốn hoặc không đủ sức làm.

Lệnh ngưng bắn và hoà đàm Syria được tôn trọng và duy trì là một bằng chứng cụ thể. Tuy nhiên, chuyên gia Nga Fyodor Lukiakov cũng tỏ ra thận trọng: không phải Nga Mỹ muốn gì là được nấy, nhưng ít ra thúc đẩy các phe xung khắc chọn con đường hoà bình.

Hồi tháng 2, khi tổng thống Syria đòi “giải phóng toàn bộ lãnh thổ”, ông đã bị đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitali Tchurkin cảnh báo: ông Bachar al Assad phải nhớ là Nga đã đầu tư một cách nghiêm túc từ chính trị, ngoại giao cho đến quân sự.

Cũng trong chiều hướng này, Joshua Landis, chuyên gia Trung Đông của đại học Oklahoma nhận định: tuy bất đồng về ý thức hệ tôn giáo và lãnh thổ giữa các phe tranh chấp rất sâu rộng, nhưng tất cả phải tuân thủ quyết định của những nhà cung cấp vũ khí cho họ tức Nga và Mỹ.

* Thay đổi bàn cờ Syria

Theo giới phân tích, việc Nga rút quân có lẽ đã được quyết định cách nay vài ngày, tại cuộc họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Thế nhưng ông Putin đã chọn công bố quyết định đúng vào hôm nối lại các cuộc đàm phán liên Syria, cho phép ông khẳng định rằng Nga đã hoàn thành mục tiêu của mình : Áp đặt một giải pháp chính trị chứ không phải là một giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng ở Syria.

Tổng thống Nga đã học được bài học từ cuộc chiến tranh năm 1980 tại Afgha-nistan, và không muốn lính Nga bị sa lầy tại Syria. Chính ông đã từ chối yêu cầu của Bachar al-Assad muốn tái chinh phục toàn bộ lãnh thổ Syria. Điều đó sẽ buộc Moscow theo đuổi một cuộc chiến lâu dài, và làm mất lòng các chế độ quân chủ vùng Vịnh. Việc triệt thoái cũng cho phép cản đường không cho Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào Syria.

Giới phân tích tại Moscow cho là ông Putin không thể đưa ra quyết định rút quân mà không thông báo trước cho Hoa Kỳ. Bởi vì một trong những mục tiêu chính của hành động can thiệp vào Syria chính là nối lại đối thoại với các nước lớn, đặc biệt là Washington.

Kết quả của chiến lược đó là quyết định ngừng bắn ở Syria được dàn xếp cùng với Mỹ, cũng như việc điều phối các hoạt động quân sự của hai bên.

Mặc dù Kremlin giải thích đã thảo luận với Damas, nhưng thông báo rút quân Nga có nguy cơ gây suy yếu chế độ Syria. Bước thay đổi chiến lược bất ngờ này của Moscow còn là một đòn đánh mạnh vào vị thế của Bachar al Assad, trong khi vòng hòa đàm Syria vừa bắt đầu tại Genève hôm qua, 14/03/2016, với tâm điểm là số phận chính trị của Assad.

Thông báo Nga rút quân đã khiến mọi người tại Genève sửng sốt. Trước tiên là đoàn đối lập Syria. Thoạt tiên thì đối lập phải là bên có lợi trong việc Nga rút quân, nhưng phái đoàn đàm phán của họ (HCN) lại tỏ ra thận trọng. Có thể thấy điều này qua phát biểu của phát ngôn viên HCN,  ông Salem al-Meslet với báo chí: “Chúng tôi sẽ chỉ tin khi được nhìn thấy điều đó trên thực địa. Nga đã đưa đến cho tôi nhiều thông điệp, nhưng chúng tôi chỉ tin những gì chúng tôi tận mắt thấy chứ không phải những gì chúng tôi nghe thấy. Nếu quyết định rút quân Nga khỏi Syria là có thực thì đó sẽ là một giai đoạn tích cực. Giai đoạn tích cực nữa sẽ là ông Putin nói với chúng tôi rằng ông đứng bên cạnh nhân dân Syria, chứ không phải bên cạnh kẻ độc tài của Syria”.

Với phe đối lập, việc Nga rút quân sẽ có hệ quả không thể lường hết được. Trước tiên là hậu quả quân sự, quân đội chính phủ Syria sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của quân Nga. Nhưng tác động cũng có thể thấy trên mặt trận ngoại giao.

Tại Geneve, vòng đàm phán mới vừa bắt đầu, thông báo của Nga có thể sẽ làm thay đổi ván bài và nó sẽ ảnh hưởng đến tương quan lực lượng đàm phán giữa đoàn đối lập và đoàn của chế độ Damas.